Giáo án hướng nghiệp lớp 11 - Chủ đề : Tháng 09 tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành giao thông vận tải và địa chất
4. Củng cố
- Giáo viên củng cố những ý chính của bài
5. Bài tập về nhà.
- Học sinh ôn tập vị trí, các nhóm nghề, đặc điểm lao động, và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng
câu trả lời ? Đối tượng lao động của ngành giao thông vận tải? ?Nội dung lao động? ?Công cụ lao động? ?Yêu cầu của nghề đối với người lao động? ?Điều kiện lao động? ?Những chống chỉ định y học của nghề? ?Triển vọng phát triển của nghề? Giáo viên đưa ra thông tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh. 4. Củng cố - Giáo viên củng cố những ý chính của bài 5. Bài tập về nhà. - Học sinh ôn tập vị trí, các nhóm nghề, đặc điểm lao động, và triển vọng pháp triển của ngành kinh doanh dịch vụ Ngày 24 thỏng 10 năm 2013 Chủ đề : Tháng 11 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính-viễn thông, công nghệ thông tin I. Mục đích, yêu cầu - Học sinh nắm được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển, nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế xã hội II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo viên nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo để có kiến thức, thông tin cần thiết về nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. - Chuẩn bị cho học sinh mẫu điều tra thông tin một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin - Giáo viên giao trước cho học sinh tìm hiểu một số nghề cụ thể thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin (do giáo viên chọn). - Giáo viên tìm hiểu thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh của người thợ trên các công trình điện, dầu khí, than, viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt sưu tầm, tìm hiểu gương sáng của các nhà doanh nghiệp trẻ và các anh hùng lao động trong các lĩnh vực này. - Sưu tầm các bài hát ca ngợi những con người làm việc trong ngành than, dầu khí, điện, bưu chính viễn thông… IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 11A2 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp I. ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin a. Sơ lược sự phát triển ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. - Từ khi Pháp xâm lược nước ta, chúng đã tiến hành khai thác than ở Quảng ninh, thành lập các sở điện và các sở bưu điện. Sau hoà bình, các ngành này phát triển mạnh. - Chúng ta mới tiếp cận với công nghệ thông tin trong một vài năm gần đây song ngành này đã có những tiến bộ đáng kể b. ý nghĩa kinh tế xã hội + Một số thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây + Phương hướng phát triển giai đoạn 2006-2010 - Về năng lượng đến năm 2010, khai thác dầu khí đạt 21,1 triệu tấn, than đạt sản lượng 40-42 triệu tấn than sạch, sản lượng điện phát ra khoảng 93 tỉ kwh, về bưu chính viễn thông đến năm 2010 mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân và mật độ internet đạt 12,6 thuê bao/100dân, về công nghệ thông tin tập trong phát triển phần mềm sử dụng trong nước và xuất khẩu II. Đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin 1. Đối tượng lao động: a. Nhóm ngành năng lượng: đất, đá, sỏi, than các loại, dầu thô, nước, tạp chất các loại, nguyên liệu, nhiên liệu…. b. Nhóm ngành bưu chính, viễn thông: tem thư, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, giao dịch bưu điện, khai thác bưu chính, khai thác điện thoại… c. Nhóm ngành công nghệ thông tin: các nguồn thông tin dưới dạng chữ viết, con số, sơ đồ, bản vẽ…. 