Giáo án Kế hoạch chăm sóc giáo dục - Nguyễn Thị Phương Huế - Chủ đề: Bản thân

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

-Dạy trẻ nhận biết tay phải, tay trái

-Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, phát triển tai nghe, ngôn ngữ.

-Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.

II.CHUẨN BỊ:

Tranh vẽ tay phải, tay trái.

Bút.

III.CÁCH TIẾN HÀNH:

 1.Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện.

-Trò chuyện về chủ đề bản thân.

-Đọc thơ"Cô dạy''.

-Cô hỏi trẻ: +Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?

 +Bài thơ nói gì?

 +Tay dùng để làm gì?

-GD trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẽ.

 2.Hoạt động 2: Nhận biét tay phải, tay trái.

-Chơi''Trời tối trời sáng''.

-Cô xuất hiện cây bút trên tay phải.

-Cô hỏi trẻ: Cô cầm gì? Đây là tay gì? Dùng làm gì?

-Cô dạy trẻ tay cầm bút là tay phải, dùng để viết, tô màu.

-Cô đưa tay còn lại và hỏi trẻ là tay gì?

-Cô cho trẻ giơ tay theo yêu cầu của cô.

 

doc83 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kế hoạch chăm sóc giáo dục - Nguyễn Thị Phương Huế - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyền cho bạn bên cạnh.
 2.Kỹ năng:
-Phát triển tố chất: khéo léo, khả năng định hướng trong không gian.
-Phát triển khả năng phối hợp vận động với giác quan: tay và mắt.
-Chuyền bóng cho bạn mà không làm rơi bóng.
 3.Thái độ:
-Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
-Tính kỷ luật, ý thức trong luyện tâp.
II.CHUẨN BỊ:
-Bóng đủ cho cô và trẻ.
-Xắc xô, băng keo.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
 1.Hoạt động 1: Ổn định trẻ:
-Cô lắc xắc xô tập trung trẻ thành vòng tròn, hết hợp đi các kiểu chân khác nhau: đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh...
-Cô cho trẻ chuyển đội hình, tập BTPTC.
 2.Hoạt động 2: Bé tập thể dục:
Trọng động.
*BTPTC:
-Cô gọi tên động tác: vừa hô vừa tập cùng trẻ.
+Động tác tay: Xoay cổ tay (4l x 2n).
+Động tác chân: Đứng khụyu gối. Đứng 2 chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông, nhún xuống, đầu gối khuỵu rồi đứng lên. (4l x 2n).
+Động tác lườn: Nghiêng người sang 2 bên (4l x 2n).
+Động tác bật: Bật tại chỗ.
-Nhận xét, tuyên dương trẻ và chuyển đội hình tập VĐCB.
 3.Hoạt động 3: Vận động viên tí hon.
-Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau sau vạch kẽ.
-Cô giới thiệu tên VĐCB: Chuyền bóng qua phải qua trái.
-Cô làm mẫu: +Lần 1: Làm mẫu toàn phần.
 +Lần 2: Làm mẫu kết hợp với giải thích: Cô đứng đầu hàng, cầm bóng bằng 2tay dưa chuyền ngang sang cho trẻ đứng cạnh. Trẻ đón lấy bóng bằng 2 tay rồi chuyền tiếp cho bạn bên cạnh, tiếp tục chuyền cho đến bạn cuối hàng thì chuyền ngược lại.
-Cô cho trẻ thực hiện theo hàng 3-4 lần, thực hiện theo nhóm.
-Tong quá trình trẻ tập luyện, cô quan sát, HD, sửa sai động viên trẻ luyện tập.
-Cô nhận xét tuyên dương những trẻ ngoan, tích cực thực hiện tốt và nhắc nhở 1 số trẻ chưa tích cực lần sau cố gắng hơn.
 4.Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Tín hiệu.
-Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
-Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
-Trong lúc trẻ chơi, cô bao quát, động viên hướng dẫn trẻ chơi.
-Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
*Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
*HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1.Vận động nhẹ.
2.Cho trẻ làm quen trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
-Cô giới thiệu tên trò chơi.
-Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3.Nêu gương cuối ngày.
4.Vệ sinh trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 3 Ngày 21 /10/ 2004
Hoạt động : Trò chuyện tìm hiểu về bàn tay
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết mỗi người có 2 bàn tay, tay là một trong những bộ phận của cơ thể. Tay giúp chúng ta hoàn thành mọi việc.
Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng khéo léo của bàn tay và ngón tay trong các công việc hằng ngày.
Giáo dục trẻ biết tự chăm sóc cơ thể, chăm sóc bàn tay sạch sẽ.
Chuẩn bị:
Cho trẻ quan sát bàn tay mọi lúc mọi nơi, ghi nhớ các cử động của bàn tay.
Tranh vẽ bàn tay phải, bàn tay trái.
Trưng bày một số sản phẩm của bàn tay làm ra.
1 chiếc túi bí mật ( có đồ dùng mềm, cứng…)
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ: 
Đón trẻ, và trò chuyện cùng trẻ. 
Thể dục buổi sáng:
Hô hấp: gà gáy.
Tay vai: hai tay đưa ra trước, lên cao.
Chân: đứng một chân đưa ra trước, lên cao.
Bụng lườn: cúi gập người về phía trước.
Bật: bật tại chỗ
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho trẻ hát bài hát “Múa cho mẹ xem” làm động tác minh họa. Các con vừa hát bài hát nói về gì?
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu về bàn tay:
Cháu nào giỏi cho cô biết mỗi người có mấy bàn tay? bàn chân?
Hãy chỉ các bộ phận của bàn tay?
Bàn tay và ngón tay của con người có đặc điểm gì?
Hai bàn tay vung vẫy ra trước, ra sau theo nhịp bước giúp con người thế nào?
Cháu nào giỏi kể cho cô nghe hai bàn tay giúp chúng ta làm gì trong sinh hoạt hằng ngày?
Cô đưa ra 3 chai nước nóng và lạnh, và rồi chuyền cho 3 tổ dặt bàn tay xem chai nước nóng hay lạnh, nhờ có bàn tay cảm nhận.
Trò chơi: “ Chiếc túi bí mật”.
Cho cháu lên thò tay vào trong chiếc túi. Cháu sờ vào các đồ vật trong túi, chọn 1 đồ vật và nói đặc điểm , tên của đồ vật đó trước khi lấy ra cho các bạn xem. Sau đó cho cháu nhận xét.
Cô lần lượt cho các cháu lên chơi.
Hoạt động kết thúc:
Cho cháu hát bài “hãy xoay nào”. Làm động tác minh họa và cho cháu nghỉ.
Hoạt động ngoài trời:
Hoạt động mục đích:
Hát bài hát: “Hay xoay nào”.
Quan sát các bạn chơi.
Hoạt động trò chơi:
Chơi tự do, nhặt lá vàng.
Trẻ chơi các góc: 
Góc am nhạc: Cho trẻ hát các bài hát về các giác quan.
Góc sách: Trẻ xem hình ảnh các giác quan.
Hoạt động chiều: 
Vệ sinh cho trẻ.
Cho trẻ ăn xế.
Ôn lại bài học buổi sáng.
Trả trẻ
Thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2014.
*HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH.
Phát triển nhận thức:
TOÁN: TAY PHẢI TAY TRÁI CỦA BÉ.
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
-Dạy trẻ nhận biết tay phải, tay trái
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô, phát triển tai nghe, ngôn ngữ.
-Giáo dục trẻ biết vâng lời cô, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh vẽ tay phải, tay trái.
Bút.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
 1.Hoạt động 1: Ổn định - trò chuyện.
