Giáo án học kì 2 - Công nghệ 6

Tiết 58: Bài 22: QUY TRÌNH TỔ CHỨC BỮA ĂN

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1)Kiến thức

- Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.

2)Kỹ năng

- Rèn kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.

3)Thái độ

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.

II.CHUẨN BỊ

1) GV: + Sgk, tài liệu tham khảo, giáo án

2) HS: + Học bài cũ, đọc trước bài mới

III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1) Ổn định (1’)

2) Kiểm tra bài cũ. (4’)

 *Thực đơn là gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn?

 

doc80 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án học kì 2 - Công nghệ 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận xét, đánh giá chéo nhau về:
+ Sự chuẩn bị
+ Thực hiện quy trình
+ Kết quả đạt được
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh
- Gv thu báo cáo thực hành và cho Hs thu dọn dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành
I. Giới thiệu chung
1. Nguyên liêu, dụng cụ tỉa hoa
a. Nguyên liệu
 - Quả cà chua
b. Dụng cụ 
- Dao, kéo
2. Hình thức tỉa hoa
- Có nhiều hình thức tỉa hoa:Tỉa dạng phẳng, dạng nổi thành hình khối, tạo thành hình hoa, lá  
II.Thực hiện mẫu
4. Tỉa hoa từ quả cà chua
*Tỉa hoa hồng
- Dùng dao cắt ngang gần cuống quả cà chua nhưng còn để dính lại một phần 
- Lạng phần vỏ cà chua dày 0,1cm – 0,2 cm từ cuống theo dạng vòng trôn ốc xung quanh quả cà chua để có một dải dài
- Cuộn vòng từ dưới lên phần cuống sẽ dùng để làm đế hoa
III. Nhận xét, đánh giá 
4.Củng cố (4’)
* Nêu quy trình tỉa hoa từ quả cà chua?
- Gv nhận xét giờ thực hành
5.Dặn dò (1’)
- Gv chia theo nhóm mỗi nhóm mang dụng cụ : Báo cáo thực hành, dao, kéo, đu đủ, ớt, chanh, rau thơm, đường, lạc cho tiết thực hành sau
Tuần 27
Ngày soạn: .................
Ngày giảng: ................ 
Tiết 51: Bài 20: Thực hành: TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1)Kiến thức 
-Biết được cách làm món nộm đu đủ.
-Nắm được quy trình thực hiện của món này và biết cách thực hiện.
2)Kỹ năng
-Có kỹ năng vận dụng để chế biến món ăn có yêu cầu kỹ thuật 
 3)Thái độ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II.CHUẨN BỊ
1) GV: +Bảng phụ
 +Nguyên liệu, dụng cụ: đu đủ, chanh, lạc, đĩa, bát , đũa, thìa
2) HS: +Đu đủ, chanh, ớt, đường rau thơm, lạc, đũa, thìa, đĩa, BCTH 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ. (4’)
* Nêu cách thực hiện một món trộn hỗn hợp mà em biết?
3)Bài mới(35’)
Thời gian 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
2’
7’
22’
4’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
*Vận dụng kỹ thuật chế biến món ăn không sử dụng nhiệt. Hôm nay chúng ta học Bài 20: Trộn hỗn hợp – nộm rau muống – tiết 1
*Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên liệu và tổ chức thực hành
-Yêu cầu HS đọc mục I - liên hệ thực tế: Thảo luận:
*Để thưc hiện được món nộm rau cần chuẩn bị nguyên liệu gì?
( GV viết các nguyên liệu bằng giấy )
- Cần chuẩn bị dụng cụ gì?( Dao con bát con, bát to để trộn, đĩa tròn to để trình bày, đũa, thìa, gang tay mỏng. 
 *Cách chọn đu đủ, tỉa ớt?
- Gv chia nhóm, nhóm trưởng( 3 Hs/ nhóm)
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs ( Báo cáo thực hành, nguyên vật liệu)
- Gv phân chia nơi thực hành ( tại bàn)
- Gv nhắc an toàn trước khi thực hành:
+ Không gây ồn mất trật tự
+Thực hiện đúng quy trình
+Tiết kiệm nguyên liệu và đảm bảo an toàn 
*Hoạt động 3. Thực hành
- Gv thao tác mẫu, Hs quan sát
- Hs thực hành, Gv quan sát hướng dẫn, uốn nắn và nhắc an toàn cho các nhóm
*Hoạt động 4.Nhận xét, đánh giá 
- Gv hướng dẫn các nhóm, nhận xét, đánh giá chéo nhau về:
+ Sự chuẩn bị
