Giáo án kèm báo giảng Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường

Hoạt động của thầy

A/ KTBC: Chuyện cổ tích về loài người

 Đọc cho hs viết vào bảng con: mưa giăng, rắn chắc, rực rỡ.

 - Nhận xét

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học

2) HD hs nghe-viết

- Gv đọc bài Sầu riêng (Hoa sầu riêng.tháng năm ta)

- Các em hãy đọc thầm lại đoạn văn tìm các từ mình dễ viết sai, lưu ý cách trình bày.

- HD hs phân tích lần lượt các từ khó và viết vào B: lác đác, nhuỵ, vảy cá, cuống hoa.

- Gọi hs đọc lại các từ khó

- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý điều gì?

- Y/c hs gấp SGK, đọc từng cụm từ, câu

- Đọc lại đoạn đã viết

- Chấm chữa bài

- Y/c hs đổi vở kiểm tra

- Nhận xét

3) HD làm bài tập chính tả

Bài 2b): Các em hãy chọn vần ut hay uc để điền vào chỗ trống cho thích hợp

- Y/c hs tự làm bài vào VBT

- Mời hs lên bảng điền ut/uc vào các dòng thơ đã viết trên bảng lớp.

- Gọi hs đọc lại các dòng thơ đã hoàn chỉnh để kiểm tra phát âm.

- Nội dung khổ thơ nói gì?

Bài 3: Y/c hs tự làm bài vào VBT

- Dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng; gọi đại diện 3 dãy lên thi tiếp sức (dùng bút gạch những chữ không thích hợp)

- Gọi hs thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Các em ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả. HTL khổ thơ ở BT 2

- Bài sau: Nhớ-viết : Chợ tết

- Nhận xét tiết học.

 

