Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 2 - Tiết 6: Các số có sáu chữ số (tiếp)

Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu

- Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu.

Bài 2: Y/c hs tự làm bài vào SGK

Bài 3:ct 2. GV đọc

- Gọi hs đọc số vừa viết và nói mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0

 

doc27 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 2 - Tiết 6: Các số có sáu chữ số (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h số.
- Lớp nghìn của số 45 213 gồm những chữ số nào?
- Lớp đơn vị của số 654 300 gồm những số nào?
- Bài 2a : GV y/c hs đọc trong nhóm đôi, bạn này đọc, bạn kia nhận xét và ngược lại
+ Viết lần lượt từng số lên bảng, hs đọc và TLCH chữ số 3 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào.
2b: GV kẻ lên bảng như bài 2b/12 
GV ghi lần lượt từng số lên bảng, gọi lần lượt hs đọc và lên bảng ghi giá trị của chữ số 7 trong mỗi số. 
- Bài 3: Gọi hs đọc y/c
+ Viết số 52 314 lên bảng và gọi hs phân tích 
+ Viết: 52 314 = 50 000+2000 +300+10 +4
+ Y/c hs tự làm 
+ y/c hs đổi vở nhau kiểm tra
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Lớp nghìn gồm những hàng nào? Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: So sánh các số có nhiều chữ số.
Nhận xét tiết học.
- lần lượt 2 hs lên bảng
- 893 210, 983 210, 398 210, 218 930
- 176 960, 179 906, 769 160, 690 176
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Lắng nghe
- hàng đơn vị, hàng trăm, hàng nghìn
- 3 hàng: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- ba trăm hai mươi mốt
- 1 cột hàng đơn vị, 2 cột hàng chục, 3 cột hàng trăm.
- HS lần lượt trả lời
- HS thực hiện vào SGK
- 1 hs lên bảng thực hiện, lớp nhận xét.
- Gồm những chữ số 5,4
- Gồm các chữ số 0, 0, 3
- HS đọc trong nhóm đôi
- HS đọc các số: 46 307; 56 032; 123 517; 305 804; 960 783.
- HS nhận xét 
- 4 hs đọc số và 4 hs lên bảng ghi giá trị của chữ số 7 vào bảng 38 753 (700), 67 021 (7 000), 79 518 (70000), 302671 (70), 715 519 (700 000) – nhận xét
- 1 hs đọc 
+ Số 52 314 gồm 50 nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.
+ HS tự làm và gọi lần lượt 3 hs lên bảng thực hiện.
503060 = 500000+3000+60
83760 = 80000+3000+700+60
176091 = 100000+70000+6000+90+1
+ đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau
Ngµy so¹n: 22 th¸ng 8 n¨m 2011
Ngµy gi¶ng: Thø n¨m ngµy 25 th¸ng 8 n¨m 2011
Tiết 9 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: 
So sánh được các số có nhiều chữ số.
Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ sốtheo thứ tự từ bé đến lớn. .
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách so sánh các số có nhiều chữ số với nhau.
2/ HD so sánh các số có nhiều chữ số:
So sánh các số có số chữ số khác nhau:
- Viết lên bảng các số: 99 578 và 100 000
- Hãy so sánh 2 số này?
- Vì sao em biết?
Kết luận: Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
So sánh các số có số chữ số bằng nhau:
- Viết bảng So sánh 693 251 và 693 500
- Hãy so sánh số chữ số của 693 251 và 693 500 
- So sánh 2 chữ số ở hàng cao nhất?
- So sánh tiếp đến hàng chục nghìn?
- So sánh hàng kế tiếp?
- 2 chữ số ở hàng trăm thì như thế nào?
- Bạn nào có thể kết luận về kết quả so sánh 2 số này?
- Khi só sánh các số có nhiều chữ số vơiù nhau, chúng ta làm như thế nào?
3) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs nêu y/c của bài 
+ Y/c hs tự làm bài
+ Gọi hs nêu kết quả và giải thích
Bài 2: Y/c hs thảo luận nhóm đôi tìm ra số lớn nhất và giải thích.
Bài 3: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- Y/c hs thực hiện vào giấy nháp, gọi 1 hs lên bảng thực hiện.
- chữa bài, nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh các số có nhiều chữ số ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Triệu và lớp triệu
 Nhận xét tiết học.
Hs lắng nghe
- HS nêu: 99 578 < 100 000
Vì 99 578 chỉ có 5 chữ số còn 100 000 có 6 chữ số.
- cả 2 số đều có 6 chữ số
- bằng nhau, đều là 6 trăm nghìn 
- bằng nhau, đều là 9 chục nghìn
- Hàng nghìn cũng bằng nhau, đều là 3 nghìn.
- thấy 2 < 5 
- 693 251 693251
Chúng ta cần:
+ So sánh số các chữ số của 2 số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
+ Nếu 2 số có cùng chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng 1 hàng bắt đầu từ hàng cao nhất, chữ số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
+ so sánh các số rồi điền dấu ,= vào chỗ chấm cho thích hợp.
+ HS dùng viết chì thực hiện vào SGK
+ Nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. Số 932 018 lớn nhất
