Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Xuân Trường

I/ Yêu cầu giáo dục:

 Sau hoạt động, học sinh có khả năng

 - Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo

 - Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn

 - Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kỳ đổi mới , biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày

II/ Nội dung và hình thức:

 1/ Nội dung:

 - Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương (nếu có).

 - Xây dựng kế hoạch giúp đỡ.

 - Vui văn nghệ, ca ngợi.

 2/ Hình thức:

 - Báo cáo kết quả tìm hiểu (nếu có).

 - Thảo luận xây dựng kế hoạch giúp đỡ.

III/ Chuẩn bị:

 - Các tư liệu (sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin, ) nói về sự đổi mới và phát triển đất nước

 - Một số tiết mục văn nghệ

 - Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác

IV/ Tiến hành:

1. Khám phá

 Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động

 Để mở đầu cho hoạt động hôm nay, xin mời các bạn hát bài “ Đảng cho ta mùa xuân”

 Các bạn thân mến. Để dành được độc lập, tự do, hạnh phúc đã có biết bao anh hùng hy sinh cho Tổ quốc. Đó là kết quả lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Hôm nay lóp chúng ta tổ chức với chủ đề “ Sự đổi mới và phát triển đất nước”.

2. Kết nối

 

doc55 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Xuân Trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát, bài thơ ca ngợi con người, quê hương, đất nước.
- Một số câu hỏi, đó vui về hoạt động.
2/ Tổ Chức:
- Cán bộ lớp phân công tìm hiểu truyền thống cách mạng.
- Cán bộ lớp xây dựng chương trình: dẫn chương trình, trang trí lớp, tiết mục văn nghệ...
IV/ Tiến Hành:
Người TH
NỘI DUNG THỰC HIỆN
TG
DCT
DCT
* Cùng lớp hát bài hát tập thể có liên quan đến hoạt động, chủ điểm.
* Tuyên bố lí do:
 Để có được độc lập, tự do, hòa bình như ngày hôm nay dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giành những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống hi sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiển con ra trận mà không trở về với mẹ, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường... Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó có ở khắp mọi miền Tổ Quốc và có ở địa phương chúng ta. Hôm nay, trong buổi hoạt động này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc qua các cuộc trò chuyện, kể lại cho nhau nghe về những con người cao cả ấy.
- Giới thịêu khách mời và giới thiệu chương trình của buổi hoạt động.
1/ Thảo luận: (Trình bày tư liệu sưu tầm: nếu có)
- Trình bày tư liệu sưu tầm.
- Thảo luận câu hỏi: Học sinh lớp 9 cần làm gì và làm như thế nào để phát huy truyền thống cách mạng của cha anh?
- Mời các bạn trả lời, tranh luận.
- Dẫn chương trình tóm tắt lại kết quả thảo luận.
2/ Văn nghệ: Hát, kể chuyện, đố vui, chơi trò chơi ...
- Mời sự biểu diễn văn nghệ của lần lượt 2-4 đội.
- Thi tìm hiểu ca khúc viết về thanh thiếu niên.
 * Mời BGK công bố kết quả.
 * Ý kiến của GVCN: Mời GVCN nêu nhận xét.
5'
15'
20'
5'
Ngày soạn: 18/11/2018
Ngày giảng: 15/12/2018
Tiết 8: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ
 CÁC GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG.
I/ Yêu cầu giáo dục: 
Giúp học sinh
	- Biết được một số gia đình có công với cách mạng ở địa phương.
	- Ca ngợi, qúi trọng gia đình có công với cách mạng ở địa phương.
	- Biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
II/ Nội dung và hình thức:
	1/ Nội dung:
	- Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương (nếu có).
	- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
	- Vui văn nghệ, ca ngợi.
	2/ Hình thức:
	- Báo cáo kết quả tìm hiểu (nếu có).