2. Nội dung lao động: a. Ngành năng lượng: - Năng lượng điện: thăm dò lập dự án, xây dựng lắp đặt nhà máy, khai thác và vận hành nhà máy, phân phối cung cấp các dịch vụ kinh doanh điện b. Ngành bưu chính, viễn thông: nhận, chuyển và phát thư từ, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền, điện tín, điện thoại… đến các nơi trong và ngoài nước, thiết kế, lắp đặt vận hành bảo dưỡng à sửa chữa các tổng đài điện tử, tổng đài cơ điện, tổng đài quang, thiết bị vệ tinh, thông tin vệ tinh, cáp, mạng lưới thuê bao điện thoại, fax, … c. Ngành công nghệ thông tin: - Dịch vụ công nghệ thông tin: lắp ráp máy tính điện tử và cung cấp dịch vụ thông tin, thực hiện tin học hoá, thực hiện internet hoá, thực hiện thương mại điện tử - Xây dựng công nghiệp phần mềm: phân tích thiết kế hệ thống, thi công sản xuất phần mềm, thử nghiệm, đánh giá chất lượng phần mềm, đóng gói sản phẩm và kin doanh tiếp thị 3. Công cụ lao động: tuỳ theo từng nghề, từng chuyên môn trong ngành sẽ có những công cụ khác nhau. a/ Nhóm ngành nghề năng lượng: công cụ lao động thô sơ như cuốc, xẻng, công cụ lao động bằng tay như búa, kìm…, công cụ lao động bằng máy b/ Nhóm ngành nghề bưu chính viễn thông: là các phương tiện kỹ thuật điện tử c/ Nhóm ngành nghề công nghệ thông tin: các thiết bị phần cứng và phần mềm 4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động: tuỳ thuộc vào từng nhóm nghề: - nhóm nghề Người-Kỹ thuật: yêu cầu có thể lực tốt, tư duy nhanh nhạy, mắt tinh, tai thính, khứu giác tốt, sự phối hợp các động tác tay chân thuận thục, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, cẩn thận ngăn nắp - Nhóm nghề Người – dấu hiệu: trí tưởng tượng tốt, có tư duy kĩ thuật phát triển, có tính tò mò và sáng tạo, có năng lực quan sát, có tình kiên trì nhẫn nại, bình tĩnh, có bàn tay khéo léo nhẹ nhàng - Nhóm nghề người – người: thaid độ luôn niềm nở lịch sự, có năng lực thuyết phục khách hàng, biết tự kiềm chế trược những tác động tiêu cực từ phía khách hàng 5.Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của nghề a. Ngành năng lượng: người nhỏ bé, sức yếu, không chịu được sóng gió, hay chóng mặt, buồn nôn, hay bị dị ứng xăng dầu, người mắt kém, bị cận thị …. b. Ngành bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin: người trình độ học lực kém, trí nhớ và tư duy kém phát triển, chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ, rụt rè bảo thủ…. III. Một số thông tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh IV. Triển vọng phát triển của nghề - Các nghề trong ngành bưu chính viễn thông, năng lượng, công nghệ thông tin đang trong giai đoạn hiện đại hoá, công nghệ thông tin trởi thành điều kiện hàng đầu. Cho đến nay, công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ. Trong thời gian sắp tới nước ta sẽ có nghành công nghiệp công nghệ thông tin. Về bưu chính viễn thông, hệin trình độ của nước ta không thua kém các nước trong khu vực và sẽ còn phát triển nhanh hơn. về năng lượng, dầu khí và than đá là nguồn tài nguyên hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta ? Nêu sơ lược về sự phát triển của ngành năng lượng, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ? Nêu ý nghĩa xã hội ? Đối tượng lao động của các nghề thuộc nhóm nghành năng lượng, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ?Nội dung lao động của các nghề thuộc nhóm nghành năng lượng, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ? Công cụ lao động của các nghề thuộc nhóm nghành năng lượng, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ? Yêu cầu đối với người lao động của các nghề thuộc nhóm nghành năng lượng, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin ? Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của các nghề thuộc nhóm nghành năng lượng, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Giáo viên giới thiệu một số cơ sở tuyển sinh ? Nêu triển vọng phát triển của nghề 4. Củng cố - Giáo viên củng cố những ý chính của bài 5. Bài tập về nhà. - Học sinh ôn tập vị trí, các nhóm nghề, đặc điểm lao động, và triển vọng phát triển của các nghề thuộc nhóm nghành năng lượng, bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Ngày 24 thỏng 11 năm 2013 Chủ đề : Tháng 12 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng I. Mục đích, yêu cầu - Biết được v ai trò, vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, quyền lợi, nghĩa vụ của một số nghề thuộc lĩnh vực anh ninh, quốc phòng - Tìm hiểu được thông tin một nghề hoặc chuyên môn thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng - Nhận thức rõ về tính chất lao động đặc biệt của nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng. Có ý thức trách nhiệm làm nghĩa vụ công dân đối với hai lĩnh vực này II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo viên có thể làm quen trước với một đơn vị bộ đội đóng ở địa phương hoặc một nhà máy quốc phòng hay một đồn công an, một trường đào tạo cảnh sát….