Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021

Hoạt động trải nghiệm

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI

1. Mục tiêu

Sau hoạt động, HS có khả năng

- Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện những việc làm đó

- Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khỏe

2. Chuẩn bị

Tranh ảnh minh họa cho bài học

3. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Đóng vai

a. Mục tiêu

HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp trong giờ học, giờ chơi từ đó nhận biết được những việc nên làm vào giờ học và giờ chơi

b. Cách tiến hành

- GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ quan sát tranh một tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí phù hợp

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tình huống:

Tình huống 1: Mẹ mua cho Tú một quả bóng rất đẹp. Tú mang quả bóng đến lớp và say sưa ngắm khi các bạn đang thảo luận nhóm trong giờ học Tự nhiên và Xã hội. Nếu em nhìn thấy Tú ngắm quả bóng trong giờ học, em sẽ ứng xử như thế nào

Tình huống 2: Nam cùng các bạn đang chơi tung bóng rất vui thì tiếng trống bao hiệu giờ ra chơi kết thúc. Nam rất tiếc nên rủ các bạn chơi thêm một lúc nữa rồi mới vào lớp. Nếu em là bạn Nam, em sẽ ứng xử như nào?

- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm

- Một số nhóm đóng vai trước lớp

c. Kết luận

Các em cần thực hiện học tập và vui chơi điều độ, đúng giờ và đúng lúc để đảm bảo sức khỏe và mang lại kết quả học tập tốt hơn

Hoạt động 2: Liên hệ và chia sẻ về những việc em nên làm trong giờ học, giờ chơi

a. Mục tiêu

HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc nên làm và không nên làm trong giờ học và giờ chơi, từ đó có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khỏe

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:

 + Hằng ngày, em được tham gia những hoạt động học tập và vui chơi nào?

 + Em thường làm gì trong giờ học?

 + Em tham gia những hoạt động vui chơi nào trong giờ nghỉ?

- HS thảo luận cặp đôi

- 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp về những việc bản thân đã làm trong giờ học và giờ chới ở trường và ở nhà

- GV và HS cùng nhận xét

c. Kết luận

Trong giờ học, em cần hăng hái phát biểu, tham gia xây dựng bài; cùng hợp tác với các bạn trong các hoạt động nhóm, giúp đỡ bạn học tập để cùng tiến bộ. Những lúc nghỉ, em nên tham gia các hoạt động ngoài trời để cùng các bạn và người thân rèn luyện sức khỏe

 