-Trò chuyện về chủ đề bản thân.
-Đọc thơ"Cô dạy''.
-Cô hỏi trẻ: +Cô và các con vừa đọc bài thơ gì?
 +Bài thơ nói gì?
 +Tay dùng để làm gì?
-GD trẻ giữ gìn đôi tay sạch sẽ.
 2.Hoạt động 2: Nhận biét tay phải, tay trái.
-Chơi''Trời tối trời sáng''.
-Cô xuất hiện cây bút trên tay phải.
-Cô hỏi trẻ: Cô cầm gì? Đây là tay gì? Dùng làm gì?
-Cô dạy trẻ tay cầm bút là tay phải, dùng để viết, tô màu.
-Cô đưa tay còn lại và hỏi trẻ là tay gì?
-Cô cho trẻ giơ tay theo yêu cầu của cô.
-Cô xuất hiện tranh tay phải và tay trái cho trẻ xem và hỏi: Tranh vẽ gì? Đây là tay gì? Dùng để làm gì?
-Cô cùng trẻ hát''Xòe bàn tay, nắm ngón tay''.
 3.Hoạt động 3: Trò chơi: Ai nhanh hơn.
-Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi : Cô cho cả lớp thi đua, đưa tay phải tay trái lên bạn nào đưa nhanh và đúng là thắng.
*HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1.Vận động nhẹ.
2.Ôn bài thơ: Đôi mắt của em.
3.Nêu gương cuối ngày.
4.Vệ sinh trả trẻ.
Thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2014
* HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẩm mỹ
Âm nhạc: TAY THƠM TAY NGOAN
I.Mục đích - yêu cầu:
 1.Kiến thức:
-Trẻ biết hát và vận động theo bài hát nhịp nhàng cùng bạn.
-Biết lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát,thông qua các hoạt động nghe hát,vận động.
 2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng biểu diễn vận động minh họa theo bài hát.
-Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
-Phát triển thính giác, phản ứng nhanh thông qua trò chơi.
 3.Thái độ:
-Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cho đôi tay sạch sẽ.
-Tích cực tham gia vào hoạt động.
II.Chuẩn bị:
Tranh bé rửa tay. Thơ Cô dạy. Mũ chóp kín.
Đĩa CD có bài hát Thật đáng chê.
Hoa nơ cho trẻ múa minh họa.
III.Cách tiến hành:
 1.Hoạt động 1: Đôi bàn tay xinh.
-Đọc đồng dao''Tay đẹp''.
-Trò chuyện về ích lợi của đôi bàn tay.
-Cách giữ gìn đôi tay cho thật sạch: Rửa tay đúng cách, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và những lúc tay bẩn.
 2.Hoạt động 2: Tay thơm tay ngoan.
-Đọc thơ : Cô dạy.
-Giới thiệu bài hát'' Tay thơm tay ngoan''.
-Cô bắt nhịp cho cả lớp lại bài hát 2-3 lần.
-Cô hát và vận động mẫu cho trẻ xem.
-Phân tích các động tác minh họa theo lời ca.
-Mời trẻ cùng hát và vận động với cô 2 lần.
-Cho trẻ kêt sbạn trai, bạn gái cùng hát và vận động theo bài hát.
-Luân phiên mời tổ nhóm, cá nhận hát và vận động kết hợp sử dụng hoa nơ.
 3.Hoạt động 3: Thật đáng chê.
-Cô hát trẻ nghe bài Thật đáng chê, 2lần.
Lần 1: cô hát diễn cảm.
Lần 2; cô hát kết hợp vận động biểu diễn diễn cảm.
-Cô cho trẻ nghe máy, trẻ có thể vận động nhún nhảy theo nhịp bài hát.
 4.Hoạt động 4: Tai ai tinh.
-Giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi. (Cháu ngồi vòng tròn, cho 1 bạn đứng giữa vòng tròn đội mũ chóp kín, mời 1 bạn hát. Bạn đội mũ đoán tên ai vừa hát. Cho cháu chơi 2-3 lần.
-Kết thúc,nhận xét nhẹ nhàng chuyển hoạt động.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1.Vận động nhẹ.
2.Đọc đồng dao: Tay đẹp.
3.Nêu gương hàng ngày.
4.Vệ sinh trả trẻ.
 Thứ 6 ngày 24 tháng 10 năm 2014
*HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH.
Phát triển thẩm mỹ.
