Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

Hoạt động 1: Quan sát tranh và liên hệ với những tình huống có thể gây nguy hiểm khi ở nhà

* Làm việc cá nhân:

Giáo viên cho HS quan sát hành động của các bạn trong các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6

trong SGK, suy nghĩ để chọn mặt cười vào những hành động em thấy không an toàn.

* Làm việc cặp đôi:

HS quay sang tạo thành cặp đôi, trao đổi từng cặp, so sánh bài của mình với bạn

và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu cho các câu hỏi: Tại sao bạn lại chọn mặt mếu? Điều gì có thể xảy ra với bạn nhỏ trong tranh đó? Nếu là bạn, bạn có làm theo bạn nhỏ trong hình đó hay không?

* Làm việc chung cả lớp:

- HS cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo từng tranh dưới hiệu lệnh của GV.

- Nhận xét và rút ra kết luận.

*Kết luận

Khi ở nhà, các em cần tránh: leo trèo cầu thanh vì có thể gây ngã; không bật bếp

để đun nấu vì có thể bị bỏng; không tự ý sờ cắm vào ổ điện vì có thể bị điện giật; không nghịch dao, kéo và những vật sắc nhọn vì có thể bị đứt tay, bị thương.

*Hoạt động 2: Đóng vai

* Làm việc cặp đôi:

- GV yêu cầu HS đóng vai tình huống.

- HS tạo thành các cặp đôi để quan sát tranh và thảo luận nêu ra cách xử lý tình

huống.

Tình huống: Mẹ đi chợ chưa về, chỉ có một mình Hoa ở nhà. Đang ngồi xem ti vi,

Hoa nghe thấy tiếng chuông cửa. Nhìn qua khe cửa. Hoa thấy có một chú mặc áo đồng phục bưu điện đứng ngoài cửa. Bạn hỏi “Ai đấy ạ?”, chú lạ mặt đáp: “Chú ở bên công ty điện thoại, chú đến để kiểm tra điện thoại, cháu mở cửa cho chú nhé”. Nếu em là Hoa trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

- Các cặp đôi đóng vai trong nhóm.

 * Làm việc chung cả lớp:

- 2 đến 4 cặp đôi lên trước lớp đóng vai.

- HS và GV nhận xét. Gv có thể đặt thêm các câu hỏi để khai thác thêm cách ứng

xử của các nhóm như: Theo em, chú đó có thể là kẻ xấu không? Điều gì sẽ xảy ra nếu cho chú ấy vào nhà?

- GV nhận xét và giới thiệu các số điện thoại khẩn cấp cho HS: số 113, 114, 115.

c. Kết luận

Khi ở nhà một mình, em tuyệt đối không cho người lạ nào vào nhà dìu bất cứ lý

do nào. Chúng ta có thể từ chối họ, nếu không được hãy nhanh chóng gọi điện thoại cho bố mẹ, người thân hoặc hét lên thật to để mọi người xung quanh nghe thấy. Còn khi phát hiện có cháy, em nên hét to lên để mọi người đến giúp đỡ hoặc nhanh chóng gọi cho các chú cứu hỏa số 114 nhé.

*Hoạt động 3: Thực hành băng bó vết thương

- GV dẫn dắt và gọi 2 HS lên bảng để thực hành băng vết thương ở đầu gối và

ngón tay cho HS quan sát.

- Từng cặp HS thực hành băng vết thương cho nhau ở ngón tay và cánh tay hoặc

đầu gối.

- 2 đến 3 cặp HS lên bảng thực hành trước lớp. GV nhận xét và kết luận.

