Giáo án Hướng nghiệp 11 - Chủ đề 7: Tôi muốn đạt được ước mơ

GV: -Yêu cầu mỗi nhóm kể 1 câu chuyện liên quan đến ước mơ hoài bão của những người thành đạt trong nghề khi họ còn nhỏ, còn là HS, SV.

( HS: Chuẩn bị 5phút sau đó trình bày.)

 GV:

- Yêu cầu HS thổ lộ ước mơ nghề nghiệp của mình.(Một số HS tự trình bày ước mơ của mình trước lớp)

- Vì sao em lại chọn ước mơ đó? Em đã hình dung được những thuận lợi, khó khăn khi theo nghề nghiệp đó không?

- GV: Nhận xét

 Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người nào cũng có dự định nghề nghiệp cho bản thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ hòai bão về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai. Các em lưu ý là sự hình thành dự định nghề nghiệp hầu nhu bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc tới các yếu tố ảnh hưởng như : hứng thú, năng lực bản thân,đụnh hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước và thị trường lao động với những điều kiện đã có cùng với những thuận lợi , khó khăn sẽ gặp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5359 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 11 - Chủ đề 7: Tôi muốn đạt được ước mơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 7: TÔI MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nhận thức được sự cần thiết phải nỡ lực phấn đấu rèn luyện để đạt được ước mơ .
2. Kỹ năng: 
- Nêu được những ước muốn, những trăn trở của bản thân trong việc chọn nghề tương lai và lý giải được cách phấn đấu để mong muốn đó trở thành hiện thực.
3. Thái độ:
- Có thái độ tin tưởng vào sự rèn luyện bản thân khi thực hiện ước mơ nghề nghiệp, điều chỉnh được động cơ chọn nghề của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:1.GV: Nguyên cứu kỹ chủ đề 7 và các tài liệu liên quan, tranh ảnh liên quan đến các nghề.2. HS: Xem lại bản kế hoạch dự định chọn nghề đã xây dựngtừ năm lớp 10. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:1. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số:2.Khởi động :- Hát tập thể một bài liên quan đến một nghề.- Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài học3. Tổ chức hoạt động:GV: Chia lớp học thành 4 nhóm.
4. Tổ chức hoạt động:
** HOẠT ĐỘNG 1: Thi kể chuyện
GV: -Yêu cầu mỗi nhóm kể 1 câu chuyện liên quan đến ước mơ hoài bão của những người thành đạt trong nghề khi họ còn nhỏ, còn là HS, SV...
( HS: Chuẩn bị 5phút sau đó trình bày.)
 GV: 
- Yêu cầu HS thổ lộ ước mơ nghề nghiệp của mình.(Một số HS tự trình bày ước mơ của mình trước lớp)
- Vì sao em lại chọn ước mơ đó? Em đã hình dung được những thuận lợi, khó khăn khi theo nghề nghiệp đó không?
- GV: Nhận xét
 Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, người nào cũng có dự định nghề nghiệp cho bản thân mình. Kèm theo dự định là những ước mơ hòai bão về sự thành đạt nghề nghiệp trong tương lai. Các em lưu ý là sự hình thành dự định nghề nghiệp hầu nhu bao giờ cũng gắn với việc xem xét, cân nhắc tới các yếu tố ảnh hưởng như : hứng thú, năng lực bản thân,đụnh hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước và thị trường lao động với những điều kiện đã có cùng với những thuận lợi , khó khăn sẽ gặp. 
** HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPH CH1: Sau khi tốt nghiệp THPT các em có nhiều hướng đi, nhưng nói chung các em có thể có những lựa chọn nào?Tiếp tục đi học hay trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất.Những trường hợp nào thì nên tiếp tục đi học?( Cho nhóm thảo luận 5 phút, sau đó đại diện nhóm trả lời)
GV: Những em có năng lực học tập tốt, có điều kiện thì nên thi vào các trường đại học, cao đẳng. Lưu ý vài năm gần đây chỉ khỏang 10% em trúng tuyển khi dự thi vào Đại học, Cao đẳng. Một số khá đông các em tốt nghiệp THPT đã đi học các trường Trung cấp để trở thành cán bộ kĩ thuật cho các ngành, các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, trong nông nghiệp, công nghiệp. Một số khác lại theo học các trường đào tạo nghề trở thành những người thợ trên rất nhiều lĩnh vực sản xuất
CH2: Liệu có phải chỉ tiếp tục học tiếp mới là con đường duy nhất để vào đời hay không?( GV cho nhóm thảo luận 5 phút , cử đại diện trả lời)GV: Thực tế cho thấy không ai khẳng định rằng vào Trung cấp hay Đại học, Cao đẳng ai sẽ tiến nhanh hơn, xa hơn trong họat động nghề nghiệp, bởi vì điều đó còn phụ thuộc vào sự phấn đấu học hỏi không ngừng. Có nhiều người suốt đời chỉ là kĩ sư, trong khi đó nhiều người xuất phát là công nhân nhưng trong quá trình lao động sản xuất họ tiếp tục phấn đấu, học tập và trở thành những tiến sĩ , giáo sư..
CH3: Những trường hợp trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất. Các em nào nên đi theo hướng này? 
- HS: Thảo luận nhóm 5phút.Đại diện nhóm trả lời 
- GV: Những em không có điều kiện học tập: ĐK kinh tế gia đình khó khăn; những em thích tham gia lao động hơn là đi học.
- CH4: Các hình thức lao động các em tham gia là gì?
- HS: Thảo luận nhóm 3 phút. Đại diện nhóm trả lời. 
GV: - Tham gia lao động nông nghiệp cùng gia đình.- Trực tiếp tham gia lao động tại một cơ sở sản xuất.- Tham gia làm kinh tế gia đình.
** HỌAT ĐỘNG 3: Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn khi thực kế hoạch nghề nghiệp:CH1: Theo em các hướng đi ở trên có ưu điểm gì?( HS làm việ cá nhân, sau đó trả lời)GV: Giúp các em tích lũy được kinh nghiệm, rèn luyện được năng lực và bản lĩnh, đồng thời giúp đỡ được gia đình tăng thu nhập cải thiện đời sống
CH2: Trong quá trình tham gia lao động sản xuất học sinh cần lưu ý những điểm nào?
( Nhóm thảo luận 5 phút . Đại diện nhóm trả lời )
GV: 
- Chú ý đến năng lực sở trường của mình.
- Dựa vào hệ thống trong xã hội để định hướng chọn.
- Yếu tố quan trọng nhất là : Phải có ý chí và lòng quyết tâm vương lên.
CH3: Trong quá trình chọn nghề , các em gặp những khó khăn gì?
( Làm việc các nhân, sau đó GV mời một số em trả lời)
GV: 
-Khó khăn về năng lực bản thân.
- Khó khăn từ phía gia đình.- Khó khăn từ phía xã hội.** HỌAT ĐỘNG 4: Các biện pháp tích cực để thực hiện ước mơ nghề nghiệpCH1: Vậy cần khắc phục những khó khăn trên như thế nào? .( Thảo luận nhóm 5 phút. Đại diện nhóm trả lời)GV: - Phải biết được những thuận lợi khi thức hiện kế hoạch chọn nghề để phát huy thuận lợi đó
- Phải xác định được đâu là khó khăn từ bản thân, từ gia đình. Từ đó đề vạch ra kế họach cụ thể để vượt qua những khó khăn đó.
- Khi giải quyết những khó khăn phải tham khảo ý kiến của người lớn.
- Phải có ý chí vượt qua mọi hòan cảnh khó khăn để thực thực hiện ước mơ của mình.
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ1. Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề.2. Động viên các em hãy nuôi những ước mơ nghề nghiệp từ bây giờ trên cơ sở chúng ta biết chỉ ra những thuận lợi để phát huy, nhữngkhó khắn để tìm cách khắc phục.

File đính kèm:

  • docCHỦ ĐỀ 7HN11.doc