Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021
Hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM ƯƠM CÂY XANH
1. Mục tiêu
Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS:
- Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cách chăm sóc để cây xanh tươi tốt.
- Hiểu được sự phát triển của cây từ hạt và cách gieo hạt để có cây con.
- Thực hành được gieo trồng và chăm sóc cây xanh ở vườn trường.
2. Chuẩn bị
- Tranh vẽ hình cây, tranh về sự phát triển của cây, tranh in hình mũi tên.
- Thẻ được đánh số từ 1 đến 5
- Hạt giống cây, đất, xẻng nhỏ xúc đất, bình tưới nước
- Bút chì, bút sáp màu
3. Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: Tập làm Bác sĩ cây xanh
a. Mục tiêu:
- HS kể tên được những bộ phận chính của cây xanh, nói được những điều kiện cần cho cây xanh phát triển.
- HS biết được một số “bệnh” của cây xanh và nói được cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
b. Cách tiến hành:
GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ cây xanh”
- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đóng vai làm bác sĩ, y tá để khám bệnh cho cây. Mỗi nhóm HS khám bệnh cho một loại cây/ hoặc khu vực trong vườn trường.
- GV hướng dẫn để HS quan sát phát hiện ra các nội dung sau: nơi nào cây phát triển thì HS mô tả lại tình trạng của cây qua viết, vẽ
- Kết thúc hoạt đông khám bệnh cho cây, GV tổ chức cho từng nhóm HS báo cáo kết quả và rút ra kết luận.
c. Kết luận:
Cây xanh gồm các bộ phận chính là thân cây, rễ cây, cành lá, hoa, quả. Để cây xanh phát triển tốt thì cây phải được chăm bón, tưới nước đầy đủ Một số yếu tố có thể làm cho cây chậm phát triển hoặc bị chết như: thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh
Hoạt động 2: Trò chơi: “Gieo hạt – Nảy mầm”
a. Mục tiêu:
- HS biết được các giai đoạn phát triển của cây từ hạt, phát triển kĩ năng chơi trong nhóm lớn và kĩ năng tham gia hoạt động tích cực.
b. Cách tiến hành:
TUẦN 20 Thứ Hai, ngày 25 tháng 1 năm 2021 Hoạt động trải nghiệm CHỦ ĐỀ 5: MÙA XUÂN CỦA EM SINH HOẠT DƯỚI CỜ: MÚA HÁT VỀ CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN I. MỤC TIÊU: Sau hoạt động, học sinh có khả năng: - Được trải nghiệm về mùa xuân qua các bài hát - Học sinh hồ hởi tham gia các hoạt động của lớp của trường. II. Chuẩn bị: -Loa máy II. CÁCH TIẾN HÀNH: 1. TPT đánh giá công tác trong tuần 19 của liên đội. 2.Triển khai trong tuần 20: * Tiếp tục duy trì những phong trào: đôi bạn cùng tiến, trường học an toàn, nói lời hay ý đẹp, rèn nề nếp sinh hoạt, mỗi tuần một cuốn sách hay, một câu chuyện đẹp, cổng trường an toàn giao thông, giới thiệu sách * Lớp 2B giới thiệu sách. * Sinh hoạt dưới cờ: Giáo viên TPT đội tổ chức chương trình văn nghệ về chủ đề “Mùa xuân của em” (Học sinh khối 4,5) - Tuyên dương các lớp đã tập luyện và có các tiết mục văn nghệ đặc sắc đúng chủ đề. - Khuyến khích các lớp 1,2,3 tập các bài hát, bài múa về chủ đề ngày tết. * Thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ: Các em học sinh được xem một chương trình văn nghệ đặc sắc, các em được biểu diễn, được hát, được múa qua đó rèn các kỷ năng biểu diễn cũng như giao tiếp cho các em. - GV Tổng phụ trách Đội tổng kết nội dung buổi sinh hoạt dưới cờ ------------------------------------------------------------------------ Chiều : Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2021 Âm nhạc Chủ đề 6 : TUỔI THƠ Tiết 2: ÔN TẬP BÀI HÁT: XÒE HOA ĐỌC NHẠC; NGHE NHẠC; TẬP TẦM VÔNG