Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 1 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

- HS hiểu : Tết nguyên đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc.

- HS biết nói lời chúc mừng tốt đẹp trong ngày Tết Nguyên đán.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình ảnh Tết nguyên đán.

III. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học:

Nội dung:

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra sỉ số học sinh.

 - Dạy nội dung mới.

 1. GV phổ biến cho HS trước nội dung Hàng năm khi tế đến mọi người thường chút nhau những điều tốt đẹp nhất, các em hãy suy nghĩ những lời chúc hay và ýnghĩa để tặng cho người thân bạn bè củamình nha.

 2.Tìm hiểu về Tết nguyên đán

GV giới thiệu qua hoạt động Tết qua hình ảnh : Tết cổ truyền của dân tộc, giáp Tết nhà nhà đều tấp nập mua sắm. Hoa mai hoa đào là hoa truyền thống tượng trưng cho ngày Tết, chợ hoa. Không khí tưng bừng trong các ngày Lễ hội.Ngày nay hoa mai hay hoa đào cả 2 miền điều trồng được.

 

doc32 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 1 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc say sưa sáng tạo của cả lớp. Khyến khích các bạn trang trí sáng tạo ra những tác phẩm đẹp hơn nữa.
 Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát và thực hiện theo
 Hình thức: Học tập cả lớp, cá nhân 
Thứ hai, ngày 06 tháng 01 năm 2020
CHỦ ĐỀ THÁNG 1
NGÀY TẾT QUÊ EM
HOẠT ĐỘNG 4
TIỂU PHẨM “CÂY LỘC”
I. Mục tiêu:
- HS hiểu : Hái lộc vào đêm giao thừa là một phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam. Họ hái chồi non, cành non để cầu mai mắn cho một năm.
- HS biết : Ngày nay, để bảo vệ cây cối, nhiều người hái lộc cây, họ mua cây đem về làm cây lộc.
II. Đồ dùng dạy học:
Kịch bản “Cây lộc”
Băng nhạc có bài hát “Mùa xuân và tuổi hoa”
 III. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học:
 Nội dung:
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
- Dạy nội dung mới.
 1. GV giới thiệu trước cho HS nắm nội 
dung buổi học hôm nay 
Đêm 30 Tết hái lộc đã có truyền thống 
lâu đời của người Việt Nam. Các em hãy 
nghe cô kể về câu chuyện “ Cây lộc”
Chọn 3 HS giỏi để đóng tiểu phẩm 
và tập 2 em điều khiển chương trình.
 2. Trình diễn tiểu phẩm.
Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình và mời nhóm kịch lên biểu diễn.
GV hướng dẫn thảo luận tiểu phẩm 
sau đó đặt câu hỏi cho HS thảo luận.
GV khen ngợi cả lớp.
3.Trò chơi: Trồng cây.
GV hướng dẫn HS làm động tác theo thứ 
tự.(SGK)
HS chơi thật.
4.Nhận xét và đánh giá:
 - GV kết luận: để có 1 cây sống xanh tốt,ta phải trải qua một quá trình vất vả, các em phải chăm sóc, bảo vệ cây và nhắc mọi người cùng thực hiện.
 Chăm sóc bảo vệ cây, không chặt cây, bẻ cây, nhắc mọi người xung quanh thực hiện.
 Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát và thực hiện theo
 Hình thức: Học tập cả lớp, cá nhân 
Thứ hai, ngày 13 tháng 01 năm 2020
CHỦ ĐỀ THÁNG 2
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 1
NGHE KỂ CHUYỆN VỀ TRUYỀN THỐNG 
QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS biết được những truyền thống tốt đẹp của quê hương như: truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái
- Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.
- Trân trọng, tự hào và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp đó.
II. Đồ dùng dạy học:
Các tư liệu về truyền thống quê hương.
Giấy bút, bảng 
Câu hỏi thảo luận.
Các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian.
III. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học:
Nội dung:
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
1.Thông báo trước về nội dung hình thức hoạt động cho HS.
Hướng dẫn, tìm hiểu tài liệu, truyện kể truyền thống của quê hương mình trong các lĩnh vực học tập, văn hóa, thể thao
Chuẩn bị nội dung câu hỏi 