	- Thảo luận xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
III/ Chuẩn bị:
	1/ Phương tiện:
	- Thống kê số liệu.
	- Một số tiết mục văn nghệ.
	2/ Tổ chức:
	- GVCN hướng dẫn học sinh tìm hiểu.
	- Cán bộ lớp: phân công người điều khiển chương trình, trang trí.
	- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV/ Tiến hành:
Người TH
NỘI DUNG THỰC HIỆN
TG
DCT
- Cùng hát tập thể một bài hát.
 * Tuyên bố lí do: Trong các cuộc kháng chiến cứu quốc của dân tộc, đã có hàng triệu thanh niên rời làng quê, phố phường của mình lên đường nhập ngũ để dành lại độc lập, tự do cho Tổ Quốc. Nhiều người trong số họ đã không bao giờ trở về, nhiều gia đình đã không tiếc sức lực, tiền của mà đóng góp cho kháng chiến. Hôm nay, trong tiết hoạt động, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, tìm hiểu về những gia đình có công với cách mạng và tìm cách giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn.
- Giới thiệu khách mời.
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
 1/ Báo cáo kết quả tìm hiểu (nếu có).
 2/ Xây dựng kế hoạch giúp đỡ. Thảo luận:
- Lớp ta có thể giúp đỡ gia đình khó khăn nào?
- Cần tổ chức việc giúp đỡ như thế nào? (Thời gian, công việc).
 3/ Văn nghệ:
 Giới thiệu tiết mục văn nghệ của các nhóm ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ.
 * Kết thúc hoạt động: 
- Mời ý kiến của GV.
- Mời ý kiến của khách dự.
5'
5'
15'
15'
5'
Ngày soạn: 01/12/2018
Ngày giảng: 05/01/2019
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 + 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tiết 9: TÌM HIỂU VỀ SỰ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
I/ Yêu cầu giáo dục: 
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng 
	- Hiểu quyền được tiếp nhận các thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo
	- Tự hào về Đảng, càng tin yêu Đảng hơn
	- Không ngừng học tập và rèn luyện, biết phát huy những mặt tích cực trong thời kỳ đổi mới , biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày
II/ Nội dung và hình thức:
	1/ Nội dung:
	- Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương (nếu có).
	- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
	- Vui văn nghệ, ca ngợi.
	2/ Hình thức:
	- Báo cáo kết quả tìm hiểu (nếu có).
	- Thảo luận xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
III/ Chuẩn bị:
	- Các tư liệu (sách báo, thơ ca, tranh ảnh, bản tin,) nói về sự đổi mới và phát triển đất nước
	- Một số tiết mục văn nghệ
	- Giấy màu, bút màu, một vài dụng cụ khác
IV/ Tiến hành:
1. Khám phá
 Người điều khiển nêu yêu cầu của hoạt động
 Để mở đầu cho hoạt động hôm nay, xin mời các bạn hát bài “ Đảng cho ta mùa xuân” 
 Các bạn thân mến. Để dành được độc lập, tự do, hạnh phúc đã có biết bao anh hùng hy sinh cho Tổ quốc. Đó là kết quả lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Hôm nay lóp chúng ta tổ chức với chủ đề “ Sự đổi mới và phát triển đất nước”.
2. Kết nối 
Người TH
NỘI DUNG THỰC HIỆN
TG
DCT
DCT
DCT
Hoạt Động 1: NÊU VẤN ĐỀ, TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN
 Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận
1. Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo baa81t đầu từ đâu?
2. Bạn hãy kể những nét chính về sự đối mới kinh tế của nước ta hiện nay?
3. Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay?
4. Bạn có thể nói cảm nhận của bạn về sự đổi mới đất nước về mặt đời sống văn hóa hiện nay?
 Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc một số vấn đề để cả lớp cùng trao đổi.
 Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn.
 Người di62u khiển chương rình chốt lại kết quả trao đổi thảo luận.
Hoạt Động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ
 Người điều khiển giới thiệu từng tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị lên trình diễn trước lớp. Đó là các tiết mục với các thể loại khác nhau: đơn ca, đọc thơ, kể chuyện, múa, tốp ca,về “Sự Đổi Mới và Phát Triển Đất Nước”.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: CHIA SẺ CẶP ĐÔI, THẢO LUẬN
- Người diều khiển đặt câu hỏi để toàn lớp cùng tham gia suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
1. Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ.
2. Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và sự phát triển của đất nước không?
3. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn với những hiện tượng tiêu cực, sai trái hiện nay không? Tại sao?
4. Vận dụng
 GV yêu cầu mỗi HS hãy phản ánh những ý kiến những người thân trong gia đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ.
15
15
15
Ngày soạn: 07/12/2018
Ngày giảng: 12/01/2019
Tiết 10: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG
I/ Yêu cầu giáo dục: 
	Sau hoạt động, học sinh có khả năng 
	- Hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh lớp cuối cấp ở trường
	- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường
	- Có ý thức thường xuyên chăm sóc và bảo vệ cây
II/ Nội dung và hình thức:
	1/ Nội dung:
	- Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương (nếu có).
	- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
	- Vui văn nghệ, ca ngợi.
	2/ Hình thức:
	- Báo cáo kết quả tìm hiểu (nếu có).
	- Thảo luận xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
III/ Chuẩn bị:
	- Cảm tưởng về trồng cây lưu niệm
	- Một cây non
- Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng,
	- Que rào
IV/ Tiến hành:
1. Khám phá
 Hát tập thể bài hát “Mái trường mến yêu”
 Người điều khiển hỏi “Tại sao chúng ta phài làm cho trường ngày càng trở nên xanh hơn không?”. Để làm được điều này thì mỗi HS phải làm gì để cho trường xanh. Mỗi tổ đã có dự định phát biểu ý kiến.
 Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau trồng cây lưu niệm cho trường.
2. Kết nối 
Người TH
NỘI DUNG THỰC HIỆN
TG
DCT
DCT
DCT
Hoạt Động 1: TRÌNH BÀY KẾ HOẠCH
- Kế hoạch trồng cây: trồng cây gì? Trồng cây ở vị trí nào trong sân trường? 
- Kế hoạch chăm sóc cây
Sau đó GVCN thống nhất kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh,
Hoạt Động 2: THẢO LUẬN CHUNG
 Người điều khiển chương trình nêu lần lượt các câu hỏi thảo luận
1. Bạn có suy nghĩ gì về việc trồng cây xanh trong sân trường?
2. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ trường xanh như thế nào?
 Mỗi HS sẽ tham gia nêu ý kiến của mình để cả lớp cùng tham khảo và bổ sung. Thư ký ghi chép tát cả những phát biểu của cá bạn trong lớp để tổng hợp thành kế hoạch trồng cây lưu niệm.
3. Thực hành/luyện tập
Hoạt Động 3: TRỒNG CÂY LƯU NIỆM
- Nhóm chuẩn bị cây trồng
- Đưa cây ra vị trí trồng cây
- Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây.
- Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây.
- Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm.
4. Vận dụng
 Người điều khiển chương trình nhận xét kết quả hoạt động trồng cây lưu niệm.
 GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho đội chăm sóc cây xanh 
15
15
15
* TƯ LIỆU
- Xanh hóa nhà trường phổ thông
Xanh hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam.
Vậy chúng ta phải làm gì để xanh hóa nhà trường phổ thông? Khi nói đến xanh hóa,chắc nhiều người sẽ nghĩ đến việc trồng ây trong trường. Đúng vậy, trồng cây là một trong những nội dung xanh hóa. Vì tất cả các trường học đều có điều kiện để trồng cây. Ở nông thôn thì trồng cây ăn quả, trồng rau xanh,trồng cây làm thuốc. Các trường miền núi thì tham gia phủ xanh đồi trọc, tham gia gây giống cây rừng, rồng cỏ làm thức ăn gia súc. Các trường miền biển tham gia trồng rừng chắn cát, trồng rừng ngập mặn. Ngay cả các trường ở thành phố, với diện tích hạn hẹp thì trồng cây trong sân trường, trong vườn trường, trồng vườn hoa, trồng cây trong chậu để xung quanh lớp, đặt tại hành lang,
