Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021
Buổi chiều: Thứ 3 ngày 4 tháng 05 năm 2021
Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5)
CHỦ ĐỀ 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất
Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau:
- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
- Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.
- Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.
2. Năng lực
Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
2.1. Năng lực mĩ thuật
- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận về các sản phẩm mĩ thuật
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm.
2.3. Năng lực đặc thù khác
- Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận nhận xét,. sản phẩm.
- Năng lực thể chất: Biết cách trưng bày sản phẩm với sự vận động của bàn tay.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1. Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
TUẦN 32 Buổi sáng Thứ 3 ngày 4 tháng 5 năm 2021 Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm (Khối 1) HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: BÁC HỒ KÍNH YÊU 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. - Thể hiện được thái độ yêu quý Bác Hồ. 2. Chuẩn bị - Chương trình hát về Bác Hồ kính yêu. - Câu chuyện quả táo Bác Hồ. - Một vài phần thưởng nhỏ như: quyển vở, hộp bút, tranh ảnh về Bác Hồ. 3. Các hoạt động cụ thể * Khởi động(3p) Giáo viên cho cả lớp nêu Năm điều Bác Hồ dạy Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng * Hoạt động 1: Hát về Bác Hồ(15p) a. Mục tiêu Tạo cơ hội để HS tập luyện các bài hát về Bác Hồ kính yêu. b. Cách tiến hành GV hoặc HS bắt nhịp cho toàn lớp hát bài Em mơ gặp Bác Hồ (Sáng tác: Xuân Giao). Sau đó lần lượt các bài hát về Bác Hồ được HS trình bày theo một chương trình đã chuẩn bị. c. Kết luận HS ghi nhớ hình ảnh Bác Hồ qua lời bài hát. Hoạt động 2: Kể chuyện về Bác Hồ(16p) a. Mục tiêu Tạo hứng thú cho HS khi tham gia hoạt động Kể chuyện về Bác Hồ. b. Cách tiến hành - Mỗi tổ cử đại diện lên kể chuyện theo câu chuyện Quả táo Bác Hồ trong thời gian quy định. Kể chuyện phải kết hợp động tác, cử chỉ, lời kể hấp dẫn và rõ ràng để lôi cuốn các bạn trong lớp cùng lắng nghe. - Đại diện từng tổ lên kể chuyện. Kết thúc kể chuyện, GV yêu cầu toàn lớp nhận xét, lựa chọn tổ kể chuyện hay và hấp dẫn nhất và phát thưởng cho tổ đó. - GV mời một vài HS phát biểu cảm tưởng sau khi nghe các câu chuyện về Bác Hồ. c. Kết luận Bác Hồ luôn yêu quý và quan tâm tới học sinh mặc dù bận trăm công nghìn việc. Mỗi HS chúng ta hãy cố gắng chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ. 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ *********************************************** Buổi chiều: Thứ 3 ngày 4 tháng 05 năm 2021 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5) CHỦ ĐỀ 12: THỬ NGHIỆM VÀ SÁNG TẠO VỚI CÁC CHẤT LIỆU (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau: - Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ. - Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập. - Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 2.1. Năng lực mĩ thuật - Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 2.2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận về các sản phẩm mĩ thuật - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết quan sát, phát hiện vẻ đẹp ở đối tượng quan sát; biết sử dụng các đồ dùng, công cụ, để sáng tạo sản phẩm. 2.3. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận nhận xét,... sản phẩm. - Năng lực thể chất: Biết cách trưng bày sản phẩm với sự vận động của bàn tay. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC: 1. Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian. 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN. 1. Giáo viên: Sách học mĩ thuật lớp 5. Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề. Hình minh họa cách thực hiện tạo hình sản phẩm 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 5, giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, vât liệu khác IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU * Kiểm tra đồ dùng (2p) * Khởi động(2p) Giáo viên cho cả lớp vận động và hát theo bài “Em yêu trường em” - GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p). * Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm (28p) - Giáo viên dành thời gian 10 phút cho các nhóm chỉnh sửa bài của nhóm mình - Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. - Gv hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình, nhóm mình. Gợi ý học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. - Gv đặt câu hỏi gợi mở để giúp học sinh khắc sâu kiến thức phát triển kỹ năng thuyết trình và tự đánh giá: - Cảm nhận của em như thế nào khi được trải nghiệm tạo hình sản phẩm mĩ thuật bằng nhiều chất liệu khác nhau? - Em, nhóm em tạo được sản phẩm gì? Sản phẩm đó được tạo bằng những vật liệu gì? - Em tạo hình dựa vào hình dáng vật liệu tìm được hay đã có ý tưởng từ trước...? - Em thích sản phẩm nào của bạn? Vì sao em thích? - Em có nhận xét gì về sản phẩm của bạn? - Gv gợi ý học sinh tạo thêm các sản phẩm khác theo ý thích bằng cách kết hợp các chất liệu sẵn có trong cuộc sống. V. Tổng kết chủ đề (2p). - GV nhận xét giờ học, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: * Vận dụng, sáng tạo: (1p) Gợi ý HS vẽ bức tranh thể hiện hoạt đông yêu thích của mình. ********************************************* Buổi chiều: Thứ 5 ngày 6 tháng 05 năm 2021 Tiết 1, 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3) Chủ đề 12: CÂU CHUYỆN MÀ EM YÊU THÍCH (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Hiểu được nội dung, biết cách khai thác hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ inh họa. - Thể hiện được bức tranh vẽ câu chuyện yêu thích, thể hiện bằng hình thức vẽ. - Giới thiệu, nx và nêu được cảm nhận về sp của nhóm mình, nhóm bạn. II. Chuẩn bị: GV: - Giấy vẽ, màu vẽ, SGK HS: - Giấy vẽ, màu vẽ, Keo dán, kéo... một số tranh ảnh H13.1, H13.2 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: * Kiểm tra đồ dùng (2p) * Khởi động (3p) - Giáo viên sử dụng câu chuyện cổ tích Cây khế, cho học sinh nghe qua băng đĩa - Giáo viên nhận xét và giới thiệu chủ đề: Hôm nay, các em sẽ tạo hình, sắm các vai các nhân vật trong câu chuyện mà các em thích để trình diễn trước cả lớp * Hoạt động 1: Tìm hiểu(12p) GV giới thiệu H 13.1, HS quan sát, thảo luận trả lời(nhóm 2): - Mỗi bức tranh minh họa cho câu chuyện nào? - Hãy kể các câu chuyện khác mà em biết. + H1: Cây khế, H2: Tấm Cám, + H3: Bạch Tuyết và bảy chú lùn, + H3: Người cá. GV giới thiệu H 13.2 - Những bức tranh gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào? Hình ảnh trong tranh mô phỏng nội dung gì trong câu chuyện? + H1: Cây khế, H2: Tấm Cám, + H3: Bạch Tuyết và bảy chú lùn, + H3: Người cá. - Hình dáng, đường nét, màu sắc và cách sắp xếp các hình ảnh trong bức tranh như thế nào? - Nhân vật chính trong câu chuyện có tính cách ntn? Thể hiện rõ tính cách chưa? - HS đọc ghi nhớ (SGK) GV kết luận: Trong kho tàng văn học của loài người có rất nhiều câu chuyện hay mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, ...trong đó có những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện hiện đại. Khi tạo hình cho câu chuyện em cần nhớ:Chọn câu chuyện có ý nghĩa hoặc trích đoạn tiêu biểu để vẽ lại. Tạo hình dáng nhân vật, bối cảnh phù hợp với nội dung câu chuyện theo cảm nhận riêng * Hoạt động 2. Cách thực hiện(16p) - Yêu cầu học sinh quan sát hình 13.3 sách Học mĩ thuật lớp 3 hoặc sản phẩm sưu tầm của giáo viên để tìm hiểu một số hình ảnh tạo hình nhân vật - GV gợi ý hướng dẫn học sinh cách xây dựng tạo hình nhân vật cho câu chuyện (Khi tạo hình nhân vật cần chú ý đến đặc điểm riêng về hình dáng tính cách Ví dụ: tạo hình nhân vật trong câu chuyện “Thằng Bờm” thì hình ảnh thằng Bờm phải tạo dáng ngây ngô, còn hình ảnh Phú ông thì oai vệ thể hiện được sự giàu sang, ....) + Những hình ảnh trong hình 13.3 cho em biết về câu chuyện nào?Vì sao em biết? + Theo em để tạo hình được các nhân vật, hình ảnh, bối cảnh đó phải làm như thế nào? + Em, nhóm em thích tạo hình nhân vật cho câu chuyện gì? Bằng chất liệu nào? - Yêu cầu quan sát hình 13.4 SHMT và một số sản phẩm sưu tầm để học sinh tham khảo tìm hiểu cách thực hiện tạo hình nhân vật, hình ảnh, bối cảnh theo nội dung câu chuyện Giáo viên tóm tắt: - Muốn tạo hình được nhân vật và bối cảnh một câu chuyện các em cần: + Lựa chọn, thống nhất câu chuyện để chọn cách tạo hình + Lựa chọn hình ảnh và các nhân vật tiêu biểu của câu chuyện đó + Tạo hình, vẽ trang trí nhân vật và hình ảnh liên quan theo ý thích + Cắt hình rời khỏi tờ giấy sau đó dán lên bìa cứng, lên thanh bìa để tạo hình con rối biểu diễn + Chú ý vẽ hình cân đối phù hợp IV. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_32_nam_hoc_2020_202.doc