Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 11 - Chương trình cả năm

Hoạt động 2

ĐÓNG KỊCH DỰA TRÊN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau hoạt động này học sinh cần:

- Có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục tập quán, lễ hội, trang phục dân tộc và trong đạo đức, lối sống của thanh niên học sinh hiện nay.

- Có thái độ tự hào và tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc.

- Biết ứng xử có văn hoá trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người. Biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá, dân tộc.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Học sinh xây dựng các tiểu phẩm và những tình huống xoay quanh các nội dung sau:

- Những biểu hiện trái với bản sắc văn hoá dân tộc cần phê phán.

- Những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ.

- Quan hệ và ứng xử có văn hoá trong cuộc sống.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Nêu nội dung hoạt động và gợi ý các hình thức tiến hành nhằm định hướng cho học sinh chuẩn bị. Có các hình thức như:

+ Các nhóm trình bày tiểu phẩm theo chủ đề gợi ý.

+ Tổ chức thảo luận tiểu phẩm vừa trình bày.

Hoặc:

+ Nêu các tình huống.

+ Thảo luận đưa ra cách giải quyết tình huống.

- Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn tổ chức chuẩn bị nội dung và các phương tiện cho hoạt động.

- Kiểm tra và giúp đỡ học sinh chuẩn bị

doc82 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 11 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọn từ một đến hai người chuẩn bị ý kiến tham luận tại diễn đàn. Nêu các vấn đề cụ thể cho từng tổ để học sinh chuẩn bị trước.
- Thống nhất chương trình hoạt động và cử người điều khiển.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trú, kê bàn ghế
IV. Tổ chức hoạt động.
Chương trình diễn đàn có thể tiến hành như sau:
- Người điều khiển nêu mục đích, yêu cầu của diễn đàn, nhấn mạnh ý nghĩa (trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em) về Quyền của hcọ sinh được biểu đạt ý kiến của mình trong mọi vấn đề liên quan đến bản sắc văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc làm cho diễn đàn sôi nổi hơn. Tiếp theo, người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu các thầy, cô giáo cố vấn.
- Lần lượt mời đại diện các tổ đã được chuẩn bị lên diễn đàn phát biểu ý kiến, nêu quan điểm của mình về một vấn đề đặt ra.
- Sau mỗi ý kiến trên diễn đàn, người điều khiển cho lớp thảo luận, tranh luận để làm sáng tỏ, khác sâu vấn đề. Đồng thưòi, người điều khiển có thể nêu ra các câu hỏi liên quan tới vấn đề để cả lớp cùng trao đổi. Có thể hỏi ý kiến cố vấn về vấn đề mà học sinh cảm thấy chưa thoả đáng.
- Quá trình diễn đàn nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
- Cuối cùng, người điều khiển tóm tắt lại và kết luận. Có thể mời giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ để học sinh có những kết luận thoả đáng sau diễn đàn.
V. Kết thúc hoạt động.
Chủ đề hoạt động tháng 2
Thanh niên với lí tưởng cách mạng
A. Mục tiêu giáo dục
Sau chủ đề này, học sinh cần:
- Nhận thức đúng đắn về lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, đó là: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, xác định trách nhiệm của bản thân nhằm góp phần thựuc hiện lí tưởng cách mạng đó.
- Có hoài bão, ước mơ cho tương lai của bản thân, biết xây dựng kế hoạch và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ, hoài bão đó.
- Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.
B. Nội dung hoạt động
- Thảo luận chuyên đề “Lí tưởng và ước mơ của thanh niên”.
