Giáo án Kế hoạch giáo dục khối 5 tuổi

- Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những hành dộng hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày.

- Thực hiện được lời chỉ dẫn 2 – 3 hành động liên quan liên tiếp, ví dụ khi cô nói: “Con hãy cất dép lên giá rồi đi rửa tay và lấy nước uống nhé” trẻ thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn mà cô đã nêu.

 

doc25 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kế hoạch giáo dục khối 5 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua ở trường con được ăn cơm với gì? Hôm nay con được ăn quả gì sau khi ngủ dậy; cô dặn ngày mai đến lớp mỗi bạn sẽ mang cho cô những gì để làm đồ chơi…)
61
MT 112: Hay đặt câu hỏi.
Trẻ có biểu hiện:
- Hay đặt câu hỏi để tìm hiểu hoặc làm rõ thông tin về một sự vật, sự việc hay người nào đó.
- Tập trung chú ý trong khi học
- Hay phát biểu khi cô giáo hỏi
62
MT 113; Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Trẻ có một trong những biểu hiện:
- Thích tìm hiểu cái mới (đồ chơi/đồ vật/trò chơi/ hoạt động mới) 
- Hay hỏi về những thay đổi/cái mới xung quanh (VD: ngắm nghía trước sau của một cái đồng hồ mới, quan sát kỹ lưỡng để tìm ra những bộ phận khác lạ hơn so với cái đã biết; chăm chú quan sát bác bảo vệ trồng một cây mới và đặt ra những câu hỏi để biết đó là cây gì, hoa sẽ có màu gì, có quả không và quả có ăn được không?)
- Hay đặt câu hỏi: “tại sao?”.
63
MT 114: Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản hàng ngày.
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến một hiện tượng xảy ra đơn giản.
 (VD: Cái cây này chết vì không được tưới nước...)
- Dự báo được kết quả của một hành động nào đó nhờ vào suy luận.
- Giải thích bằng mẫu câu “Tại vì…nên…”.
64
MT 117: Đặt tên mới cho đồ vật.
- Đặt tên cho đồ vật mà trẻ thích VD: đặt tên cho cái chăn mà trẻ thích là cái chăn thần kì; đặt tên cho chú gà nhựa đồ chơi là hiệp sĩ gà…
65
MT 118: Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.
Trẻ có một trong số các biểu hiện sau: 
- Hoàn thành việc được giao theo cách khác với cách người lớn hướng dẫn mà vẫn đạt được kết quả tốt, đỡ tốn thời gian…
- Làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác.
- Thực hiện cùng nhiệm vụ như các bạn nhưng theo cách khác các bạn.
66
MT 119: Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau.
Trẻ có một trong số các biểu hiện sau: 
- Thường làm người khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi .
-Xây dựng các “công trình” khác nhau từ những khối xây dựng khác nhau.
- Có những vận động minh họa/ múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô, … phù hợp với nội dung, bản nhạc
- Có những hứng thu riêng ( Thích ô tô/ tích Rô- bốt, thích búp bê....)
67
MT 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
- Đếm và nói đúng số lượng ít nhất đến 10.
- Đọc được các chữ số từ 1 đến 10 và chữ số 0
- Chọn thẻ chữ số/ viết số tương ứng với số lượng đã đếm được.
68
MT 105: Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất hai cách và so sánh số lượng của các nhóm.
- Tách 10 đồ vật thành 2 nhóm ít nhất bằng 2 cách khác nhau ( VD: nhóm 3 và 7 hạt; nhóm 5 và 5 hạt....)
- Nói được nhóm nào có nhiều hơn/ ít hơn/ít nhất. bằng nhau.
69
MT 106: Biết cách đo độ dài và nói kết quả đo.
- Đặt thước/ gang tay/ bước chân đo liên tiếp
( Lựa chọn và sử dụng một số dụng cụ làm thước đo (đoạn que, đoạn dây, mẩu gỗ, cái thước, bước chân, gang tay…) để đo độ dài của một vật VD: cạnh bàn, quyển sách, chiều cao giá để đồ chơi…)
- Đo đúng cách như đặt thước đo nối tiếp đúng vị trí.
