Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Năm học 2017-2018

I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giúp HS :

- GDHS tinh thần nhớ ơn thầy cô

- Hiểu công lao to lớn của người Thầy và nghĩa vụ đáp lại của HS.

- Kính trọng biết ơn Thầy Cô. Phát huy truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc.

II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :

1/ Nội dung :

- Truyền thống tôn sư trong đạo của dân tộc Việt Nam.

- Lớp thảo luận : Thế nào là Tôn Sư Trong Đạo?

2/Hình thức hoạt động :

- Trao đổi , thảo luận

- Sinh hoạt văn nghệ

III/ CHUẨN BỊ :

1/ Phương tiện : Một số câu hỏi :

- Thảo luận ý kiến chung về tầm quan trọng của việc “ biết ơn thầy cô”

- GVCN góp ý

- Những tư liệu sưu tầm được ( sách ,báo , câu chuyện ,các tư liệu lịch sử ,tranh ảnh .) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam .

- Chuẩn bị các câu hỏi:

+ Thế nào là biết ơn thầy cô ?

+ Tại sao phải biết ơn thầy cô ?

+ Lợi ích của biết ơn thầy cô ?

2/ Tổ chức :

- Thảo luận

- Đăng ký thi đua theo gợi ý của GV

IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :

 

doc32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 2 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1/Hát tập thể bài : Em yêu trường em
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do : Để chào mừng ngày NGVN lớp chúng ta tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ theo sự chuẩn bị mà cô đã phân công ở tiết trước.
2/ Phần hoạt động :
*Hoạt động 1 : Căm hoa
GV tổ chức HS thi cắm hoa chào mừng ngày NGVN 20-11.
Các tổ tự mua hoa căm – các tổ thi với nhau
GV nhận xét , đánh giá chung.
*Hoạt động 2 : Văn nghệ 
Lớp trưởng giới thiệu các tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng ngày NGVN 20-11.
HS lần lượt biểu diễn theo sự chuẩn bị.
V/ Kết thúc hoạt động :
GVCN nhắc nhở HS chăm học nhằm có kết quả tốt trong học tập.
Dặn dò : Tiết sau “ Em yêu đất nước ’’
Ngày soạn 26 tháng 11 năm 2017
Tuần 13; 14
SƠ KẾT ĐỢT THI ĐUA CHÀO MỪNG NGÀY NGVN 20/11
HỘI VUI HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
- Tổng kết , tút kinh nghiệm sau đợt thi đua chào mừng ngày NGVN 20/11. Tuyên dương những HS có thành tích tốt, nhân rộng các mô hình học tốt.
- Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng môn học. 
- Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của HS. 
- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập. 
- Rèn kĩ năng giao tiếp, ra quyết định cho HS. 
II. Chuẩn bị:
- Cây xanh để cài các câu hỏi, bài tậptrong hình thức hái hoa dân chủ. 
- Quà tặng, phần thưởng. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ cho dạy và học. 
 Các câu hỏi trong nội dung đã dặn HS chuẩn bị
 Các tiết mục văn nghệ. Kê bàn ghế hình chữ U
Hoạt động 2: Tổng kết đợt thi đua 20/11
GV nhận xét, đánh giá các hđ của lớp trong đợt thi đua vừa qua
Cho hs tìm nguyên nhân của từng mặt, đã làm được, chưa làm được
Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ
Mục tiêu: HS thi hiểu biết kiến thức thông qua hình thức hái hoa dân chủ. 
Tiến hành:
 - Tổ chức văn nghệ mở đầu chương trình. 
 - Lớp trưởng thông báo nội dung chương trình. 
 - Lớp trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. 
 - Ban giám khảo nêu thể thức hội thi
 - Thực hiện các phần thi:
 + LP điều khiển hội thi:lần lượt mời các cá nhân, tổ lên thực hiện phần thi của mình. 
 + Ban giám khảo đánh giá cho điểm ngay sau các phần thi kết thúc nhằm tạo không khí thi đua và rượt đuổi giữa các cá nhân và các tổ thi. 