- Thi trình bày “ Lí tưởng của thanh niên ngày nay”.
- Biểu diễn văn nghệ “Mừng Đảng, mừng xuân”.
C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể.
Hoạt động 1
Thảo luận chuyên đề: “Lí tưởng và ước mơ của thanh niên”
I. Mục tiêu hoạt động.
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu được lí tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là khát vọng của tuổi trẻ. Hiểu học sinh có quyền bày tỏ quan điểm của mình về lí tưởng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Có thể trình bày ước mơ, hoài bảo của bản thân trước tập thể. Biết xây dựng kế hoạch hành động và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch để thực hiện ước mơ lí tưởng đó.
- Tôn trọng những hoài bão, ước mơ của bản thân và bạn bè; tích cực học tập rèn luyện và phấn đấu để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp đó.
II. Nội dung hoạt động.
- Tổ chức thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát vọng, ước mơ, lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay.
- Gợi ý tập trung vào 4 vấn đề cơ bản sau:
+ Khát vọng về độc lập dân tộc: Mong muốn đất nước phát triển trong hoà bình và ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội. Tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế một cách toàn diện và đa phương nhưng vẫn đảm bảo được quyền tự quyết và tính độc lập tự chủ, giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập mà không bị hoà tan, đồng thời có hoài bão và ý chí vươn lên, quyết không cam chịu “nghèo - hèn”, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mặt khác không để thanh niên bị “nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng”, giải thoát cho thế hẹ trẻ khỏi tâm lí vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặc biệt, bản thân phải biết tự “đề kháng” để không sa vào cạm bẫy của “âm mưu diễn biến hoà bình” và các tệ nạn xã hội v.v
+ Đảm bảo cho thanh niên học sinh một môi trường thân thiện để học tập và rèn luyện, nhằm giúp học sinh rèn luyện khả năng tự chủ và biết đánh giá đúng giá trị sức lao động của mình; tạo điều kiện cho các em được học tập, đào tạo, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm vừa đúng với năng lực, sở trường của mình, vừa mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thưòi giúp ích cho xã hội và làm giàu cho đất nước.
+ Khát vọng được sống và học tập trong một xã hội công bằng và bình đẳng: Đó là sự bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng giữa phụnữ và nam giưói, giữa trẻ em và trẻ em gái về thụ hưởng thành quả của công cuộc phát triển. Sự công bằng về cơ hội học tập, về hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khoẻ; Thụ hưởng các thành tựu về văn hoá; cơ hội có việc làm, tựu tạo việc làm phù hợp với năng lực, sở trường của từng người.
+ Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện: chân - thệin - mĩ. Có hoài bão, sáng tạo; luôn có nhu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm học tập để tiếp thu kiên thức, kĩ năng nghề nghiệp; có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội. Biết tiêu dùng hợp lí các sản phẩm của xã hội.
- Để đạt được những khát vọng, ước mơ trên, thanh niên học sinh lớp 11 phải làm gì? Bằng biện pháp nào ?
- Đưa ra cam kết hành động, quyết tâm thực hiện những biện pháp trên để tự hoàn thiện bản thân nhằm đạt được những lí tưởng, ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc sách Điều 12, 13 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia thảo luận. Ví dụ:
+ Theo bạn, lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì ?
+ ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đỗi với cuộc đời của mỗi con người như thế nào ?
+ Mỗi người có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình về lí tưởng sống hay lí tưởng cách mạng của Đảng không ? Nếu suy nghĩ đó không đồng quan điểm với số đông trong tập thể thì theo bạn, người đó phải làm gì ?
+ Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình tạo điều kiện cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện ước mơ, lí tưởng không ? Nếu có, theo bạn, đó là những yêu cầu gì ?
+ Để thực hiện được ước mơ, lí tưởng của mình, theo bạn, trách nhiệm của người thanh niên học sinh là gì ?
+ v.v
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức thảo luận chuyên đề. Đề cử người chủ trì.
- Soạn thảo câu hỏi sát với các nội dung cơ bản đã gợi ý ở mục nội dung hoạt động để giao cho học sinh chuẩn bị ý kiến thảo luận
- Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp phụ trách từng phần việc.
- Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận chuyên đề, phân công một số bạn chuẩn bị ý kiến để thảo luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Giao cho các tổ chuẩn bị thảo luận ở tổ. Cử thư kí ghi biên bản.
- Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến để trình bày những suy nghĩ của mình về chủ đề thảo luận.
- Yêu cầu các tổ sưu tầm những mẩu chuyện, những tấm gương tiêu biểu trong sách báo hoặc ở địa phương, ở trong trường hoặc ở lớp đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống có lí tưởng.
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, tranh vẽ hoặc hình ảnh minh hoạ về những khát vọng, ước mơ, lí tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
- Trang trí lớp yêu cầu của hoạt động, chuẩn bị 4 tờ giấy A0, 4 bút dạ dầu.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
IV. Tổ chức hoạt động
1. Tiết 1: Thảo luận theo tổ
- Tổ chức thảo luận chuyên đề theo tổ học tập do các tổ trưởng chủ trì.
- Thư kí ghi biên bản.
- Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về lí tưởng và ước mơ của thanh niên.
- Tổ trưởng mời các bạn phát biểu về ước mơ của bản thân hiện nay và về những biện pháp để thực hiện được ước mơ đó.
- Gợi ý để các bạn tranh luận, trao đổi với nhau về các biện pháp cụ thể để thực hiện ước mơ, lí tưởng của mình, không nên mơ ước viển vông, xa rời thực tế.
- Khuyến khích các bạn kể những câu chuyện và tấm gương tiêu biểu về ý chí vươn lên để đạt được ước mơ, lí tưởng. Qua đó, mỗi cá nhân có thể xác định được ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ, lí tưởng của bản thân.
- Tổng kết lại các ý kiến phát biểu, đề nghị, các bạn suy nghĩ thêm để chuẩn bị cho tiết thảo luận tuần sau của lớp.
2. Tiết 2: Thảo luận theo lớp.
- Người chủ trì điều khiển thảo luận:
+ Giới thiệu thư kí ghi biên bản.
+ Lần lượt mời đại biểu các tổ trình bày khái quát kết quả thảo luận của tổ mình về nội dung của chủ đề thảo luận. Nêu thắc mắc hoặc các tình huống mà tổ đặt ra.
+ Nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận sâu hơn những nội dung mà các tổ chưa đề cập tới hoặc thảo luận chưa rõ.
+ Gợi ý để các bạn biết liên hệ những ước mơ với thực tế cuộc sống, tránh mơ ước viển vông, chung chung hoặc giúp các bạn nhân ra những khó khăn cản trở việc thực hiện ước mơ đó để có biện pháp vượt qua.
+ Văn nghệ xen kẽ.
+ Yêu cầu các tổ của đại diện lên liệt kê trên tờ giấy A0 những biện pháp cần thiết mà một thanh niên học sinh lớp 11 cần làm để biến ước mơ trở thành hiện thực (treo sẵn giấy A0 lên bảng hoặc trên tường, các tổ liệt kê trong 5 phút).
+ Mời các bạn bổ sung, cùng thống nhất về những biện pháp vừa nêu và tổng hợp lại, viết thành chương trình hành động của cả lớp.
