Giáo án Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Cơ thể bé

→đồng thanh

- Đây là gì của bé? ( cổ)

- Cổ bé dài hay ngắn?

- Cổ giúp bé làm gì?→ Cô tóm lại →đồng thanh

- Tiếp theo phần cổ là phần nào?

+ Trên mình của bé phía trước và phía sau có gì?(lưng, ngực, bụng)

+ Ngoài ra trên mình còn có đặc điểm gì nữa?

→ Cô tóm lại → đồng thanh

* Hát múa: “Hãy xoay nào”

- Bàn tay của các con vừa làm gì?

- Thế tay của các con đâu? Ngoài ra tay các con còn làm đựơc những việc gì?

- Các con có mấy bàn tay? Bàn tay có mấy ngón

→ Cô tóm lại → đồng thanh

 

doc21 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ - Cơ thể bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TC: Nhảy qua suối nhỏ. 
* Phát triển thẩm mĩ: 
Tô các bộ phận chưa tô
* Phát triển
nhận thức:
- Các bộ phận trên cơ thể bé
* Phát triển nhận thức:
- LQVBTT:
Dạy trẻ nhận biết phân biệt phía trên, phía dưới của bản thân.
* Phát triển thẫm mỹ:
- Hoạt động âm nhạc:
 DH: Mời bạn ăn - NH:Thật đáng chê -TCÂN: Giọng hát to giọng hát nhỏ
* Phát triển ngôn ngữ:
Thơ : Xòe tay
* Hoạt động 3:
Hoạt động ngoài trời
* HĐCMĐ: Quan sát: bàn tay của bé
- TCDG: Chi chi chành chành
- TCVĐ: Kéo co
- Chơi tự do
* HĐCMĐ: Ôn Truyện “Người bạn tốt”
- TCVĐ: tín hiệu
- TCHT: chuông reo ở đâu
- Chơi tự do
* HĐCMĐ: Q/S: Quả đu đủ
- Tìm bạn thân
- Nu na nu nống
- Chơi tự do
 * HĐCMĐ: Nghe đọc truyện “Cậu bé mũi dài”
- TCVĐ: Kéo co
- TCDG: chi chi chành chành
Chơi tự do
* HĐCMĐ: Tìm hiểu về các giác quan của bé.
-TCVĐ: tìm bạn thân
- TCDG: Nu na nu nống 
- Chơi tự do.
* Hoạt động 4:
Hoạt động góc
- Giúp cháu nói được những điều bé thích, không thích.
- Giáo dục cháu nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép đối với người khác.
- Tập cho cháu biết làm theo những quy định chung của gia đình và lớp học.
- Khuyến khích cháu chơi cùng bạn, chú ý nghe cô nói, bạn nói.
- Giáo dục cháu cố gắng hoàn thành công việc được giao như: chia giấy vẽ, dọn đồ chơi…
- Góc phân vai: Mẹ con, phòng khám bệnh, cô giáo…
- Góc xây dựng: Xếp đường về nhà, xếp ngôi nhà của bé.
- Góc nghệ thuật: Làm quen với đất nặn, kéo, tô màu khuôn mặt bé trai- bé gái.
- Góc học tập- sách : Xem tranh ảnh kể chuyện cùng cô về các bộ phận của cơ thể, phân biệt được các đặc điểm của mình của bạn.
- Khám phá khoa học: Tìm hiểu về các giác quan.
- TCVĐ: Tìm bạn thân, kéo co, tín hiệu.
- TCDG: Chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, lộn cầu vồng.
- TCHT:
 - Đoán tên; bé mặc quần áo; chuông reo ở đâu
* Ngày hội ngày lễ: 
- Trẻ biết ngày 20/10 là ngày hội của mẹ, chị gái và cô
-Tổ chức văn nghệ múa hát cháo mừng 20/10
HOẠT ĐỘNG 5: 
Vệ sinh, nêu gương