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
 - Mục tiêu: Đánh giá kết quả cuộc thi
 - Tổng kết, đánh giá, công bố các cá nhân và các tổ đạt giải 
 - Mời các đại biểu trao quà, phần thưởngcho các cá nhân và các tổ. 
 - Các đại biểu phát biểu ý kiến. 
- Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp. 
HS thảo luận, nhận xét
- Cả lớp
- Lớp trưởng
- Cá nhân
- Ban giám khảo
- Đại biểu
Ngày soạn 11 tháng 12 năm 2017
Tuần 15
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
 NGHĨA TRANG LIỆT SỸ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
 - Giáo dục HS truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta. 
 - Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. 
 - Giáo dục các em lòng biết ơn, tự hào, kính trọng những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì ngày hôm nay. 
II. Chuẩn bị:
- Các tư liệu về những anh hùng liệt sĩ tiêu biểu ở địa phương. 
 - Chuẩn bị nội dung câu hỏi để giao lưu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Chuẩn bị
GV: Liên hệ với ban quản lý nghĩa trang để tiến hành buổi tham viếng. 
 HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ: Đọc thơ, hát, trò chơi trong buổi giao lưu
Hoạt động 2: Giới thiệu truyền thống cách mạng của địa phương
- Cho HS kể về những gđ chính sách mà em biết
- GV lấy thêm ví dụ, dẫn chứng về truyền thống cách mạng của địa phương
- Đại diện HS phát biểu cảm tưởng. 
Hoạt động 3: Giới thiệu nghĩa trang quốc gia Đồng Tâm
- GV giới thiệu cho HS biết nghĩa trang Đồng Tâm là nghĩa trang quốc tế. Các liệt sỹ ở đây chủ yếu là hy sinh bên nước bạn Lào được quy tập về đây. 
 - Cho HS quan sát một số hình ảnh về nghĩa trang Đồng Tâm. 
- Nếu có dịp, các em hãy cùng GĐ đến thắp hương viếng nghĩa trang
- Cần làm gì khi đến nghĩa trang
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
GV nhận xét tiết dạy.
HS kể
- Cả lớp
- Cả lớp lắng nghe
HS trả lời.
Ngày soạn 18 tháng 12 năm 2017
Tuần 16
NGHE KỂ CHUYỆN NGÀY 22/12
XEM PHIM VỀ NHỮNG CHIẾN CÔNG CỦA ANH BỘ ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Giáo dục cho HS biết ngày 22/12 là ngày thành lập QĐND VN. 
 - Thông qua hoạt động xem phim, các em hiểu hơn về những chiến công vẻ vang và sự hy sinh thầm lặng của các anh bộ đội. 
 - Rèn luyên tác phong nhanh nhẹn, cần cù ham học hỏi. 
 - Tự hào, tín trọng và biết ơn anh bộ đội
II. Chuẩn bị:
 - Băng đĩa phim tư liệu về nhưng chiến công của anh bộ đội trong thời chiến và thời bình
 - Tivi màn ảnh rộng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi và giới thiệu bộ phim
Hoạt động 2: Kể chuyện ngày 22/12
GV giới thiệu cho HS biết truyền thống ngày 22/12
Các hoạt động thường diễn ra vào ngày này trên cả nước.
Hoạt động 3: Xem phim
Mục tiêu: HS xem phim và hiểu nội dung phim
 - GV tổ chức cho HS xem một vài bộ phim nói về những chiến công của anh bộ đội qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc và những chiến công nổi bật của anh bộ đội trong thời bình: Bảo vệ biên giới hải đảo, giúp dân chồng bão lũ, dựng nhà của, bảo vệ tài sản
 - Sau mỗi bộ phim giáo viên đưa ra 1 số câu hỏi cho hs thảo luận theo nhóm:
 + Bộ phim nói về ai?
 + Qua bộ phim trên, em thấy anh bộ đội có những đức tính nào nổi bật?
 + Em học được đức tính gì từ anh bộ đội?
 + Em sẽ làm gì để noi gương anh bộ đội?
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá
 - Mục tiêu: Đánh giá buổi xem phim
 - GVnhận xét ý thức thái độ tham gia hoat động của HS
 - Tuyên dương những cá nhân nhóm thảo luận tích cực. 