*Kết luận

Khi ở nhà một mình mà chẳng may chúng ta bị thương nhẹ như: đứt tay, trầy

xước thì các con có thể lấy băng gạc để tự băng vết thương của mình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 28
 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 05 tháng 04 năm 2021
 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1)
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu
Sau hoạt động, HS có khả năng:
- Nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân khi ở 
nhà.
- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở 
nhà.
- Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống cụ 
thể khi ở nhà.
2. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa
- Thể mặt cười, mặt mếu
- Băng dán cá nhân, bang gạc để thực hành bang, vết thương.
3. Các hoạt động cụ thể
*Khởi động: Thi”Ai nhanh ai đúng”
- Giáo viên chuẩn bị hai bức tranh( 1 bức tình huống nguy hiểm,một bức tình 
huống an toàn) cho hai nhóm học h (mỗi nhóm 4 em) lên bảng thi ghép tranh 
 - Học sinh các nhóm lên chơi
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét
 + Bức tranh nào thê hiện tình huống an toàn?
 - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
 *Hoạt động 1: Quan sát tranh và liên hệ với những tình huống có thể gây nguy hiểm khi ở nhà
* Làm việc cá nhân:
Giáo viên cho HS quan sát hành động của các bạn trong các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 
trong SGK, suy nghĩ để chọn mặt cười vào những hành động em thấy không an toàn.
* Làm việc cặp đôi:
HS quay sang tạo thành cặp đôi, trao đổi từng cặp, so sánh bài của mình với bạn 
và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu cho các câu hỏi: Tại sao bạn lại chọn mặt mếu? Điều gì có thể xảy ra với bạn nhỏ trong tranh đó? Nếu là bạn, bạn có làm theo bạn nhỏ trong hình đó hay không?
* Làm việc chung cả lớp:
- HS cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo từng tranh dưới hiệu lệnh của GV.
- Nhận xét và rút ra kết luận.
*Kết luận
Khi ở nhà, các em cần tránh: leo trèo cầu thanh vì có thể gây ngã; không bật bếp 
để đun nấu vì có thể bị bỏng; không tự ý sờ cắm vào ổ điện vì có thể bị điện giật; không nghịch dao, kéo và những vật sắc nhọn vì có thể bị đứt tay, bị thương.
*Hoạt động 2: Đóng vai
* Làm việc cặp đôi:
- GV yêu cầu HS đóng vai tình huống.
- HS tạo thành các cặp đôi để quan sát tranh và thảo luận nêu ra cách xử lý tình 
huống.
Tình huống: Mẹ đi chợ chưa về, chỉ có một mình Hoa ở nhà. Đang ngồi xem ti vi, 
Hoa nghe thấy tiếng chuông cửa. Nhìn qua khe cửa. Hoa thấy có một chú mặc áo đồng phục bưu điện đứng ngoài cửa. Bạn hỏi “Ai đấy ạ?”, chú lạ mặt đáp: “Chú ở bên công ty điện thoại, chú đến để kiểm tra điện thoại, cháu mở cửa cho chú nhé”. Nếu em là Hoa trong tình huống đó, em sẽ làm gì?
- Các cặp đôi đóng vai trong nhóm.
 * Làm việc chung cả lớp:
- 2 đến 4 cặp đôi lên trước lớp đóng vai.
- HS và GV nhận xét. Gv có thể đặt thêm các câu hỏi để khai thác thêm cách ứng 
xử của các nhóm như: Theo em, chú đó có thể là kẻ xấu không? Điều gì sẽ xảy ra nếu cho chú ấy vào nhà?
- GV nhận xét và giới thiệu các số điện thoại khẩn cấp cho HS: số 113, 114, 115.
c. Kết luận
Khi ở nhà một mình, em tuyệt đối không cho người lạ nào vào nhà dìu bất cứ lý 
do nào. Chúng ta có thể từ chối họ, nếu không được hãy nhanh chóng gọi điện thoại cho bố mẹ, người thân hoặc hét lên thật to để mọi người xung quanh nghe thấy. Còn khi phát hiện có cháy, em nên hét to lên để mọi người đến giúp đỡ hoặc nhanh chóng gọi cho các chú cứu hỏa số 114 nhé.
*Hoạt động 3: Thực hành băng bó vết thương
- GV dẫn dắt và gọi 2 HS lên bảng để thực hành băng vết thương ở đầu gối và 
ngón tay cho HS quan sát.
- Từng cặp HS thực hành băng vết thương cho nhau ở ngón tay và cánh tay hoặc 
đầu gối.
- 2 đến 3 cặp HS lên bảng thực hành trước lớp. GV nhận xét và kết luận.
*Kết luận
Khi ở nhà một mình mà chẳng may chúng ta bị thương nhẹ như: đứt tay, trầy 
xước thì các con có thể lấy băng gạc để tự băng vết thương của mình.
 4. Nhận xét, dặn dò (2p).
 - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài.
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ 
 ***********************************************
 Buổi chiều: Thứ 3 ngày 6 tháng 04 năm 2021
 Tiết 2, 3:	 Mĩ thuật (lớp 5)
CHỦ ĐỀ 11: VẼ BIỂU CẢM CÁC ĐỒ VẬT
 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
- Học sinh nhận biết được đặc điểm về hình dáng, màu sắc của các đồ vật.
- Vẽ được tranh biểu cảm đồ vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1.Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1.Giáo viên: Sách học mĩ thuật lớp 5. Sản phẩm, hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung, chủ đề. Vật mẫu các đồ vật
2. Học sinh:
- Sách học mĩ thuật 5, giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, một số vật mẫu