+ Thực hiện quy trình
+ Kết quả đạt được
+ Đảm bảo an toàn, vệ sinh
- Gv cho Hs thu dọn dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành
- Gv thu báo cáo thực hành
I. Nguyên liệu
II. Quy trình thực hiện
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị
* Giai đoạn 2: Chế biến
III.Thực hành
- Học sinh thực hành theo nhóm đã được phân công
IV.Đánh giá nhận xét
4.Củng cố (4’)
- Gv thu báo cáo thực hành, chấm điểm tại lớp 
5.Dặn dò (1’)
- Đọc trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu như sgk cho tiết sau 
Tuần 27
Ngày soạn: .................
Ngày giảng: ................ 
Tiết 52: Bài 20: Thực hành: TRỘN HỖN HỢP NỘM RAU MUỐNG
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1)Kiến thức 
-Biết được cách làm món nộm đu đủ.
-Làm được món nộm rau muống đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
2)Kỹ năng
- Có kỹ năng vận dụng để chế biến món ăn đúng yêu cầu kỹ thuật 
 3)Thái độ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II.CHUẨN BỊ
1) GV: +Bảng phụ và các nguyên liệu, dụng cụ: đu đủ, chanh, lạc, đĩa, bát , đũa, thìa
2) HS: +Đu đủ, chanh, ớt, đường, rau thơm, lạc, đũa, thìa, đĩa, BCTH 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ. (4’)
* Để thực hiện được món ăn này cần chuẩn bị nguyên liệu gì?
* Trình bày quy trình thực hiện món nôm đu đủ?.
3)Bài mới( 35’)
Thời gian 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
2’
5’
24’
4’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
*Vận dụng kỹ thuật chế biến món ăn nộm đu đủ mà chúng ta đã được học, Hôm nay chúng ta thực hành Bài 20: Trộn nộm rau muống – tiết 2
*Hoạt động 2. Tổ chức thực hành
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành thực hành
- Gv treo bảng phụ và gọi HS đọc quy trình
- Gv chia nhóm, nhóm trưởng( 3 Hs/ nhóm)
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs( Báo cáo thực hành, nguyên vật liệu)
- Gv phân chia nơi thực hành( tại bàn)
- Gv nhắc an toàn trước khi thực hành:
+ Không gây ồn mất trật tự
+Thực hiện đúng quy trình
+Tiết kiệm nguyên liệu và đảm bảo an toàn 
*Hoạt động 3. Thực hành
- GV hướng dẫn HS tỉa hoa ớt ( có thể hướng dẫn ở tiết 1 – HS tỉa và ngâm nước ở nhà.) 
- GV hướng dẫn và thực hiện mẫu cách chế biến 
 - Làm nước trộn nộm 
 (chú ý khâu gia giảm gia vị)
- Trộn:
 + Chỉ trộn trước bữa ăn 5- 10 phút 
 + Trộn đều tay để ngấm đều gia vị
 + Yêu cầu đúng kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh.
+ Tỉa hoa cà chua, cà rốt, dưa chuột thành các loại hoa trang trí.
- GV theo dõi các nhóm HS thực hiện
- Giúp đỡ các nhóm còn lúng túng
- Nhắc nhở các nhóm HS cần cẩn thận khi dùng dao, kéo và vệ sinh lớp học.
*Hoạt động 4.Nhận xét, đánh giá 
- Gv hướng dẫn các nhóm, nhận xét, đánh giá chéo nhau về:
+ Sự chuẩn bị
+ Thực hiện quy trình
+ Kết quả đạt được
+ Đảm bảo an toàn, vệ sinh
- Gv cho Hs thu dọn dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành
- Gv thu báo cáo thực hành
I.Vật liệu và dụng cụ cần thiết
II. Quy trình thực hiện
*Giai đoạn 1: Chuẩn bị
*Giai đoạn 2: Chế bịến
*Giai đoạn 3. Trình bày
 - Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm, cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn trộn đều.
 Chú ý. ( xem SGK )
III.Thực hành
 - HS thực hành theo nhóm
 + Chế biến
 + Trình bày
IV.Đánh giá nhận xét
4.Củng cố (4’)
* Nêu quy trình nộm đu đủ?
- Gv chấm điểm tại lớp
5.Dặn dò (1’)
- Ôn tập theo sgk 
Tuần 28
Ngày soạn: .................
Ngày giảng: ................ 
Tiết 53: ÔN TẬP
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1)Kiến thức 
- HS nắm vững kiến thức và kĩ năng cơ bản về kiến thức nấu ăn trong gia đình 
2)Kỹ năng