- Cả lớp
- Đại diện nhóm trả lời. 
- Cả lớp
Ngày soạn 25 tháng 12 năm 2017
Tuần 17
VUI VĂN NGHỆ
TRÒ CHƠI “AI GIỐNG ANH BỘ ĐỘI”
I. Mục tiêu:
 Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội
II. Chuẩn bị:
 - Khoảng sân rộng để tổ chức trò chơi. 
 - Mũ bộ đội, thắt lưng, giầy thể thao. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi và giới thiệu nội dung của tiết học
 - Cả lớp hát bài hát “Chú bộ đội” của nhạc sĩ Hoàng Hà
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai giống anh bộ đội”
Mục tiêu: HS thực hiện Trò chơi “Ai giống anh bộ đội”
 GV phổ biến cách chơi và luật chơi
 - Tên trò chơi: “Ai giống anh bộ đội”
 - Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa vòng tròn. Bắt đầu chơi, cả lớp cùng hát tập thể một bài hát về anh bộ đội. Khi quản trò hô một khẩu lệnh nào đó như: 
“Anh bộ đội đứng nghiêm”_tất cả phải hô “nghiêm”và làm động tác đứng nghiêm. 
“Anh bộ đội bồng súng”- tất cả phải làm động tác bồng súng. 
“Anh bộ đội hành quân” - tất cả phải hô một, hai, một, hai và giậm chân tại chỗ. 
Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi. 
- Luật chơi:Ai làm sai động tác hoặc làm chậm sẽ bị phạt, đứng vào giữa vòng tròn. 
- Tổ chức cho HS chơi thử. 
-Tổ chức cho HS chơi thật.
 Hoạt động 3: Nhận xét – đánh giá
 - Mục tiêu: Đánh giá kết quả trò chơi
 - GVnhận xét khen ngợi những HS biết làm các động tác giống anh bộ đội. Nhắc nhở HS học tập tác phong nhanh nhẹn dứt khoát gọn gang ngăn nắp kỉ luật của anh bộ đội 
- Cả lớp
- Cả lớp
Ngày soạn 02 tháng 1 năm 2018
Tuần 18
KẾ HOẠCH THÁNG, VUI VĂN NGHỆ
CA NGỢI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC
I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giúp HS :
Giúp HS biết một số bài hát , bài thơ ca ngợi quê hương đất nước và quân đội anh hùng.
Tự hào và yêu quê hương .
Mạnh dạn ,tự tin.
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1/ Nội dung :
Ca ngợi quê hương đất nước.
Ca ngợi Đảng ,Bác và quê hương anh hùng.
Ca ngợi các anh hùng liệt sỹ.
2/Hình thức hoạt động : Hát ngâm thơ kể chuyện về quê hương.
III/ CHUẨN BỊ : 
Các bài hát bài thơ về các anh hùng.
Một số câu đố vui ,câu hỏi về con người , quê hương đất nước .
IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1/Hát tập thể bài : Quê hương
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do .
2/ Phần hoạt động :
*Hoạt động 1 : Thi văn nghệ .
Các tổ lần lượt lên biểu diễn văn nghệ các tiết mục tập thể theo sự chuẩn bị.
Người dẫn chương trình mời lần lượt các tiết mục văn nghệ của từng tổ theo số thứ tự .
Cả lớp bình chọn tiết mục tập thể xuất sắc nhất theo thứ hạng I, II ,III ( bình chọn bằng biểu quyết hoặc bằng phiếu )
*Hoạt động 2 : Biểu diễn tiết mục cá nhân.
Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn ,sau đó người đó được quyền mời một bạn khác biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho đến hết hoạt động . Bạn được mời có thể hát hoặc ngâm thơ , hoặc kể chuyện theo chủ đề.
Lớp bình chọn tiết mục hay nhất .
*Hoạt động 3 : Thi đố vui 
GV lần lượt nêu từng câu đố vui , tên bài hát hoặc tên các anh hùng.
 Ví dụ: Người anh hùng của vùng đất Tây nguyên là ai? 
 Bộ đội ta trong chiến tranh làm nhiệm vụ gì?
 Bộ đội ta trong thời bình làm nhiệm vụ gì?
 Bác Hồ lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc nào ra khỏi đất nước?
 Hiếu Liêm có di tích lịch sử nào? Có tượng đài của ai?
HS trả lời cá nhân .
GV nhận xét – tuyên dương.
V/ Kết thúc hoạt động .
GV nhận xét tinh thần tham gia và kết quả hoạt động của các thành viên, tổ , biểu dương