Tạo hình: CHÁU THÍCH BÀN TAY NÀO ?
(Tô màu đôi bàn tay).
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức:
-Trẻ biết tô màu bàn tay phải, tay trái.
 2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng cầm màu tô để tô, tô không lem ra ngoài.
-Biết cách giữ vở.
 3.Thái độ:
-Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
-Gĩư gìn vệ sinh đôi tay sạch sẽ.
II.CHUẨN BỊ:
Vở tạo hình, màu tô, bảng, bàn ghế.
III.CÁCH TIẾN HÀNH:
 1.Hoạt động 1: Ổn định-dẫn dắt:
-Cô và trẻ cùng hát và VĐTN: ''Tay thơm tay ngoan''. Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo.
-Cô đàm thoại với trẻ:
+Các con vừa hát bài gì?
+Bài hát nói lên điều gì?
+Bàn tay có gì?
+Tay làm được những gì?...
 2.Hoạt động 2: Tô màu bàn tay phải, tay trái.
-Cô phát vở tạo hình và màu tô cho trẻ.
-Cho trẻ xem tranh mẫu.
-Cô yêu cầu trẻ giở vở đến trang có bàn tay phải tay trái.
-Cô HD trẻ di màu nhẹ nhàng, chọn màu cho phù hợp, tô không lem ra ngoài.
 3.Hoạt động 3: Bàn tay nào đẹp hơn ?
-Trẻ tô màu xong cho trẻ đem lên trưng bày.
-Hỏi trẻ: Cháu thích tranh nào? Vì sao?
-VĐTN: ''Tay thơm tay ngoan''.
-Kết thúc chuyển hoạt động
*HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1.Vận động nhẹ.
2.Biểu diễn văn nghệ..
3.Nêu gương cuối ngày - Nêu gương cuối tuần.
4.Vệ sinh trả trẻ.
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh: CƠ THỂ BÉ ?
Thực hiện tuần 4, từ ngày 27.10 - 31.10.2014
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
-Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe trẻ. 
-Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi về các giác quan và các bộ phận trên cơ thể bé. Cho trẻ nói lên tác dụng không thể thiếu của các giác quan.
-Trò chuyện về các nhóm thực phẩm cần thiết cho sức khỏe trẻ.
-Chơi trong góc phân vai: Làm bác sĩ.
THỂ
DỤC
SÁNG
Tập các động tác với vòng thể dục theo nhịp hô:
-Hô hấp: Làm gà gáy.
-Tay : Hai tay đưa trước, lên cao.
-Chân : Ngồi khụy gối.
-Bụng : Nghiêng người sang 2 bên.
-Bật : Bật ra vào vòng.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
PTVĐ:
Xem ai bò đúng. (Bò thấp chui qua cổng).
KPKH: 
Quần áo của bé.
PTNN:
Thơ :Đôi mắt của em.
PTTM:
ÂN: Nào chúng ta cùng tập thể dục.
Vđ minh họa.
NH: Trống cơm.
TC:Tai ai tinh
PTTM:
TH: tô màu cái áo
HOẠT
ĐỘNG
GÓC
-Góc phân vai: Mẹ con, bán hàng hoa quả, phòng khám.
-Góc xây dựng: Xây nhà cho bé, xếp hình bé tập thể dục.
-Góc học tập: Nhận biết các hình học bằng các giác quan, nhận biết tay phải, tay trái. Xem sách truyện tranh Cậu bé mũi dài. Làm sách kể về tác dụng của đôi tay.
-Góc nghệ thuật: TH: Dán tóc cho bé. Vẽ bé còn thiếu cái gì? Nặn những quả có vị ngọt, vị chua. Nặn đồ chơi cho bé và bạn.
 ÂN: Hát múa, vđ các bài hát về chủ đề: Tay thơm tay ngoan, Nào chúng ta cùng tập thể dục. Luyện tai nghe các bài hát dân ca.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
-QS: Quan sát quá trình bé lớn lên như thế nào?
-TCDG:Lộn cầu vồng.
-Chơi tự do.
-QS: Tranh về các loại thực phẩm giàu chất đạm.
-TC: Ai nói nhanh và đúng.
-Chơi tự do.
-QS: Tranh về đk giúp bé lớn lên và khỏe mạnh.
-TC: Qua cầu hái quả.
-Chơi tự do.
-QS: Thực phẩm giàu chất bột, đường, béo.
-TC: Về đúng nhà.
-Chơi tự do.
-QS: Thực phẩm giàu vitamin.
-TC: Ai chọn đúng rau quả.