doc11 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 15/03/2024 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 11
 Thứ hai, ngày 23 tháng 11năm 2020
Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 3: THẦY CÔ CỦA EM
SINH HOẠT DƯỚI CỜ: THI ĐUA GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH, ĐẸP
	I. MỤC TIÊU:
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
-Biết được kế hoạch của nhà trường, của Liên đội về phát động phong trào thi đua giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
- Thực hiện được các công việc cụ thể hằng ngày để góp phần giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
	II. CÁCH TIẾN HÀNH:
1.	TPT đánh giá công tác trong tuần 10 của liên đội.
2. Triển khai trong tuần 11:
- Tiếp tục duy trì những phong trào: đôi bạn cùng tiến, trường học an toàn, nói lời hay ý đẹp, rèn nề nếp sinh hoạt, mỗi tuần một cuốn sách hay, một câu chuyện đẹp, cổng trường an toàn giao thông.
- Sinh hoạt dưới cờ: Giáo viên TPT thông báo phát động phong trào thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp. Nội dung phát động phong trào thi đua gồm:
+ Chủ đề của phong trào thi đua “Thi đua giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp”
+ Mục tiêu của phong trào thi đua: Học sinh làm được nhiều việc tốt thiết thực và ý nghĩa để giữ gìn trường, lớp sạch, đẹp.
+ Thời gian thực hiện: Phong trào dược duy trì trong suốt năm học.
+ Các hoạt động cụ thể của các nhân và tập thể để tham gia phong trào: quét dọn, vệ sinh lớp học, các khu vực được phân công ở trong trường, đổ rác đúng nơi quy định.ây dựng kế hoạch tham gia phong trào
+ Xây dựng kế hoạch tham gia phong trào: Cá nhân xây dựng kế hoạch của bản thân để tích cực tham gia phong trào, tập thể các lớp thảo luận để thực hiện tốt phong trào.
- GV Tổng phụ trách Đội tổng kết nội dung buổi sinh hoạt dưới cờ 
 ________________________________________
 Chiêu: Thứ hai, ngày 23 tháng 11năm 2020
 Âm nhạc
 Chủ đề 4: HÒA BÌNH
 Tiết 2 : Ôn tập bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ
 Nhạc cụ;
 Trải nghiệm và khám phá: Nói theo tiết tấu riêng của mình
I. MỤC TIÊU:	
Hát đúng cao độ, trường độ bài Lung linh ngôi sao nhỏ.
Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm,vận động đơn giản.
Chơi trai - en- gô thể hiện được mẩu tiết tấu, biết ứng dụng để đệm cho bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ. 
II. CHUẨN BỊ GV: 	
*GV: Chơi đàn phím điện tử, trai- en- gô.
Tập một số động tác vận động cho bài Lung linh ngôi sao nhỏ
Thực hành các hoạt động và trải nghiệm và khám phá 
*HS: Nhạc cụ gõ ,thanh phách ,trống nhỏ 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Khởi động:	
	GV cho HS chơi trò chơi đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
B. Dạy bài mới:
1. Ôn bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ (10p)
- GV cho HS nghe lại bài hát vỗ tay nhịp nhàng.
- GV cho HS hát cùng nhạc đệm 1 đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.
- GV cho HS hát kết hợp vận động, HS luyện tập một với động tác theo sự hướng dẫn của GV.
Câu hát
Động tác
Bầu trời cao cao lấp lánh sao, những ánh sao lung linh đêm hè.
Hai bàn tay xòe sau lưng, nghiêng người sang bên phải.
Tiếng gió vi vu nghe xa vời.
Xòe tay phải bên cạnh tai phải, nghiêng người sang bên.
Tiếng sáo ngân nga bên kia đồi
Xòe tay trái bên cạnh tai phải, nghiêng người sang bên.
Bầu trời cao cao lấp lánh sao
Hai bàn tay xòe ra phía trước theo vòng tròn, ngược chiều nhau.
Những ánh sao lung linh đêm hè.
Hai tay xòe ra phía trước, rung 2 bàn tay.
GV cho HS tập trình bày theo bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca.
2. Nhạc cụ (15p)
a. Cách chơi Trai- en- gô.
- HS tập gõ trai-en- gô đúng tư thế và đúng cách.
b. Thể hiện tiết tấu.
GV chơi tiết tấu làm mẫu. GV gõ Trai- en- gô kết hợp đếm 1-2-3-4-5 và yêu cầu HS luyện tập tiết tấu theo sự hướng dẫn của GV.
c. Ứng dụng đệm cho bài hát: Lung linh ngôi sao nhỏ
- GV cho HS vừa gõ đệm, vừa hát cả bài Lung linh ngôi sao nhỏ
- GV cho HS luyện tập hát kết hợp gõ đệm theo hình thức cá nhân theo cặp hoặc theo nhóm. GV phân công nhóm A gõ đệm nhóm B hát.
3. Trải nghiệm và khám phá: Nối tiếp tiết tấu cách riêng của mình (10p)
- GV vỗ tay và nói câu Chúng em yêu hòa bình theo những tiết tấu khác nhau. HS nghe và quan sát nói lại đúng. 
- GV chia ra 4 tổ vỗ tay 4 tiết tấu khác nhau.
Tổ 1