để có thêm những thông tin nghề nghiệp trong lĩnh vực an ninh quốc phòng - Đọc trước một số sách báo như báo Quân đội nhân dân, báo an ninh thế giới…để tìm thêm tư liệu minh hoạ cho bài giảng 2. Học sinh: - Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ hoặc một vài câu chuyện viết về bộ đội, công an nhân dân hoặc về các hoạt động của một số nghề trong lĩnh vực an ninh quốc phòng IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 11A2 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp I. Vài nét về sự phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng - Nước ta có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Do phải liên tục chống giặc ngoại xâm mà nhân dân ta đã có một kho tàng kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ nền độc lập quốc gia, giữ gìn sự thống nhất đất nước. Có 3 lực lượng chính tróng lĩnh vực an ninh quốc phòng a. những người tham gia lực lượng vũ trang theo nghĩa vụ công dân do luật pháp quy định b. Những người tham gia lực lượng vũ trang là nghề nghiệp của mình. c. Những người làm việc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc biên chế của các ngành an ninh quốc phòng II. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng A. Đối với những người coi việc phục vụ trong lực lượng vũ trang là nghề nghiệp của mình 1. Đối tượng lao động: đối tượng cần bảo vệ là nhân dân, đối tượng cần chấn áp là những kẻ xâm phạm đến lãnh thổ, đến an ninh của đất nước, đến đời sống của từng người dân 2. Nội dung lao động: giữ vững an ninh trật tự xã hội, đảm bảo cho người dân một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Khi các thế lực phản động và thù địch tấn công, phải chiến đấu để tiêu diệt chúng, khi hoà bình phải tập luyện thường xuyên, tu dưỡng không ngừng để làm chủ vũ khí và các phương tiện kỹ thuật hiện đại 3. Công cụ lao động: vũ khí, các thiết bị máy móc, các loại xe tăng, thiết giáp, tàu chiến, máy bay chiến đấu, các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại…. 4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động: có sức khoẻ tốt dũng cảm, táo bạo, có nhiều sáng kiến không sợ hi sinh, gian khổ có tinh thần cảnh giác cách mạng trung thành tuyệt đối với cách mạng thương yêu đồng đội, chấp hành kỷ luật quân sự 5.Điều kiện lao động công tác trong lĩnh vực an ninh quốc phòng thường hay có sự thay đổi về vị trí đóng quân, nhiều công việc nặng nhọc, đòi hỏi tinh thần chịu đựng gian khổ. Khi có chiến sự thì cuộc sống thường lâm vào cảnh thiếu then về nhiều mặt, đồng thời luôn phải đối mặt với công việc đòi hỏi sự hy sinh quên mình 6. Những chống chỉ định y học mắc các bệnh lao phổi suy thận, đau cột sống, viêm gan mãn tính có tật khoèo tay, khoèo chân, bàn chân bẹt những người thấp bé nhẹ cân B. Đối với những người làm công việc sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng 1. Đối tượng lao động: may quần áo trong các xưởng may quân đội, chữa bệnh trong các quân y viện, chết tạo vũ khí trong các xí nghiệp quốc phòng 2. Nội dung lao động: Tất cả những nghề trong lĩnh vực an ninh quốc phòng có nội dung lao động như mọi nghề chúng ta thấy ngoài xã hội, song toàn bộ việc sản xuất, dịch vụ, kinh doanh dều hướng vào việc xây dựng các lực lượng vũ trang, hiện đại hoá quân đội và công an để đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất nước. 3. Công cụ lao động: So với ngoài xã hội, các nghề trong lĩnh vực an ninh quốc phòng thường sử dụng các công cụ cùng loại. tuy nhiên, trong xí nghiệp quốc phòng, nhiều sản phẩm làm ra có tính chất chuyên dụng dùng trong các lực lượng vũ trang 4. Yêu cầu của nghề đối với người lao động: có sức khoẻ tốt dũng cảm, có nhiều sáng kiến không sợ hi sinh, gian khổ có tinh thần cảnh giác cách mạng trung thành tuyệt đối với cách mạng có tinh thần trách nhiệm trong công việc 5.