* Vệ sinh:
- Hát bài: Vì sao mèo rữa mặt.
- Cô nói về nội dung bài hát dẫn dắt vào giờ về sinh.
- Tổ chức cho trẻ làm vệ sinh theo tổ 
- Cô bao quát nhắc nhỡ trẻ khi vệ sinh
- Cô nhận xét giờ vệ sinh
* Nêu gương: Hát: hoa bé ngoan.
- Nhắc tiêu chuẩn bé ngoan và nhận xét trẻ, giáo dục lễ giáo cho trẻ 
- Trao đổi về tình hình học tập của trẻ trong ngày.
- Phối hợp phụ huynh rèn cho cháu các đề tài sắp học vào ngày hôm sau.
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân; ra về
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HẰNG NGÀY
NỘI DUNG
YÊU CẦU - CHUẨN BỊ
- HÌNH THỨC
TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
LƯU Ý
THỨ 2
*HOẠT ĐỘNG 1: HM –ĐT –TDS
* PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: 
* PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG:
- Bò trong đường hẹp .TC: Nhảy qua suối 
* Phát triển thẩm mỹ:
Tô màu các bộ phận chưa tô
 ( Đề tài)
I/ Yêu cầu:
- Trẻ bò phối hợp tay chân , đầu không cúi, chân không đạp vạch, 
- Phát triển cơ chân cho trẻ, rèn tính mạnh dạn khéo léo cho trẻ
- Trẻ chú ý tập cùng cô
II. Chuẩn bị:
- 4 đường hẹp ( 4m x20cm)
- 4 ghế
- búp bê
* Đội hình:
 x x x x x x 
 x 
 x
 x x x x x x 
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết lựa chọn màu để tô quần áo cho đẹp
- Trẻ biết dùng kỹ năng di màu để tô màu cho quần áo đều và đẹp
- Trẻ thực hiện nghiêm túc không nói chuyện
* Nội dung lồng ghép
GDMT: không bôi màu lên quần áo bàn ghế
II. Chuẩn bị:
Tranh mẫu quần áo
Bút màu, vở
Máy băng nhạc
Kệ treo sản phẩm
III/ Hướng dẫn hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Khởi động
Các con ơi! Hôm nay trường mình tổ chức hội thi bé khoẻ. Lớp mình có sẽ tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh để tham gia hội thi nha. Trẻ đi theo vòng tròn kết hợp nhiều kiểu đi → chuyển đội hình 4 hàng ngang
2 Hoạt động 2: Trọng động
a/ Bài tập phát triển chung:
- Tay 2: 2 tay đưa sang ngang, đưa lên cao ( 4l/4n ). 
- Bụng 2: Đứng nghiêng người sang 2 bên ( 2l/4n ). 
- Chân 4: Đứng co 1 chân ( 4l/4n ).
- Bật 3: Bật tách, chụm chân tại chỗ ( 2l/4n ). 
b/ Vận động cơ bản: Bò trong đường hẹp 
- Các con ơi ! hội thi đã bắt đầu. trò chơi đầu tiên đó là trò chơi bò trong đường hẹp . Các con đi cẩn thận nha. Để trò chơi có kết quả tốt các con chú ý xem cô làm trước .
- Cô làm mẫu 1 lần, giải thích kỹ thuật bài tập vào lần 2: Cháu bò trước vạch khi có hiệu lệnh cô bắt đầu bò phối hợp tay chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi,không chạm vạch. bò hết đường . Sau đó về chổ 
- Mời 1 trẻ khá lên làm thử
- Thứ tự 4 trẻ lên tập . Cô chú ý nhắc trẻ đi không chạm vạch
- Tập lại cho trẻ yếu