Tổ 2

Tổ 3

Tổ 4

	
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Từng cặp HS oằn tù tì, bạn thắng làm trước, nạn thua phải làm lại cho đúng.
- Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các vem có ý thức tập luyện, chú ý lắng nghe. 
 __________________________________________________
Luyện Âm nhạc
 Luyện hát: Lung linh ngôi sao nhỏ
Trải nghiệm khám phá: Nói tiết tấu theo cách riêng mình
 Làm bài tập Vở thực hành Âm nhạc
I. MỤC TIÊU:
	- Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng nhạc cụ gõ
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
	- Biết nói tiết tấu theo cách của riêng mình.
	- Làm các bài tập trong vở thực hành âm nhạc
II. CHUẨN BỊ
	- Đàn phím điện tử
III. Hoạt động dạy- học	
Hoạt động 1: Luyện hát Lung linh ngôi sao nhỏ
	- GV mở nhạc đệm bài hát HS hát lại bài kết hợp thể hiện sắc thái
	- HS luyện hát: Cá nhân, nhóm, tổ
	- HS tự nhận xét lẫn nhau
	- Gv nhận xét chung
Hoạt động 2: Trải nghiệm và khám phá: Nối tiếp tiết tấu cách riêng của mình 
- GV vỗ tay và nói câu Chúng em yêu hòa bình theo những tiết tấu khác nhau. HS nghe và quan sát nói lại đúng. 
- GV chia ra 4 tổ vỗ tay 4 tiết tấu khác nhau.
Tổ 1