doc43 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án kèm báo giảng Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Phường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm tra trình độ của quan lại. 
- Một vài nhóm mô tả giáo dục dưới thời Hậu Lê.
 - Nhà Hậu Lê lập lại Văn Miếu, xây dựng lại và mở rộng nhà Thái học, có lớp học, kho trữ sách, ở các đạo đều có trường do Nhà nước mở. Trường không chỉ nhận con cháu vua, quan mà đón nhận cả con em gia đình thường dân nếu học giỏi. Nội dung học tập chủ yếu là nho giáo. Ở các địa phương hàng năm đều có tổ chức kì thi Hội, Ba năm triều đình tổ chức kì thi Hương, có kì thi kiểm tra trình độ của quan lại. Ta thấy giáo dục dưới thời Hậu Lê có tổ chức, có nền nếp. 
- Lắng nghe. 
- Đọc SGK 
. Tổ chức lễ xướng danh (lễ đặt tên người đỗ)
. Tổ chức Lễ vinh quy (lễ đón rước người đỗ cao về làng)
. Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh người có tài. (HT)
. Nhà Hậu Lê còn kiểm tra định kì trình độ của quan lại để các quan phải thường xuyên học tập. (HT)
- Lắng nghe 
- Giáo dục thời Hậu Lê đã có nền nếp qui củ.
- Trường học thời Hậu Lê nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước. 
- Vài hs đọc to trước lớp.
- Lắng nghe.
Thứ tư, ngày 17 tháng 02 năm 2016
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu:
So sánh được hai phân số cĩ cùng mẫu số.
So sánh được một phân số với 1
Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn. (HS làm bài 1, bài 2 (5 ý cuối), bài 3 (a, c))
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng con, SGK.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động cuả thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: So sánh hai phân số cùng mẫu số
 Gọi hs lên bảng điền dấu , + thích hợp vào chỗ trống
- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ luyện tập về so sánh các phân số cùng mẫu số
2) Luyện tập:
Bài 1: Y/c hs thực hiện B 
Bài 2: Y/c hs nhắc lại khi nào phân số bé hơn 1, lớn hơn 1, bằng 1 
- Gọi hs lên bảng làm bài 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì? 
- Y/c hs tự làm bài 
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu ta làm sao? 
- Bài sau: So sánh hai phân số khác mẫu số
- Nhận xét tiết học 
 - 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện 
a) b) 1 (HT)
- Vài hs trả lời. 
- Lắng nghe. 
- Thực hiện Bc. 
- Khi tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1; khi tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1, tử số bằng mẫu số thì phân số bằng 1. (HT)
- HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp. 
 (HT)
- 1 hs đọc đề bài.
- Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau. 
a) Vì 1 < 3 < 4 nên 
b) Vì 5 < 6 < 8 nên 
c) Vì 5 < 7 < 8 nên 
d) Vì 10 < 12 < 16 nên (Nộp vở).
- Ta so sánh tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn,... (CHT)
- Lắng nghe.
Kể chuyện
Con vịt xấu xí
I/ Mục tiêu:
Dựa theo lời kể của GV , sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí, đúng diễn biến.
Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương người khác, khơng lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa trong bộ ĐDDH.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động cuả thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Kể chuyện được chứg kiến hoặc tham gia.
 Gọi hs lên bảng kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.
 - Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe kể câu chuyện Con vịt xấu xí của nhà văn An-đéc-xen. Con vịt bị xem là xấu xí trong chuyện này là một con thiên nga. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong thế giới các loài chim. Vì sao thiên nga là loài chim đẹp lại bị xem là một con vịt xấu xí? Các em hãy lắng nghe cô kể để biết được điều đó. 
 - Y/c hs quan sát tranh minh họa, đọc thầm nội dung bài KC trong SGK 
2) Gv kể chuyện
- Kể lần 1 giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng, tâm trạng của thiên nga. 
- Kể lần 2 + chỉ tranh minh họa
3) HD hs thực hiện các yêu cầu của bài tập
a) Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng.
- Gọi hs đọc y/c của BT
- Treo 4 tranh minh họa lên bảng theo thứ tự sai như SGK 
- Gọi hs lên bảng sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện. 
b) Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. 
- Gọi hs đọc yêu cầu của BT 2,3,4.
- Các em hãy kể trong nhóm 4, mỗi em kể 1 tranh, sau đó mỗi em kể toàn chuyện, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện.
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp
- Nhà văn An-đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này? 
- Y/c hs đặt câu hỏi khác cho bạn .
- Các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống như mình nên bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Khi đàn vịt nhận ra sai lầm của mình thì thiên nga đã bay đi mất. Cô mong rằng các em biết yêu quí bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn. 
- Cùng hs nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất; hiểu nhất điều nhà văn muốn nói với các em. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị tiết KC tuần 23- Nhận xét tiết học 
- 1 hs lên bảng thực hiện y/c. 
- Lắng nghe. 
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe.
- Theo dõi, Lắng nghe. 
- 2 hs nối tiếp đọc to trước lớp.
- Quan sát.
- 1 hs lên bảng thực hiện. 
+ Tranh 1 (tranh 2 SGK): Vợ chồng thiên nga gởi con lại cho vịt mẹ trông giúp. (HT)
+ Tranh 2 (tranh 1 SGK): Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng, trông cô đơn, lẻ loi. (HT)
+ Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.
+ Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên. (HT)
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Kể chuyện trong nhóm 4
+ Mỗi tốp 2 em thi kể từng đoạn câu chuyện.