- Nói đúng kết quả đo (Ví dụ bằng 5 cái thước, 4 bước chân).
70
MT 107: Gọi tên và chỉ ra khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu.
- Lấy ra hoặc chỉ được các khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ có màu sắc/ kích thước khác nhau khi được yêu cầu.
- Lấy hoặc chỉ được một số vật quen thuộc có dạnh hình hình học theo yêu cầu ( Ví dụ: Quả bóng hình cầu, cái tủ hình khối chữ nhật)
71
MT 108: Xác định vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác.
- Nói được vị trí của một vật so với một vật khác trong không gian (ví dụ: cái tủ ở bên phải cái bàn, cái ảnh ở bên trái cái bàn v.v…).
- Nói được vị trí của các bạn so với nhau khi xếp hàng tập thể dục (VD: Bạn Nam đứng bên trái bạn Lan và bên phải bạn Tuấn)
- Nói được vị trí của một vật so với một người được đứng đối diện với bản thân (ví dụ: trẻ nói cái cây ở phía bên tay trái của bạn Nam; bạn Lan đứng bên tay phải của bạn Tuấn. Tôi đứng trước mặt của bạn Hải; bạn Mai đứng phía sau của tôi…).
- Đặt đồ vật vào chỗ theo yêu cầu (ví dụ: đặt búp bê lên trên giá đồ chơi, đặt quả bóng ở bên phải của búp bê…).
72
MT 116: Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và sang tạo ra mẫu sắp xếp, tiếp tục thực hiện theo quy tắc. 
- So sánh, nhận ra quy luật sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc (ít nhất được 2 lần lặp lại)
( VD:Nhận ra quy tắc sắp xếp lặp lại của một dãy hình, dãy số, động tác vận động…và thực hiện tiếp theo đúng quy tắc kèm theo lời giải thích. VD: xếp tiếp dãy 11a – 11a; hoặc tam giác – tròn – chữ nhật - tam giác – tròn – chữ nhật…; bước một bước – nhún – vẫy tay – bước – nhún – vẫy tay; xanh – đỏ - vàng – xanh – đỏ - vàng…)
- Nói được tại sao lại sắp xếp như vậy. Tạo ra quy tắc sắp xếp
73
MT 109: Gọi đúng tên các ngày trong tuần theo thứ tự
- Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự (Ví dụ: thứ hai, thứ ba v.v…).
- Nói được ngày đầu, ngày cuối của một tuần theo quy ước thông thường (thứ hai và chủ nhật).
- Nói được trong tuần những ngày nào đi học, ngày nào nghỉ ở nhà.
74
MT 111: Nói ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ.
- Biết lịch dùng để làm gì? và đồng hồ để làm gì?
- Nói được ngày trên lịch (đọc ghép số).
- Nói được giờ chẵn trên đồng hồ (ví dụ: bây giờ là 2 giờ, 3 giờ v.v…).
75
MT 115: Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại.
- Nhận ra sự giống nhau của 2 hoặc một nhóm đối tượng.
- Nhận ra sự khác biệt của 1 đối tượng trong nhóm so với những đối tượng còn lại.
- Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó.
III. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Nghe
76
MT 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi.
- Nhận ra cảm xúc vui, buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ.
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói.
- Nhận ra sắc thái biểu cảm qua ngữ điệu lời nói của các nhân vật trong các câu chuyện.
- Biết sử dụng giọng điệu biểu cảm của các nhân vật khi kể lại chuyện hoặc kể lại sự kiện.
77
MT 62: Nghe hiểu và thực hiện một số chỉ dẫn liên quan đến 2 – 3 hành động.
- Hiểu được những lời nói và chỉ dẫn của người khác và phản hồi lại bằng những hành dộng hoặc lời nói phù hợp trong các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
- Thực hiện được lời chỉ dẫn 2 – 3 hành động liên quan liên tiếp, ví dụ khi cô nói: “Con hãy cất dép lên giá rồi đi rửa tay và lấy nước uống nhé” trẻ thực hiện đúng thứ tự các chỉ dẫn mà cô đã nêu.
78
MT 63: Hiểu một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
- Thực hiện lựa chọn các vật, hiện tượng theo tập họp nhóm theo yêu cầu, VD: chọn (tranh ảnh, vật thật) rau muống, rau cải, bắp cải, củ cải… vào nhóm rau củ.
- Nói được một số từ khái quát chỉ các vật, VD: cốc, ca, tách… là nhóm đồ dùng đựng nước uống; bút, quyển sách, cặp sách… được gọi chung là đồ dùng học tập.
79
MT 64: Nghe, hiểu nội dung truyện, thơ, đồng dao, ca dao trong chủ đề. 
- Nói được tên, hành động của các nhân vật, tình huống trong câu chuyện.
- Kể lại được nội dung chính các câu chuyện mà trẻ đã được nghe hoặc vẽ lại được tình huống, nhân vật trong câu chuyện phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Nói tính cách của nhân vật, đánh giá được hành động.
80
MT 74; Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp.
- Lắng nghe người khác nói, nhìn vào mắt người nói.
- Trả lời câu hỏi, đáp lại bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để người nói biết rằng mình đã hiểu hay chưa hiểu điều họ nói.
- Khi nghe kể chuyện, trẻ có thể lắng nge người kể một cách chăm chú và yên lặng trong một khoảng thời gian.
* Nói
81
Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.
- Biết khởi xướng cuộc trò chuyện bằng cách nói một câu hay hỏi câu hỏi.
- Sẵn sàng đón nhận cuộc trò chuyện với người khác
- Biết sử dụng ngôn ngữ nói để bắt đầu một trò chơi với bạn bè.
82
Tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi người dân tộc thiểu số
- Giúp trẻ nhận thức được về sự vật, hiện tượng bằng tiếng Việt.
- Thông qua câu hỏi của cô trẻ trả lời được, thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt để diễn đạt hết những ý tưởng của mình cho cô giáo hiểu.
- Phát triển ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ mạch lạc giúp trẻ thích giao tiếp, thích gần gũi với cô giáo, bạn bè và dần dần sự tự tin giao tiếp ấy giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn thông qua sự dẫn dắt của cô giáo.chuẩn bị tốt cho trẻ học tập ở trường tiểu học.
83
MT 65; Nói rõ ràng.
- Phát âm đúng, rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được.
- Sử dụng lời nói dể dàng, thoải mái, nói với âm lượng vừa đủ trong giao tiếp.
- Diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng trong các câu trả lời, trả lưòi được theo ý của các câu hỏi.
84
MT 66; Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng đúng các danh từ, tính từ, động từ, từ biểu cảm trong câu nói phù hợp với tình huống trong giao tiếp.
Vd: Ôi! Sao hôm nay bạn đẹp thế; thật tuyệt!, Đẹp quá trời ơi!
- Sử dụng một số từ khác vào các câu nói phù hợp với ngữ cảnh.
85
MT 67; Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.
- Sử dụng đa dạng các loại câu: câu đơn, câu phức, câu khẳng định, phủ định, nghi vấn, mệnh lệnh phù hợp với ngữ cảnh để diễn đạt trong giao tiếp với người khác.
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi như nguyên nhân, mục đích, tại sao?
86
MT 68; Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Dễ dàng sử dụng lời nói để diễn đạt cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân.
- Kết hợp cử chỉ cơ thể để diễn đạt một cách phù hợp (cười, cau mày…), những cử chỉ đơn giản (vỗ tay, gật đầu…) để diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ của bản thân khi giao tiếp.
- Đưa ra được những gợi ý, tham gia thoả thuận, trao đổi hợp tác chỉ dẫn bạn bè và người khác.
87
MT 69; Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.