Tổ 2

Tổ 3

Tổ 4

	
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Từng cặp HS oằn tù tì, bạn thắng làm trước, bạn thua phải làm lại cho đúng.
Hoạt động 3: Làm vở bài tập
	- GV hướng dẫn làm các bài tập trong vở thực hành
	- GV đi từng bàn hướng dẫn HS
	- Nhận xét 1 số bài của HS
__________________________________________________________________
Hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: GIỜ HỌC, GIỜ CHƠI
1. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng
- Nhận biết được những việc nên làm vào giờ học, những việc nên làm vào giờ chơi và thực hiện những việc làm đó
- Có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khỏe
2. Chuẩn bị
Tranh ảnh minh họa cho bài học
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Đóng vai
a. Mục tiêu
HS tham gia vào một số tình huống giả định để rèn kĩ năng ứng xử phù hợp trong giờ học, giờ chơi từ đó nhận biết được những việc nên làm vào giờ học và giờ chơi
b. Cách tiến hành
- GV nêu yêu cầu: Chia lớp thành các nhóm 4 HS. Mỗi nhóm sẽ quan sát tranh một tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí phù hợp
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tình huống:
Tình huống 1: Mẹ mua cho Tú một quả bóng rất đẹp. Tú mang quả bóng đến lớp và say sưa ngắm khi các bạn đang thảo luận nhóm trong giờ học Tự nhiên và Xã hội. Nếu em nhìn thấy Tú ngắm quả bóng trong giờ học, em sẽ ứng xử như thế nào
Tình huống 2: Nam cùng các bạn đang chơi tung bóng rất vui thì tiếng trống bao hiệu giờ ra chơi kết thúc. Nam rất tiếc nên rủ các bạn chơi thêm một lúc nữa rồi mới vào lớp. Nếu em là bạn Nam, em sẽ ứng xử như nào?
- HS thảo luận tình huống và tham gia đóng vai theo nhóm
- Một số nhóm đóng vai trước lớp
c. Kết luận
Các em cần thực hiện học tập và vui chơi điều độ, đúng giờ và đúng lúc để đảm bảo sức khỏe và mang lại kết quả học tập tốt hơn
Hoạt động 2: Liên hệ và chia sẻ về những việc em nên làm trong giờ học, giờ chơi
a. Mục tiêu
HS tự liên hệ bản thân, nhận xét và đánh giá về những việc nên làm và không nên làm trong giờ học và giờ chơi, từ đó có kĩ năng tự điều chỉnh hành vi của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học, hợp lí để bảo vệ sức khỏe
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
	+ Hằng ngày, em được tham gia những hoạt động học tập và vui chơi nào?
	+ Em thường làm gì trong giờ học?
	+ Em tham gia những hoạt động vui chơi nào trong giờ nghỉ?
- HS thảo luận cặp đôi
- 2 đến 3 cặp HS trình bày trước lớp về những việc bản thân đã làm trong giờ học và giờ chới ở trường và ở nhà
- GV và HS cùng nhận xét
c. Kết luận	
Trong giờ học, em cần hăng hái phát biểu, tham gia xây dựng bài; cùng hợp tác với các bạn trong các hoạt động nhóm, giúp đỡ bạn học tập để cùng tiến bộ. Những lúc nghỉ, em nên tham gia các hoạt động ngoài trời để cùng các bạn và người thân rèn luyện sức khỏe