+ So sánh các số với nhau, số nào bé nhất ta viết ra, sau đó tìm số bé nhất trong các số còn lại, cứ thế tiếp tục đến số cuối cùng
+ 1 hs lên bảng thực hiện, các em còn lại tự làm bài vào vở
_________________________________________
 Ngµy so¹n: 23th¸ng 8 n¨m 2011
Ngµy gi¶ng: Thø s¸u ngµy 26 th¸ng 8 n¨m 2011
Tiết 10 TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I/ Mục tiêu: 
Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
Biết viêt các số đến lớp triệu.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KTBC:
 Ghi bảng: 653 720, gọi hs nêu từng chữ số thuộc hàng nào, lớp nào.
Lớp đơn vị gồm những hàng nào? Lớp nghìn gồm những hàng nào?
2/. Bài mới:
 a/. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay, các em sẽ làm quen thêm lớp triệu. Lớp triệu gồm những hàng nào? Các em cùng tìm hiểu bài “Triệu và lớp triệu”
 b/. Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu.
- Y/c cả lớp viết số theo lời đọc: 1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
- giới thiệu: 10 trăm nghìn còn gọi là 1 triệu.
 Ghi bảng: 1 triệu viết là 1 000 000
- Số 1 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào? 
- Bạn nào có thể viết được số 10 triệu?
- giới thiệu: 10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu
 Ghi bảng: 1 chục triệu viết là 10 000 000
- Số 10 triệu có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?
- Bạn nào viết được số 10 chục triệu?
- Giới thiệu: 10 chục triệu còn được gọi là 100 000 triệu
 Ghi bảng: 1 trăm triệu viết là 100 000 000
- 1 trăm triệu có mấy chữ số, đó là những số nào?
Giới thiệu: Các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triệu (ghi bảng)
- Lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
-Kể tên các hàng, các lớp đã học
3/. Luyện tập, thực hành:
 Bài 1: Gv gọi hs đếm
- Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
- Đếm thêm 10 triệu từ 10 triệu đến 100 triệu
- Đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu.
Bài 2: Y/c hs tự làm bài vào SGK
Bài 3:cét 2. GV đọc
- Gọi hs đọc số vừa viết và nói mỗi số có bao nhiêu chữ số, mỗi số có bao nhiêu chữ số 0
 4/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu các hàng, các lớp đã học
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Triệu và lớp triệu (tt)
 - Nhận xét tiết học.	
- HS nêu
- Lớp đơn vị gồm hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. Lớp nghìn gồm hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- HS lắng nghe
-1 hs lên bảng viết, các em còn lại viết vào vở nháp. 100; 1 000; 10 000; 100 000; 1 000 000
- HS lắng nghe
- Có 7 chữ số, gồm 1 chữ số 1 và 6 chữ số 0 đứng bên phải số 1
- 1 hs lên bảng viết: 10 000 000 
- HS lắng nghe.
 Có 8 chữ số, 1 chữ số 1 và 7 chữ số 0
100 000 000
- HS lắng nghe
Có 9 chữ số: 1 chữ số 1 và 8 chữ số 0 bên phải số 1
- Có 3 hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
HS thi nhau kể
- HS đếm
1 triệu, 2 triệu, 
10 triệu, 20 triệu, .
- 100 triệu, 200 triệu, 
-HS dùng viết chì làm bài vào SGK
- HS viết vào bảng con. 
- 15 000 có 5 chữ số, có 3 chữ số 0
 .
_______________________
Ngµy so¹n: 19 th¸ng 8 n¨m 2011
Ngµy gi¶ng: Thø ba ngµy 23 th¸ng 8 n¨m 2011
Môn: LỊCH SỬ 
Tiết 2 LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu:
Nêu được các bước sử dụng Bản đồ: đọc tên bản đồ,xem bảng chú giải, tìm đối tượng Lịch sử hay Địa lý trên bản đồ.
Biết đọc bản đồ ở dạng đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng tren bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
II/ Đồ dụng dạy-học:
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ hành chính Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
A. KTBC: 
- Gọi hs lên xác định 4 hướng (T, B, Đ, N) trên bản đồ 
- Nêu một số yếu tố của bản đồ mà em biết?
Nhận xét.
B. Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: Ở tiết học trước các em đã làm quen với bản đồ, một số yếu tố của bản đồ. Ở tiết học này, thầy sẽ hd các em cách sử dụng bản đồ.
2/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ
- Hỏi: Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Nhìn vào bảng chú giải ở hình 3/6 hãy đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí
- Treo bản đồ địa lí tự nhiên VN, gọi hs lên chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng.
- Vì sao em biết đó là biên giới quốc gia?
- Qua tìm hiểu bạn nào nêu được cách sử dụng bản đồ?
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Y/c hs hoạt động nhóm đôi để hoàn thành câu a,b/8,9 SGK