+ Mời đại biểu các tổ kí cam kết thi đua cùng hành động để biến ước mơ, lí tưởng thành hệin thựuc
- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Thư kí đọc ý kiến tổng hợp kết quả thảo luận.
V. Kết thúc hoạt động.
Hoạt động 2
Thi hùng biện “Lí tưởng của thanh niên ngày nay”
I. Mục tiêu hoạt động:
Sau hoạt động này, chọ sinh cần:
- Hiểu rõ lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay không thể tách rời vưói lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Biết xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện lí tưởng đó. Đồng thòi, luôn tự hoàn thiện mình để không xa rời lí tưởng cách mạng mà Đảng ta đã lựa chọn.
- Có thái độ tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện vì lí tưởng cao đẹp của thanh niên.
II. Nội dung hoạt động
Lí tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực thúc đẩy con người hành động. Lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay là lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đó là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Gợi ý tập trung vào 4 nội dung chính sau để học sinh có cơ hội trình bày quan điểm của mình về lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay:
- Lí tưởng chính trị: Lí tưởng chính trị của thanh niên Việt Nam hiện nay là độc lập dân tộc và CNXH, là ý thức về niềm tự hào dân tộc quyếtt vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh; Hạnh phúc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Lí tưởng chính trị là vấn đề cốt lõi của lí tưởng cách mạng.
- Lí tưởng đạo đức: Lí tưởng đạo đức là niềm tin và ý thức chấp hành các chuẩn mực của cộng đồng và xã hội, vươn tới một nhân cách hoàn thiện, sống có đạo đức, trách nhiệm, thuỷ chung, trung thực, nhân ái, gảin dị, lành mạnh.
- Lí tưởng nghề nghiệp: Lí tưởng nghề nghiệp là hướng tới một nghề nghiệp, chuyên môn hợp với năng lực, sở trường, có lợi cho xã hội, gia đình, bản thân. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải biết hướng nghiệp và chọn nghề đúng đắn, tránh viển vông, chạy theo “mốt” nghề nghiệp trong xã hội. Lí tưởng của thanh niên Việt Nam ngày nay là tích cực học tập và rèn luyện chuyên môn, nghề nghiệp để là một người công dân có ích, biết phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và tích cực lập thân, lập nghiệp cho bản thân và gia đình.
- Lí tưởng thẩm mĩ: Lí tưởng thẩm mĩ chính là cách nhìn nhận và xu hướng vươn tới sự hoàn thiện nhân cách về các mặt: chân - thiện - mĩ; Vươn tới vẻ đẹp về trí tuệ, tâm hồn và hình tểh; đẹp trong cống hiến, hưởng thụ và trưởng thành; đẹp trong ý nghĩ, lời nói và việc làm; biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ của thưòi đại; sứuc mạnh của truyền thống và bản sắc của dân tộc nhằm xây dựng cái đẹp bản chất trong cuộc sống của cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.
III. Công tác chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Họp với cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thống nhất nội dung và cách thức tổ chức thi hùng biện.
- Đề cử người dẫn chương trình.
- Chọn 2 trong4 chủ đề chính ở phần nội dung hoạt động phù hợp vưói học sinh lớp 11 để giáo cho các tổ chuẩn bị bài hùng biện (mỗi tổ phải chuẩn bị 2 bài về chủ đề mà giáo viên đã lựa chọn).
- Gợi ý về cách tổ chức cuộc thi cho Ban tổ chức và giao nhiệm vụ cụ thể cho các em.
- Hướng dẫn, góp ý sửa bài hùng biện của các tổ.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung cuộc thi hùng biên, giao cho các tổ chuẩn bị viết bài theo chủ đề giáo viên đã lựa chọn.