- Chia lớp thi đua lên chọn hoa tặng cho búp bê
 c. Trò chơi: Nhảy qua suối 
- Luật chơi: Nhảy chụm 2 chân lại 
- Cô vẽ hai đường thẳng làm suối nhỏ, trẻ giả làm "con ếch" nhảy từ "bờ "nọ sang "bờ" kia vừa nhảy vừa kêu "ộp, ộp "
-Cho trẻ chơi 2-3 lần 
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Đi lại hít thở nhẹ nhàng
4. Nhận xét tuyên dương
III. Tiến trình:
1/ Hoạt động 1:
* Đi dạo cửa hàng quần áo
- Các con xem cửa hàng có nhiều quần áo không?
- Quần áo có màu gì? Các con biết vì sao quần áo có nhiều màu không? ( nhờ các cô chú công nhân đã nhuộm màu). Các con nhỏ nên không nhuộm được cô biết 1 cách giúp quần áo có nhiều màu đẹp hơn. Đó là mình sẽ tô màu quần áo các con có thích tô không?
2/ Hoạt động 2:
- Lớp mình xem cô có gì đây? ( tranh vễ quần áo)
- Lớp mình kể cho cô nghe về quần áo trong tranh của cô?
- Trên áo có gì nữa? 
- Áo này dành cho bạn trai hay bạn gái mặc?
- Mình dùng kỹ năng gì để tô màu? Tô như thế nào?( tô di màu từ trên xuống hoặc từ trái qua phải)
- Con cầm bút tay nào?
-> Cô tóm lại: đây là tranh tô quần áo cho bé, cô dùng
nhiều màu tô các phần khác nhau của áo để áo quần đẹp hơn. Áo đầm dành cho bạn gái áo gài nút dành cho bạn trai. Cô dùng kỹ năng di màu từ trên xuống hoặc từ trái qua phải. Tô không lem ra ngoài.
* Trốn cô. Cô có gì nữa?
- Tranh này có gì đặc biệt?
- Bạn gái mặc áo chưa tô màu,bạn trai áo đã được tô nhưng quần chưa tô ,tóc các bạn như thế nào , đôi giầy bạn thì sao?
- Dùng kỹ năng gì để tô màu?
- Vậy bây giờ các con giúp các tô màu các bộ phận chưa được tô cho tranh thêm đẹp nhé.
-> Cô tóm lại
* Cô nhắc cháu không bôi bẩn màu lên quần áo bàn ghế
3/ Hoạt động 3:
Cô nhắc cháu ngồi đúng tư thế để tô, chọn nhiều màu để tô tô không lem ra ngoài. Cô giúp đỡ cháu yếu
- Báo thời gian
4/ Hoạt động 4:
- Con thấy tranh của bạn nào đẹp? vì sao?
- Cô nhận xét lại và nhận xét thêm vài tranh đẹp tuyên dương
- Cô nhận xét các sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
- Cháu chơi tìm bạn thân. ( cháu tìm một bạn gái và một bạn trai thành một cặp)
5/ Nhận xét tuyên dương 
HOẠT ĐỘNG 3
Hoạt động ngoài
Quan sát: bàn tay của bé
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết được đặc điểm cơ bản của bàn tay
- Cháu chơi được trò chơi
- Cháu chơi trật tự ở các nhóm
* Nội dung lồng ghép:
GDVS: Giáo dục cháu chăm sóc bàn tay sạch sẽ
II. Chuẩn bị 
- Đàn ,tranh bàn tay
- Đồ chơi các nhóm
IV. Hướng dẫn hoạt động
Chơi trò chơi: con thỏ
- Bạn nào kể về bàn tay cho cô nghe?
- Bàn tay của con làm được công việc gì?
- Ngón tay nào dài nhất, ngón tay nào ngắn nhất?
- Các con giữ gìn tay mình như thế nào?