Ngày soạn 08 tháng 1 năm 2018
TUẦN 19 
MÙA XUÂN VÀ PHONG TỤC NGÀY TẾT QUÊ EM. 
I. Mục tiêu:
 - HS biết một số phong tục trong ngày Tết địa phương nói riêng và hiểu thêm một số phong tục trong ngày Tết ở các địa phương khác trong cả nước. 
 - HS hiểu mỗi phong tục đều mang ý nghĩa văn hóa, giáo dục con người luôn nhớ về tổ tiên. 
II. Chuẩn bị:
- Sách, báo, mạng In ternet giới thiệu về phong tục ngày Tết. 
- Tìm hiểu phong tục Tết ở địa phương. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 
HOẠT ĐỘNG HS. 
Hoạt động 1: Chuẩn bị. 
- GV cho các tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ nội dung nói về ngày Tết. 
- Cử người điều khiển chương trình. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu phong tục ngày Tết quê em. 
- Tục tiễn ông Táo về trời. 
- GV giới thiệu 
- HS lên kể tục lệ của các ngày. 
- Xông đất. 
- Tục chúc Tết. 
- Tục mừng tuổi. 
- GV hướng dẫn hs kể về phong tục Tết mang nét riêng ở địa phương. 
- HS biểu diễn chương trình văn nghệ chúc mừng năm mới. 
- GV nhận xét. 
Hoạt động 3:Nhận xét –đánh giá. 
Mục tiêu:Đánh giá về sự tìm hiểu phong tục ngày Tết của hs. 
GV nhận xét thái độ học tập của hs trong tiết học. 
Tuyên dương khen ngợi hs biễu diễn văn nghệ hay. 
Giaó dục hs ý nghĩa của các ngày lễ và luôn hướng về tổ tiên. 
- Cả lớp. 
. 
- Cả lớp. 
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Cả lớp. 
Ngày soạn 15 tháng 01 năm 2018
TUẦN 20; 21
TRÒ CHƠI DÂN GIAN.
I. Mục tiêu:
 - Hướng dẫn hs chơi một trò chơi dân gian vui, khỏe. 
 - HS biết vận động trò chơi dân gian trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể. 
II. Chuẩn bị:
- Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách, báo, mạng Internet về trò chơi dân gian. 
- Sân chơi đủ rộng. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 
HOẠT ĐỘNG HS. 
Hoạt động 1: Chuẩn bị. 
- GV cho hs chép bài đồng dao “Xỉa cá mè” để học thuộc. 
- Chuẩn bị sân chơi là nơi bằng phẳng, rộng rãi đủ cho số lượng người chơi. 
 Hoạt động 2:Tiến hành chơi. 
 - Cả lớp xếp thành vòng tròn, quay mặt vào trong, tay phải chìa ra phía trước, hát bài đồng dao cùng với người “Xỉa cá mè”
- Người “xỉa cá” thứ nhất ở trong vòng tròn. Người này vừa đi vừa hát bài đồng dao. 
- Người chơi đứng ở vòng tròn, hát. Khi được “cá xỉa”vào tay xong rồi rụt tay về. Riêng người chơi khi nghe hát đến chữ cuối cùng “sạch”, người chơi ở thứ tự đó phải nhanh tay rụt về trước để cá không xỉa. 
- Cứ như vậy, người “xỉa cá”thứ hai đi tiếp vòng chơi. 
*Luật chơi. 
- Người chơi ở vòng tròn nếu chưa được cá xỉa vào tay đã rụt tay về trước là thua, phải đổi vị trí cho người kia. 
- Người ở vị trí cuối cùng của bài hát nếu chưa hát đến từ “sạch”đã rụt tay là thua, phải đổi vị trí cho người xỉa cá. 
- Người chơi nào không hát đồng thanh là thua. 
- Tổ chức cho hs chơi thử. 
- Tổ chức cho hs chơi thật. 
Hoạt động 3:Nhận xét –đánh giá. 
Mục tiêu:Đánh giá về trò chơi. 
- GV khen ngợi cả lớp đã nhanh chóng hiểu và tích cực tham gia trò chơi. 
 - GV nhấn mạnh ý nghĩa của trò chơi để giúp các em vui vẻ thoải mái, rèn phản xạ nhanh. Khuyến khích hs tăng cường trò chơi dân gian bổ ích. 
- Cả lớp. 
- Cả lớp. 
- Cả lớp. 
- Cả lớp. 
. 
Ngày soạn 29 tháng 01 năm 2018
TUẦN 22
GIAO LƯU VĂN NGHỆ
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. Mục tiêu:
 - HS biết sưu tầm và hát các bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu. 
 - Hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát, kết hợp với một số động tác múa phư họa. 