- Các tổ cử người viết bài dự thi hùng biện, lấy ý kiến của các thành viên, tập hùng biên trước tổ.
- Yêu cầu các bạn chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp vưói chủ đề cuộc thi.
- Đề cử Ban giám khảo và thư kí.
- Chuẩn bị thể lệ cuộc thi và bảng điểm theo thang điểm 10.
- Trang trí lớp theo yêu cầu hoạt động.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
- Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
IV. Tổ chức hoạt động.
Gợi ý chương trình tổ chức thi hùng biện “Lí tưởng của thanh niên ngày nay” như sau:
- Người dẫn chương trình điều khiển cuộc thi:
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu chương trình.
+ Mời Ban giám khảo công bố thể lệ cuộc thi, tiêu chuẩn và biểu điểm chấm thi hùng biện (nội dung, kĩ năng trình bày, khả năng truyền cảm, lôi cuốn, hình thức thể hiện v.v), thời gian trình bày, cách cho điểm.
+ Mời đại diện các tổ lên bốc thăm thứ tự trình bày.
+ Mời đại diện các tổ dự thi hùng biện ra mắt chào đại biểu và các bạn.
+ Bắt đầu cuộc thi (hình thức loại trực tiếp).
Nêu chủ đề thứ nhất:
+ Giới thiệu đại diện các tổ lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm.
+ Ban giám khảo công bố điểm cho từng tổ. Người dẫn chương trình đọc điểm của các thành viên ban giám khảo.
+ Thư kí tổng hợp két quả.
+ Xen kẽ văn nghệ.
Nêu chủ đề thứ hai:
+ Giới thiệu lần lượt các tổ lên trình bày.
+ Ban giám khảo cho điểm.
+ Thư kí tổng hợp kết quả.
+ Biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ
Mời Ban giám khảo công bố điểm và xếp loại cho các tổ sau 2 lần thi.
Trao phần thưởng cho tổ đạt giải nhất và một vài giải đặc biệt (nếu có).
V. Kết thúc hoạt động.
Hoạt động 3
Biểu diễn văn nghệ: mừng đảng, mừng xuân
I. Mục tiêu hoạt động.
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Củng cố, tăng thêm nhiềm tin vào Đảng, niềm tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc.
- Biết phát huy khả năng văn nghệ, rèn luyện kỹ năng cùng tham gia tổ chức hoạt động.
- Có thái độ phấn khởi, lạc quan, yêu đời; Tích cực học tập và rèn luyện tốt hơn để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân.
II. Nội dung hoạt động.
1. Ca ngợi công lao to lớn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
Có rất nhiều bài hát, bài thơ, điệu múa đề cập đến những nội dung trên. Do vậy, yêu cầu học sinh sưu tầm hoặc sáng tác những bài hát ca ngợi Đảng, quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” để thanh niên học sinh luôn nhớ về cội nguồn, hướng về khát vọng “độc lập, tựu do”, “dân giàu, nước mạnh”.
2. Tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Đảng, với quê hương, đất nước.
Thông qua biểu diễn văn nghệ “Mừng đảng, mừng xuân”, thanh niên học sinh có dịp bày tỏ tình cảm, thái độ và trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
III. Công tác chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động
- Họp với cán bộ và BCH Chi đoàn, nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành. Hướng dẫn học sinh sưu tầm hoặc sáng tác các bài hát, bài thơ, điệu múa về Đảng, về quê hương đất nước và mùa xuân.
- Gợi ý và cùng học sinh thảo luận lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động (có thể lựa chọn hình thức vừa biểu diễn văn nghệ, vừa hái hoa dân chủ, hoặc thi văn nghệ, hoặc tổ chức dưới dạng trò chơi âm nhạc v.v..)
- Cùng học sinh đề cử người dẫn chương trình.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị của các em và sẵn sàng tư vấn khi cần thiết.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung và hình thức hoạt động, phát động đợt thi đua tìm hiểu về Đảng, đất nước, mùa xuân của dân tộc qua việc sưu tầm và sáng tác bài hát, bài thơ, các điệu múa cho học sinh cùng các tổ chuẩn bị và luyện tập.