- Biết vận dụng được một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc nấu ăn trong gia đình gia đình.
3)Thái độ 
- Có ý thức tiết kiệm và vệ sinh, gọn gàng
II.CHUẨN BỊ
1) GV: - Câu hỏi ôn tập và đề cương ôn tập.
2) HS: -Học bài cũ và đọc trước bài mới 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ. (4’)
- Gv trả BCTH, nhận xét
3)Bài mới(35’)
Thời gian 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
2’
30’
3’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
*Chúng ta đã được tìm hiểu về cơ sở ăn uống hợp lý, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn trong chương III. Hôm nay chúng ta cùng ôn tập, hệ thống lại kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ sảo. 
*Hoạt động 2. Ôn tập kiến thức
*Kể tên các loại vitamin mà em biết? 
-Vitamin A, B, C, D
*Qua liên hệ thực tế và ghi tên những thực phẩm cung cấp các loại sinh tố ?
- Học sinh nhớ lại kiến thức trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv kết luận
*Vitamin A,Bcó trong thực phẩm nào ? *Vai trò của chúng đối với cơ thể?
- Dưa hấu, đu đủ, cà dốt, cà chua
- Gạo, thịt
*Kể tên các chất protein, chất đường bột, chất béo, vitamin và chất khoáng có trong thực phẩm nào mà em biết?
- Hs trả lời, Gv kết luận 
*Nước có vai trò gì đối với cơ thể ? 
*Ngoài nước uống còn có, còn có nguồn nào khác cung cấp nước cho cơ thể ? ( rau, quả tươi, thức ăn)
*Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể ? Có trong loại thực phẩm nào ? 
- Hs trả lời, Gv kết luận 
*Thức ăn được phân làm mấy nhóm ? Kể tên các nhóm đó?
*Hãy nêu tên các loại thức ăn và giá trị dinh dưỡng của từng nhóm?
- Hs nhớ lại kiến thức trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv hệ thống lại kiến thức
*Việc phân nhóm thức ăn nhằm mục đích gì?
*Bữa ăn hàng ngày của gia đình em có đủ 4 nhóm không ?
 - Hs liên hệ thực tế trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv hệ thống lại kiến thức
*Vì sao phải thay thế thức ăn? thay bằng cách nào ?
*Gia đình em thay thế thực phẩm cùng nhóm như thế nào?
- Hs nhớ lại kiến thức trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv hệ thống lại kiến thức
*Thừa, thiếu đạm, chất béo, chất đường bột trầm trọng sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể? 
- Hs nhớ lại kiến thức trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv hệ thống lại kiến thức
*Vậy em phải ăn uống như thế nào ? 
*Vì sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?( vì thực phẩm nuôi sống con người nếu thực phẩm thiếu vệ sinh cơ thể sẽ bi bệnh dẫn đến tử vong )
*Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? 
*Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
*Em hãy nêu một vài loại thực phẩm dễ bị hư hỏng. Tại sao ?
*Em phải làm gì để thưc phẩm không bị nhiễm trùng ?
- Hs nhớ lại kiến thức trả lời, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv hệ thống lại kiến thức
* Khi mua sắm, khi chế biến chúng ta phải làm gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?
- Hs nhớ lại kiến thức trả lời, Gv kết luận
* Nêu nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn?
* Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
- Hs nhớ lại kiến thức trả lời, Gv kết luận
* Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến và trong khi chế biến?
- Hs trả lời như sgk, Gv kết luận
* Có mấy phương pháp chế biến thức ăn?
* Hãy nêu quy trình các phương pháp chế biến đó?
- Hs trả lời như sgk
- Gv kết luận
*Hoạt động 3.Tổng kết 
- GV nhận xét giờ ôn tập 
A.CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÝ 
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng
1. Chất đạm( protein): Thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương
2. Chất đường bột( Gluxit): Gạo, ngô, khoai, sắn, đường, mật ong, mía