Phân nhóm thảo luận, trình bày vấn đề
Phân công chuẩn bị văn nghệ, trò chơi dân gian
2.Khởi động.
Đội văn nghệ biểu diễn hướng vào chủ đề.
3.Kể chuyện.
GV kể cho HS nghe những câu chuyện nói lên truyền thống tiêu biểu của quê hương mình như: truyền thống hiếu học, truyền thống tương thân tương ái, nghề truyền thống của quê hương mình.
Sau mỗi câu chuyện GV yêu cầu thảo luận nhóm theo các câu hỏi
Xen kẽ giữa các câu chuyện cho HS biểu diễn văn nghệ hay trò chơi dân gian
4.Tổng kết và đánh giá:
- GV nhận xét ý thức thái độ của HS.
- Tuyên dương nhóm cá nhân tích cực.
Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn, học sinh quan sát và thực hiện theo
Hình thức: Học tập cả lớp, cá nhân 
Thứ hai, ngày 03 tháng 02 năm 2020
CHỦ ĐỀ THÁNG 2
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 2
HÁT VỀ MÙA XUÂN
I. Mục tiêu:
- HS biết sưu tầm và hát được những bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa về chủ đề mùa xuân.
- Biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát, kết hợp một số động tác múa phụ họa đơn giản.
- Yêu thích các hoạt động tập thể, tự hào về truyền thống của quê hương, của Đảng quang vinh.
II. Đồ dùng dạy học:
Sưu tầm các bài hát, bài thơ, điệu múa về chủ đề mùa xuân, Đảng, Bác Hồ.
Tranh ảnh về mùa xuân.
Câu hỏi và phần thưởng.
III. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học:
Nội dung:
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
1.Thông báo trước cho HS biết nội dung hình thức hoạt động.
GV hướng dẫn HS tự sưu tầm, các bài hát, bài thơ, tranh ảnh về mùa xuân, về Đảng về Bác Hồ kính yêu
Chuẩn bị một số phần quà nho nhỏ để tặng cho HS tiêu biểu.
2.Triển lãm ảnh về mùa xuân.
Ổn định tổ chức
Hát tập thể một bài hát.
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu tham dư.
Mời các em HS tham quan triển lãm.
3.Biểu diễn văn nghệ.
GV thông báo nội dung chương trình.
Tiến hành buổi biểu diễn với nhiều thể lệ như : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩmca ngợi công ơn của Đảng, Bác 
Hồ kính yêu.
4.Tổng kết đánh giá.
Lớp bình chọn tiết mục hay nhất
GV nhận xét thái độ của HS.
 Tuyên dương nhóm, cá nhân có phần biểu diễn xuất sắc.
 Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và làm theo.
 Hình thức: hoạt động cả lớp, hoạt động theo tổ và hoạt động cá nhân.
Thứ hai, ngày 10 tháng 02 năm 2020
CHỦ ĐỀ THÁNG 2
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 3
THAM QUAN MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
- HS hiểu them về vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh ở địa phương.
- HS biết trân trọng, tự hào và có ý giữ gìn, bảo vệ những danh lam thắng cảnh của quê hương.
II. Đồ dùng dạy học:
Các tư liệu danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Câu hỏi giao lưu.Các tiết mục văn nghệ.
Sưu tầm một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về danh lam thắng cảnh.
III. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học:
Nội dung:
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
- Dạy nội dung mới.
Xây dựng buổi tham quan thông qua BGH nhà trường.
Thành lập ban tổ chức, liên hệ 
trước với nơi tham quan di tích
Chuẩn bị phương tiện tham quan.
GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu qua 
sách báo, người lớn
Mời GV trong trường am hiểu về danh lam thắng cảnh theo hướng dẫn cùng tham gia.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
 2.Tiến hành tham quan.
- GV giới thiệu lí do, mục đích của buổi tham quan, giới thiệu người hướng dẫn viên. 
Đại diện Ban quản lí danh lam, thắng cảnh hướng dẫn tham quan.
 Giới thiệu hình thành và phát triển của danh lam thắng cảnh đó.
 Kể chuyện các sự kiện lịch sử, doanh nhân văn hóa có liên quan.
HS biểu diễn văn nghệ.
3.Tổng kết và đánh giá.
- GV nhận xét ý thức thái độ của HS rong buổi tham quan.
Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và làm theo.