→ Cô tóm lại: Bàn tay có 5 ngón đó là ngón cái, trỏ, giữa, kế út, ngón út. Mỗi ngón có nhiều đốt ngón tay và đầu ngón tay có móng tay . Khi úp bàn tay phía trên gọi là mu bàn tay, ngửa ra là lòng bàn tay. Giáo dục cháu giữ vệ sinh cát móng tay sạch sẽ
2. Hoạt động 2: Trò chơi
- Chi chi chành chành
- Kéo co
3. Chơi tự do
- Tưới hoa, trồng cây
- Cát nước,câu cá
- Chơi đồ chơi làm lá câ, xâu hoa,nấu ăn
- Làm bánh
- Rồng rắn lên mây
4. Nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG 4
Hoạt động góc
 Góc khám phá khoa học ( góc trọng tâm)
* HOẠT ĐỘNG 5:
VệSinh -Nêu gương
Trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………
…………………………………………………….
……………………………………………………..
……………………………………………………..
…………………………………………………….
……………………………………………………
…………………………………………………….
…………………………………………………………….
……………………………………………………………
…………………………………………………...
THỨ 3
*HOẠT ĐỘNG 1: HM –ĐT –TDS
* HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HỌC: 
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
* Khám phá khoa học
Các bộ phận trên cơ thể bé
I/ Yêu cầu:
- Cháu biết tên gọi của các bộ phận trên cơ thể bé: đầu, cổ, lưng, tay, chân
- Phát triển khả năng quan sát cho trẻ
- Trẻ học chú ý, không nói chuyện
* Nội dung lồng ghép:
GDDD:Giáo dục trẻ ăn uống nhiều và thường xuyên tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
- Tranh cơ thể bé
- Hình cơ thể bé
- Lô tô các bộ phận
- Bút màu, giấy
III/ Hướng dẫn hoạt động:
1/ Hoạt động 1:Ổn định giới thiệu
* Chơi: trán cằm tai
Trán cằm tai nằm ở phần nào của cơ thể?
Bây giờ lớp mình cùng khám phá cơ thể của mình có những bộ phận nào nha
2. Hoạt động 2: Khám phá cơ thể bé
- Nhìn xem cô có gì đây?
- Bạn nào nhìn và kể cho cô biết cơ thể bé có những phần nào?
- Trên đầu bé có những gì?(tóc, 2 mắt, 2 lỗ tai, 1 cái mũi, 1 cái miệng, 2 cái má)
- Vậy ở phần đầu bộ phận nào có 1 bộ phận nào có 2?→Cô tóm lại →đồng thanh
- Đây là gì của bé? ( cổ)
- Cổ bé dài hay ngắn?
- Cổ giúp bé làm gì?→ Cô tóm lại →đồng thanh
- Tiếp theo phần cổ là phần nào?
+ Trên mình của bé phía trước và phía sau có gì?(lưng, ngực, bụng)
+ Ngoài ra trên mình còn có đặc điểm gì nữa?
→ Cô tóm lại → đồng thanh
* Hát múa: “Hãy xoay nào”
- Bàn tay của các con vừa làm gì?
- Thế tay của các con đâu? Ngoài ra tay các con còn làm đựơc những việc gì?
- Các con có mấy bàn tay? Bàn tay có mấy ngón
→ Cô tóm lại → đồng thanh
* Câu đố: 
Cái gì giúp bé
Đến lớp hàng ngày
Chạy nhảy khắp nơi
Vui chơi cùng bạn
(cái chân)
- Đúng rồi! Chân giúp các con làm gì?
- Các con đếm xem mình có mấy cái chân? Bàn chân có mấy ngón→Cô tóm lại → đồng thanh
→ Giáo dục cháu muốn cơ thể khoẻ mạnh mau lớn thì phải ăn thật giỏi, ăn nhiều rau nhiều trái cây và thường xuyên tập thể dục.