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra đồ dùng (1p).
2. Khởi động: Tổ chức trò chơi “ Bịt mắt đoán tên đồ vật” (2p).
3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p).
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (8p).
- Giáo viên cho hs quan sát Hình 11.1 sách Học Mĩ thuật thảo luận nhóm để tìm hiểu 
về vẻ đẹp của tranh vẽ tĩnh vật.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm.
 - GV phát phiếu học tập và gọi một học sinh đọc nội dung các câu hỏi.
 - Yêu cầu HS thảo luận 
 - Gọi một HS đại diện nhóm đọc câu hỏi và trả lời (mỗi nhóm chỉ nêu một câu hỏi):
+ Kể tên những đồ vật có trong bức tranh? 
+ Hình mảng, đường nét, cách vẽ như thế nào?
+ Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét, trả lời câu tiếp theo.
- GV nhận xét, tóm tắt.
- Yêu cầu học sinh quan sát h11.2 và 11.3 thảo luận tìm hiểu cách sắp xếp hình ảnh, 
tạo hình, vẽ màu cho tranh vẽ biểu cảm đồ vật.
- Một số HS nêu.
- GV nhận xét, tóm tắt: Tranh biểu cảm đồ vật diễn tả cảm xúc của người vẽ 
thông qua đường nét và màu sắc. Những đường nét, màu sắc được vẽ cách điệu theo cảm xúc của người vẽ tạo nên ấn tượng cho bức tranh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (8p).
- GV hướng dẫn học sinh cách bày mẫu.
- Yêu cầu học sinh quan sát các vật mẫu để nhận ra hình dáng, đặc điểm, màu sắc 
của các vật mẫu.
- GV minh họa nhanh một vài ví dụ để học sinh quan sát nhận biết kỹ hơn cách vẽ 
biểu cảm. bảng (Yêu cầu hs quan sát ánh mắt và tay khi GV thực hiện vẽ) 
 - Một vài HS nêu cách vẽ theo hiểu biết.
*GV nêu cách vẽ tranh biểu cảm:
- Mắt tập trung quan sát hình dáng, đặc điểm của mẫu, tay vẽ vào giấy. Mắt quan 
sát đến đâu, tay vẽ đến đó. Mắt không nhìn vào giấy, tay đưa bút liên tục không nhấc lên khỏi tờ giấy trong cả quá trình vẽ
- Vẽ thêm các nét biểu cảm (các nét thêm vào mang tính trang trí, có thể vẽ theo 
chiều dọc, chiều ngang hoặc bao quanh hình vẽ theo cảm xúc làm cho đồ vật thêm sinh động và đẹp hơn).
- Vẽ màu vào các đồ vật: sử dụng màu có độ tương phản đậm - nhạt, sáng- tối, 
nóng- lạnh, ...
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (14p).
- GV hướng dẫn HS bày mẫu.
- Yêu cầu học sinh thực hành cá nhân.
- Yêu cầu quan sát mẫu, vẽ không nhìn giấy, mạnh dạn đưa tay khi vẽ để hình vẽ 
không quá nhỏ.
- GV quan sát hướng dẫn thêm trong suốt quá trình học sinh thực hành ( bố cục, 
đường nét, màu sắc, hình mảng, sáng tối, đậm nhạt, nóng lạnh...)
3. Nhận xét, dặn dò (1p).
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi HS thực hành tốt. Động viên, khích lệ các HS khác cố gắng hơn.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: Hoàn thành sản phẩm và trưng bày, giới thiệu sản 
phẩm.
 *******************************************************
 Buổi chiều: Thứ 5 ngày 7 tháng 04 năm 2021
 Tiết 1, 2, 3:	 Mĩ thuật (Lớp 3) 
CHỦ ĐỀ 11: TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG 
(Tiết 3)
 I. Mục tiêu:
 - Giúp HS nêu được chủ đề, mô tả hình ảnh, nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh theo chủ đề “ Vẻ đẹp cuộc sống” thông qua bố cục, đường nét, màu sắc.
 - HS mô phỏng lại được bức tranh em thích bằng cách vẽ, xé dán...
 - HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Tranh ảnh, hình vẽ về 1 số loại tranh ảnh cuộc sống, TN, con người.
 - HS: Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, đất nặn, dao kéo...
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1. Khởi động
 - Giáo viên cho học sinh hát bài “Quê hương tươi đẹp”
 - Giới thiệu bài và ghi bảng
 Hoạt động 1. Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
 - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình
 - HS trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV.
 - Cho các nhóm thảo luận 5-7 phút để chuẩn bị TT.
 + Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. 
 + Khuyến khích các nhóm thuyết trình theo phương pháp kể chuyện và minh họa.
 - Lần lượt đại diện thành viên của mỗi nhóm lên thuyết trình về các sản phẩm trong nhóm mình theo các hình thức khác nhau, các nhóm khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho nhóm, bạn.
 - Trong quá trình thuyết trình có thể cho các thành viên khác trong nhóm bổ sung.
 - GV và các thành viên nhóm khác có thể đặt câu hỏi thêm. Có thể dùng phương pháp phỏng vấn.
 - Nhận xét khen ngợi các nhóm : Giáo dục HS thông qua các bức tranh.
 * Hoạt động 2: Đánh giá
 - Yêu cầu HS tự đánh giá bài học của mình và bạn
 - GV đánh giá, chốt lại kiến thức chung của chủ đề. Tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. 
 * Vận dụng sáng tạo:
 - GV hướng dẫn HS tạo hình theo chủ đề: Mẹ em và bạn bè của em” và trang trí bằng các chât liệu khác nhau như xé dán,đất nặn.để bức tranh thêm sinh động, mới lạ
 * Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2020_202.doc
Giáo án liên quan