Hình thức: hoạt động cả lớp, hoạt động theo tổ và hoạt động cá nhân.
Thứ hai, ngày 17 tháng 02 năm 2020
CHỦ ĐỀ THÁNG 2
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
HOẠT ĐỘNG 4
CHƠI TRÒ DÂN GIAN
I. Mục tiêu:
- HS biết lựa chọn, sưu tầm một số trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi nhi đồng.
- Biết chơi một số trò chơi dân gian.
- Yêu thích và thường xuyên tổ chức các trò chơi trong dịp lễ Tết, hội khỏe Phù Đổng, các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
Tuyển tập các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi.
Dụng cụ, sân bãi các điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi.
Phần thưởng.
III. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học:
Nội dung:
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
1.GV hướng dẫn cho HS thuộc một số trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi qua sách báo.
 Và bài đồng dao liên quan đến trò chơi.
 Nắm được luật chơi và cách chơi.
 Chuẩn bị một số món quà cho HS
2.Khởi động.
 Tổ chức trò chơi “ Oẳn tù tì” hay “Lộn cầu vồng”
3.Trò chơi dân gian.
 GV giới thiệu trò chơi đơn giản dành cho
 HS lớp 1, trò chơi “ Thả đĩa ba ba”.
 Hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi và một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi.
 HS tiến hành chơi thử và chơi thật trò chơi “thả đĩa ba ba”
 Lưu ý bảo đảm an toàn khi tham gia trò chơi
4. Tổng kết và đánh giá.
- GV nhận xét đánh giá thái độ HS.
 Yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên, các di tích, đền thờ, tượng đài kỉ niệm anh hùng dân tộc.
 Không xả rác, không xâm phạm cảnh quan thiên nhiên của các di tích 
 Đưa ra những lời nhắc nhở, hãy tạo ra những biển báo nhắc nhở các bạn hãy không xả rác, không xâm phạm cảnh quan thiên nhiên của các di tích 
Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và làm theo.
Hình thức: hoạt động cả lớp, hoạt động theo tổ và hoạt động cá nhân.
Thứ hai, ngày 24 tháng 02 năm 2020
CHỦ ĐỀ THÁNG 3
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 1
TRÒ CHƠI “BÀN TAY KÌ DIỆU”
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được tấm lòng yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc mà mẹ đã dành cho em.
II. Đồ dùng dạy học:
Sân chơi.
Câu hỏi thảo luận.
III. Nội dung, phương pháp và hình thức dạy học:
Nội dung:
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
- Dạy nội dung mới.
GV phổ biến trò chơi và cách chơi
+ Tên trò chơi : Bàn tay kì diệu
+ Cách chơi.
Cả lớp đứng thành vòng tròn người điều khiển đứng giữa hô câu khẩu hiệu tất cả HS phải làm động tác giống với câu khẩu hiệu, ai làm sai sẽ bị phạt.
VD: Quản trò hô bàn tay mẹ cả lớp xòe tay ra
Chăm sóc em từng ngày - ấp tay vào má nghiêng đầu qua phải trái 
Sửi ấm con ngày động – hai tay chéo vô ngực lắ lư
Là gió mát đêm hè – động tác như cây quạt
Là bàn tay kì diệu – cả lớp giơ cao hai cánh ta xoay xoay
2.Tổ chức cho HS chơi thử.
3.Tổ chức cho HS chơi thật.
4.Thảo luận:
Cả lớp chia nhóm thảo luận theo các câu hỏi
GV : Bàn tay mẹ là bàn tay đã nâng niu, chăm sóc các em hằng ngày chẳng kể ngày hè hay đêm đông. Vì vậy các em phải yêu thương và học giỏi, ngoan ngoãn để mẹ được vui lòng.
Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và làm theo.
Hình thức: hoạt động cả lớp, hoạt động theo tổ và hoạt động cá nhân.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 3
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 2
QUÀ 8 – 3 TẶNG MẸ
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS lòng yêu thương và biết ơn đối với mẹ.
- HS biết thể hiện tình cảm yêu thương và biết ơn đối với mẹ qua lời ca, tiếng hát
II. Chuẩn bị:
Các bài thơ, bài ca, ca dao, tục ngữ về công ơn của mẹ, về tình cảm mẹ con.
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
