Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: MẸ CỦA EM
1. Mục tiêu
Sau các hoạt động, HS có khả năng:
- Bày tỏ cảm xúc với mẹ
- Nói được lời yêu thương và thực hành làm một nón quà để tặng mẹ.
2. Chuẩn bị
- Nhạc và lời một bài hát về mẹ (Ví dụ : Bàn tay mẹ - Sáng tác: Bùi Đình Thảo)
- 6 đến 8 giỏ nhựa nhỏ (mỗi nhóm có một giỏ nhựa)
- Một đoạn dây chun hoặc dây cước nhỏ và hạt vòng.
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Cùng nhau hát
a. Mục tiêu
Hiểu được công ơn chăm sóc của mẹ đối với con cái, qua đó yêu thương mẹ hơn.
b. Cách tiến hành
- HS đứng dậy (có thể đứng thành hàng dọc giữa các lối đi), GV bật nhạc (không có lời), HS hát theo lời bài hát Bàn tay mẹ (Sáng tác: Bùi Đình Thảo)
- HS trả lời câu hỏi:
+ Bàn tay mẹ đã làm những gì để chăm sóc, yêu thương con?
+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với mẹ?
c. Kết luận
Mẹ là người đã sinh ra và chăm sóc em hằng ngày, nuôi dưỡng em khôn lớn. Các em hãy thể hiện sự yêu thương dành cho mẹ bằng những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc phù hợp với khả năng của mình.
Hoạt động 2: Quan sát và thực hành làm chiếc vòng yêu thương tặng mẹ
a. Mục tiêu
HS nói được lời yêu thương và thực hành làm một chiếc vòng để tặng mẹ.
b. Cách tiến hành
TUẦN 23 Thứ Hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 6: QUÊ HƯƠNG EM SINH HOẠT DƯỚI CỜ: PHÁT ĐỘNG HỘI DIỄN THEO CHỦ ĐỀ “QUÊ HƯƠNG EM” I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, học sinh có khả năng: - Học sinh biết được nội dung, kế hoạch hội diễn văn nghệ của nhà trường - Học sinh hào hứng tham gia các hoạt động chuẩn bị. II. Chuẩn bị: -Loa máy II. CÁCH TIẾN HÀNH: 1.TPT đánh giá công tác trong tuần 22 của liên đội. 2.Triển khai trong tuần 23: * Sinh hoạt dưới cờ: Giáo viên TPT đội triển khai kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ theo chủ đề “Quê hương em”: - Mục đích tổ chức hội diễn văn nghệ: ca ngợi Tổ quốc, tình yêu quê hương đất nước. - Hướng dẫn các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Quê hương em” đa dạng về hình thức, phong phú về loại hình. - Hướng dẫn các lớp xây dựng nội dung, chương trình văn nghệ và tổ chức luyện tập các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Quê hương em”. - ( Cách thức tổ chức theo quy mô lớp hay tại sân trường tùy vào diễn biến của dịch Covid-19) - GV Tổng phụ trách Đội tổng kết nội dung buổi sinh hoạt dưới cờ _____________________________________________________ Chiều “Thứ hai , ngày 1 tháng 3 năm 2021 Âm nhạc Chủ đề 7: GIỮ GÌN VỆ SINH Tiết 2: Ôn tập bài hát: Thật đáng yêu Nghe nhạc: Chiếc đồng hồ Trải nghiệm và khám phá: Tạo ra âm thanh theo sơ đồ I. MỤC TIÊU: Hát đúng cao độ, trường độ bài Thật đáng yêu Hát rõ lời và thuộc lời và kết hợp vận động đơn giản. Biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Chiếc đồng hồ. Bước đầu biết cảm nhận về cao độ,trường độ,cường độ thông các hoạt động trải nghiệm khám phá II. CHUẨN BỊ GV: *GV: Tập một số động tác vận động cho bàì Thật đáng yêu. Chiếc đồng hồ. Thực hành các hoạt động và trải nghiệm và khám phá *HS: Nhạc cụ gõ ,thanh phách ,trống nhỏ III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động: - GV mở nhạc Bài hát Thể dục buổi sáng HS vận động theo GV B. Dạy bài mới 1. Ôn tập bài hát: Thật đáng yêu (13p) GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp với vỗ tay nhịp nhàng. GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. GV cho HS hát kết hợp vận động và cho HS luyện tập một số động tác theo sự hướng dẫn của GV . Câu hát Động tác Dậy đi thôi em dậy đi thôi Chụm 2 tay chạm vào 2 vai, nghiêng người sang bên phải Chim hót vang thấy ong Mặt Trời Hai bàn tay khum trước miệng như chim hót Dậy ra sân em tập em chơi Chống 2 tay vào hông, giậm chân nhẹ nhàng. Cùng với chim em hót em cười Hai tay đưa thẳng trên đầu, vẫy 2 bàn tay. - GV cho HS tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca,tốp ca, đồng ca. 2. Nghe nhạc: Chiếc đồng hồ (15p) - GV cho HS nghe bản nhạc, sau đó có thể đặt câu hỏi như: Các em đoán xem đồ vật nào được miêu tả trong bản nhạc ? - Sau đó HS trả lời xong, GV kết luận chiếc đồng hồ, tiếp theo GV yêu cầu HS nghe bản nhạc và đoán xem: Đó là chiếc đồng hồ gì ? Các em nghe thấy nhạc cụ của âm thanh nào ? Theo các em bản nhạc có tên là gì ? - Sau khi HS trả lời, GV cho HS nghe nhạc, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu: + Động tác thứ nhất: Bước nhịp nhàng tay vẫy khăn sang 2 bên. + Động tác thứ 2: Đứng tại chỗ, 2 tay cầm 2 đầu khăn, đung đưa người sang bên phải rồi sang bên trái. + Động tác thứ 3: Tung khăn lên cao rồi đỡ. 3. Trải nghiệm và khám phá: Tạo âm thanh cao - thấp theo sơ đồ (10p) - GV làm mẩu cho HS quan sát: GV giơ cao trang giấy vẽ sơ đồ dùng ngón trỏ chỉ hướng chuyển động của âm thanh kết hợp thể hiện âm thanh bằng chữ U. - GV cho HS luyện tập: Từng nhóm lần lượt tạo ra âm thanh theo sơ đồ 1,2. GV lật ngược sơ đồ để HS tạo ra âm thanh theo hướng chuyển động khác. - GV cho HS chơi trò chơi: HS vẽ sơ đồ khác lên để các bạn tạo ra âm thanh. C. Củng cố dặn dò: - Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các vem có ý thức tập luyện, hát hay. ____________________________________ Luyện Âm nhạc Tập biểu diễn: Thật đáng yêu Vận động theo nhạc Chiếc động hồ I. MỤC TIÊU: - Biết hát kết hợp với các hoạt động: gõ đệm, vỗ tay theo cặp, vận động phụ họa, động tác tay chân. - Biết biểu diễn một mình và cùng nhóm bạn. - Bước đầu biết vận động cơ thể theo bài nghe nhạc Chiếc đồng hồ. II. CHUÂN BỊ: - Đàn phím điện tử, các vật dụng để cho HS nghe nhạc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ôn tập bài hát: Thật đáng yêu - GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp với vỗ tay nhịp nhàng. - GV cho HS hát cùng nhạc đệm từ 1 đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. - GV hướng dẫn và cho HS thực hành hát kết hợp các hoạt động: Vỗ tay, động tác tay chân, vận động phụ họa, vỗ tay theo cặp... - Luyện tập: GV cho HS tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca. - Tập biểu diễn: GV cho lớp trưởng điều hành và nhận xét đồng đẳng 2. Vận động theo nhạc bản nhạc Chiếc đồng hồ -GV hướng dẫn khi cầm khăn và các động tác tung khăn, vẫy khăn.... - GV cho HS nghe nhạc, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu: + Động tác