- Trao đổi bằng lời nói để thống nhất các đề xuất trong cuộc chơi với các bạn mà (ví dụ: trao đổi để đi đến quyết định xây dựng một công viên bằng các hình khối, hoặc chuyển đổi vai chơi…).
- Hướng dẫn các bạn đang cố gắng giải quyết một vần đề nào đó (Ví dụ: hướng dẫn bạn để kéo khóa áo hay xếp hình trong nhóm chơi hay lựa chọn bút màu chỉ để tô các chi tiết của bức tranh).
- Hợp tác trong quá trình hoạt động, các ý kiến không áp đặt hoặc dùng vũ lực bắt bạn phải thực hiện theo ý mình.
88
MT 70; Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được.
- Miêu tả hay kể rõ ràng, mạch lạc theo trình tự lôgich nhất định về một sự việc, hiện tượng mà trẻ biết hoặc nhìn thấy.
- Chú ý đến thái độ của người nghe để kể chậm lại hay giải thích lại lời kể của mình khi người khác nghe chưa rõ.
- Miêu tả tranh vẽ và các sản phẩm tạo hình của bản thân.
89
MT 71; Kể lại được nội dung truyện đã nghe theo trình tự nhất định, có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân việt, thêm bớt sự kiện trong nội dung truyện 
- Kể lại được câu chuyện ngắn dựa vào trí nhớ hoặc qua truyện tranh đã được cô giáo, bố mẹ kể hoặc đọc cho nghe với đầy đủ yếu tố (nhân vật, thời gian, địa điểm và diễn biến theo đúng trình tự nội dung của câu truyện.
- Trẻ nói được các yếu tố chính của một câu chuyện như các nhân vật, thời gian, địa điểm… và nói lại được nội dung chính của câu chuyện.
- Thích thú sáng tạo theo chuyện tranh, đồ vật và kinh nghiệm của bản thân.
90
MT 73; MT Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp.
-Điều chỉnh được giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi người khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm; nói thầm với bạn, bố mẹ… khi trong rạp hát, rạp xem phim công cộng, khi người khác đang làm việc; nói to hơn khi phát biểu ý kiến… nói nhanh hơn khi chơi trò chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có vẻ chưa hiểu điều mình muốn truyền đạt.
- Trẻ nói với một giọng điệu và tốc độ thích hợp giao tiếp và đàm thoại với người khác với giọng điệu hồn nhiên và cử chỉ thân thiện.
91
MT 75: Chờ đến lượt trò chuyện, không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.
- Giơ tay khi muốn nói và chờ đến lượt.
- Không nói chen vào khi người khác đang nói với người khác.
-Tôn trọng người nói bằng việc lắng nghe, hoặc đặt các câu hỏi, nói ý kiến của mình khi họ đã nói xong.
92
MT 76; Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói.
- Dùng câu hỏi để hỏi lại (ví dụ “chim gi là dì sáo sậu”, “dì” nghĩa là gì?).
- Nhún vai, nghiêng đầu, nhíu mày… ý muốn làm rõ một thông tin khi nghe mà không hiểu.
93
MT 77; Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
- Sử dụng một số từ trong câu xã giao đơn giản để giao tiếp với bạn bè và người lớn hơn như: “xin chào”, tạm biệt, cảm ơn; cháu chào cô ạ, tạm biệt bác ạ; con cảm ơn mẹ ạ; bố có mệt không ạ; cháu kính chúc ông bà sức khỏe.
- Biết sử dụng một số danh từ chỉ quan hệ theo tuổi tác, theo họ hàng để xưng hô: ông, chú, bác…
94
MT 78; Không nói tục, chửi bậy.
- Không nói hoặc bắt chước lời nói tục trong bất cứ tình huống nào.
* Làm quen với việc đọc và viết
95
Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao ca dao,
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè
96
Đóng được vai của nhân vật trong truyện
- Trẻ biết đóng kịch theo các nhân vật trong chuyện
97
- Phát triển một số kĩ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết cho trẻ dân tộc thiểu số.
