Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021

Buổi chiều: Thứ 3 ngày 2 tháng 03 năm 2021

 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5)

CHỦ ĐỀ 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH

 (Tiết 1)

 - HS nhận biết được đặc điểm của một số trang phục quen thuộc.

- Biết cách tạo hình trang phục bằng hình thức vẽ, xé dán kết hợp với các chất

liệu khác theo ý thích.

 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

1. Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình

 + Vẽ cùng nhau

 - Tạo hình từ các vật tìm được

 - Vẽ theo âm nhạc

 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

 III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.

 1. Giáo viên

 - Sách học mĩ thuật lớp 5, tranh ảnh các trang phục có kiểu dáng trang trí đẹp. Hình minh họa cách tạo hình trang phục.

 2. Học sinh

 - Sách học mĩ thuật 5, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo.

 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Kiểm tra đồ dùng (1p)

 2. Khởi động (2p):

 Tổ chức cho HS trò chơi: Em tập làm người mẫu.

 Mời 1 số học sinh lên tham gia biểu diễn thời trang, giáo viên có thể bật nhạc hoặc cùng học sinh hát để cổ vũ

 3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 14/03/2024 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 23 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 1 tháng 03 năm 2021
 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1)
 Tuần 21: MÔI TRƯỜNG QUANH EM
 HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG QUANH EM
 1. Mục tiêu
 Sau hoạt động, HS có khả năng:
 - Biết được những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường sống quanh em.
 - Mô tả được sự ô nhiễm môi trường xung quanh.
 2. Chuẩn bị
 - Một vài tranh/hình ảnh về sự ổ nhiễm môi trường.
 - Bài hát Như một hòn bi xanh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 - Một vài câu chuyện về ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
 3. Các hoạt động cụ thể
 * Khởi động: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi nêu một số từ chỉ môi trường
 - Giáo viên nhận xét
 - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
 Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường quanh em(15)
 - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh/tranh về sự ô nhiễm môi trường sống. Khi quan sát, HS cần chú ý những câu hỏi dưới đây:
 + Các em nhìn thấy được những gì có trong tranh?
 + Những hình ảnh trong tranh có giống với nơi e sinh sống không?
 + Em hãy đặt tên cho bức tranh được không?
 - Sau khi quan sát tranh/hình ảnh, GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ theo những câu hỏi gợi ý ở trên. Có thể cho từng HS, hoặc cặp đôi HS chia sẻ. Sau đó thi xem ai là người trả lời nhanh và đúng nhất.
 *Kết luận.
 HS biết được những biểu hiện cụ thể về sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
 Hoạt động 2: Thực hành bảo vệ môi trường(15)
 GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK. Sau đó tổ chức cho HS thể hiện những hành động, việc làm mà các em thấy và hiểu được từ hình ảnh đã được quan sát. GV mời một vài HS đóng vai thể hiện việc làm như các bạn trong tranh. GV có thể hỏi HS “ Rác thì bỏ vào đâu nhỉ? Hoặc :”các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì vậy” . Kết thúc hoạt động, cả lướp cùng hát bài Như một hành bi xanh
 * Kết luận
 HS được làm quen với một vài công việc hay hoạt động giữ gìn môi trường xung quanh.
 4. Nhận xét, dặn dò (2p).
 - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài.
 - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ 
 ***********************************************
Buổi chiều: Thứ 3 ngày 2 tháng 03 năm 2021
 Tiết 2, 3:	 Mĩ thuật (lớp 5)
CHỦ ĐỀ 9: TRANG PHỤC YÊU THÍCH
 (Tiết 1)
 - HS nhận biết được đặc điểm của một số trang phục quen thuộc.
- Biết cách tạo hình trang phục bằng hình thức vẽ, xé dán kết hợp với các chất 
liệu khác theo ý thích.
 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình 
 + Vẽ cùng nhau 
 - Tạo hình từ các vật tìm được
 - Vẽ theo âm nhạc
 2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
 III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
 1. Giáo viên
 - Sách học mĩ thuật lớp 5, tranh ảnh các trang phục có kiểu dáng trang trí đẹp. Hình minh họa cách tạo hình trang phục.
 2. Học sinh
 - Sách học mĩ thuật 5, giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo hai mặt, keo, kéo...
 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 1. Kiểm tra đồ dùng (1p)
 2. Khởi động (2p):
 Tổ chức cho HS trò chơi: Em tập làm người mẫu.