I. MỤC TIÊU: - Hát đúng cao độ, trường độ bài Xòe hoa - Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. - Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ một số mẫu âm với nốt Mi, Son, La theo kí hiệu bàn tay. - Biết hát và tham gia trò chơi bài Tập tầm vông II. CHUẨN BỊ GV: *GV: Cách tổ chức trò chơi Tay không tay có cho bài đồng dao Tập tầm vông - Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Mi, Son, La. *HS: Nhạc cụ gõ, thanh phách, trống nhỏ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động: - Xem video một số hoạt động lễ hội văn hóa của đồng bào Thái ở Tây Bắc - Xem video điệu múa Sạp B. Dạy bài mới - GV giới thiệu nội dung mục tiêu bài học hôm nay 1. Ôn tập bài hát: Xòe hoa (10’) GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp. GV cho HS hát cùng nhạc đệm một đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. GV cho HS hát kết hợp với vận động. HS luyện tập một số động tác theo hướng dẫn của GV Câu hát Động tác Bùng boong Tay phải vươn ra phía trước, lòng bàn tay mở. Bùng boong Tay trái vươn ra phía trước, lòng bàn tay mở. Ngân nga tiếng cồng vang vang. Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng Hai bàn tay xòe ra phía trước, cùng đưa sang bên phải rồi bên trái theo nhịp. Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng. Tay nắm tay ta cùng xòe hoa Giơ 2 tay vẫy trên đầu, hạ 2 tay xuống ngang người, đưa tay mở rộng ra 2 bên, nhún chân vào cuối câu hát. GV cho HS tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca. 2. Đọc nhạc ( 15 p) GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS ôn lại cao độ và kí hiệu bàn tay của ba nốt Mi, Son, La. GV hướng dẫn HS luyện tập đọc nhạc, mẫu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. GV hướng dẫn HS luyện đọc nhạc các mẩu âm, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay, GV cho HS quan sát kí hiệu bàn tay khi làm mẩu, sau đó đọc nối tiếp các mẩu âm như một bài đọc nhạc ( bài tập mở, có thể không thực hiện). GV cho HS chơi trò chơi củng cố: HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc. 3. Nghe nhạc: Tập tầm vông (10’). GV cho HS nghe nhạc kết hợp với gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. HS vừa nghe nhạc, vừa gõ đệm hoặc thực hiện một số động tác theo sự hướng dẫn của GV ( có thể gõ đệm theo phách, theo nhịp hoặc theo tiết tấu lời ca). GV mở đĩa nhạc cho HS nghe và quan sát. Sau đó, vừa hướng dẫn HS tham gia trò chơi Tay không tay có. C. Củng cố- dặn dò Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay _____________________________________________________________ Luyện âm nhạc ÔN LUYỆN BÀI HÁT: XÒE HOA ĐỌC NHẠC I. MỤC TIÊU: - Hát đúng cao độ, trường độ bài Xòe hoa - Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc chơi trò chơi. - Đọc được nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ một số mẫu âm với nốt Mi, Son, La theo kí hiệu bàn tay. - Biết hát và tham gia trò chơi bài Tập tầm vông II. CHUẨN BỊ GV: *GV: Cách tổ chức trò chơi Tay không tay có cho bài đồng dao Tập tầm vông - Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Mi, Son, La. *HS: Nhạc cụ gõ, thanh phách, trống nhỏ. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Khởi động: - Xem video một số hoạt động lễ hội văn hóa của đồng bào Thái ở Tây Bắc - Xem video điệu múa Sạp B. Dạy bài mới - GV giới thiệu nội dung mục tiêu bài học hôm nay 1. Ôn tập bài hát: Xòe hoa (10’) GV cho HS nghe lại bài hát kết hợp với vỗ tay theo nhịp. GV cho HS hát cùng nhạc đệm một đến 2 lần, tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. GV cho HS hát kết hợp với vận động. GV cho HS tập trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca, đồng ca. 2. Đọc nhạc ( 15 p) GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS ôn lại cao độ và kí hiệu bàn tay của ba nốt Mi, Son, La. GV hướng dẫn HS luyện tập đọc nhạc, mẫu âm kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay. GV hướng dẫn HS luyện đọc nhạc các mẩu âm, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay, GV cho HS quan sát kí hiệu bàn tay khi làm mẩu, sau đó đọc nối tiếp các mẩu âm như một bài đọc nhạc ( bài tập mở, có thể không thực hiện). GV cho HS chơi trò chơi củng cố: HS xung phong làm kí hiệu bàn tay để các bạn đọc nhạc. C. Củng cố- dặn dò Cuối tiết học, GV cần chốt lại mục tiêu của tiết học này và khen ngợi các em có ý thức tập luyện, hát hay _______________________________________________________ Hoạt động trải nghiệm HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: EM ƯƠM CÂY XANH 1. Mục tiêu Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS: - Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cách chăm sóc để cây xanh tươi tốt. - Hiểu được sự phát triển của cây từ hạt và cách gieo hạt để có cây con. - Thực hành được gieo trồng và chăm sóc cây xanh ở vườn trường. 2. Chuẩn bị - Tranh vẽ hình cây, tranh về sự phát triển của cây, tranh in hình mũi tên. - Thẻ được đánh số từ 1 đến 5 - Hạt giống cây, đất, xẻng nhỏ xúc đất, bình tưới nước - Bút chì, bút sáp màu 3. Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Tập làm Bác sĩ cây xanh a. Mục tiêu: - HS kể tên được những bộ phận chính của cây xanh, nói được những điều kiện cần cho cây xanh phát triển. - HS biết được một số “bệnh” của cây xanh và nói được cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh. b. Cách tiến hành: GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ cây xanh” - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đóng vai làm bác sĩ, y tá để khám bệnh cho cây. Mỗi nhóm HS khám bệnh cho một loại cây/ hoặc khu vực trong vườn trường. - GV hướng dẫn để HS quan sát phát hiện ra các nội dung sau: nơi nào cây phát triển thì HS mô tả lại tình trạng của cây qua viết, vẽ - Kết thúc hoạt đông khám bệnh cho cây, GV tổ chức cho từng nhóm HS báo cáo kết quả và rút ra kết luận. c. Kết luận: Cây xanh gồm các bộ phận chính là thân cây, rễ cây, cành lá, hoa, quả. Để cây xanh phát triển tốt thì cây phải được chăm bón, tưới nước đầy đủ Một số yếu tố có thể làm cho cây chậm phát triển hoặc bị chết như: thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh Hoạt động 2: Trò chơi: “Gieo hạt – Nảy mầm” a. Mục tiêu: - HS biết được các giai đoạn phát triển của cây từ hạt, phát triển kĩ năng chơi trong nhóm lớn và kĩ năng tham gia hoạt động tích cực. b. Cách tiến hành: GV cho HS chơi trò chơi “Gieo hạt” theo gợi ý: - GV phố biến luật chơi: + HS xếp thành vòng tròn. + Quản trò hô “gieo hạt” thì HS thả nắm tay xuống đất mô phỏng động tác gieo hạt. + Quản trò hô “nảy mầm” thì HS chụm hai tay thành mầm non vươn nhẹ lên phía trên. + Quản trò hô “một cây”, “hai cây” thì HS lần lượt giơ một tay rồi hai tay. + Quản trò hô “một nụ, hai nụ, một hoa, hai hoa” thì HS xòe tay đan thành nụ thành hoa. + Quản trò hô “thành quả, quả chín” thì HS khép hai bàn tay thành hình quả - GV tổ chức cho HS chơi 3 – 5 lượt. - Kết thúc