+ Một vài hs thi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi về điều nhà văn muốn nói với các em. (HT)
. Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác.
. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt xem là xấu xí.
- Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga? (vì các bạn vịt thấy thiên nga không giống mình)
- Bạn thấy thiên nga con có tính cách gì đáng quí? (không giận các bạn vịt mà khi chia tay thiên nga lại rất buồn. (HT)
- Lắng nghe. 
- Nhận xét 
- Lắng nghe.
Tập đọc
Chợ Tết
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND : Cảnh chợ Tết miền trung du cĩ nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của những người dân quê. (trả lời được các CH; thuộc được một vài câu thơ yêu thích).
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh, ảnh chợ tết.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động cuả thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Sầu riêng:
1) Dựa vào bài văn, hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng? 
2) Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong các phiên chợ, đông vui nhất là phiên chợ Tết. Bài thơ Chợ Tết nổi tiếng của nhà thơ Đoàn Văn Cừ sẽ cho các em thưởng thức một bức tranh bằng thơ miêu tả phiên chợ tết ở một vùng trung du.
2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ ( 4 dòng thơ là 1 đoạn)
+ Lượt 1: HD phát âm: mây trắng, nóc nhà gianh, cô yếm thắm, núi uốn mình
+ Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ: ấp, the, đồi thoa son.
- HD hs cách đọc phân tách các cụm từ ở một số dòng thơ.
- Bài thơ đọc với giọng như thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
b) Tìm hiểu bài:
- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 
- Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao? 
- Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
- Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ Tết. Em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? 
c) Hd đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Gọi hs đọc nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài thơ
- Y/c hs lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng
- Kết luận giọng đọc và những từ ngữ cần nhấn giọng (mục 2a)
- HD hs đọc diễn cảm và HTL 1 đoạn 
+ Đọc mẫu 
+ Y/c hs luyện đọc theo cặp 
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Y/c hs nhẩm bài thơ 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài. 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay, thuộc tốt.
C/ Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Kết luận nội dung đúng (Mục I)
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài
- Bài sau: Hoa học trò 
Nhận xét tiết học 
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi
1) Hoa trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi;đậu thành từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. (HT)
2) Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam, hương vị quyến rũ đến kì lạ. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này... (HT)
- Lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. 
- Luyện đọc cá nhân. 
- Giải nghĩa tư.ø 
 Dải mây trắng / đỏ dần trên đỉnh núi
 Sương hồng lam / ôm ấp nóc nhà gianh.
 Họ vui vẻ kéo hàng / trên cỏ biếc 
 Những thằng cu áo đỏ / chạy lon xon
 Vài cụ già chống gậy / bước lom khom.
 Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
 Thằng em bé / nép đầu bên yếm mẹ
 Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
 Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau. 
- Chậm rãi ở 4 dòng đầu, vui, rộng ràng ở những dòng thơ sau. 
- HS luyện đọc theo cặp 
- 1 hs đọc cả bài 
- Lắng nghe. 
- Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi như cũng làm duyên-uốn mình trong chiếc áo the, đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nháy hoài trong rụông lúa. (HT)
- Những thằng cu mặc áo màu đỏ chạy lon xon; các cụ già chống gậy bước lom khom; Cô gái mặc yếm màu đỏ thắm che môi cười lặng lẽ; Em bé nép đầu bên yếm mẹ; Hai người gánh lợn, con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo họ. (HT 
- Ai ai cũng vui vẻ: tưng bừng ra chợ tết, vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc. (HT)
- Trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía, son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: hồng, đỏ, tía, thắm, son. (HT)
- 4 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp 
- Trả lời theo sự hiểu 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
 Họ vui vẻ kéo hàng / trên cỏ biếc 
 Những thằng cu áo đỏ / chạy lon xon
 Vài cụ già chống gậy / bước lom khom
 Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
 Thằng em bé / nép đầu bên yếm mẹ
 Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
 Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
 Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa. 
- Lắng nghe. 
- Luyện đọc nhóm cặp 
- Vài hs thi đọc trước lớp 
- Nhẩm bài thơ 
- Vài hs thi đọc thuộc lòng 
- Trả lời theo sự hiểu. 
- Vài hs đọc lại. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
Thứ năm, ngày 18 tháng 02 năm 2016
Toán
So sánh hai phân số khác mẫu số
I/ Mục tiêu:
- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số (bằng cách qui đồng mẫu số hai phân số đó). (HS làm bài 1, 2 (b)).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Sử dụng hình vẽ trong SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? 
B/ Giới thiệu bài: Các em đã biết cách so sánh hai phân số cùng mẫu số. Vậy muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm sao? Tiết toán hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số. 
1) HD hs so sánh hai phân số khác mẫu số
- Viết bảng . Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này? 