 - Tự hào về quê hương, đất nước tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. 
II. Chuẩn bị:
 - Sưu tầm một số bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV. 
HOẠT ĐỘNG HS. 
Hoạt động 1: Chuẩn bị. 
*Đối với GV:
Thông báo trước cho hs cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động. 
- Hướng dẫn nhóm, cá nhân sưu tầm các bài hát vế quê hương đất nước. 
 - Chuẩn bị một số câu hỏi:tên bài hát, tên tác giả, ý nghĩa của bài hát. 
*Đối với HS:
- Cá nhân, nhóm tự sưu tầm các nội dung theo hướng dẫn của gv và lên kế hoạch, thời gian tập luyện. 
- Chọn người dẫn chương trình, cử ban giám khảo. 
- Phân công trang trí kê bàn ghế. 
Hoạt động 2:Trình diễn các tiết mục. 
- Ôn định tổ chức. 
- Người dẫn chương trình, tuyên nbố lí do. 
- Đại diện hội thi tự giới thiệu về đội mình. 
- Các đội tiến hành biểu diễncác bài hát theo nội dung đã đăng kí, lựa chọn và bốc thăm. 
- Ban giám khảo nhận, chấm điểm. 
Hoạt động 3:Nhận xét –đánh giá. 
Mục tiêu:Đánh giá về các tiết mục biểu diễn văn nghệ. 
- GV nhận xét thái độ và sự chuẩn bị của cả lớp, cá nhân, tổ, nhóm. 
- GV tuyên dương các cá nhân, tổ, nhóm có phần biểu diễn văn nghệ xuất sắc. 
chơi dân gian bổ ích. 
- Cả lớp. 
- Nhóm trình diễn. 
- Cả lớp.
Ngày soạn 05 tháng 02 năm 2018
TUẦN 23; 24
VẼ VỀ QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
HS nhận thức được sự đổi thay, giàu đẹp của quê hương đất nước. 
Biết kết hợp các màu sắc khác nhau khi vẽ tranh. 
Tự hào về vẻ đẹp và sự đổi thay, phát triển của quê hương mình. 
II. Chuẩn bị:
Bút dạ, bút sáp, giấy A4
Một số phong cảnh về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOạT ĐộNG- GV
HOạT ĐộNG-HS
Bước 1: Chuẩn bị:
+ Đối với GV:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về phong cảnh quê hương. 
- Chuẩn bị một số câu hỏi mang tính gợi mở:
+ Quê huong em có những danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử, di tích văn hóa) nào?
+ Người dân quê em thường tham gia các hoạt động sản xuất gì?
+ Đối với HS:
Chuẩn bị giấy bút vẽ, . . theo hướng dẫn của GV. 
Tự tìm hiểu những danh lam thắng cảnh của quê hương qua: sách, báo, hỏi người lớn. 
Bước 2: Hướng dẫn vẽ tranh:
Giới thiệu nôi dung của buổi học: Vẽ vẻ đẹp của quê hương. 
- GV cho HS quan sát một số bức tranh phong cảnh mẫu và hỏi:
Bức tranh vẽ gì? Nông thôn hay thành phố?
Hoạt động của con người được mô tả trong bức tranh là gì?
Sự khác nhau giữa hoạt động sản xuất ở thành phố và nông thôn?
*Bước 3: Vẽ tranh
- HS vẽ tranh về quê hương
- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi
* Bước 4: Trưng bày tranh vẽ:
 - GV cùng HS chọn những bức tranh tiêu biểu để trưng bày. 
-HS trình bày lý tưởng, nôi dung tranh. . 
 * Bước 5: Tổng kết – Đánh giá:
 - Lớp bình chọn các bức tranh đẹp nhất
 - GV nhận xét tuyên dương khen ngợi
- Hỏi đáp
- Quan sát
- Thảo luận nhóm
- Thực hành
- Trình bày sản phẩm. 
Ngày soạn 05 tháng 03 năm 2018
TUẦN 25;26
TÌM HIỂU VỀ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 – 3
VĂN NGHỆ MỪNG MẸ, MỪNG CÔ
I/ MỤC TIÊU GIÁO DỤC : Giúp HS :
Hiểu được vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội ngày nay.
Từ đó HS phải có ý thức tôn trọng người phụ nữ.
Biết ơn cô và mẹ qua việc làm cụ thể
Hiểu được thế nào là vẻ đẹp: Công, dung, ngôn, hạnh của người phụ nữ Việt nam.
Thấy được vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội ngày nay cũng ngư trong đấu tranh và xây dựng bảo vệ đất nước.
Từ đó HS phải có ý thức và hành động tôn trọng người phụ nữ.