-Chơi tự do.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
-Vận động nhẹ.
-LQTC Ai nói nhanh và đúng.
-Vận động nhẹ.
-Hát: Nào chúng ta cùng tập TD
-Vận động nhẹ.
-Tập kể lại chuyện Cậu bé mũi dài.
-Vận độngnhẹ
-Thực hiện bài tập cho trẻ chậm và nghỉ nhiều.
-Vận động nhe.
-Biểu diễn văn nghệ.
-Nêu gương cuối tuần.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh 4: CƠ THỂ BÉ ?
Thực hiện tuần 4, từ ngày: 27-31.10.2014.
Nội dung
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
1.GÓC
PHÂN
VAI
 (Mẹ con, phòng khám bệnh,Bán hàng).
-Về đúng vị trí góc.
-Biết phân vai chơi và chơi lâu với vai đã nhận.
-Biết giao lưu giữa các nhóm chơi trong góc.
-Búp bê, bộ đồ chơi nấu ăn.
-Các loại rau,quả, thực phẩm cần thiết cho gia đình.
-Dụng cụ y tế: kim tiêm, ống nghe...
-Aó quần,giày túi để chơi đóng vai.
-Tập trung trẻ bằng bài hát: Lại đây với cô.
-Trò chuyện về các góc chơi, đề tài chơi.Gợi ý trẻ phân vai:Ai sẽ đóng mẹ? Ai sẽ đóng vai bác sĩ? Khám bệnh cho bệnh nhân phải như thế nào? Cô bán hàng định bán những hàng hóa nào? Giao tiếp với khách hàng ra sao?
-Cô đóng 1vai chơi cùng trẻ, giúp đỡ trẻ lúc khó khăn.
2. GÓC XÂY DỰNG 
(Xây nhà cho bé, Xếp hình bé tập thể dục).
-Biết đặt các khối xếp chồng, xếp cạnh vào nhau để xây nhà cho bé.
-Trang trí hoa cây xanh phù hợp.
-Biết dùng các hình que để xếp hình bé tập TD.
-Cổng, gạch, hàng rào, cây xanh, hoa nguyên liệu thiên nhiên.
-Các hình que bằng xốp.
-Các khối gỗ, lon yến, bảng từ''ngôi nhà của bé''.
-Gợi ý trẻ phân công việc cho các bạn trong nhóm cùng chơi.
-Cô đóng vai chơi cùng trẻ, HD trẻ sắp xếp cho phù hợp.
-Rèn cho trẻ kỹ năng xếp hàng rào, xây nhà, xếp đường đi.
-Nhắc trẻ không tranh giành đồ chơi, chơi xong cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.
3. GÓC HỌC TẬP
(Xem truyện tranh, ghép hình)
-Biết chơi cùng bạn. Biết cầm và giở sách đúng, gọi tên hình ảnh có trong sách.
-Biết phân biệt các nhóm thực phẩm. Biết xếp đồ dùng sạch đẹp.
-Sách truyện theo chủ đề.
-Các loại thực phẩm bằng nhựa, lôtô bằng bìa, xốp về rau quả.
-Cô HD trẻ cách mở sách xem từ trái sang phải. Khuyến khích trẻ vừa xem vừa trao đổi hình ảnh trong tranh.
-Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết, nhắc trẻ giũ gìn góc sách sạch sẽ.
-HD trẻ chọn đúng nhóm thực phẩm, biết chơi cùng bạn.
4. GÓC NGHỆ 
THUẬT
(Nặn các loại quả có vị chua, vị ngọt. Dán tóc cho bé.
-Hứng thú tham gia hoạt động TH: biết cầm bút vẽ, di màu, dán làm tóc, biết lăn đất tạo hình quả bé thích.
-Thích thú nghe nhạc, NH, biểu diễn ca hát, vđ cùng nhạc cụ.
-Bút sáp, tranh có hình vẽ còn thiếu 1số bộ phận. Đất nặn, bảng con. Giấy, hồ dán.
-Đĩa VCD, nhạc cụ: phách gỗ, xắc xô, song loan, mũ múa, hoa nơ.
-Cô HD trẻ cách vẽ, tô màu không lem ra ngoài.HD trẻ cách phếch hồ dán tóc cho bé.Rèn kỹ năng nặn quả cho bé.
-Cô gợi ý trẻ các bài trong chủ đề cho trẻ biểu diễn:''Tay thơm tay ngoan''. Bật nhạc cho trẻ hát theo và minh họa sáng tạo.
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC HÀNG NGÀY
Thứ 2 ngày 27 tháng 10 năm 2014
* HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
PTVĐ: XEM AI BÒ ĐÚNG
 (Bò thấp chui qua cổng)
I.Mục đích - yêu cầu:
 1.Kiến thức:
