Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 - Tuần 22 - Năm học 2020-2021
Buổi chiều: Thứ 3 ngày 23 tháng 02 năm 2021
Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5)
CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN
(Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
- Biết giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1.Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình:
- Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
- Xây dựng cốt truyện.
- Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
- Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian.
2.Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN.
1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 5.
2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 5. Sản phẩm thực hành nhóm ở tiết 3.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra đồ dùng (1p)
2. Bài mới:
TUẦN 22 Buổi chiều: Thứ 2 ngày 22 tháng 02 năm 2021 Tiết 1, 2, 3: Hoạt động trải nghiệm (Lớp 1) Tuần 21: GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG HOẠT ĐỘNG GD THEO CHỦ ĐỀ: GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG 1. Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Hiểu được sự cần thiết giữ gìn cảnh đẹp quê hương, đó là trách nhiệm của HS. - Biết cách giữ gìn vệ sinh và nhắc nhở các bạn cùng giữ gìn vệ sinh để giữ gìn cảnh đẹp quê hương. - Có hứng thú và phấn khởi với việc làm của mình. 2. Chuẩn bị - Một vài tranh /hình ảnh về cảnh đẹp quê hương đang bị con người phá hoại. - Tranh vẽ mô tả hình ảnh trong SGK về những điều nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương. 3. Các hoạt động cụ thể * Khởi động:((3p): - Giáo viên chơi trò chơi ghép tranh + Giáo viên cho học sinh 2 nhóm( mỗi nhóm 4 em) lên ghép các mảnh ghép đã bị cắt rời của một bức tranh (về chủ đề phong cảnh) lại cho đúng + Giáo viên cho nhóm còn lại nhận xét sau đó giáo viên nhận xét thêm. + Ba bức tranh này vẽ cảnh gì? - Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng Hoạt động 1: Liên hệ và chia sẻ - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh đã chuẩn bị hoặc hình ảnh trong SGK. Khi quan sát, HS lựa chọn một trong số các hình ảnh đó, diễn tả bằng hành động để bạn bên cạnh đoán được nội dung của hình ảnh mà em muốn diễn tả. - Tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung ở tranh trong bài, ví dụ đóng vai một bạn HS nam đang cùng trao đổi với một vài bạn. + Bạn nam hỏi các bạn: Chúng mình cần làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê hương? + Bạn nữ trả lời : Chúng mình cần bảo vệ môi trường. - Kết thúc hoạt động 1, GV có thể mời một vài HS nêu ý kiến của mình về những hành vi nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương. * Kết luận HS hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn cảnh đẹp quê hương bằng các hành vi củ thể. Hoạt động 2: Đóng vai HS xem tranh trong SGK để nhận ra được các hành vi của các bạn trong các tình huống. Sau đó, GV tổ chức cho HS xung quanh đóng vai theo nôi dung của những bức tranh này. Vai diễn về nhặt rác thải trên bãi biển bỏ vào thùng rác, vai diễn về bạn đang hái hoa ngoài công viên thì bạn khác chạy lại nhắc nhở. HS được thử sức một vài lần sao cho có nhiều em cũng được chơi đóng vai. * Kết luận Qua hoạt động đóng vai HS vui vẻ, hứng thú khi tự đặt mình vào tình huống thực tế và tự thực hiện một công việc tốt giúp giữ gìn cảnh đẹp quê hương. 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ *********************************************** Buổi chiều: Thứ 3 ngày 23 tháng 02 năm 2021 Tiết 2, 3: Mĩ thuật (lớp 5) CHỦ ĐỀ 8: TRANG TRÍ SÂN KHẤU VÀ SÁNG TÁC CÂU CHUYỆN (Tiết 4) I. MỤC TIÊU: - Biết giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC 1.Phương pháp: Có thể vận dụng các quy trình: - Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề. - Xây dựng cốt truyện. - Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. - Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian. 2.Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm. III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN. 1. Giáo viên: - Sách học mĩ thuật lớp 5. 2. Học sinh: - Sách học mĩ thuật 5. Sản phẩm thực hành nhóm ở tiết 3. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra đồ dùng (1p) 2. Bài mới: Hoạt động : Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm (32p). - GV hướng dẩn học sinh trưng bày sản phẩm. - HS các nhóm lên trưng bày sản phẩm trên bảng lớp theo hướng dẫn. - HS các nhóm thảo luận, chọn bạn lên giới thiệu, thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. - Các học sinh nhóm khác nhận xét và tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ để khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tự đánh giá. - GV hỏi gợi mỡ: + Sân khấu của nhóm em thể hiện sự kiện, chương trình gì? + Nhóm em đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản phẩm? + Nhóm em muốn kể câu chuyện gì? Các nhân vật trên sân khấu là ai? Họ đang làm gì? - GV mời một vài nhóm lên thực hiện sắm vai kể lại câu chuyện. - GV nhận xét. 3. Tổng kết chủ đề (2p). - GV nhận xét giờ học, tuyên dương nhóm HS có sản phẩm đẹp, động viên khuyến khích các học sinh chưa hoàn thành bài. - Chốt lại kiến thức chung của chủ đề. - Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: Chủ đề Trang phục yêu thích. * Vận dụng, sáng tạo: Tạo hình các nhân vật trên sân khấu theo ý thích ******************************************************* Buổi chiều: Thứ 5 ngày 25 tháng 02 năm 2021 Tiết 1, 2, 3: Mĩ thuật (Lớp 3) CHỦ ĐỀ 9: BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Nêu được ý nghĩa của bưu thiếp. - Biết cách làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quí. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Hình minh họa hướng dẫn cách thực hiện, một số bưu thiếp, giấy bìa màu, keo dán, kéo, giấy màu. 2. Học sinh: - Giấy bìa màu, giấy màu, hồ dán, kéo. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Kiểm tra ĐDHT(1p) 2. Khởi động(2p): Giáo viên cho học sinh phụ họa theo bài hát bài “Mẹ và cô” 3. Bài dạy: Giới thiệu và ghi bảng * Hoạt động 1: Tìm hiểu về bưu thiếp(15p) - GV cho HS xem một số bưu thiếp và thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu: + Bưu thiếp dùng để làm gì? ( Dùng để tặng chúc mừng bạn bè, người thân, thầy cô...nhân dịp lễ tết, sinh nhật...) + Bưu thiếp thường có hình dạng gì?( Hình chữ nhật, hình vuông, ...) + Các hình ảnh, chữ số trên bưu thiếp được sắp xếp thế nào? + Có thể làm bưu thiếp bằng những chất liệu gì? ( Có thể làm bằng giấy màu, bìa,...) - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu và kết luận: Bưu thiếp dùng để tặng chúc mừng cho những người thân yêu hay bạn bè nhân dịp sinh nhật, ngày lễ, ngày tết,...Bưu thiếp thường có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, các hình ảnh, chữ số được sắp xếp cân đối, hài hòa. Khi làm bưu thiếp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như màu vẽ, giấy màu, lá cây khô,... - Yêu cầu HS tham khảo hình 9.1 sgk và hướng dẫn học sinh về bưu thiếp. * Hoạt động 2: Cách thực hiện(15p) - Yêu cầu HS xem hình hướng dẫn cách thực hiện và nêu từng bước: + Xác định bưu thiếp dành tặng ai, nhân dịp gì? + Tạo hình dạng của bưu thiếp. + Phân mảng chữ và hình trang trí. + Vẽ hoặc cắt dán hình ảnh trang trí và chữ vừa với mảng được chia. + Vẽ màu theo ý thích. + Viết thêm nội dung thể hiện tình cảm của mình vào phần trong bưu thiếp. - GV làm minh họa. - Yêu cầu HS tham khảo hình 9.2 sgk và đọc ghi nhớ. - Yêu cầu HS quan sát hình 9.3 sgk để có thêm ý tưởng sáng tạo bưu thiếp cho mình. 4. Nhận xét, dặn dò (2p). - GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi HS chú ý học bài. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng đầy đủ cho tiết thực hành
File đính kèm:
giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_1_tuan_22_nam_hoc_2020_202.doc