Điều kiện lao động Môi trường lao động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là môi trường đạo đức chính trị, đòi hỏi cao ở con người về tính kỷ luật, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức giữ bí mật quốc gia, tính kiên trì, dũng cảm… 6. Những chống chỉ định y học mắc các bệnh lao phổi suy thận, đau cột sống, viêm gan mãn tính, rối loạn tiền đình có tật khoèo tay, khoèo chân những người thấp bé nhẹ III. Một số thông tin về cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh nước ta ? Nêu sơ lược về sự phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Có mấy lực lượng chính trong lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Đối tượng lao động của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ?Nội dung lao động của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Công cụ lao động của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Yêu cầu đối với người lao động của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Đối tượng lao động của những người làm công việc sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ?Nội dung lao động của những người làm công việc sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Công cụ lao động của những người làm công việc sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Yêu cầu đối với người lao động của những người làm công việc sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng ? Điều kiện lao động và những chống chỉ định y học của những người làm công việc sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng Giáo viên giới thiệu một số cơ sở tuyển sinh ? Nêu triển vọng phát triển của nghề 4. Củng cố - Giáo viên củng cố những ý chính của bài 5. Bài tập về nhà. - Học sinh ôn tập vị trí, các nhóm nghề, đặc điểm lao động, và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng Ngày 24 thỏng 12 năm 2013 Chủ đề : Tháng 01 Giao lưu với những gương vượt khó điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi I. Mục đích, yêu cầu biết được các con đường, hình thức học tập sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông để đạt được ước mơ của mình viết được bản thu hoạch về nhận thức ý nghĩa, vị trí, sự vinh quang của một nghề nào đó trong xã hội và cảm xúc cá nhân sau buổi giao lưu tích cực tham gia thảo luận theo chủ đề II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo viên tìm hiểu một số nhân vật có thể mời đến dự giao lưu với học sinh thông qua sự giới thiệu của một vài cơ quan, đoàn thể sau đó, giáo viên chọn lấy một danh sách khách mời đáp ứng yêu cầu tổ chức giao lưu như đã dự định nhà trường đứng ra mời các vị khách sau khi đã có thoả thuận về ngày, giờ, địa điểm giao lưu giao viên gặp gỡ trước các vị khách, thông báo về những yêu cầu đặt ra trong buổi giao lưu, giới thiệu cho họ về tình hình, đặc điểm của học sinh trong lớp hoặc khối lớp để khách mời có sự chuẩn bị cho buổi tiếp xúc với học sinh. Giáo viên cũng cần giới thiệu trước cho các em học sinh về thành phần khách mời Chuẩn bị một số câu hỏi về những gì mình quan tâm và muốn khai thác trong buổi giao lưu 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung văn nghệ sát với công việc, nghề nghiệp của các vị khách. Học sinh chuẩn bị các câu hỏi bằng phiếu IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức Ngày giảng Lớp Sĩ số 11A2 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp 1. Chọn đối tượng giao lưu Mời những người đến giao lưu với học sinh theo tiêu chuẩn sau Là những người thành đạt trong nghề, có nhiều thành tích trong công tác, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Chú ý mời những người đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua của các ngành đối tượng giao lưu của học sinh cũng có thể là đại diện cho một đơn vị sản xuất, kinh doanh giỏi, được nhà nước trao tặng các loại huân chương hoặc các danh hiệu thi đua cao quý. Mời những gương đã vượt khó bằng nỗ lực bản thân để đạt được ước mơ nghề nghiệp của mình Tốt nhất là mời những người của chính địa phương nơi trường đóng, nế có thể thì chọn