Hoạt động 3: Trò chơi “Giờ nào, việc nấy”
a. Mục tiêu
HS được trải nghiệm cảm xúc cá nhân khi tham gia trò chơi; diễn tả các hành động, việc làm phù hợp với từng khoảng thời gian nhất định trong ngày
b. Cách tiến hành	
- HS đứng thành vòng tròn, GV đứng giữa làm quản trò
- GV gọi 2 đến 3 HS cùng đứng vào giưa vòng tròn. Khi GV hô thời gian (ví dụ: 6 giờ sáng, 8 giờ tối), HS làm các động tác tương ứng thể hiện việc mình làm vào thời gian đó. Các HS khác sẽ đoán xem thời gian đó, bạn mình đã làm việc gì. GV phỏng vấn nhanh các bạn tham gia trò chơi về thói quen học tập, sinh hoạt hàng ngày của mình. Ví dụ: Sau giờ học, bạn thường làm gì? Bạn có thích xem ti vi không? Bạn thường xem ti vi vào khoảng thời gian nào?
- HS chơi thử với sự hướng dẫn của GV, sau đó có thể chia thành các nhóm nhỏ vào chơi theo nhóm nhỏ: Chia lớp thành 6 đội chơi, 1 bạn làm quản trò, bạn này sẽ nêu các thời gian khác nhau trong ngày, ví dụ: 6 giờ 30 phút, 12 giừ trưa; tất cả thành viên trong các đội phải diễn tả hành động, việc mình sẽ làm vào thời gian đó
Lưu ý: GV có thể tổ chức cách khác: chia lớp thành các cặp đội chơi, mỗi đội sẽ nêu thời gian, đội kia diễn tả hành động, việc làm tương ứng cảu mình; sau đó thay đổi ngược lại. Hoặc tổ chức trong lớp học, yêu cầu các HS đứng lên và Gv làm quản trò
- HS tham gia trò chơi
c. Kết luận
Mỗi bạn sẽ có những sở thích, thói quen vui chơi, thư giãn khác nhau; phải làm những việc nhà khác nhau. Các em chú ý sắp xếp các hoạt động đó với việc học tập vào những thời gian phù hợp
Lưu ý: Tùy đối tượng HS và thời gian tổ chức hoạt động mà GV có thể linh hoạt chọn hoạt động 2 hoặc hoạt động 3 hoặc cả hai hoạt động 2 và 3 để tổ chức cho HS tham gia trải nghiệm.
____________________________________________________________________
Thứ Sáu,ngày 27 tháng 11 năm 2020
Luyện Âm nhạc
 Luyện hát: Lung linh ngôi sao nhỏ
Trải nghiệm khám phá: Nói tiết tấu theo cách riêng mình
 Làm bài tập Vở thực hành Âm nhạc
I. MỤC TIÊU:
	- Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng nhạc cụ gõ
	- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
	- Biết nói tiết tấu theo cách của riêng mình.
	- Làm các bài tập trong vở thực hành âm nhạc
II. CHUẨN BỊ
	- Đàn phím điện tử
III. Hoạt động dạy- học	
Hoạt động 1: Luyện hát Lung linh ngôi sao nhỏ
	- GV mở nhạc đệm bài hát HS hát lại bài kết hợp thể hiện sắc thái
	- HS luyện hát: Cá nhân, nhóm, tổ
	- HS tự nhận xét lẫn nhau
	- Gv nhận xét chung
Hoạt động 2: Trải nghiệm và khám phá: Nối tiếp tiết tấu cách riêng của mình 
- GV vỗ tay và nói câu Chúng em yêu hòa bình theo những tiết tấu khác nhau. HS nghe và quan sát nói lại đúng. 
- GV chia ra 4 tổ vỗ tay 4 tiết tấu khác nhau.
Tổ 1