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG :
1/ Nội dung :
Ý nghĩa ngày 8/3.
Vai trò của người phụ nữ Việt nam 
Truyền thống vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam.
Liên hoan hát mừng cô và các bạn nữ.
2/Hình thức hoạt động :
Lớp chép các câu hỏi về ngày 8/3 và về các gương sáng của người phụ nữ Việt nam.
HS sưu tầm thơ ca, sách báo ca ngợi người phụ nữ Việt nam.
Hát cá nhân tập thể.
III/ CHUẨN BỊ : 
GVCN đặt ra một số câu hỏi cho HS thảo luận về chủ đề 8/3.
HS sưu tầm thơ ca, sách báo ca ngợi người phụ nữ Việt nam.
Phân công tổ trưởng các tổ chuẩn bị thêm phần văn nghệ.
Đọc thơ ca ngợi người phụ nữ.
IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG :
1/Hát tập thể bài : Mồng 8/3
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do .
2/ Phần hoạt động :
*Hoạt động 1 : Thảo luận các câu hỏi.
Đọc câu hỏi, HS trong tổ thảo luận và giơ tay nhanh để trả lời:
Ngày 8/ 3 là ngày gì? 
Kể về thành tích của người phụ nữ Việt nam 
Kể tên những người phụ nữ nổi tiếng mà em biết? ( Nguyễn Thị Bình, Đặng Huỳnh Mai (GD), Nguyễn Thị Định, Trương Mĩ Hoa)
Người phụ nữ ngày nay làm những việc gì? 
*Hoạt động 2 : Phát động thi đua làm việc tốt mừng ngày 8/3
Thi đua đạt điểm 10 tặng cô và mẹ
Tổ 1: Giúp bạn yếu toán
Tổ 2: Giúp bạn yếu TV
Tổ 3: Giúp bạn yếu TNXH
Tổ 4: Giúp bạn yếu TV
Nêu các biện pháp để giúp bạn học tập tiến bộ
Các tổ trình bày, thống nhất biện pháp chung
*Hoạt động 3 : Ôn lại truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam
Truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt nam trong hai cuộc kháng chiến và trong gần 30 năm xây dựng đất nước.
*Hoạt động 4 : Trình bày những sưu tầm của HS 
Dẫn chương trình mời đại diện mỗi tổ lên trình bày.
Thơ ca, sách báo ca ngợi người phụ nữ, người mẹ, người cô.
Nhận xét phần sưu tầm của các tổ
* Hoạt động 5 : Văn nghệ.
Người DCT giới thiệu từng tiết mục văn nghệ của từng tổ lên biểu diễn trước lớp.
GVCN lên phát biểu ý kiến và kết luận về tiết học.
V/ Kết thúc hoạt động.
GV nhắc nhở HS thông qua tiết dạy này cần phải quý trọng hơn những người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Thực hiện các biện pháp đề ra để giúp bạn học tập
Dăn dò: Chuẩn bị tiết sau: Văn nghệ Mừng Mẹ và Cô.
GVCN nhắc nhở HS thông qua tiết dạy cần phải quý trọng hơn những người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội nhất là những người Mẹ, người cô của mình.
Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau: Chăm làm việc tốt mừng ngày 8- 3
Ngày soạn 19 tháng 03 năm 2018
TUẦN 27
TÌM HIỂU (KỂ) VỀ MỘT NGÀY CỦA MẸ EM
I. Mục tiêu:
 - Hs hiểu được sự quan tâm, chăm sóc của mẹ đối với em và cả gia đình ; hiểu được sự hy sinh thầm lặng vì chồng, vì con của mẹ, ; cảm thông với những vất vả, lo toan hàng ngày của mẹ. 
 - Yêu thương và tự hào về mẹ của mình. 
II. Chuẩn bị:
 Ảnh của mẹ HS (có thể là ảnh chân dung hoặc ảnh chụp chung với cả gia đình). 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
Hoạt động 1: Chuẩn bị
 - Phổ biến nội dung và yêu cầu hoạt động, yêu cầu HS quan sát xem hàng ngày, từ sáng đến tối mẹ thường làm những công việc gì có thể ghi chép ra giấy và chuẩn bị kể với các bạn. 
Hoạt động 2: Kể chuyện
 - GV giới thiệu hoạt động
 - HS chia sẻ theo nhóm đôi, có thể giới thiệu ảnh của mẹ với bạn
 - GV mời một số HS kể trước lớp
Hoạt động 3: Thảo luận lớp
- Sau khi HS kể xong, GV tổ chức cho lớp thảo luận theo các câu hỏi

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_2_nam_hoc_2017_2018.doc
Giáo án liên quan