3. Chất béo( Lipit): Mỡ động vật, dầu ăn, dầu dừa, vừng, lạc
4. Sinh tố(vitamin A, D, B, E)
5.Chất khoáng ( phốt pho, iôt, 
can xi, sắt)
6. Nước 
7. Chất xơ 
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn.
 1. Phân nhóm thức ăn
- Nhóm giàu chất đạm
- Nhóm giàu chất đường bột
- Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu vitamin và chất khoáng
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau.
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
 1. Chất đạm.
 2. Chất đường bột.
 3. Chất béo.
B. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
 I. Vệ sinh thực phẩm
 1.Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
 a). Sự nhiễm trùng thực phẩm
 b). Sự nhiễm độc thực phẩm
II. An toàn thực phẩm
1.An toàn thực phẩm khi mua sắm
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản 
III. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
1.Nguyên nhân ngộ độc thức ăn 2.Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm.
C.BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
I. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
II. Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến
D.PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 
I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
1.Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
2.Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
 3.Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa. 
 4.Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
II. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
 1.Trộn dầu giấm
 2.Trộn hỗn hợp
 4.Củng cố (4’)
 - Gv hệ thống lại kiến thức ôn tập
5.Dặn dò (1’)
 -Yêu cầu học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết 
Tuần 28
Ngày soạn: .................
Ngày giảng: ................ 
Tiết 54: KIỂM TRA 1 TIẾT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Qua tiết kiểm tra Gv đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
 - Qua kết quả kiểm tra Hs rút kinh nghiệm về phương pháp học của HS –GV cải tiến bổ sung cho bài giảng
 - Rút kinh nghiệm chương trình môn học.
II.CHUẨN BỊ
1. GV: - Đề kiểm tra 
2) HS: - Ôn tập theo sgk
III.HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA
1) Ổn định (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ 
3)Bài mới
 A-Đề bài 
Câu1. Nêu các thực phẩm có trong các chất đạm, đường bột, chất béo, Vitamin và chất khoáng? Nêu tác dụng của chất đạm đối với cơ thể con người?
Câu 2. Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm?
Câu 3. Nêu các biện pháp bảo quản thực phẩm trong quá trình chế biến và sử dụng ? 
B-Đáp án và biểu điểm 
Câu 1(3đ’)
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương
- Chất đường bột: Gạo, ngô, khoai, sắn, mía, mật ong, đường, kẹo
- Chất béo: Mỡ, dầu ăn, lạc, vừng, dưa, ôliu
- Chất khoáng: Tôm, cua, trai, ốc, hến
- Vitamin: Rau, củ, quả
* Tác dụng của chất đạm
- Giúp chúng ta phát triển tốt về chiều cao, cân nặng và trí tuệ
- Chất đạm cần thiết cho việc tái tạo tế bào đã chết
- Chất đạm còn góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
Câu 2 (4đ’)
* Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng
- Rửa tay sạch trước khi ăn
- Vệ sinh nhà bếp
- Rửa kĩ thực phẩm
- Nấu chín thực phẩm
- Đậy thức ăn cẩn thận
- Bảo quản thực phẩm chu đáo
* Biện pháp phòng tránh nhiễm độc 
- Không dùng thực phẩm có chất độc
- Không dùng các thức ăn bị biến chất hoặc bị nhiễm các chất độc hóa học
- Không dùng những đồ hộp đã quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng
Câu 3 (3 đ’)
*Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến 
-Thịt, cá.mua về làm sạch, rửa sạch để ráo nước rồi thái nhỏ 
