Giáo án Hướng nghiệp 11 - Chủ đề 1: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất

 Đối tượng lao động:

Tùy theo từng nghề cụ thể mà đối tượng lao động có đặc điểm riêng.

Ví dụ: xây dựng đường bộ, đối tượng lao động là vật liệu xây dựng như xi-măng, đất, đá, sắt.

* Công cụ lao động:

 Tùy theo từng nghề cụ thể mà phân biệt công cụ lao động có khác nhau.

Nội dung lao động:

 Tùy từng nghề cụ thể mà nộidung lao động có các bước khác nhau. Ví dụ: nghề xây dựng công trình giao thông nội dung lao động gồm:

 Giai đoạn chuẩn bị: thiết kê, khảo sát, chuẩn bị vật tư thiết bị cho việc thi công.

 Giai đoạn thi công công trình: tiến hành sản xuất trực tiếp thực hiện ý đồ thiết kế thành sản phẩm cụ thể.

 Giai doạn hoàn thiện và đưa công trình vào sử dụng.

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 11 - Chủ đề 1: Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ĐỊA CHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Hiểu được vị trí của ngành GTVT và ngành địa chất trong xã hội.
 - Biết đặc điểm, yêu cầu của hai ngành này.
2. Kỹ năng: Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc hai ngành trong giai đoạn hiện nay.
3. Thái độ: Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. CHUẨN BỊ.
- Chuẩn bị của thầy: Nghiên cứu kĩ SGV và các tài liệu, hình ảnh liên quan
- Chuẩn bị của HS: Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến lĩnh vực GTVT, ĐC của VN và thế giới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra tác phong, sĩ số. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
 a. Phần mở đầu:
 - Cho HS khởi động tạo hứng thú.
	+ Hát (Bài đường tàu mùa xuân, tôi là người thợ mỏ, …)
	+ Trò chơi đoán nghề nghiệp: Cho HS biểu diễn bằng động tác, HS khác đoán nghề. Qua đó giới thiệu mục tiêu của chủ đề:
 - Hiểu được vị trí của ngành GTVT và ngành địa chất trong xã hội.
 - Biết đặc điểm, yêu cầu của hai ngành này.
 - Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc hai ngành trong giai đoạn hiện nay.
 - Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
 b. Tổ chức các họat động dạy học chủ yếu.
TL
(min)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
Tiêt 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các nghề thuộc ngành GTVT
Câu hỏi 1: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về hệ thống GTVT của VN hiện nay? 
Câu hỏi 2: Điều kiện tự nhiên của nước ta ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành GTVT như thế nào? Tại sao? 
- Hệ thống GT đường thủy: Đã có từ lâu, ngày nay tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Thể hiện: 
 + Đã và đang khai thác các hệ thống sông ngòi đường biển
 + Công nghiệp đóng tàu phát triển vượt bậc.
 + Đường biển đã nối liền cảng biển nước ta với cảng biển của các nước trên thế giới.
- Hệ thống GT đường bộ: Phát triển rộng khắp 
+ Có hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã
+ Đã và đang xây dựng những con đường cao tốc
- Hệ thống GT đường sắt: 
+ Có hệ thống đường sắt nối liền các vùng miền của Tổ quốc, chất lượng phục vụ ngày một nâng cao.
- Hàng không: Hàng không VN không ngừng phát triển với tốc độ 35 – 40%, mua mới nhiều máy bay hiện đại, có đường bay vươn tới nhiều nước trên thế giới.
 Địa lý VN có nhiều đồi núi, sông ngòi chằng chịt, bờ biển dàià Nên GT thủy, bộ phát triển sớm, đường sắt và hàng không cũng phát triển đáp ứng sự phát triển KT
* Họat động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành GTVT trong xã hội
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết vai trò, vị trí của các nghề thuộc ngành GTVT trong XH?
Giúp cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia thúc đẩy sự phát triển KT – XH.
Câu hỏi 2: Em hãy cho biết các nhóm nghề cơ bản của ngành GTVT?
Câu hỏi: Em hãy cho biết điều kiện lao động và chống chỉ định y học của các nghề thuộc lĩnh vực GTVT?
(HS thảo luận nhóm trong 5 phút à cử đại diện trình bày.
Tùy vào mỗi nghề có điều kiện và chống chỉ định y học khác nhau.
- Nhóm nghề xây dựng công trình GT: Xây dựng công trình GT cầu đừong bộ, đường sắt, cảng, hàng không, những công trình ngầm, đường ống cấp thóat nước.
- Nhóm nghề vận tải: Gồm vận tải đường bộ, đường sắt, sông, biển hàng không, đường ống (VC xăng, dầu, khí đốt, …)