3. Hoạt động 3: 
- Mời 1 bạn lên chỉ các bộ phận cơ thể của 1 bạn khác và cho trẻ chỉ các bộ phận trên cơ thể trẻ theo yêu cầu cô.
- Chọn lô tô các bộ phận cơ thể bé
4. Hoạt động 4: hoạt động nhóm
- Xếp hình theo cơ thể bé
- Gắn bộ phận còn thiếu vào cơ thể bé
- Tô màu các bộ phận
4. Nhận xét tuyên dương
* HOẠT ĐỘNG 3:
Hoạt động ngoài
Ôn Truyện: Người bạn tốt.
I/ Yêu cầu:
- Cháu kể tên được các nhân vật trong truyện “Người bạn tốt”
- Cháu chơi được trò chơi “Tín hiệu, chuông reo ở đâu và 1 số nhóm chơi tự do.
- Cháu hứng thú khi học và chơi.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh chữ to.
- 1 số nhóm chơi.
III/ Hướng dẫn hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Hoạt động có mục đích.
- Tổ chức cháu chơi chuông reo ở đâu.
- Cô nhận xét trò chơi
- Cho cháu xem hình ảnh các nhân vật trong truyện.
- Cô kể 1 lần.
- Hỏi tên truyện tên nhân vật.
- Buổi sáng bố mẹ cho Linh ăn sáng xong rồi dắt linh sang nhà ai? -- - Để rủ bạn đi học
-Trên đường đi học Trang giẫm phải cái gì?
-Ai đã giúp Trang và giúp bằng cách nào?
-Hôm sau Trang đã đem tặng gì cho Linh và nói gì với Linh?
=> Cô khái quát lại và giáo dục cháu 
2/ Hoạt động 2: Trò chơi.
- Tín hiệu
3/ Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Đánh cầu, nhảy dây.	
- Trồng hoa
- Làm bánh
- Chơi vật chìm vật nổi, đong nước
- Tô màu quần áo, làm mũ,vẽ bàn tay…
- Nấu ăn, làm ống nhòm…
4/ Hoạt động 4: NXTD.
* HOẠT ĐỘNG 4:
 Hoạt động góc:
Góc học tập( góc trọng tâm)
* HOẠT ĐỘNG 5:
VệSinh -Nêu gương 
Trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………
…………………………………………………….
……………………………………………………..
……………………………………………………..
…………………………………………………….
……………………………………………………
…………………………………………………….
…………………………………………………………….
……………………………………………………………
…………………………………………………….
……………………………………………………
……………………………………………………
THỨ 4
*HOẠT ĐỘNG 1: HM –ĐT –TDS
* HOẠT ĐỘNG 2:
HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TIỂN NHẬN THỨC LQBTT:
Dạy trẻ nhận biết phân biệt phía trên , phía dưới của bản thân.
I. Yêu cầu:
- Cháu nhận biết phía trên phía dưới của bản thân
 - Sử dụng đúng từ và phân biệt được phía trên phía dưới
- Trật tự chú ý trong giờ học 
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô và trẻ 
- 1 trẻ 1 con bướm 
- Nhạc 
III/ Hướng dẫn hoạt động:
1/ Hoạt động 1
* Hát: Khúc hát dạo chơi
Các con ơi, bạn Ngọc kìa! Hôm nay lớp mầm 2 có tổ chức 1 tiết học nhận biết phía trên, dưới của bản thân trẻ rất hay. Lớp mình rủ bạn cùng về tham gia tiết học nha.
2/ Tổ chức hoạt động nhận thức
 a/Ôn kiến thức củ
 Bạn Ngọc tới học cùng lớp mình nè! Vậy Ngọc kể xem trên người bạn Ngọc có đặc điểm gì?( trẻ kể )