-Rau, cải, cà chua nhặt bỏ lá già, lá ngoài, rửa sạch, để ráo nước rồi thái, chỉ thái trước khi cho vào nồi 
-Hoa quả: Rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn 
*Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến 
-Tránh nấu lâu sẽ làm mất nhiều chất sinh tố tan trong nước: C, B,.
-Tránh rán lâu sẽ làm mất nhiều chất sinh tố tan trong chất béo: A, D ,E, K
-Đun sôi nước, cho thực phẩm vào luộc 
-Khi nấu tránh khuấy nhiều và đun lại nhiều lần 
4.Củng cố (4’)
 - GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra 
5. Dặn dò (1’)
 - HS chuẩn bị bài tiết sau
 - Đọc trước 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
Tuần 29
Ngày soạn: .................
Ngày giảng: ................ 
Tiết 55: Bài 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1)Kiến thức 
-Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lí?
-Hiểu được cách phân chia số bữa ăn trong ngày
2)Kỹ năng
- Có kỹ năng tổ chức được bữa ăn ngon, bổ, tiết kiệm
 3)Thái độ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II.CHUẨN BỊ
1) GV: +Phóng to tranh vẽ món ăn, thực đơn 
2) HS: +Học bài cũ, đọc trước bài mới 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ. (4’)
 - Gv trả bài kiểm tra nhận xét, rút kinh nghiệm
3)Bài mới(35’)
Thời gian 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
1’
12’
22’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
*Trong mỗi bữa ăn con người luôn mong muốn được thưởng thức ngon miệng tạo sự thích thú, vừa ý và đủ chất dinh dưỡng song không vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Đó là lí do vì sao chúng ta cần quan tâm đến những cơ sở và cách thức tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
*Hoạt động2 .Tìm hiểu thế nào là bữa ăn hợp lý trong gia đình?
- Yêu cầu Hs đọc mục I - liên hệ thực tế. Để hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lý? Em hãy cho biết nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia đình?
* Có những món ăn nào ?
*Có những chất dinh dưỡng nào?
*Có đủ dùng không ? Có cảm thấy ngon miệng không? 
- Hs liện hệ trả lời, Gv kết luận 
*Thế nào là bữa ăn hợp lý? Vì sao ? 
- Hs trả lời như sgk, Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv kết luận ghi bảng 
*Hoạt động 3. Tìm hiểu cách phân chia số bữa ăn trong ngày.
- Yêu cầu Hs đọc mục II - liên hệ 
*Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức bữa ăn hợp lý?
- Có, vì nó ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian, lúc làm việc hoặc khi nghỉ ngơi 
*Mỗi ngày em ăn mấy bữa? Bữa nào là bữa chính? 
- Hs liên hệ thực tế, trả lời
- Gv kết luận và ghi bảng
* Tại sao phải chia nhiều bữa trong ngày?
- Thức ăn được tiêu hóa trong 4h 
* Vậy khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn bao nhiêu là hợp lý ? Vì sao?
- ( 4-5h) vì lúc này thức ăn đã được tiêu hóa
* Tại sao lại cần ăn đúng bữa, đúng giờ mỗi ngày?
- Vì tốt cho hệ tiêu hóa
- Gvcho Hs tiếp tục đọc SGK mục II và thảo luận tại bàn trong 2 phút và trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung 
- Gv kết luận
*Cần phải phân chia các bữa ăn trong ngày như thế nào cho phù hợp?
- Hs trả lời như sgk
- Gv bổ sung và kết luận
*Có nên bỏ bữa ăn sáng không? Tại sao? 
- Không vì hệ tiêu hóa làm việc không đều sẽ gây bệnh sỏi mật
*Tại sao buổi trưa nên ăn nhanh?
- Để có thời gian nghỉ ngơi 
*Vậy bữa ăn hợp lý là bữa ăn như thế nào? 
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng. Bố trí các bữa ăn trong ngày hợp lý để đảm bảo tốt cho sức khỏe 
I. Thế nào là bữa ăn hợp lý?
-Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp dủ năng lượng và chất dinh dưỡng. 
II. Phân chia số bữa ăn trong ngày