ngay những học sinh cũ của trường Trong những đối tượng giao lưu nên có cả nam và nữ, già và trẻ, đại diện cho các lĩnh vực kinh doanh sản xuất 2. Tổ chức giao lưu a. Hình thức giao lưu b. Những hoạt động trong buổi giao lưu 3. Một vài phương án tổ chức giao lưu khác Tổ chức theo từng lớp Tổ chức tại một cơ sở sản xuất hoặc cơ quan Mời các vị khách tham gia giao lưu ngồi lên phía trên Số lượng khách mời giao lưu với học sinh khoảng 5-7 người Chọn một hoặc hai học sinh làm dẫn chương trình Tham dự buổi giao lưu này nên có đại diện ban giám hiệu, đại diện đoàn thanh niên, các thầy cô chủ nhiệm lớp, Giáo viên có thể đưa ra trình tự như sau Một nhóm học sinh được người dẫn chương trình giới thiệu lên hát chào mừng Người dẫn chương trình giới thiệu các vị khách mời và thành phần tham dự buổi giao lưu Mời các vị khách lên sân khấu Người dẫn chương trình giới thiệu từng vị khách với những thành tích về sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà họ đạt đựơc. Người dẫn chương trình nêu một số câu hỏi của học sinh cho các vị khách mời hoặc học sinh tự đặt câu hỏi với từng khách mời Các vị khách trao đổi ý kiến với học sinh Xen kẽ nên tổ chức ngâm thơ, hát, kể chuyện phù hợp với chủ đề của buổi giao lưu Cuối buổi giao lưu, đại diện học sinh cảm ơn khách và có thể tặng quà Một vài phương án tổ chức giao lưu khác Nếu buổi giao lưu tổ chức theo từng lớp thì mời các vị khách tới tận lớp hoặc một phòng họp nhỏ của nhà trường. Kê bàn ghế hình chữ nhật, khách mời và học sinh ngồi xen kẽ hoặc khách ngồi phía trên, học sinh ngồi phía dưới Có thể mời thêm khách thuộc một số nghề khác, phù hợp với tiêu chuẩn 4. Củng cố - Giáo viên tóm tắt kết quả buổi giao lưu 5. Bài tập về nhà. - Học sinh trình bày trên giấy những điều mà các em cảm nhận sâu sắc nhất qua buổi giao lưu Ngày 24 thỏng 01 năm 2014 Chủ đề : Tháng 02 nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động I. Mục đích, yêu cầu Biết chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội. Biết được đặc điểm, nhu cầu của thị trường lao động ở nông thôn và thành phố trong nền kinh tế thị trường Tìm hiểu được một số thông tin về nhu cầu thị trường lao động của địa phương và cả nước tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động để định hướng nghề nghiệp tương lai II. Phương pháp dạy học. -Học sinh làm trung tâm, giáo viên hướng dẫn. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: tranh ảnh, biển quảng cáo, bảng thống kê, tờ rơi về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế của đất nước. Bảng điều tra về thị trường lao động nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của địa phương và của cả nước. Những tấm gương về những người lao động giỏi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ của địa phương và của cả nước 2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, tờ rơi quảng cáo, bảng thống kê về những nghành nghề của xã, huyện và tỉmh mìmh Sưu tầm các loại báo liên quan đến nhu cầu nhân lực của cả nước và của địa phương mình IV. Tiến trình 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới Nội dung Phương pháp 1. Việc làm và thị trường lao động Hiện nay nhiều sinh viên tốt nghiệp đang phải chờ xin việc làm hoặc phải làm những ngành nghề trái chuyên môn do họ thiếu thông tin về thị trường lao động khi chọn nghề Nhu cầu lao động phụ thuộc vào nhu cầu phát triển sản xuất của một lĩnh vực cụ thể trong nền kinh tế quốc dân khi chọn nghề thanh niên cần phải chú ý tới tình hình phát triển của xã hội. Cá nhân phải thích ứng với xã hội 2. đôi nét về thị trường lao động nước ta hiện nay trong những năm gần đây thị trường lao động của nước ta luôn thay đổi do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. thị trường lao động ngành nông-lâm-ngư nghiệp - việc đẩy manh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sẽ tạo việc làm và thu hút một lực lượng lao động lớn trên phạm vi cả nước - đối với nước ta, vốn là một nước nông nghiệp đang tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi lực lượng lao
File đính kèm:
- Giao an huong nghiep 11 ca nam (2).doc