- Giúp trẻ tự sao chép tên của bản thân theo trật tự định trong các hoạt động.
98
MT 79; Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh.
- Thích tìm kiếm những chữ đã biết ở sách, truyện, bảng hiệu, nhãn hàng ..để đọc.
- Chỉ và đọc cho bạn hoặc người khác những chữ có ở môi trường xung quanh.
- Thích tham gia vào hoạt động nghe cô đọc sách. Hỏi người lớn hoặc bạn bè những chữ chưa biết.
99
MT 80; Thể hiện sự thích thú đối với sách.
- Thích chơi ở góc sách.
- Tìm sách truyện để xem ở mọi lúc mọi nơi.
- Nhờ người lớn đọc những câu chuyện trong sách cho nghe hoặc nhờ người lớn giải thích những tranh, những chữ chưa biết.
- Thích mẹ cho đến cửa hàng bán sách để xem, mua, ôm ấp hoặc nâng niu những cuốn sách, truyện.
- Nhận ra tên những cuốn sách, truyện đã xem.
100
MT 81; Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.
- Giở cẩn thận từng tranh khi xem, không quăng quật, vẽ bậy, xé, làm nhàu sách.
- Để sách đúng nơi quy định sau khi sử dụng.
- Nhắc nhở hoặc không đồng tình khi bạn làm rách sách; băn khoăn khi thấy cuốn sách bị rách và mong muốn cuốn sách được phục hồi.
101
MT 82; Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống.
- Hiểu được một số ký hiệu, biểu tượng ký hiệu xung quanh: kí hiệu một số biển báo giao thông đã được học, cấm hút thuốc, cột xăng, biển báo nguy hiểm ớ các trạm điện, kí hiệu nhà vệ sinh, nơi bỏ rác, bến đỗ ô tô bus, không dẫm lên cỏ, ký hiệu đồ dùng cá nhân của mình và của bạn, nhãn hàng…
102
MT 83; Có một số hành vi như người đọc sách.
- Biểu hiện hành vi đọc, giả vờ đọc sách, truyện.
- Cầm sách đúng chiều, lật giở từng trang sách từ trái qua phải, đọc, đưa mắt hoặc tay chỉ theo chữ từ trái qua phải, trên xuống dưới.
- Trẻ biết cấu tạo của một cuốn sách quen thuộc: bìa sách, trang sách, vị trí trang sách, vị trí tên tác giả, bắt đầu và kết thúc của một câu chuyện trong sách.
- Nhặt sách dưói sàn và đặt sách đúng chiều.
103
MT 84; “Đọc” theo truyện tranh đã biết.
 - Nhận biết được các từ trong văn bản, các từ cách nhau một khoảng trống.
- Trẻ đọc sách theo sáng kiến của mình và có được các ý tưởng từ truyện tranh hay các từ ngữ.
- Nói được các ý nghĩa của một số từ dựa vào tranh minh hoạ, chữ cái và kinh nghiệm.
- “Đọc” thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc một cách có hợp lý, logic.
104
MT 86; Biết chữ viết có thể đọc thay cho lời nói.
- Hiểu rằng có thể dùng tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệu…để thể hiện điều muốn truyền đạt.(VD: hỏi mẹ: “mẹ ơi, trong thư bố có nói nhớ con không”, “mẹ viết hộ con thiệp chúc mừng sinh nhật bạn, mẹ viết là con chúc bạn nhận được nhiều đồ chơi nhé”, nếu điện thoại nhà mình hỏng thì phải viết thư để mời ông bà đến chơi”…, tự “viết” thư cho bạn, “viết” bưu kiện…(chắp các chữ cái đã biết hoặc viết kí hiệu gần giống chữ viết với mong muốn truyền đạt thông tin nào đó).
105
MT 88; Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái.
- Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách.
- Sao chép các từ theo trật tự cố định trong các hoạt động.