- So sánh hai phân số tức là so sánh hai phân số khác mẫu số. 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 tìm cách so sánh hai phân số này với nhau? 
- Nhận xét cách giải quyết của hs
* Hoạt động cả lớp
- Cách 1: Đưa ra 2 băng giấy như nhau: Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy? 
+ Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy? 
- Hãy so sánh độ dài của băng giấy và băng giấy
- Hãy viết kết quả so sánh 2 phân số trên 
Cách 2: Y/c hs qui đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh hai phân số. 
- Dựa vào hai băng giấy, chúng ta đã so sánh được hai phân số . Tuy nhiên cách so sánh này mất thời gian và không thuận tiện khi phải so sánh nhiều phân số hoặc phân số có tử số , mẫu số lớn.Chính vì thế để so sánh các phân số khác mẫu khác mẫu số người ta thường làm theo cách 2.
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta làm sao? 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ trong SGK/121 
2) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp
Bài 2: Y/c hs tự làm bài
- Gọi hs nêu cách làm và lên bảng thực hiện 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
-Muốn biết bạn nào ăn nhiều bánh hơn chúng ta làm thế nào? 
- Y/c hs tự làm bài, sau đó nêu trước lớp 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số, ta làm sao?
- Bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học 
- Ta so sánh tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn, tử số bé hơn thì bé hơn, tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau. (HT)
- Lắng nghe.
- Mẫu số của hai phân số khác nhau.
- Thảo luận nhóm 4 và nêu cách giải quyết. 
- Đã tô màu 2/3 bằng giấy.
- Đã tô màu 3/4 băng giấy.
- Ta thấy băng giấy ngắn hơn băng giấy nên (băng giấy dài hơn băng giấy. Nên (HT)
- HS thực hiện:
 (CHT)
+ So sánh hai phân số cùng mẫu số :
 Vậy 
- Lắng nghe. 
- Ta có thể qui đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới. 
- Vài hs đọc to trước lớp. 
- HS làm.
a) 
 Vì nên (HT)
b) ; (HT)
Vì nên 
c) giữ nguyên 
Vì nên (HT)
- Tự làm bài.
- Ta rút gọn phân số 6/10 , giữ nguyên phân số 4/5 rồi so sánh 2 phân số với nhau
a) vì nên 
b) vì nên 
(Nộp vở).
- 1 hs đọc đề bài 
- Chúng ta phải so sánh số bánh mà hai bạn đã ăn
- Tự làm bài. 
 Mai ăn 3/8 cái bánh tức là ăn 15/40 cái bánh. Hoa ăn 2/5 cái bánh tức là ăn 16/40 cái bánh. (HT)
 Vì nên Hoa ăn nhiều bánh hơn. 
- 1 hs trả lời.
- Lắng nghe.
Tập làm văn
Luyện tập quan sát cây cối
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây (BT1).
- Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình tự nhất định (BT2).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- 3 tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung các BT1a, b để các nhóm làm việc
- Bảng viết sẵn lời giải BT1d, e. Tranh, ảnh một số loài cây.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
A/ KTBC: Gọi hs đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây; tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. 
 - Nhận xét
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả . Tiết học hôm nay giúp các em học cách quan sát cái cây theo thứ tự, kết hợp nhiều giác quan để tìmc hi tiết cho dàn ý của bài văn miêu tả đó.
2) Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1: Gọi hs đọc nội dung BT1 
- Các em hãy làm bài trong nhóm đôi, trả lời viết các câu hỏi a, b trên phiếu, trả lời miệng các câu c, d, e. Với câu c, các em chỉ cần chỉ ra 1,2 hình ảnh so sánh mà em thích. (phát phiếu cho 3 nhóm) 
- Gọi các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. 
b) Các giác quan 
Thị giác (mắt) 
Khứu giác (mũi) 
Vị giác (lưỡi) 
Thính giác (tai) 
c) Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em các hìnhảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì? 
 Nhân hóa
1) Bài Bãi ngô:
- Búp ngô non núp trong cuống lá.
- Bắp ngô chờ tay người đến bẻ. 
2) Bài Cây gạo:
- Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín vung mà cười...
- Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân.
- Cây gạo trở về với dáng trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành. 
d) Trong 3 bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể? 
e) Theo em, miêu tả một loài cây có đặc điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể? 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Về nhà các em có quan sát một cây nào không? 
- Treo tranh, ảnh một số loài cây. 
- Nhắc nhở: Bài yêu cầu các em quan sát một cái cây cụ thể (không phải là một loài cây). Các em có thể quan sát cây ăn quả quen thuộc em đã lập dàn ý trong tiết học trước, cũng có thể chọn một cây khác, song cây đó phải được trồng ở khu vực trường, hoặc nơi em ở để có thể quan sát được nó. 
- Gọi hs trình bày kết quả quan sát. 
- Cùng hs nhận xét 
- Cho điểm một số hs ghi chép tốt, nhận xét về kĩ năng quan sát cây cối của học sinh. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. 
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Làm việc nhóm đôi.
- Trình bày. 
a) + Sầu riêng: Quan sát từng bộ phận của cây. (HT)
 + Bãi ngô, Cây gạo: Quan sát từng thời kì phát triển của cây. (từng thời kì phát triền của bông gạo) (ht)
Chi tiết được quan sát 
 Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô bướm trắng, bướm vàng (Bãi ngô)
 Cây, cành, hoa, quả gạo, chom chóc (Cây gạo) 
 Hoa, trái, dáng, thân, cành, lá (Sầu riêng) 
- Hương thơm của trái sầu riêng 
- Vị ngọt của trái sầu riêng 
- Tiếng chim hót (Cây gạo), tiếng tu hú (Bãi ngô) (HT)
 So sánh 
1) Bài Sầu riêng: 
- Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
2) Bài Bãi ngô :
 - Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
- Búp như kết bằng nhung và phần.
- Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
3)

File đính kèm:

  • docTuan 22.doc
Giáo án liên quan