Chuẩn bị trước: GV phổ biến kế hoạch và hoạt độngyêu cầu HS chuẩn bị hoa và những bài hát để chào mừng ngày hội của mẹ.
Ngày Hội 8-3 tặng mẹ:
Cả lớp ngồi ngay ngắn trong lớp.
GV và ban cán sự lớp mời các bà mẹ 
vào lớp ngồi ở hàng ghế danh dự
Mở đầu hát tập thể bài hát hướng vào 
chủ đề.
GV tuyên bố lí do và giới thiệu cácmẹ đến dự
Mời HS đọc lời chúc mừng các nhân ngày 8/3 dành cho mẹ. Hứa chăm ngoan học giỏi để xứng với công ơn 
mẹ đã nuôi dạy chúng con.
HS lên tặng hoa cho mẹ.
Chương trình văn nghệ bắt đầu.
GV thay lời các mẹ gởi đến các em lời cám ơn và chút các mẹ hạnh phúc thành đạt, mạnh khỏe.
Ngày hội kết thúc trong bài hát tập thể.
Dặn dò tiết sau.
- Học sinh ổn định
HS chuẩn bị.
HS tham gia.
HS lắng nghe.
HS tham gia văn nghệ.
HS chú ý.
 - Cả lớp hát tập thể.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 3
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 3
TIỂU PHẨM “AI YÊU MẸ NHẤT”
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS tình cảm yêu thương và biết quan tâm, chăm sóc mẹ bằng những việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
Kịch bản : Ai yêu mẹ nhất.
Mũ cho thỏ mẹ, mũ 3 màu cho thỏ con.
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
1.GV chọn HS có năng khiếu cho HS tập trước tiểu phẩm: Ai yêu mẹ nhất
GV chuẩn bị các đạo cụ cần thiết để diễn tiểu phẩm
2.Diễn tiểu phẩm.
GV giới thiệu: Chúng ta ai cũng yêu mẹ của mình, hôm nay cô sẽ mời cả lớp cùng xem tiểu phẩm “ Ai yêu mẹ nhất” do các bạn trong lớp biểu diễn.
 GV nhắc nhỡ HS quan sát và trả lời xem thỏ con nào yêu mẹ nhất.
3.Thảo luận:
HS thảo luận theo câu hỏi.
 - Theo em bạn thỏ con nào thương mẹ nhất?
 - Các em đã biết yêu mẹ như bạn thỏ con trong truyện không ?
 GV kết luận : trong ba bạn thỏ thì bạn thỏ nâu yêu mẹ nhất vì bạn biết quan tâm và chăm sóc mẹ. Các em hãy học tập theo bạn thỏ nâu thể hiện tình yêu với mẹ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực trong cuộc sống hằng ngày.
- Học sinh ổn định
HS được chọn tập với GV.
Xem tiểu phẩm 
HS chia nhóm thảo luận.
 - HS lắng nghe và thực hiện
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 3
YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
HOẠT ĐỘNG 4
TRÒ CHƠI “AI TẶNG QUÀ CHO AI”
I. Mục tiêu:
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, sự quan tâm, gắn bó, chan hòa giữa các HS nam và nữ trong lớp học.
II. Chuẩn bị:
Các món quà nhỏ cho bạn nam tặng bạn nữ.
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
1.GV ghi tên các bạn gái vào phiếu kính và yêu cầu HS nam bốc thăm để tặng quà bạn gái đó.
 Nên chuẩn bị những món quà nhỏ như: bánh, kẹo, bút, màu, tập vỡ, thú nhồi bông, tượng thạch cao 
 Món quà phải được gói cẩn thẩn và tên bạn gái đó sẽ được ghi bên ngoài rõ ràng
2.Tặng quà:
 Yêu cầu HS nữ ra ngoài chờ. Các bạn nam sẽ đặt món quà trên bàn các bạn nữ.
 Các bạn nữ vào nhận quà và đoán xem ai đã tặng mình, mời cả 2 đứng lên cả lớp vỗ tay hoan hô.
3.Tổng kết và đánh giá:
 GV mời một vài HS nữ phát biểu cảm xúc khi nhận được quà nhân ngày 8-3 GV nhận xét khen ngợi các em HS trong lớp đã biết quan tâm, đoàn kết, gắn bó với nhau.
 Kết thúc cả lớp cùng hát tập thể bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”
- Học sinh ổn định
Các bạn HS nam thực hiện.
HS chuẩn bị.
HS thực hiện.
HS lắng nghe.
HS chú ý.
 - Cả lớp hát tập thể.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 4
HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 1
TRÒ CHƠI “ LỬA THIÊNG”
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS lòng yêu hòa bình và ghét chiến tranh.
II. Chuẩn bị:
Khoảng sân sộng 
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
1.GV phổ biến trò chơi cho HS nắm:
- Tên trò chơi: Lửa thiêng
- Cách chơi:
 Người điều khiển sẽ ra khẩu hiệu và các em HS phải làm theo.
 Quản trò hô “ lửa thiêng” HS chúng ta nhóm lửa
 Lửa chiến tranh câm thù – chúng ta dập tắt.