- Nhóm nghề công nghiệp GTVT: Gồm CN sản xuất vật liệu, xây lắp các công trình GT, đóng mới sửa chữa các thiết bị làm cầu đường, máy bay, …
 Đối tượng lao động: Tùy theo từng nghề cụ thể mà đối tượng lao động có đặc điểm riêng. Ví dụ: xây dựng đường bộ, đối tượng lao động là vật liệu xây dựng như xi-măng, đất, đá, sắt.* Công cụ lao động:  Tùy theo từng nghề cụ thể mà phân biệt công cụ lao động có khác nhau. 
Nội dung lao động: 
 Tùy từng nghề cụ thể mà nộidung lao động có các bước khác nhau. Ví dụ: nghề xây dựng công trình giao thông nội dung lao động gồm: Giai đoạn chuẩn bị: thiết kê, khảo sát, chuẩn bị vật tư thiết bị cho việc thi công.
 Giai đoạn thi công công trình: tiến hành sản xuất trực tiếp thực hiện ý đồ thiết kế thành sản phẩm cụ thể. Giai doạn hoàn thiện và đưa công trình vào sử dụng.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Vấn đề tuyển sinh vào nghề GTVT.
Câu hỏi: Em cho biết vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực GTVT của nước ta?
* Cơ sở đào tạo:
+ Hệ đại học: Trường ĐH GTVT, …
+ Hệ cao đẳng: Trường CĐ GTVT, …
+ Hệ trung cấp: Trường Trung cấp GTVT, …
* Điều kiện tuyển sinh: Tùy từng trường, từng ngành có yêu cầu tuyển sinh khác nhau.
* Triển vọng của nghề và nơi làm việc: Có triển vọng rất lớn, …… làm việc ở các công ty, doanh nghiệp ở ngành GTVT
TÌM HIỂU CÁC NGHỀ THUỘC NGÀNH ĐỊA CHẤT
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát lịch sử ngành địa chất Việt Nam.
Câu hỏi: Nêu tóm tắt lịch sử ngành địa chất Việt Nam? (GV gọi một vài HS lên trình bày)
 Đia chất VN mới bắt đầu phát triển vào những năm 50 của thế kỉ 20, đến nay nước ta đã trở thành thành viên của hiệp hội địa chất ĐNA.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của ngành địa chất trong xã hội.
Câu hỏi: Nêu vai trò ngành đại chất trong xã hội? 
(HS thảo luận nhóm trong 5 phút à cử đại diện trình bày.
Câu hỏi: Các nhóm nghề cơ bản của ngành địa chất? (HS thảo luận nhóm trong 5 phút à cử đại diện trình bày. 
- Thăm dò, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên của đất nước.
- Điều tra cơ bản về địa chất, môi trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình, …
- Dầu khí, địa chất, trắc địa, mỏ, CNTT, cơ địa, …
Tiết 3
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm ngành địa chất?
Câu hỏi: Em hãy cho biết đối tượng, công cụ, nội dung lao động của ngành đại chất?
(HS thảo luận nhóm trong 10 phút à cử đại diện trình bày. 
Câu hỏi: Em hãy cho biết điều kiện lao động và chống chỉ định y học của ngành địa chất?
(HS thảo luận nhóm trong 5 phút à cử đại diện trình bày.
* Đối tượng lao động: Tài nguyên khoáng sản cơ bản của VN, cấu trúc địa chất VN, các trường địa lí khu vực, …
* Công cụ lao động: 
- Công cụ thô sơ: để tìm kiếm, khai thác.
- Các thiết bị điều tra cơ bản địa chất như kính hiển vi phân cực, tham dò bằng vệ tinh, …
- Các thiết bị thăm dò khoáng sản như thiết bị thăm dò điện, từ, trọng lực,…
* Nội dung lao động: 
- Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất: phục vụ lập bản đồ địa chất, bản đồ địa lí thủy văn, …
- Khảo sát thăm dò khoáng sản.
- Khai thác khoáng sản.
- Điều kiện lao động: Thường xuyên lao động ở những nơi khó khăn, công việc nặng nhọc à không phù hợp với người có sức khỏe yếu, phụ nữ.
* Hoạt động 4: Vấn đề tuyển sinh vào nghề địa chất.
Câu hỏi: Em hãy cho biết vấn đề tuyển sinh vào các nghề thuộcngành địa chất?
* Cơ sở đào tạo:
- Hệ đại học: Trường ĐH Mỏ – Địa chất.
- Hệ Cao đẳng: Trường CĐ kỹ thuật mỏ
- Hệ trung cấp: Các trường trung cấp mỏ – địa chất.
* Điều kiện tuyển sinh: Tùy từng trường, từng ngành có yêu cầu tuyển sinh khác nhau.
 Triển vọng của nghề và nơi làm việc: Có triển vọng rất lớn, … làm việc ở các công ty, doanh nghiệp ở ngành địa chất.
* Hoạt động 5: HS liên hệ bản thân.
 Em có thích nghề thuộc ngành GTVT và Địa chất không? Vì sao?
 Ở địa phương em có những cơ sở đào tạo nào thuộc 2 ngành trên không?
1. HS tự đánh giá vào bảng sau:
2. Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh
3. Dặn dò:
- HS tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
- Mỗi hs lập một bảng mô tả nghề của ngành GTVT hoặc địa chất
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docChu de 1hn11.doc
Giáo án liên quan