Tất cả các trường học đều cần trồng cây xanh vì cây làm đẹp trường học, cây hấp thu khí cacbonic thải ra oxy, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không khí trong lành, chống ô nhiễm.
Xanh hóa nhà trường phổ thông không chỉ có trồng cây xanh mà còn là quản lý chất thải. Làm sao để giáo dục học sinh có thói quên vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải để có thể tái sử dụng chúng.
Ngày soạn: 11/01/2019
Ngày giảng: 19/01/2019
Tiết 11: GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG
I/ Yêu cầu giáo dục: 
1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ, của Đảng viên của chi bộ Đảng trong nhà trường.
- Tôn trọng, tin tưởng, tự hào về chi bộ nhà trường, tự hào vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Học tập rèn luyện các gương tốt đoàn viên.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác, giúp đỡ nhau
II/ Nội dung và hình thức:
1/ Nội dung:
 - Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương (nếu có).
	- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
	- Vui văn nghệ, ca ngợi.
2/ Hình thức:
	- Báo cáo kết quả tìm hiểu (nếu có).
	- Thảo luận xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
III/ Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị về phương tiện: 
Các câu hỏi cần tìm hiểu về người Đảng viên, chi bộ, nhà trường
? Chi bộ nhà trường có bao nhiêu Đảng viên? Ai là bí thư chi bộ?
? Chi bộ trường THCS Mỹ An có mấy năm trưởng thành?
? Truyền thống dạy và học của chi bộ được thực hiện như thế nào?
Đáp án: Truyền thống dạy và học của chi bộ được thể hiện qua từng tiết dạy, các thầy cô giáo là Đảng viên luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, luôn lấy học sinh là trung tâm, truyền thụ đầy đủ các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. 
? Đảng viên nào xuất sắc nhất trong chi bộ?
Đáp án: 
? Người Đảng viên cần có những phẩm chất nào?
Đáp án: Chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
 nhà nước, nêu cao tinh thần phê và tự phê, có lối sống hoà nhã đoàn kết, nêu
 cao tinh thần xây dựng tập thể, tổ chức, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được 
 giao, ...
Một số tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, nhà trường, quê hương.
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a) Giáo viên chủ nhiệm:
+ Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động sinh hoạt giao lưu với Đảng viên của trường.
+ Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp 
+ Phần thưởng
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc chung.
- Tìm hiểu tốt công tác Đảng của nhà trường và của địa phương, tìm hiểu nhiệm vụ của chi bộ nhà trường và của Đảng viên.
- Truyền thống của chi bộ nhà trường.
- GVCN Liên hệ với chi bộ nhà trường tham gia hoạt động, giao lưu với lớp.
- Nêu nội dung hoạt động giao lưu với các Đảng viên trong trường, yêu cầu cả lớp cùng thống nhất thời gian tham gia tiến hành.
b) Cán bộ lớp:
Hội ý cán bộ lớp, với ban chỉ huy chi đội để thống nhất về yêu cầu, hình thức giao lưu và phân công các công việc cụ thể.
+ Xây dựng chương trình giao lưu: Ban cán sự lớp và GVCN
+ Cử người dẫn chương trình: Huy Hoàng
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ: Việt Chinh
+ Chuẩn bị hoa tặng: Tổ 1
c) Cá nhân học sinh:
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Kiểm tra kết quả chuẩn bị của các nhóm, các thành viên.