- Chuẩn bị các câu hỏi để hái hoa dân chủ hoặc thi văn nghệ.
- Giao cho mỗi tổ chuẩn bị từ 3 đến 4 tiết mục gồm các thể loại khác nhau: hát, thơ, kể chuyện, múa, nhạc không lời
- Gợi ý một số bài hát sau để học sinh sưu tầm và Ban tổ chức có thể làm cơ sở để chuẩn bị câu hỏi:
+ Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam (Nhạc và lời: Đỗ Minh).
+ Đảng cho ta cả một mùa xuân (Nhạc và lời: Phạm Tuyên).
+ Đảng là cuộc sống của tôi (Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn).
+ Màu cờ tôi yêu (Nhạc và lời: Phạm Tuyên).
+ Việt Nam ơi ! Mùa xuân đến rồi (Nhạc và lời: Huy Du).
+ Lá cờ Đảng (Nhạc và lời: Văn An).
+ Việt Nam quê hương tôi (Nhạc và lời: Đỗ Nhuận).
+ Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (Nhạc và lời: Xuân Hồng).
+ Hát về cây lúa hôm nay (Nhạc và lời: Hoàng Vân).
+ Một thoáng quê hương (Nhạc và lời: Thanh Tùng - Từ Huy)
+ Đất nước lời ru (Nhạc và lời: Văn Thành Nho).
+ Đường chúng ta đi (Nhạc và lời: Huy Du)
+ Khát vọng tuổi trẻ (Nhạc và lời: Vũ Hoàng).
+ Bài ca thanh niên tình nguyện (Nhạc và lời: Lưu Khương Ninh).
- Cử Ban giám khảo và thư kí.
- Chuẩn bị băng cát - sét có các bài hát cần thiết (nếu tổ chức dưới hình thức hái hoa dân chủ hoặc trò chơi âm nhạc).
- Chuẩn bị biểu điểm chấm theo thang điểm 10 hoặc 20: nội dung đúng chủ đề; tiết mục có chất lượng (hay, đều, rõ ràng); trang phục đẹp, phù hợp; số lượng người tham gia; đảm bảo thời gian theo quy định; cộng thêm điểm nếu là tiết mục tự biên, tự diễn. Chuẩn bị bảng ghi điểm.
- Các tổ đăng kí tiết mục, duyệt chương trình, sau đó lựa chọn khoảng 4 - 5 tiết mục đạt yêu cầu biểu diễn.
- Chuẩn bị bảng điểm.
- Chuẩn bị phần thưởng và mời đại biểu (nếu có).
- Trang trí lớp học theo yêu cầu hoạt động hoặc tại một địa điểm dã ngoại nếu phù hợp.
IV. Tổ chức hoạt động
Gợi ý chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân với hình thức vừa biểu diễn, vừa hái hoa dân chủ như sau:
- Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động:
+ Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.
+ Giới thiệu Ban giám khảo và thư kí lên làm việc.
+ Giới thiệu cách cho điểm của Ban giám khảo (biểu điểm và ghi điểm lên bảng sau mỗi tiết mục).
+ Mời các đội văn nghệ đại diện cho các tổ ra mắt với hình thức dí dỏm, độc đáo mà vẫn giữ được tính nghiêm trang của chủ đề.
+ Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động theo 2 hình thức hoạt động sau:
Hoạt động thứ nhất: Biểu diễn văn nghệ.
+ Lần lượt giới thiệu các đội lên biểu diễn tiết mục như chương trình đã thiết kế.
+ Sau khi các đội biểu diễn xong, Ban giám khảo cho điểm trực tiếp, thư kí tổng hợp.
Hoạt động thứ hai: Hái hoa dân chủ
(Người dẫn chương trình nêu cách chơi: Trên cây hoa có rất nhiều loại hoa với các yêu cầu khác nhau, ví dụ:
+ Trình bày một đoạn bài hát có từ “mùa xuân”, “Đảng”, “quê hương”, “đất nước”. “tuổi trẻ” v.v
+ Đọc một đoạn thơ có các từ trên.
+ Nghe một câu hát đoán tên bài hát
+ Nghe tên bài hát đoán tên tác giả.
+ ý nghĩa của một bài hát hoặc đoạn thơ nào đó.
+ Hát liên khúc những bài hát có từ “mùa xuân”, “Đảng”, đội nào tìm được nhiều bài, đội đó sẽ thắng.
Mỗi tổ cử 1 đội (2 - 3 người) lên tham gia thi.
+ Người hái hoa sẽ đọc to nội dung yêu cầu ghi trong bông hoa, các đội dự thi sẽ giành quyền trả lời trước bằng cách giơ tay hoặc rung chuông. Người dẫn chương trình làm trọng tài và Ban giám khảo cho điểm cho từng đội.
+ Kết thúc 

File đính kèm:

  • docGiao_an_Ngoai_gio_len_lop_11.doc