-Trẻ biết bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng đúng kỹ thuật.
-Biết thực hiện vận động 1 cách nhịp nhàng
 2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng bò thấp phối hợp chân tay nhịp nhàng tay nọ chân kia.
-Biết cách bò thẳng hướng chui không chạm cổng.
-Phát triển khả năng định hướng trong không gian, nhanh nhẹi, khéo léo ở trẻ.
 3.Thái độ:
-Trẻ biết tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, chống bệnh tật.
-Tích cực tham gia vào hoạt động.
II.Chuẩn bị:
Cho trẻ: 3 cổng chui, vạch mức, thuộc bài hát: Mời bạn ăn.
III.Cách tiến hành:
 1.Hoạt động 1: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?
-Cô cho trẻ cùng hát và vỗ tay theo bài hát: Mời bạn ăn.
-Trò chuyện cùng trẻ về việc ích lợi của việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ và tập thể dục đều độ giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh. 
Khởi động:
Cô gõ xắc xô cho trẻ đi theo các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi thường, dừng lại thổi nơ bay.
 2.Hoạt động 2: Xem bé tập thể dục.
Trọng động:
*BTPTC: Cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang tập BTPTC.
Tập các động tác thể dục 4l x 2n theo nền nhạc không lời.
-Tay: Tay đưa trứơc, lên cao.
-Chân: Cỏ thấp, cây cao: Ngồi khuỵu gối, đứng lên.
-Bụng: Cuối người, tay chạm gót chân.(6l x 2n)
-Bật: Bật tại chỗ.
* VĐCB: Bò thấp chui qua cổng.
-Cho trẻ nhìn và gọi tên dụng cụ tập luyện. Tác dụng đẻ làm gì?
-Cô giới thiệu vận động: Bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng.
-Cô làm mẫu lần 2: giải thích vận động.
-Cô mời 1 trẻ thuạc hiện, nhận xét.
-Tổ chức lần lượt cho trẻ lên thực hiện.
-Cho trẻ thi đua theo tổ.
-Cho trẻ từng tổ lên thi bò thấp.
-Mời 1 trẻ khá lên thực hiện
-Sau mỗi lần thực hiện cô lưu ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ bò thẳng hướng, phối hợp tay nọ chân kia, chui không chạm cổng.
*TCVĐ: Thi xem ai nhanh.
Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho trẻ chơi.
 3.Hoạt động 3: Bé thư dãn.
-Cô cho trẻ uống nước chanh và đi dạo quanh lớp, hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1.Vận động nhẹ.
2.Làm quen trò chơi : Ai nói nhanh và đúng.
3.Nêu gương hàng ngày.
Thứ 3 ngày 28 tháng 10 năm 2014
* HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển nhận thức
KPKH: QUẦN ÁO CỦA BÉ
I. Mục đích - yêu cầu:
 1.Kiến thức:
-Trẻ nhận biết đặc điểm nổi bật của quần áo: tên gọi, cách sử dụng, màu sắc.
-Biết sử dụng quần áo phù hợp với thời tiết, giới tính.
 2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
-Rèn kỹ năng phân biệt 2 đối tượng.
 3.Thái độ:
-Trẻ có ý thức giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
-Mặc quần áo phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
-Tích cực tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
-Cho cô: Váy, áo len, quần dài con trai để quan sát. Giá treo quần áo.
-Cho trẻ: Áo cộc tay. áo mở cúc,quần sọt, áo khoác, quần bò đủ mỗi trẻ một cái.
III.Cách tiến hành:
 1.Hoạt động 1: Hôm nay bé mặc đồ gì?
- Chơi: Bốn mùa.
-Trò chuyện về thời tiết hôm nay thế nào?
Theo các cháu mặc quần áo như thế nào là phù hợp?
-Mời 1 cháu giới thiệu về quần áo mặc hôm nay của mình: Cháu mặc áo dài tay hay cộc tay? Áo cháu mặc màu gì? Ai mua cho cháu?