 Mời 1 số học sinh lên tham gia biểu diễn thời trang, giáo viên có thể bật nhạc hoặc cùng học sinh hát để cổ vũ
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng (1p)
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu (10p)
 - Yêu cầu học sinh quan sát từng ảnh trong hình 9,1, thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung chủ đề theo nội dung câu hỏi.
 + Các bạn nhỏ mặc những trang phục gì? 
 + Em thấy trên các trang phục đó có những họa tiết gi?màu sắc các trang phục đó như thế nào ?
 + Trang phục của các vùng miền khác nhau như thế nào?
 + Trang phục các mùa như thế nào?
 + Trang phục thường được may bằng chất liệu gì?
 - Các nhóm báo cáo nội dung câu trả lời.
 - GV cùng HS nhận xét.
- Yêu cầu học sinh quan sát từng ảnh trong hình 9,2 thảo luận nhóm để tìm hiểu về hình thức, chất liệu và nội dung của các sản phẩm về trang phục.
+ Em quan sát thấy những sản phẩm trang phục gì?
+ Họa tiết màu sắc như thế nào?
+ Sản phẩm được thể hiện bằng chất liệu gì?
- Các nhóm trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS nhận xét.
* Giáo viên tóm tắt: Trang phục bao gồm quần áo, váy, mũ, khăn khác nhau về kiểu dáng và màu sắc và đươc may phù hợp với thời tiết, hoàn cảnh. Chủ yếu may hoặc dệt bằng vải và sợi
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện (8p).
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để lựa chọn nội dung, hình thức thể hiện sản phẩm trang phục yêu thích.
+ Nhóm em sẽ thể hiện trang phục như thế nào, dành cho ai.
+ Nhóm em chọn hình thức, chất liệu như thế nào để thể hiện?
- Nhóm trưởng các nhóm nêu ý tưởng
- Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 và 9.4 thảo luận nhóm rồi nêu cách tạo hình và trang trí sản phẩm thời trang.
- Đại diện một số nhóm nêu cách thực hiện.
- Giáo viên nhận xét tóm tắt:
Cách 1: + Vẽ dáng người
+ Dựa vào dáng người đã vẽ để tạo dáng trang phục.
+ Trang trí trang phục bằng màu sắc và họa tiết khác nhau
+ Có thể kết hợp sử dụng nhiều vật liệu khác nhau để tạo sản phẩm.
Cách 2: + Tạo dáng trang phục
 + Trang trí bằng màu sắc và họa tiết.
- GV thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát.
- Yêu cầu HS tham khảo một số sản phẩm ở hình 9.5 để hình thành ý tưởng tạo hình sản phẩm thời trang.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (12p).
* Tạo dáng người.
- GV hướng dẫn, tổ chức cho HS vẽ kí họa dáng người theo quan sát hoặc vẽ theo trí nhớ, trí tưởng tượng tạo kho hình ảnh.
- HS thực hành cá nhân.
- GV bao quát lớp hướng dẫn, gợi ý thêm cho HS.
4. Nhận xét, dặn dò (1p).
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị đò dùng đầy đủ cho tiết sau: Thực hành tạo dáng và trang trí 
trang phục.
 *******************************************************
Buổi chiều: Thứ 5 ngày 4 tháng 02 năm 2021
Tiết 1, 2, 3:	 Mĩ thuật (Lớp 3) 
CHỦ ĐỀ 9: BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ (Tiết 2)
 I. Mục tiêu:	
 - Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quí.
 - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
 II. Chuẩn bị:
- GV: - Hình minh họa hướng dẫn cách thực hiện, một số bưu thiếp, giấy bìa màu, keo dán, kéo, giấy màu.
- HS: - Giấy bìa màu, giấy màu, hồ dán, kéo.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra ĐDHT(2p)
 2. Bài dạy: Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
 * Hoạt động 3: Thực hành (16p)
 - GV nêu yêu cầu: Em hãy làm một bưu thiếp dành tặng mẹ hoặc cô giáo nhân dịp lễ nào đó và viết nội dung tặng vào bưu thiếp, cho học sinh chia sẻ trong nhóm chọn nội dung cho bưu thiếp. .Ví dụ: ngày 20-11, ngày 8-3, ngày sinh nhật, chúc mừng năm mới,...
- HS thảo luận, chia sẻ nội dung.
- Học sinh làm theo nhóm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hành.
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm(15p)
- GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm và thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày, giới thiệu .
- Các nhóm còn lại theo dõi để có nhận xét.
- Các nhóm bình chọn nhóm giới thiệu tốt nhất.
- Các nhóm chia sẻ lẫn nhau 
- Sau đó GV nhận xét, đánh giá từng nhóm.
* Vận dụng, sáng tạo: (1p)
 - GV cho HS tham khảo hình 9.5 sgk để có thêm ý tưởng mới về cách tạo hình trang trí.
 - GV hướng dẫn HS có thể sử dụng các chất liệu khác để trang trí bưu thiếp như: hạt đậu, nút áo để gắn thành hình ảnh hay gấp giấy, cuộn giấy,... 
* Củng cố, dặn dò(1p)
 - GV củng cố lại kiến thức đã học.
 - Dặn dò: Chuẩn bị cho bài sau.
. Giới thiệu bài mới.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_23_nam_hoc_2020_202.doc
Giáo án liên quan