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày 
-Gv kết luận
* Hoạt động 3: Tìm vị trí nơi em sinh sống trên bản đồ.
- Treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng
- Gọi hs đọc tên bản đồ, chỉ các hướng trên bản đồ
- Em đang sống ở tỉnh (thành phố) nào? Hãy tìm vị trí tỉnh (TP) của em trên bản đồ hành chính VN và cho biết nó giáp với những tỉnh (TP) nào?
- Kết luận: Khi các em xác định 1 khu vực nào đó trên bản đồ thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực; chỉ một địa điểm (TP) thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không hcỉ vào chữ bên cạnh; chỉ một dòng sông thì chỉ từ đầu nguồn đến cửa sông.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu các bước sử dụng bản đồ?
- Về nhà tập xem bản đồ, tìm các đối tượng LS, ĐL trên bản đồ.
- Bài sau: Dãy Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng vừa chỉ vừa nói: hướng B là hướng phía trên bản đồ, hướng N phía dưới bản đồ, hướng Đ bên phải, hướng T bên trái.
- Một số yếu tố của bản đồ: phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ.
- HS lắng nghe
- Cho ta biết tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
- sông, hồ, biên giới quốc gia
- 1 hs lên chỉ trên bản đồ
- Dựa vào kí hiệu trong bảng chú giải. 
- Sử dụng bản đồ theo các bước:
+ Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì.
+ Xem bảng chú giải để biết kí hiệu đối tượng lịch sử hoặc địa lí
+ Tìm đối tượng LS hoặc ĐL trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
- 3 hs đọc ghi nhớ
- HS hoạt động nhóm đôi
+ HS lên trình bày chỉ các hướng Đ, B,T, N và nêu bảng đã hoàn thành.
+ Tỉ lệ bản đồ là: 1 : 9 000 000 (1 cm trên bản đồ tương ứng với 9 000 000 cm ngoài thực tế.)
+ HS đại diện lên chỉ đường biên giới quốc gia trên bản đồ.
+ Các nước làng giềng của Việt Nam: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, vùng biển nước ta là một phần của Biển Đông, vùng đảo Việt Nam gồm: Hoàng Sa, Trường sa.
+ Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà (HS lên bảng chỉ)
+ Một số con sông: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu,... (hs lên bảng chỉ)
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát bản đồ
- 1 hs đọc tên bản đồ: Bản đồ hành chính VN và chỉ các hướng Đ,B,T,N.
- HS lần lượt lên bảng chỉ và trả lời 
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Hs đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng LS hoặc ĐL trên bản đồ.
Ngµy so¹n: 21 th¸ng 8 n¨m 2011
Ngµy gi¶ng: Thø t­ ngµy 24 th¸ng 8 n¨m 2011
Môn: KHOA HỌC 
Tiết 3 TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (TIẾP THEO)
I/ Mục tiêu: 
Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Hình trang 8,9 SGK
Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Trao đổi chất ở người
Gọi 3 hs lên bảng TLCH:
- Thế nào là quá trình trao đổi chất?
- Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ gì?
- Vẽ lại sơ đồ quá trính trao đổi chất.
- Nhận xét, cho điểm
 B/ Bài mới:
1/Giới thiệu bài: Con người, thực vật, động vật sống được là do quá trình trao đổi chất với môi trường. Vậy những cơ quan nào thực hiện quá trình đó và chúng có vai trò như thế nào? Bài hôm hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
2/ Vào bài:
Hoạt động 1: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất.
Hoạt động cả lớp
 + Các em hãy quan sát các hình SGK/8 để nói tên và chức năng của từng cơ quan.
- Trong số những cơ quan vừa nêu thì cơ quan nào trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường bên ngoài? 
 Kết luận: Trong quá trình trao đổi chất, mỗi cơ quan đều có một chức năng. Để tìm hiểu rõ về chức năng của các cơ quan, các em thực hiện phiếu bài tập sau.
Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình trao đổi chất.
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập sau
- Phát phiếu học tập cho từng nhóm
- Gọi đại diện nhóm lên dán bảng và trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu: Các em nhìn vào phiếu vừa hoàn thành để trả lời câu hỏi:
+ Quá trình trao đổi khí do cơ quan nào thực hiện và thực hiện như thế nào?
+ Quá trình trao đổi thức ăn do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào?
+ Quá trình bày tiết do cơ quan nào thực hiện và nó diễn ra như thế nào? 
- Gọi hs khác nhận xét.
Kết luận: Những biểu hiện của quá trình trao đổi chất và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+ Trao đổi khí: Do cơ quan hô hấp thực hiện, lấy ô-xi thải ra khí các-bô-níc
+ Trao đổi thức ăn: Do cơ quan tiêu hóa thực hiện, lấy vào nước, thức ăn ,thải ra chất cặn bã