(Trên đầu đội mũ, dưới chân mang dép, phía sau lưng đeo cặp, phía trước cầm hoa)
- Có bạn nào nói lại cho cô nghe
→ Cô tóm lại: Bạn Ngọc đội mũ phía trên đầu, mang dép phía dưới chân, đeo cặp phía sau lưng và cầm hoa phía trước.
→ Đồng thanh
b/ Cung cấp kiến thức mới,Làm thử kiểm tra sưa sai
- Cô gọi trẻ lên và hỏi:
- Ở phía trên con có những gì?
- Nhìn xuống phía dưới có những gì? ( trẻ kể)
- Cháu đồng thanh phía trên phía dưới tương tự cô gọi những cháu khác thay đổi hướng đứng.
+Cô tóm ý: Phía trên bạn có quạt, trần nhà con ngước lên nhì thấy là phía trên. Phía dưới có nền nhà, đôi dép con phải cúi đầu xuống nhìn thấy được là phía dưới .
- Cháu đồng thanh phía trên phía dưới.
- Gọi 2-3 trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô với các đồ dùng cô chuẩn bị sẳn
- Phía trên con có gì?
- Phía dưới con có gì?
d/Luyện tập
- Các con đã biết được các phía của mình rồi. Bây giờ cô sẽ cho các con thi đua đọc vè về các phía của cơ thể mình nha.
+ Ve vẻ vè ve Ve vẻ vè ve 
 Cái vè hỏi bé Cái vè hỏi đủ
 Cái đầu cái chân Bé đây xin thưa
 Cái nào ở trên Cái đầu ở trên
 Cái nào ở dưới Cái chân ở dưới
- Rất giỏi vậy thì bây giờ các con hãy nhìn và cho cô biết xung quanh lớp mình cái gì ở phía trên, phía dưới, so với các con?
( Phía trên có trần nhà, phía dưới có sàn nhà, 
 - Các con rất giỏi! Cô sẽ cho các con chơi với những chú bướm nha.
 - Trẻ sẽ cầm bướm phía trên, bay phía dưới.
3/Củng cố
- chơi đập bàn tay
4/Kết thúc 
-Nhận xét tuyên dương .
* HOẠT ĐỘNG 3:
Hoạt động ngoài trời: 
Q/S: Quả đu đủ
.
I. Yêu cầu:
- Cháu biết tên gọi và một vài đặc điểm nổi bật của quả đu đủ 
- Chơi được trò chơi “Tìm bạn thân,nu na nu nống”
- Lấy và cất đồ chơi gọn gàng, không dành đồ chơi với bạn 
* Nội dung giáo dục :
- Giáo dục cháu ăn nhiều quả giúp cơ thể khoẻ mạnh ,da dẻ hồng hào. 
II. Chuẩn bị :
- Quả đu đủ thật 
- Đồ chơi cho các nhóm 
- Máy cát sét .
III. Hướng dẫn hoạt động
1. Hoạt động 1::Hoạt động có mục đích :Quan sát quả đu đủ .
- Hôm nay cô và các con tổ chức hội thi “Ai thông minh nhé”
- Cô chia lớp thành hai đội thi đua .
- Cô sẽ đố về các loại quả, 3 đội lắc trống dành quyền trả lời cho đội mình, đội nào giải đúng được tặng quả đó 
- Xem quả mỗi đội 
- Ba đội đều có quả gì ?(quả đu đủ )
- Con hãy kể về quả đu đủ đi nào ?
- Cho cháu sờ quả đu đủ xem có dạng gì ?và nó như thế nào ?
- Cô bổ quả đu đủ ra xem bên trong có gì ?
- Cơm và hạt có màu gì ?
- Vỏ và hạt đu đủ ăn được không ? bỏ vào đâu ?
- Ăn quả đu đủ có vị gì ?->cô cho cháu lên nếm .
=> Cô tóm lại quả đu đủ sống có màu xanh, chín có màu vàng hoặc màu cam, khi ăn con nhớ bỏ vỏ và hạt vào thùng rác, đu đủ ăn có vị ngọt nhiều vitamim, ăn vào da dẻ hồng hào, con thường xuyên ăn trái cây vào rất tốt cho cơ thể .