- Biết sử dụng các dụng cụ viết vẽ khác nhau để tạo ra các dòng giống chữ viết để biểu đạt ý tưởng hay một thông tin nào đấy. Nói cho người khác biết ý nghĩa của các dòng mình đã “viết”.
106
MT 89; Biết viết tên bản thân theo cách của mình.
- Sao chép lại đúng tên của bản thân.
- Nhận ra tên của mình trên các bảng ký hiệu đồ dùng cá nhân và tranh vẽ.
- Sau khi vẽ tranh, viết tên của mình phía dưới bằng cách mình thích (bằng chữ in, bằng chữ viết thường viết đầy đủ hoặc chỉ có một chữ cái đầu hoặc trang trí thêm vào tên của mình khi viết ra…
107
MT 90; Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.
- Sao chép tên của bản thân theo trật tự định trong các hoạt động.
- Nhận ra tên của mình trong các bảng ký hiệu, đồ dùng cá nhân và tranh vẽ.
- Sau khi vẽ tranh biết viết tên của mình xuống dưới.
108
MT 91; Nhận dạng được chữ cái trong các bảng tiếng Việt.
- Chỉ được tiếng trong trang sách từ trái qua phải từ trên xuống dưới.
- Nhận dạng được các chữ cái viết thường hoặc viết hoa và phát âm đúng các âm của chữ cái đã được học.
- Phân biệt đâu là chữ cái, đâu là chữ số.
IV. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
109
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở, nơi làm việc…).
- Nhận ra hình ảnh Bác Hồ và một số địa điểm gắn với hoạt động của Bác Hồ (chỗ ở, nơi làm việc…).
110
- Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, cùng cô kể chyện về Bác. 
- Kính yêu Bác Hồ.
- Hát, đọc thơ, kể chuyện... về Bác Hồ.
111
- Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa truyền thống (trang phục, món ăn…) của quê hương đất nước. 
- Quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội... của quê hương, đất nước
112
- Biết mình là con/cháu/anh/chị /em trong gia đình, lớp học
- Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học.
113
- Thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: sau khi chơi biết cất đồ chơi vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng; vâng lời ông, bà, bố, mẹ, anh, chị; muốn đi chơi phải xin phép.
- Một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng: để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ; đi bên phải lề đường…
114
MT 27: Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình.
- Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân; tên bố, mẹ; địa chỉ nhà hoặc điện thoại.
115
MT 28; Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
-Nhận ra được một số hành vi ứng xử cần có, sở thích có thể khác nhau giữa bạn trai và bạn gái, ví dụ: bạn gái cần nhẹ nhàng trong khi nói, đi đứng, bạn trai cần phải giúp đỡ các bạn gái bê bàn, xách đồ nặng…; bạn trai thích chơi đá banh, bạn gái thích chơi búp bê, Chọn trang phục phù hợp, Ngồi đúng cách khi mặc váy…
116
MT 29; Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân
-Nói được khả năng của bản thân, ví dụ: Con có thể bê được cái ghế kia, nhưng con không thể bê được cái bàn náy vì nó nặng lắm / vì con còn bé quá…).
-Nói được sở thích của bản thân, ví dụ: con thích chơi bán hàng/ thích đá bóng, thích nghe kể chuyện…
117
MT 30; Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân
Nêu ý kiến cá nhân trong việc lựa chọn các đồ chơi và các hoạt động khác theo sở thích của bản thân, ví dụ: chúng mình chơi trò chơi xếp hình trước nhé, tôi sẽ chơi trò bán hàng, chúng ta cùng vẽ một bức tranh nhé…
-Cố gắng thuyết phục bạn để những đề xuất của mình được thực hiện.
118
MT 31: Cố gắng thực hiện công việc đến cùng.
- Thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi...). 
119
MT 32; Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc.
- Thể hiện bằng tình cảm thái độ sau khi hoàn thành xong công việc.
120
MT 33; Chủ động làm một số cô

File đính kèm:

  • docke hoach giao duc khoi 5 tuoi.doc