+ Bài tiết: Do cơ quan bài tiết nước tiểu (thải ra nước tiểu) và da (thải ra mồ hôi) thực hiện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người.
- Y/c hs quan sát sơ đồ/9 SGK và tìm từ điền vào chỗ chấm, sau đó các em làm việc nhóm cặp để kiểm tra bài của nhau và hỏi nhau về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất.
- Gọi 3 cặp hs lên hỏi và trả lời trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
Kết luận: Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều tham gia vào quá trình trao đổi chất. Mỗi cơ quan có 1 nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều phối hợp với nhau để thực hiện quá trình trao đổi chất. Đặc biệt cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ rất quan trọng là tạo năng lượng cho cơ thể. Vì thế nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động thì ta sẽ chết. Và điều này đã được tóm tắt trong phần bạn cần biết SGK/9.
 – Gọi 2 hs đọc.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhờ đâu mà cơ thể ta khỏe mạnh? 
- Ngoài ra chúng ta cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục để giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau:Các chất dinh dưỡng trong thức ăn, vai trò của chất bột đường
- Nhận xét tiết học.
- Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thực ăn, nước uống từ môi trường và thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã.
- Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ quá trình trao đổi chất.
- 1 hs vẽ
- HS lắng nghe
- HS lần lượt lên bảng chỉ vào hình và nói:
+ Hình 1 vẽ cơ quan tiêu hóa. Nó có chức năng trao đổi thức ăn.
+ Hình 2: Vẽ cơ quan hô hấp. Nó có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí.
+ Hình 3: Vẽ cơ quan tuần hoàn. Nó có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng đi đến tất cả các cơ quan của cơ thể.
+ Hình 4: vẽ cơ quan bài tiết. Nó có chức năng thải nước tiểu từ cơ thể ra môi trường ngoài.
- Hô hấp, tiêu hóa, bài tiết
- Lắng nghe
- Nhận phiếu học tập
-HS thảo luận theo nội dung phiếu bài tập.
- Đại diện nhóm lên dán và trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhìn vào phiếu
+ Do cơ quan hô hấp thực hiện, cơ quan này lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc
+ Do cơ quan tiêu hóa thực hiện, cơ quan này lấy vào nước và các thức ăn sau đó thải ra phân.
+ Do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện , nó lấy vào nước và thải ra nước tiểu, mồ hôi.
-HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS quan sát và hoàn thành sơ đồ, trao đổi vở với bạn bên cạnh để kiểm tra. Sau đó 1 hs hỏi, 1 hs trả lời và ngược lại.
+ HS 1: cơ quan tiêu hóa có vai trò gì?
+ HS 2: trả lời
+ HS 2: Cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ gì?
+ HS 1 : trả lới
+ HS 1: Cơ quan tuần hoàn có vai trò gì?
+ HS 2: trả lời
+ HS 2: Cơ quan bài tiết có nhiệm vụ gì?
+ HS 1: trả lời
+ HS 1: Cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì?
+ HS 2: Lấy ô-xi và các chất dinh dưỡng đưa đến tất cả các cơ quan của cơ thể.
- Thì quá trình trao đổi chất không diễn ra và con người không lấy được thức ăn, nước uống, khi đó con người sẽ chết.
lắng nghe và ghi nhớ
- 2 hs đọc.
- Nhờ sự hoạt động phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và bài tiết mà sự trao đổi chất diễn ra bình thường, cơ thể khỏe mạnh.
- lắng nghe, ghi nhớ
Ngµy so¹n: 21 th¸ng 8 n¨m 2011
Ngµy gi¶ng: Thø t­ ngµy 24 th¸ng 8 n¨m 2011
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 2 DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
 + Dãy núi cao và đồ sộ nhấtViệt Nam : có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
 + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ ) tự nhiên Việt Nam.
Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mửc độ đơn giản : dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
- Tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn.
- Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý tìm hiểu dãy Hoàng Liên Sơn 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: Thiên nhiên của đất nước ta rất phong phú và đa dạng. Ở mỗi vùng miền có những đặc điểm riêng về thiên nhiên cũng như về hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Bài đầu tiên giúp các em biết những điều lí thú về dãy núi Hoàng Liên Sơn, một dãy núi cao, đồ sộ ở miền núi phía bắc của nước ta.
2/ Vào bài:
* Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất VN
- Treo lược đồ các dãy núi 

File đính kèm:

  • docGv toan tuan 2.doc