2. Hoạt động 2:Trò chơi 
- Tìm bạn thân
- Nu na nu nống
3. Hoạt động 3: Chơi tự do:
- Trồng hoa
- Làm bánh
- Chơi vật chìm vật nổi, đong nước
- Ném vòng cổ chai.
- Vẽ,tô màu nước.
4. Nhận xét tuyên dương
* HOẠT ĐỘNG 4:
Hoạt động góc
Góc nghệ thuật ( trọng tâm)
HOẠT ĐỘNG 5: 
Vệ Sinh Nêu gương
Trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………
…………………………………………………….
……………………………………………………..
……………………………………………………..
…………………………………………………….
……………………………………………………
…………………………………………………….
…………………………………………………………….
……………………………………………………………
THỨ 5
*HOẠT ĐỘNG 1: HM –ĐT –TDS
* HOẠT ĐỘNG 2:
Mời bạn ăn 
NDTT: Dạy vận động 
Nghe hát: bé khỏe bé ngoan
- TC: “ Tai ai tinh”
I/ Yêu cầu :
- Cháu hát thuộc và vỗ tay theo nhịp bài hát “Mời bạn ăn ” một cách nhịp nhàng.
- Cháu hứng thú khi nghe cô hát, biết hưởng ứng cảm xúc theo lời bài hát .
- Cháu chơi được trò chơi .
II.Chuẩn bị
- Đàn ocgan , 1 số nhạc cụ, mũ chóp
III. Hướng dẫn hoạt động :
1. Hoạt động 1:Ổn định giới thiệu .
- Đọc thơ :Bạn của bé 
- Cô Trần ngọc cũng sưu tầm được một bài hát rất hay nói về giờ ăn đó là bài “Mời bạn ăn”.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ hát “Mời bạn ăn ”.
- Cô hát vỗ lần 1 + Nhạc đệm .
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “Mời bạn ăn” của cô Trần Ngọc sưu tầm.. Bài hát khuyên chúng ta nên ăn nhiều thịt, cá, rau để cho mau lớn và thường xuyên uống nước để cho đẹp da.
- Cô hát vỗ lần 2. Giải thích cách vỗ nhịp đầu tiên con vỗ vào tiếng mời và cư như thế con vỗ đến hết bài 
- Lớp hát vỗ theo cô (2 lần).
- Nhóm hát vỗ theo cô (2 lần ).
 + Cô chú ý sửa sai cách vỗ cho cháu 
- Cháu thích hát vỗ (1 lần ).
- Lớp hát vỗ cùng cô (1 lần).
 2. Hoạt động2: Trò chơi “ Tai ai tinh”
- Cô nói cách chơi : Cô hoặc trẻ hát lời 1đoạn bài hát, sau đố đố trẻ cô vừa hát bài hát gì?
- Lần 1: Lớp đoán.
- Lần 2: Gọi nhóm đoán.
- Lần 3: Cá nhân.
 + Tuỳ theo tình hình lớp cô nâng dần yêu cầu của trò chơi. 
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Bé khoẻ, bé ngoan ”.
- Lần 1: Cô hát + nhạc đệm.
→ Cô vừa hát cho C/c nghe bài hát “Bé khoẻ, bé ngoan” nhạc và lời của Triều Dâng. Bài hát nói về 1 bạn nhỏ ăn, ngủ và học rất ngoan nên luôn được mọi người yêu mến. Cô muốn c/c nên bắt chước bạn nhỏ trong bài hát nhé .
- Lần 2 :Cô hát + 2 cháu múa minh hoạ 
4. Hoạt động 4: NXTD
HOẠT ĐỘNG 3:
Hoạt động ngoài* 
Nghe đọc truyện : Cậu bé mũi dài
Yêu cầu:
 - Trẻ làm quen với
nội dung câu chuyện
- Trẻ chơi được trò chơi: ếch ộp, rì rà rì rà
- Cháu chơi trật tự ở các nhóm chơi
II. Chuẩn bị:
Truyện cậu bé mũi dài