thứ nhất: Bước nhịp nhàng tay vẫy khăn sang 2 bên. + Động tác thứ 2: Đứng tại chỗ, 2 tay cầm 2 đầu khăn, đung đưa người sang bên phải rồi sang bên trái. + Động tác thứ 3: Tung khăn lên cao rồi đỡ. ______________________________________________________ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: MẸ CỦA EM 1. Mục tiêu Sau các hoạt động, HS có khả năng: - Bày tỏ cảm xúc với mẹ - Nói được lời yêu thương và thực hành làm một nón quà để tặng mẹ. 2. Chuẩn bị - Nhạc và lời một bài hát về mẹ (Ví dụ : Bàn tay mẹ - Sáng tác: Bùi Đình Thảo) - 6 đến 8 giỏ nhựa nhỏ (mỗi nhóm có một giỏ nhựa) - Một đoạn dây chun hoặc dây cước nhỏ và hạt vòng. 3. Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Cùng nhau hát a. Mục tiêu Hiểu được công ơn chăm sóc của mẹ đối với con cái, qua đó yêu thương mẹ hơn. b. Cách tiến hành - HS đứng dậy (có thể đứng thành hàng dọc giữa các lối đi), GV bật nhạc (không có lời), HS hát theo lời bài hát Bàn tay mẹ (Sáng tác: Bùi Đình Thảo) - HS trả lời câu hỏi: + Bàn tay mẹ đã làm những gì để chăm sóc, yêu thương con? + Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với mẹ? c. Kết luận Mẹ là người đã sinh ra và chăm sóc em hằng ngày, nuôi dưỡng em khôn lớn. Các em hãy thể hiện sự yêu thương dành cho mẹ bằng những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc phù hợp với khả năng của mình. Hoạt động 2: Quan sát và thực hành làm chiếc vòng yêu thương tặng mẹ a. Mục tiêu HS nói được lời yêu thương và thực hành làm một chiếc vòng để tặng mẹ. b. Cách tiến hành (1) Hướng dẫn chung cả lớp - GV nêu yêu cầu: Mỗi HS sẽ làm một chiếc vòng yêu thương để tặng cho mẹ. GV có thể chiếu lên bảng video hoặc tranh ảnh các bước xâu và làm thành chiếc vòng: + Buộc một nút thắt ở một đầu sợi dây. + Lần lượt chọn các hạt vòng theo màu sắc mình thích và xuyên vào sợi dây. + Khi đã xuyên đủ số hạt để ướm vừa cổ thay mẹ (khoảng 16cm) thì cầm hai đâì sợi dây buộc nút lại với nhau. + Dùng kéo cắt đi phần dây thừa ra (nếu có) - GV thực hành xuyên vòng và tạo thành một chiếc vòng hoàn chỉnh theo các bước cho HS quan sát. (2) Thực hành làm vòng theo nhóm - HS tạo thành các nhóm 4 – 6 HS - Từng HS thực hành làm vòng và hướng dẫn các bạn trong nhóm. - Các nhóm quan sát, góp ý cho nhau về cách chọn mầu sắc cho vòng. - Mỗi nhóm bình chọn ra những chiếc vòng đẹp nhất. (3) Trưng bày sản phẩm: - Các nhóm HS treo các sản phẩm của nhóm mình vào các móc treo quanh lớp học. - HS đi quan sát sản phẩm của các bạn và chọn ra những chiếc vòng đẹp nhất. - Một số bạn chia sẻ trước lớp về chiếc vòng yêu thương của mình. GV có thể gợi ý để HS chia sẻ: + Tại sao bạn lại chọn các hạt màu sắc như thế này? + Khi làm xong, bạn thấy khó nhất là bước nào? + Khi tặng chiếc vòng này cho mẹ, bạn sẽ nói với mẹ điều gì? - GV có thể đặt các câu hỏi mở rộng: Em có thuộc bài hát nào về mẹ không? Em đã bao giờ tặng quà cho mẹ em chưa? Khi mẹ nhận được quà của em thì cảm xúc của mẹ như thế nào? c. Kết luận Bằng sự khéo léo của mình, các em có thể tự làm ra những món quà để tặng mẹ. Đó có thể là những bức tranh tự vẽ, những chiếc vòng tự làm. Hãy dành những món quà đó dành tặng mẹ và nói với mẹ những lời yêu thương nhất để thể hiện tình cảm của các em. ___________________________________________________ Thứ ba , ngày 2 tháng 3 năm 2021 Âm nhạc TIẾT 23 KHỐI 4 - Học hát bài : CHIM SÁO Dân ca Khơ me Nam bộ I. Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ - me ở Nam Bộ. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp phân đôi. - Biết gõ đệm theo phách. - Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể. II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, đầu, đĩa nhạc III. Hoạt động dạy- học 1. Khởi động: - Ổn định lớp: HS hát bài tập thể - Luyện âm: HS luyện âm theo đàn . - GV giới thiệu nội dung bài học mới 2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Học hát bài : Chim sáo Mục tiêu: - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ - me ở Nam Bộ. - Biết hát theo giai điệu và lời ca. Cách tiến hành - GV dẫn dắt vào bài - HS lắng nghe - GV đàn giai điệu và hát mẫu toàn bài - HS lắng nghe - GV gọi HS đọc lời ca và cả lớp đọc thầm - GV tập hát – Bài hát gồm 2 lời mỗi lời gồm 4 câu hát - HS học hát nối tiếp đến hết bài - GV sửa sai cho HS về cao độ các từ bán cung như : Ngọt thơm... tiếng luyến và từ ngân dài 2 phách rưỡi: Bay, la..... - HS thực hiện toàn bài theo đàn - GV gọi 1 số HS thực hiện bài hát - Luyện tập : Cá nhân, tổ, nhóm - GV nhận xét biểu dương b. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp , chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể. Mục tiêu: - Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp . Cách tiến hành - GV làm mẫu - HS theo dõi Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay Nhịp phân đôi : * * ** Phách : * * * * * *** - GV bắt nhịp - HS thực hiện - GV sửa sai cho HS và cần lưu ý cách gõ đệm theo nhịp phân đôi - HS hát kết hợp gõ đệm toàn bài theo nhịp - Luyện tập: HS luyện tập theo tổ - Hướng dẫn hát kết hợp chơi bộ gõ cơ thể Các thế của bộ gõ cơ thể - GV nhận xét biểu dương c. Hoạt động 3: Bài đọc thêm - GV gọi HS đọc bài sau đó GV nêu cảm nhận 3. Củng cố dặn dò: - HS hát lại bài : Chim sáo kết hợp vận động theo nhịp - Nhắc nhở HS về nhà học bài. Nhận xét giờ học. ________________________________________ Thứ Năm , ngày 4 tháng 3 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 5 Chủ đề tháng 3 : YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG VẼ TRANH, LÀM BƯU THIẾP CHÚC MỪNG BÀ, MẸ, CHỊ EM GÁI 1.1. Mục tiêu hoạt động Hướng dẫn HS biết vẽ tranh hoặc làm bu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. 1.2. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô lớp. 1.3. Tài liệu và phương tiện - Bìa màu khổ A4 hoặc khổ 18cm x 26 cm, bút/sáp màu, bút viết ; - Giấy vẽ, bút màu. 1.4. Các bước tiến hành - Mở đầu, GV có thể nêu câu hỏi: Sắp đến 8/3 rồi, các em có muốn tặng quà cho bà và mẹ các chị em gái ở nhà không ? Các em có muốn tặng quà gì cho bà, mẹ, chị em gái ? - HS kể các món quà các em muốn tặng cho bà, mẹ, chị em gái. - GV giới thiệu: Hôm nay thầy/cô sẽ hớng dẫn cho các em làm bưu thiệp hoặc vẽ tranh để tặng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp 8/3 - GV hướng dẫn HS làm bưu thiếp: + Gập đôi tờ bìa màu. + Mặt ngoài tờ bìa hãy dùng bút màu vẽ đường diềm. Bên trong đường diềm có thể vẽ hoặc cắt xé dán giấy màu thành các họa tiết để trang trí cho đẹp. Cần lưu ý HS là các em nên trang trí bưu thiếp bằng các màu sắc, các hình vẽ những loài cây, loài hoa, hoặc con thú, đồ vật, mà mẹ, bà, chị, em gái.Ví dụ: + Mẹ ơi con yêu mẹ lắm ! con sẽ mãi là con ngoan của mẹ. + Cháu chúc bà mạnh khỏe sống lâu + - GV cũng có thể hướng dẫn HS vẽ tranh để tặng bà, mẹ và chị, em gái. Nội dung tranh vẽ có thể là một bó hoa, một bông hoa, một con vật đáng yêu hay một thứ gì đó mà em muốn tặng mẹ, bà, chị, em gái. Nội dung tranh cũng có thể là cảnh ngôi nhà của gia đình em, cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình em, hoặc chân dung bà, mẹ, chị,em gáiTranh vẽ nên có lời đề tặng ở dới do tự tay các em viết. - Cuối cùng, GV hướng dẫn HS cách đưa tặng tranh vẽ, bưu thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái; đồng thời nhắc thêm HS rằng món quà có ý nghĩa nhất đối với bà, mẹ trong ngày lễ 8/3 này chính là thành tích học tập, rèn luyện của các em. _____________________________________________ Thứ sáu, ngày 4 tháng 3 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 4 Chủ đề tháng 3 : YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG VẼ TRANH, LÀM BƯU THIẾP CHÚC MỪNG BÀ, MẸ, CHỊ EM GÁI 1.1. Mục tiêu hoạt động Hướng dẫn HS biết vẽ tranh hoặc làm bu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. 1.2. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô lớp. 1.3. Tài liệu và phương tiện - Bìa màu khổ A4 hoặc khổ 18cm x 26 cm, bút/sáp màu, bút viết ; - Giấy vẽ, bút màu. 1.4. Các bước tiến hành - Mở đầu, GV có thể nêu câu hỏi: Sắp đến 8/3 rồi, các em có muốn tặng quà cho bà và mẹ các chị em gái ở nhà không ? Các em có muốn tặng quà gì cho bà, mẹ, chị em gái ? - HS kể các món quà các em muốn tặng cho bà, mẹ, chị em gái. - GV giới thiệu: Hôm nay thầy/cô sẽ hớng dẫn cho các em làm bưu thiệp hoặc vẽ tranh để tặng bà, mẹ và các chị em gái nhân dịp 8/3 - GV hướng dẫn HS làm bưu thiếp: + Gập đôi tờ bìa màu. + Mặt ngoài tờ bìa hãy dùng bút màu vẽ đường diềm. Bên trong đường diềm có thể vẽ hoặc cắt xé dán giấy màu thành các họa tiết để trang trí cho đẹp. Cần lưu ý HS là các em nên trang trí bưu thiếp bằng các màu sắc, các hình vẽ những loài cây, loài hoa, hoặc con thú, đồ vật, mà mẹ, bà, chị, em gái.Ví dụ: + Mẹ ơi con yêu mẹ lắm ! con sẽ mãi là con ngoan của mẹ. + Cháu chúc bà mạnh khỏe sống lâu + - GV cũng có thể hướng dẫn HS vẽ tranh để tặng bà, mẹ và chị, em gái. Nội dung tranh vẽ có thể là một bó hoa, một bông hoa, một con vật đáng yêu hay một thứ gì đó mà em muốn tặng mẹ, bà, chị, em gái. Nội dung tranh cũng có thể là cảnh ngôi nhà của gia đình em, cảnh sinh hoạt đầm ấm của gia đình em, hoặc chân dung bà, mẹ, chị,em gáiTranh vẽ nên có lời đề tặng ở dới do tự tay các em viết. - Cuối cùng, GV hướng dẫn HS cách đưa tặng tranh vẽ, bưu thiếp tự làm cho bà, mẹ, chị em gái; đồng thời nhắc thêm HS rằng món quà có ý nghĩa nhất đối với bà, mẹ trong ngày lễ 8/3 này chính là thành tích học tập, rèn luyện của các em.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2020_202.doc