Tổ 2

Tổ 3

Tổ 4

	
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Từng cặp HS oằn tù tì, bạn thắng làm trước, bạn thua phải làm lại cho đúng.
Hoạt động 3: Làm vở bài tập
	- GV hướng dẫn làm các bài tập trong vở thực hành
	- GV đi từng bàn hướng dẫn HS
	- Nhận xét 1 số bài của HS
 _________________________________________________________ 
 Thứ ba,ngày 24 tháng 11 năm 2020
 ÂM NHẠC KHỐI 4
 TIẾ T 10
 Học hát bài: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM
 Nhạc và lời: Ngô Ngọc Báu
I. Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca.
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp,theo phách.
- Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể
- Biết đọc nhạc bằng thế bàn tay.
II. GV Chuản bị:
1. Gv chuẩn bị đồ dùng
- Đàn, nhạc cụ gõ, băng đĩa nhạc.
2. Hs chuẩn bị.
- Nhạc cụ gõ , Tập bài hát 4
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Khởi động: 3’ 
- Cho cả lớp nghe giai điệu bài hát Trên ngựa ta phi nhanh và nhận biết tên bài hát. 
- Luyện âm: Hs luyện âm theo đàn
- Gv giới thiệu nội dung bài học hôm nay
2. Dạy bài mới:
 a. Hoạt động 1: Học hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em. 20’
Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
Cách tiến hành:
- Học sinh xem tranh minh họa bài hát 
- Từ đó GV dẫn dắt vào bài: Là một sáng tác của nhạc sĩ Ngô Ngọc Báu viết về ước mơ của các bạn nhỏ mong ước được quàng trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Luyện âm: HS luyện âm theo đàn 
- Nghe hát mẫu toàn bài - HS lắng nghe .
- GV gọi 1 HS đọc lời ca và cả lớp đọc thầm 
- GV tập hát - HS tập hát nối tiếp đén hết bài.
- GV sửa sai cho HS trong khi tập về cao độ như: Hé, sao cho xứng cháu ...và các chỗ luyến, cách ngắt nghỉ dấu lặng đơn, cách lấy hơi để hát hết câu hát dài.
HS thực hiện toàn bài theo đàn.
- GV gọi 1 số HS hát .
- Luyện tập: - HS luyện theo cá nhân, cặp đôi, nhóm 4.
 - Đại diện cá nhân, cặp đôi, nhóm lên hát.
 - Đại diện một số nhóm nhận xét
- GV nhận xét và biểu dương trước lớp
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. 10’
 Mục tiêu: - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp,theo phách.
Cách tiến hành:
- GV làm mẫu - HS theo dõi và ghi nhớ
 2 /4 
 Khi trông phương đông vừa hé ánh dương...
 Nhịp * * * *
 Phách * * * * * * * * 
- GV đàn và bắt nhịp
- HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách và nhịp.
- GV sửa sai cho HS về cách gõ đệm các từ ngân dài 3 phách.
- HS thực hiện toàn bài theo đàn
Luyện tập: Nhóm trưởng điều hành - HS luyện theo cá nhân, cặp đôi, nhóm 4. hát và gõ tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể
- HS và GV cùng nhận xét sửa sai – biểu dương.
- Đại diện một số nhóm nhận xét
GV- nhận xét và biểu dương trước lớp
3. Củng cố :
- HS hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em
- GV nêu ý nghĩa giáo dục - HS ghi nhớ
 ______________________________________________________
 Thứ năm,ngày 26 tháng 11 năm 2020
 CÂU LẠC BỘ DÂN CA KHỐI 5
 Học bài hát : Lời thây cô
 Dân ca Nghệ Tĩnh
I. Mục tiêu: 
 - HS hát thuộc lời đúng giai điệu sắc thái của bài
 - HS biết đây là bài dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh
 - Giáo dục HS biết yêu các làn điệu dân ca
II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ
 - GV hát chính xác bài hát 
III. Các hoạt động dạy học
  1. Khởi động: 
 HS hát bài : 
 Luyện âm : GV hướng dẫn HS luyện âm 
 2. Dạy bài mới
 a. Hoạt động 1 : Học hát bài : Lơi thây cô
GV dẫn dắt vào bài - Hs ghi nhớ
GV ghi bảng bài hát 
- GV hát mẫu toàn bài - Hs lắng nghe
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca 
- HS tập hát nối tiếp từ trổ 3-5
- GV sửa sai cho HS các từ luyến
- HS thực hiện toàn bài
- Luyện tập: HS luyện theo tổ và cá nhân
- GV nhận xét biểu dương
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động theo nhạc
- GV làm mẫu và hướng dẫn - HS ghi nhớ
- GV bắt nhịp - HS thực hiện
- HS hát và vận động toàn bài theo giai điệu đàn
- GV sửa sai cho HS
- Luyện tập: HS luyện theo cá nhân và theo nhóm
- GV gọi 1 số HS lên thực hiện trước lớp
- GV nhận xét biểu dương 
3.Cũng cố:
 - HS hát bài: HS hát toàn bài
 - GV nhắc nhở HS học bài và nêu ý nghĩa giáo
 ___________________________________________________ 
 Thứ sáu,ngày 27 tháng 11 năm 2020
 CÂU LẠC BỘ DÂN CA KHỐI 4
 Học bài hát : Lời thây cô
 Dân ca Nghệ Tĩnh
I. Mục tiêu: 
 - HS hát thuộc lời đúng giai điệu sắc thái của bài
 - HS biết đây là bài dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh
 - Giáo dục HS biết yêu các làn điệu dân ca
II. Chuẩn bị:
 - Đàn, nhạc cụ gõ
 - GV hát chính xác bài hát 
III. Các hoạt động dạy học
  1. Khởi động: 
 HS hát bài : 
 Luyện âm : GV hướng dẫn HS luyện âm 
 2. Dạy bài mới
 a. Hoạt động 1 : Học hát bài : Lơi thây cô
GV dẫn dắt vào bài - Hs ghi nhớ
GV ghi bảng bài hát 
- GV hát mẫu toàn bài - Hs lắng nghe
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca 
- HS tập hát nối tiếp từ trổ 3-5
- GV sửa sai cho HS các từ luyến
- HS thực hiện toàn bài
- Luyện tập: HS luyện theo tổ và cá nhân
- GV nhận xét biểu dương
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động theo nhạc
- GV làm mẫu và hướng dẫn - HS ghi nhớ
- GV bắt nhịp - HS thực hiện
- HS hát và vận động toàn bài theo giai điệu đàn
- GV sửa sai cho HS
- Luyện tập: HS luyện theo cá nhân và theo nhóm
- GV gọi 1 số HS lên thực hiện trước lớp
- GV nhận xét biểu dương 
3.Cũng cố:
 - HS hát bài: HS hát toàn bài
 - GV nhắc nhở HS học bài và nêu ý nghĩa giáo

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_3_tuan_11_nam_hoc_2020_202.doc
Giáo án liên quan