trò chơi, GV tổ chức cho HS chia sẻ theo các nội dung sau: + Qua trò chơi, con phát hiện ra cây lớn lên như thế nào? + Cảm xúc của con qua trò chơi? c. Kết luận: Quá trình phát triển của cây thường là từ mầm hạt giống được gieo trồng, nếu có đủ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì hạt mầm đó sẽ đơm trồi, nảy lộc, ra hoa rồi kết trái. - Để có một hành tinh tươi đẹp mỗi người cần tích cực trồng và chăm sóc cây cây Hoạt động 3: Ươm cây xanh a. Mục tiêu: - HS được trải nghiệm ươm cây, chăm sóc vườn ươm và chăm sóc cây xanh ở vườn trường. - Phát triển các kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp. b. Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm để thực hiện việc ươm vườn cây xanh theo từng khu vực đã được chuẩn bị sẵn. GV tổ chức cho từng nhóm HS tự chọn vật liệu, dụng cụ và loại hạt giống để ươm cây (GV có thể chuẩn bị sẵn và phân công cho từng nhóm HS). - Sau khi HS chọn vật liệu, dụng cụ và hạt giống xong, GV hướng dẫn cho các nhóm thảo luận về thứ tự các việc cần làm để ươm và chăm sóc vườn cây ở trường. - GV hướng dẫn các nhóm thực hành ươm và chăm sóc cây ở vườn trường: + Xới đất cho tơi, bới đất tạo ra các khoảng trống, tra hạt giống vào các khoảng trống đó. + Vun đất để lấp kín hạt giống, tưới nước và nhổ cỏ sau khi gieo hạt. - Kết thúc hoạt động gieo trồng, giáo viên tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ theo các câu hỏi: + Điều gì sẽ xảy ra sau khi gieo hạt? + Để hạt phát triển thành cây con cần làm gì tiếp theo? + Trồng và chăm sóc cây có lợi ích gì? - GV cho HS chia sẻ cảm xúc và những điều học sinh được khi cùng các bạn ươm và chăm sóc vườn cây ở trường. c. Kết luận: - Cây thường được trồng từ hạt. Để trồng cây từ hạt em cần xới đất tơi xốp, vun trồng hạt giống vào đất tơi xốp, tưới nước đầy đủ - Mỗi bạn HS cần tích cực chăm sóc cho cây khi đã gieo trồng để cây phát triển tươi tốt. Cô và các con cùng cố gắng để xây dựng mái trường của chúng ta được phủ bóng màu xanh của cây cối. ____________________________________________ Chiều : Thứ ba, ngày 26 tháng 1 năm 2021 ÂM NHẠC KHỐI 4 TIẾT 20 Ôn hát bài: CHÚC MỪNG - Tập đọc nhạc số 5 I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Biết đọc bài TĐN số 5 - Biết hát kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể - Trò chơi đọc nhạc bằng thế bàn tay II. Chuẩn bị: - Đàn, nhạc cụ gõ, băng đài đĩa nhạc III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: - Ổn định lớp: HS hát bài tập thể . - GV giới thiệu nội dung bài học mới 2. Dạy bài mới: a. Hoạt động 1: Ôn bài hát - Chúc mừng. 15p Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. Cách tiến hành: GV bắt nhịp - HS hát ôn theo đàn GV sửa sai cho HS trong khi tập về phách nhịp cũng như sắc thái của bài HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách GV nhận xét và biểu dương trước lớp GV hướng dẫn các động tác phụ hoạ - HS theo dõi GV bắt nhịp - HS hát múa theo đàn GV sửa sai nếu có Luyện tập : Một số HS lên biểu diễn trước lớp GV nhận xét biểu dương * Hát và kết hợp chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể Luyện tập: tổ, nhóm GV nhận xét biểu dương - Trò chơi đọc nhạc bằng thế bàn tay GV nhận xét và biểu dương b. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 5. Mục tiêu: - Biết đọc bài TĐN số 5 Cách tiến hành: GV treo bảng phụ và gợi ý để HS nhận biết các ký hiệu có trong bài TĐN số 5 như : Hình nốt, tên nốt. Luyện tiết tấu : Luyện cao độ GV đọc mẫu bài TĐN - HS theo dõi và ghi nhớ GV đàn và bắt nhịp HS tập đọc nhạc nối tiếp đến hết bài GV sửa sai cho HS về cao độ và trường độ HS ghép lời ca theo giai điệu bài TĐN số 5 HS thực hiện toàn bài theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp Luyện tập: Nhóm đọc nhạc nhóm hát lời ca sau đó đổi bên Gọi một số em đọc bài GV nhận xét và biểu dương 3. Cũng cố: HS hát lại bài : Chúc mừng GV dặn dò HS về nhà học bài. Nhận xét giờ học Chiều : Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 5 SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ DÂN CA “NỐI NHỊP DÂN GIAN” I. Mục tiêu: - HS biết được chơi trò chơi dân gian qua lời đồng dao “Mèo đuổi chuột” - Giáo dục HS những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích các làn điệu đồng dao, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên Máy nghe nhạc. Chuyển thể bài đồng giao “Mèo đuổi chuột” sang giặm vè. Bảng phụ có chép sẵn lời bài đồng dao và bài giặm vè chuyển thể. Các tranh ảnh về trò chơi dân gian “Mèo đuổi chuột” 2. Học sinh Nhạc cụ gõ. Đọc thuộc bài đồng dao “Mèo đuổi chuột” III.Hoạt động dạy - học: a. Nội dung 1: Chơi trò chơi dân gian qua lời đông dao “Mèo đuổi chuột” - Cho HS xem hình ảnh trò chơi dân gian, giới thiệu về trò chơi “Mèo đuổi chuột”. - Giáo viên treo bảng phụ bài đồng dao. - Cho HS đọc lại bài đồng dao “Mèo đuổi chuột” 2-3 lần. Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hỗng Mèo đuổi đằng sau Chuột cố chạy mau Trốn đâu cho thoát Thế là chú chuột Quay lại hóa mèo Co cẳng chạy theo Bắt mèo hóa chuột - Giáo viên nhận xét cách chơi và ý thức của các em học sinh. b. Nội dung 2: Kết hợp đọc lời đồng dao và chơi trò chơi - Hướng dẫn học sinh cách chơi và đọc theo tiết tâu lời ca - HS chơi trò chơi. 3. Phần kết thúc: - Dặn dò học sinh vận dụng cách đọc và chơi trò chơi - Hướng dẫn bạn đọc và bạn chơi trò chơi này ở trong trường và cả ở nhà. Chiều : Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2021 HĐNGLL KHỐI 4 SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ DÂN CA “NỐI NHỊP DÂN GIAN” I. Mục tiêu: - HS biết được chơi trò chơi dân gian qua lời đồng dao “Mèo đuổi chuột” - Giáo dục HS những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích các làn điệu đồng dao, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên Máy nghe nhạc. Chuyển thể bài đồng giao “Mèo đuổi chuột” sang giặm vè. Bảng phụ có chép sẵn lời bài đồng dao và bài giặm vè chuyển thể. Các tranh ảnh về trò chơi dân gian “Mèo đuổi chuột” 2. Học sinh Nhạc cụ gõ. Đọc thuộc bài đồng dao “Mèo đuổi chuột” III.Hoạt động dạy - học: a. Nội dung 1: Chơi trò chơi dân gian qua lời đông dao “Mèo đuổi chuột” - Cho HS xem hình ảnh trò chơi dân gian, giới thiệu về trò chơi “Mèo đuổi chuột”. - Giáo viên treo bảng phụ bài đồng dao. - Cho HS đọc lại bài đồng dao “Mèo đuổi chuột” 2-3 lần. Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hỗng Mèo đuổi đằng sau Chuột cố chạy mau Trốn đâu cho thoát Thế là chú chuột Quay lại hóa mèo Co cẳng chạy theo Bắt mèo hóa chuột - Giáo viên nhận xét cách chơi và ý thức của các em học sinh. b. Nội dung 2: Kết hợp đọc lời đồng dao và chơi trò chơi - Hướng dẫn học sinh cách chơi và đọc theo tiết tâu lời ca - HS chơi trò chơi. 3. Phần kết thúc: - Dặn dò học sinh vận dụng cách đọc và chơi trò chơi - Hướng dẫn bạn đọc và bạn chơi trò chơi này ở trong trường và cả ở nhà.
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2020_202.doc