Nhận xét bạn mặc áo đã phù hợp chưa?
-> Ngoài những quần áo cháu mặc ở đây, còn rất nhiều các loại quần áo khác nữa. Chúng mình đoán xem đó là quần áo gì?
 2.Hoạt động 2: Khám phá quần áo của bé.
-Cho trẻ xem một chiếc váy hoa: Đây là gì? Dùng để làm gì? Váy được làm từ chất liệu gì? Ai có thể mặc váy?
-> Váy được làm từ chất liệu vải, dùng cho bạn gái mặc khi trời nắng.
-Cho trẻ xem áo len: Áo màu gì? Trên áo có gì? (Cho trẻ kể về chiếc áo len trẻ vừa nhìn thấy: dài tay hay cộc tay? Mặc khi nào? Trời nóng nếu mặc áo len sẽ như thế nào?)
-> Áo len làm từ sợi len, dài tay, mặc khi trời lạnh.
-Cho trẻ xem tiếp quần dài bé trai mặc.
Cho trẻ tìm xem trong lớp bạn nào mặc quần dài? Khi mặc cảm thấy thế nào? Quần dài này sờ vào cảm giác thế nào? (Dày, mỏng ra sao?) Người ta dệt chiếc quần này bằng chất liệu gì?
-> Quần dài được làm bằng vải jean, dày và ấm, mặc vào mùa lạnh.
 3.Hoạt động 3: Ai giỏi nhất.
-Cho trẻ chia nhóm thảo luận: 
Nhóm 1: Phân biệt váy và áo len.
Nhóm 2: Phân biệt áo len và quần dài.
Nhóm 3: Kể 1 số áo quần, trang phục mùa lạnh, mùa nóng cháu biết.
-GD: Cháu biết giữ gìn quần áo luôn sạch sẽ, không bôi bẩn lên quần áo, biết sắp xếp quần áo đúng nơi quy định. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết để bảo vệ cơ thể, để chúng mình luôn khỏe mạnh, xinh đẹp.
 4. Hoạt động 4: Mắt tinh, tay khéo.
-TC1: Chia trẻ 2 nhóm trai, gái thi đua tìm nhanh áo quần phù hợp cho bạn trai bạn gái và nối lại bằng bút màu. Nhóm nào tìm nhanh và đúng là thắng cuộc.
-TC2: Đi siêu thị
Trẻ vừa đi vừa hát nghe hiệu lệnh, trẻ hỏi: Mua gì, mua gì? Cô nói: Mua quần áo trang phục mùa lạnh. Trẻ phải chọn đúng loại quần áo cô yêu cầu (áo len, quần dài, khăn, tất, mũ len...).
-Cô nhận xét
-Kết thúc: Trẻ thi đua mặc nhanh quần áo để biểu diễn thời trang.
* HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1.Vận động nhẹ.
2. Hát: Nào chúng ta cùng tập thể dục.
Cô cho trẻ nghe bài hát 1-2 lần. Giới thiệu tác giả.
Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu bài hát.
GD trẻ biết ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể mau lớn, khỏe mạnh.
3. Nêu gương hàng ngày.
4. Vệ sinh trả tr
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 4 Ngày 29 / 10 / 2014
Hoạt động : Thơ: Đôi mắt của em.
Mục đích yêu cầu:
Trẻ đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện ngữ điệu khi đọc bài thơ.
Hiểu nội dung bài thơ.
Biết ăn uống đầy đủ các chất, giữ gìn vệ sinh để đôi mắt được sáng hơn.
Chuẩn bị:
Tranh đôi mắt.
2 bài thơ viết chữ.
Các loại quả: Cà rốt, cà chua, ớt đỏ.
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động đón trẻ:
Đón trẻ, trao đổi phụ huynh về tình hình của trẻ.
Hoạt động có chủ định:
Mở đầu hoạt động:
Cho cháu chơi trò chơi: “Nhắm mắt, mở mắt”.
Hoạt động trọng tâm:
Giới thiệu, đọc mẫu, đàm thoại.
Nếu nhắm mắt lại các con có thấy gì không?
Đôi mắt rất quan trọng đối với con người, cô Lê Thị Mỹ Phương có một bài thơ rất hay đó là bài thơ “Đôi mắt của em”.
Cô đọc mẫu một lần điệu bộ.
Cô đọc lần 2 tóm tắt nội dung.
Đôi mắt rất quan trọng giúp chúng ta thấy tất cả mọi vật.
Nếu không có mắt thì chúng ta có nhìn thấy không?
Đàm thoại trích d

File đính kèm:

  • docban than 3t.doc