Đồ chơi các nhóm,
III/ Hướng dẫn hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích.
- Lớp chơi Mũi cằm tai.
- Cô có câu chuyện nói về câu bé có mũi rất dài.
- Cô đọc cho các con nghe nha
- Cô đọc truyện 2 lần cho trẻ nghe
- Cô tóm nội dung cho cháu nghe
- Câu chuyện này hôm sau cô sẽ kể lại cho các con nghe nha
2/ Hoạt động 2:
- TCVĐ: Kéo co
- TCDG: chi chi chành chành
3/ Hoạt động 3:
- Chơi tự do
4/ Nhận xét tuyên dương
HOẠT ĐỘNG 4:
Hoạt động góc
Góc xây dựng( trọng tâm)
HOẠT ĐỘNG 5: 
Vệ Sinh Nêu gương 
Trả trẻ
* Đánh giá cuối ngày:
……………………………………………………
…………………………………………………….
……………………………………………………..
……………………………………………………..
…………………………………………………….
……………………………………………………
…………………………………………………….
…………………………………………………………….
……………………………………………………………
THỨ 6
*HOẠT ĐỘNG 1: HM –ĐT –TDS
Thực hành chải răng
* HOẠT ĐỘNG 2:
Phát triển ngôn ngữ
Thơ: Xèo tay
I. Yêu cầu:
- Cháu đọc thuộc cùng cô bài thơ và nhớ nội dung, tên bài thơ
- Cháu trả lời được một số câu hỏi của cô.
- Cháu thích nghe cô đọc thơ
* Nội dung lồng ghép:
GDMT: cháu biết giữ gìn thân thể sạch sẽ
II. Chuẩn bị:
- Cô:Tranh thơ,tranh chữ to
-Tích hợp: Trò chơi: ngón tay nhúc nhích
III. Hướng dẫn hoạt động:
1/ Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu:
* Cả lớp chơi : ngón tay nhúc nhích
- Các con vừa chơi trò chơi gì ?
- Bàn tay mình có ích lợi gì ?
- Có một bài thơ nói về khi xèo tay ra thì sao cac con có thích nghe không ?
Thế thì hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình đọc thuộc bài thơ « Xòe tay »nha!
2/ Hoạt động 2: Truyền thụ tác phẩm đến trẻ
a/ Cô đọc:
- Cô đọc lần 1 với tranh: cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ “ Xòe tay” do tác giả Phong Thu sáng tác. Bài thơ nói về bàn tay rất đẹp ,ví như bông hoa nở ,như trang vở . Thế cô đố lớp mình vì sao mình phải thường xuyên giữ cho tay sạch sẽ ? nếu mình không giữ cho tay sạch sẽ thì cơ thể mình sẽ bị sao? 
- Cô đọc lần 2 với tranh chữ to trích dẫn +giải thích cách đọc .
+ 4 câu đầu nói về bàn tay khi xòe ra đẹp như 2 trang vở ,như bông hoa để vẽ và tô khi đọc đoạn này các con nhấn mạnh vào từ “hoa nở,trang vở”
+ 6 câu cuối nói về hành động của đôi bàn tay rất đẹp vì vậy các con đọc nhẹ nhàng ,chậm rãi.
b/ Dạy lớp đọc thơ
- Cả lớp đọc cùng cô từng câu
- Cô chú ý sửa sai cho cháu cách phát âm “ ra, giơ…”
- Nhóm đọc, cá nhân đọc
- Cả lớp đọc lại
c/ Đàm thoại:
- Lớp mình đọc bài thơ có tên gì? Do ai sáng tác?
- Khi xòe tay ra đẹp như thế nào ?để làm gì?
- Khi muốn thưa cô tay như thế nào?
- Khi em đi tay làm sao?
- Lúc hát và vui với các bạn tay thì tay làm gì nữa?
- Các con có thấy bài thơ nói về đôi tay 

File đính kèm:

  • docbe ngaon.doc