IV/ Tiến hành:
Người TH
NỘI DUNG THỰC HIỆN
TG
DCT
DCT
Lớp trưởng
Lớp trưởng
DCT
DCT
1. Phần mở đầu: 
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
Kính thưa quí vị đại biểu !
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Để giúp các bạn hiểu những nét cơ bản của chi bộ nhà trường và Đảng viên của chi bộ. Để có lòng tin tưởng tự hào về chi bộ nhà trường. Hôm nay đựơc sự nhất trí của GVCN lớp 9ª2 tiến hành hoạt động với chủ điểm “Giao lưu với Đảng viên của trường”.
Đến dự buổi hoạt động hôm nay có cô giáo , thầy giáo........................... đại diện cho Đảng viên trong chi bộ nhà trường, thầy giáo chủ nhiệm cùng 28 bạn học sinh của lớp cũng có mặt đông đủ.
2. Tiến trình cụ thể:
a. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Giao lưu
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi: Các đại biểu Đảng viên trả lời
- Học sinh có thể nêu câu hỏi để giao lưu trực tiếp với đại biểu Đảng viên.
- Các đại biểu trả lời câu hỏi giải thích, kể truyện theo yêu cầu của học sinh trong lớp. Đồng thời đại biểu cũng có thể đặt câu hỏi hoặc đưa ra mọi yêu cầu nào đó đối với lớp, một đại diện học sinh trả lời đáp ứng những yêu cầu.
* Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ 
- Lớp cùng các đại biểu, Đảng viên cùng thể hiện các tiết mục văn nghệ mừng 
 Đảng, mừng xuân, tạo không khí sôi nổi đoàn kết.
b. Kết thúc hoạt động: 
- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp lên cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo, sự nhiệt tình của các bạn học sinh.
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động:
+ Sự chuẩn bị
 + Nội dung hoạt động
 + Tinh thần ý thức tham gia hoạt động
3. Củng cố và luyện tập: 
? Thông qua hoạt động này em hãy nêu những nét cơ bản của chi bộ nhà trường và Đảng viên của chi bộ. Em hãy nêu lên những suy nghĩ của em về sự tin tưởng và lòng tin tưởng tự hào về truyền thống dạy và học của các Đảng viên trong chi bộ nhà trường. 
Trả lời: 
- Chi bộ nhà trường được thành lập cùng với ngày thành lập trường từ năm . Đến nay qua nhiều năm trưởng thành gồm có .....đảng viên. Các Đảng viên trong chi bộ nhà trường là một khối đoàn kết. 
- Truyền thống dạy và học của chi bộ được thể hiện qua từng tiết dạy, các thầy cô giáo là Đảng viên luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, luôn lấy học sinh là trung tâm, truyền thụ đầy đủ các kiến thức có liên quan đến nội dung bài học. 
* Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm:
1. Học sinh đánh giá xếp loại: 
? Em thu hoạch được gì qua các hoạt động của tháng:
? Em tự xếp loại 
Tốt: Khá: T. Bình: 
2. Tổ đánh giá xếp loại:
Tốt : Khá : T.Bình: 
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá xếp loại
 Tốt : Khá : T.Bình: 
4
20
10
4
6
4. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Chuẩn bị hoạt động sau: “Tiến bước lên Đoàn”: Sinh hoạt văn nghệ. 
Ngày soạn: 13/01/2019
Ngày giảng: 02/02/2019
Tiết 12: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I/ Yêu cầu giáo dục: 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương đất nước 
- Yêu thích văn nghệ, yêu con người, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ, làm phong phú hơn khả năng văn nghệ của lớp 
3. Thái độ: 
- Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của lớp, của trường 
II/ Nội dung và hình thức:
1/ Nội dung:
 - Thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng ở địa phương (nếu có).
	- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
	- Vui văn nghệ, ca ngợi.
2/ Hình thức:
	- Báo cáo kết quả tìm hiểu (nếu có).
	- Thảo luận xây dựng kế hoạch giúp đỡ.
III/ Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị về phương tiện: 