- Mỗi ngày ăn nhiều bữa (từ 2 bữa trở lên). 
- Khoảng cách giữa các bữa ăn từ 
4- 5 h là hợp lý.
*. Bữa sáng 
- Từ 6- 7 h , nên ăn vừa phải có đủ năng lượng.
 *. Bữa trưa
 - Cần bổ sung chất dinh dưỡng đủ chất, nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc
 *. Bữa tối
- Cần ăn tăng với đầy đủ các món ăn nóng, ngon và các loại rau, củ, quả ( trừ người già, béo phì , trẻ em nhỏ)
- Thời gian buổi tối kéo dài hơn
4.Củng cố (4’)
 *Thế nào là bữa ăn hợp lý ? 
5. Dặn dò (1’)
- Yêu cầu học sinh học bài cũ 
- Đọc trước phần III: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình
Tuần 29
Ngày soạn: .................
Ngày giảng: ................ 
Tiết 56: Bài 21: TỔ CHỨC BỮA ĂN HỢP LÝ TRONG GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1)Kiến thức 
-Biết được nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
2)Kỹ năng
- Có kỹ năng tổ chức được bữa ăn ngon, bổ, tiết kiệm
 3)Thái độ
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
II.CHUẨN BỊ
1) GV: +Phóng to Tranh vẽ món ăn, thực đơn 
2) HS: +Học bài cũ, đọc trước bài mới 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) Ổn định (1’) 
2) Kiểm tra bài cũ. (4’)
 * Thế nào là bữa ăn hợp lí? Trong 3 bữa ăn, bữa nào là bữa chính? Vì sao?
3)Bài mới(35’)
Thời gian 
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
2’
30’
3’
*Hoạt động 1.Giới thiệu bài
*Ở tiết trước chúng ta đã biết thế nào là bữa ăn hợp lý và vì sao đó là bữa ăn hợp lý. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên tắc để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình.
*Hoạt động 2 . Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình 
*Em hãy nêu ví dụ về một bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích tại sao đó là bữa ăn hợp lý?
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng. 
- Yêu cầu Hs đọc mục III - quan sát hình 3.24- Liên hệ thực tế. Thảo luận tại bàn trong 2 phút và trả lời
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv kết luận
*Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lý? 
- Căn cứ vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình để mua thực phẩm thích hợp 
*Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa trong gia đình? Cho ví dụ? 
- Trẻ em cần đạm để phát triển, người già cần bổ sung canxi ...
- Hs trả lời
- Gv bổ sung và kết luận
* Để tiết kiệm tài chính khi mua sắm cần chú ý điều gì?
- Hs trả lời, Gv kết luận và ghi bảng
- Yêu cầu Hs đọc SGK mục 3 liên hệ kiến thức đã học.
*Cho biết thế nào là sự cân bằng chất dinh dưỡng? 
- Hs trả lời, Gv kết luận ghi bảng 
*Tại sao phải cân bằng chất dinh dưỡng trong bữa ăn?
*Em hãy nhớ lại giá trị dinh dưỡng của 4 nhóm thức ăn đã học và ghi vào vở?
- Hs nhớ lại kiến thức trả lời
- Gv bổ sung và kết luận
- Gv cho Hs tiếp tục đọc SGK mục 2
*Tại sao phải thay đổi món ăn?
*Thay đổi như thế nào? cho ví dụ
- Không bố trí nhiều món cá trong một bữa ăn- cá rán, kho, nấu
*Hãy kể tên những món ăn mà em đã dùng trong các bữa ăn hàng ngày và nhận xét ăn như vậy đã hợp lý chưa? 
- Hs liên hệ trả lời, Gv kết luận và ghi bảng
*Hoạt động 3. Tổng kết bài
-Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 
- Gv hệ thống lại kiến thức 
III. Nguyên tắc tố chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.
1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình
-Tùy thuộc vào giới tính, thể trạng và công việc để lựa chọn mua thực phẩm thích hợp. 
2. Điều kiện tài chính
- Cân nhắc về số tiền hiện có để chi tiêu thích hợp.
- Thực phẩm tươi ngon phổ thông không trùng chất dinh dưỡng.
- Không cần phải mua thực phẩm đắt tiền.
3. Sự cân bằng dinh dưỡng
- Phải c

File đính kèm:

  • doccong_nghe_6_hk2_20150727_110115.doc