- Những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm
- Một số nhạc cụ ( nếu có )
- Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, ca ngợi mùa xuân và quê hương
2. Chuẩn bị về tổ chức:
a) Giáo viên chủ nhiệm:
+ Thông báo nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động sinh hoạt văn nghệ mừng 
 Đảng, mừng Xuân, mừng quê hương, đất nước.
+ Gợi ý cho học sinh các nội dung chính của hoạt động, theo dõi và điều chỉnh 
 các hoạt động cụ thể của học sinh cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp 
+ Phần thưởng
- Giáo viên chủ nhiệm góp ý kiến với cán bộ lớp các công việc chung.
* Hình thức:
- Trình diễn văn nghệ
- Trò chơi văn nghệ
b) Cán bộ lớp:
Cán bộ lớp họp phân công: 
	+ Điều khiển chương trình: Huy Hoàng
 	+ Thư kí: Ngọc Anh
 	+ Trang trí lớp: Tổ 1 
- Mọi học sinh đều chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia
- Cá nhân và các nhóm, tổ đăng kí tiết mục văn nghệ 
- Chuẩn bị các trò chơi văn nghệ như hát nối, kể tên bài hát 
+ Ban giám khảo: 1) Văn Trịnh
 2) Sầm Phong
- Ban giám khảo xây dựng thang điểm: Hát hay, đúng, phong cách biểu diễn tự 
 nhiên: 10 điểm
+ Mời đại biểu: ................................
+ Chuẩn bị nhạc cụ: Tổ 3
+ Chuẩn bị phần thưởng: Tổ 2
c) Cá nhân học sinh:
- Lớp trưởng báo cáo với giáo viên chủ nhiệm kết quả chuẩn bị
- Kiểm tra kết quả chuẩn bị của các nhóm, các thành viên.
IV/ Tiến hành:
Người TH
NỘI DUNG THỰC HIỆN
TG
DCT
Lớp trưởng
DCT
GVCN
1. Phần mở đầu:
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
Kính thưa quí vị đại biểu !
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm!
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Đảng ta là một tổ chức Đảng hoạt động vững mạnh, Đảng hoạt động do dân và vì dân. Đất nước ta được hoà bình , thống nhất và ổn định là nhờ có sự hoạt động vững mạnh của tổ chức Đảng. Giúp các bạn càng thêm tin yêu Đảng, luôn tự hào về Đảng đã mang lại mùa xuân tươi đẹp cho quê hương đất nước, biết rèn luyện kĩ năng, phong cách biểu diễn văn nghệ. Hôm nay được sự nhất trí của thầy giáo chủ nhiệm lớp 9a2 tổ chức buổi hoạt động với chủ đề: “Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng mừng xuân” 
Đến dự với buổi hoạt động của chúng ta hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu có các vị đại biểu, có thầy Nguyễn Xuân Trường - giáo viên chủ nhiệm cùng toàn thể 28 bạn học sinh cũng có mặt đông đủ.
2. Tiến trình cụ thể:
a) Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Ca hát mừng Đảng mừng xuân:
- Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã đăng kí lên trình diễn hoặc cá nhân xung phong lên trình diễn.
- Ban giám khảo chấm và cho điểm công khai.
* Hoạt động 2: Trò chơi văn nghệ
? Cho biết tác giả bài hát “Trái đất này là của chúng em”
(Trương Quang Lục - Định Hải)
? Bài hát nào có từ “mực tím”
 (Màu mực tím - Trương Quang Lục)
? Bài hát nào ca ngợi Tổ quốc Việt Nam của tác giả Hoàng Vân.
 (Ca ngợi Tổ quốc)
? Em hãy hát bài “Thanh niên làm theo lời Bác”
? Thi hát về những bài có tên “mái trường”
H. Lần lượt thực hiện nội dung hát của nhóm mình.
? Bài hát nào có kể tên về nhiều đồ dùng học tập nhất. 
* Trò chơi Chia lớp làm 2 đội : Thi xem đội nào hát được nhiều bài hát mà chữ cuối của câu hát hoặc bài hát là chữ đầu tiên của câu hoặc bài hát khác 
- Đội nào hát được nhiều hơn là đội thắng cuộc.
b. Kết thúc hoạt động: (5’)
- Người điều khiển chương trình thay mặt lớp lên cám ơn sự có mặt của các vị đại biểu, các thầy cô giáo, sự nhiệt tình của các bạn học sinh.
- Người điều khiển mời cô giáo chủ nhiệm lên nhận xét buổi hoạt động:
+ Sự chuẩn bị
 + Nội dung hoạt động
 + Tinh thần ý thức t

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12860242.doc