 Lửa gia đình êm ấm - Chúng ta nhóm lên.
 Lửa hữu nghị hòa bình – Hoan hô 
(nhảy lên).
2.Tiến hành chơi.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi thật.
3.Đánh giá.
- GV khen các HS thực hiện có lời đáp đúng theo quy định.
- Nhắc nhỡ HS đoàn kết, ủng hộ hòa bình và ghét chiến tranh phi nghĩa.
- Học sinh ổn định
HS ghi nhớ.
HS chú ý.
HS bắt đầu chơi thử và chơi thật.
 - HS chú ý lắng nghe và thực hiện.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 4
HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
 HOẠT ĐỘNG 2
TRÒ CHƠI “ THUYỀN TRONG SƯƠNG MÙ”
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, hợp tác vượt khó khăn.
- Giáo dục HS kĩ năng truyền thông, kĩ năng lắng nghe tích cực.
II. Chuẩn bị:
Khoảng sân rộng.
Phấn hoặc sơn để vẽ ô trên sân.
Câu hỏi thảo luận.
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
 1.GV phổ biến tên trò chơi và luật chơi cho HS nắm :
Tên trò chơi: “ Thuyền trong sương mù”
Cách chơi: 
Chia 5 nhóm mỗi nhóm 4 người
 Mỗi nhóm là một con thuyền mang tên riêng do HS tự đặt như: Thái Bình, Hải Đăng
 Đoàn thủy thủ tàu bịch mắt lại, có một người ở cảng hướng dẫn tến về cảng an toàn, nhóm vế trước thắng cuộc
Luật chơi: hướng dẫn sao cho các tàu không đụng vào nhau và vào chướng ngại vật, mỗi lần đụng sẽ bị trừ điểm ( trừ 1 đ)
 2.Tiến hành chơi:
 - HS chơi thử và chơi thật trò chơi.
 3.Đánh giá:
 - Bình chọn và khen thưởng đội thắng cuộc. 
 4.Thảo luận:
 GV đặt câu hỏi và các nhóm thảo luận trả lời. 
 - GV kết luận: Các em phải có sự 
hợp tác đoàn kết giữa các đoàn viên mới thắng được cuộc chơi.
 Người hướng dẫn phải chỉ rõ ràng, chính xác, chỗ nào chưa rõ cần hỏi lại và cùng nhau thực hiện
- Học sinh ổn định
HS ghi nhớ.
Chú ý luật chơi.
HS tiến hành chơi.
HS lắng nghe.
Các nhóm thảo luận.
 - HS lắng nghe nhận xét của GV.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 4
HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 3
CHÚNG EM HÁT VỀ HÒA BÌNH
I. Mục tiêu:
- HS biết thể hiện lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc qua lời ca, tiếng hát.
II. Chuẩn bị:
Các bài thơ, bài hát, danh ngôn về hòa bình hữu nghị
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
GV cho HS biết trước nội dung: 
liên hoan văn nghệ với chủ đề hòa bình hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên Thế giới
HD cho HS một số bài hát, bài thơ về chủ đề.
Cho HS đăng ký các tiết mục như: đơn ca, song ca, tam ca
Sẽ chấm thi về chất lượng và số lượng.
GV sắp xếp chương trình.
Liên hoan văn nghệ:
Trang trí lớp học đẹp trên bảng ghi : Chúng em hát về hòa bình hữu nghị
Bàn ghế được kê hình chư U
GV tuyên bố lí do.
 Thông báo chương trình văn nghệ.
Các nhóm, tổ, cá nhân biểu diễn theo chương trình đã định.
Đánh giá và trao giải:
GV hướng dẫn cả lớp bình chọn:
+ Tiết mục hay nhất.
+ Tiết mục có nhiều bạn tham gia nhất.
+ Tiết mục ấn tượng nhất.
+ Tổ tham gia nhiều nhất.
- Trao giải.
 - Học sinh ổn định
 - HS chú ý.
Đăng ký với GV.
Cùng GV trang trí lớp học.
HS lắng nghe.
Biểu diễn.
 - HS bình chọn và nhận giải.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 4
HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG 4
TIỂU PHẨM “NHỔ CỦ CẢI”
I. Mục tiêu:
- HS hiểu: Việc gì khó mấ cũng có thể làm được nếu biết đoàn kết, hợp tác với nhau.
II. Chuẩn bị:
Kịch bản.
Mặt nạ cho Cún con và Miu con, mủ hình lá cải, khăn cho bà lão, kiến cho ông lão.
Câu hỏi thảo luận.
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
GV chọn trước 1-2 tuần những HS năng khiếu, và tổ chức cho các em diễn kịch, phân vai và cho HS tập trước tiểu phẩm vui : nhổ củ cải
Nhóm tập luyện và chuẩn bị đạo cụ cần thiết.
Diễn tiểu phẩm.
GV gíơi thiệu với HS về vở kịch, yêu cầu HS chú ý xem xong sẽ thảo luận.
Nhóm kịch biểu diễn tểu phẩm “ Nhổ củ cải ”
Thảo luận:
GV tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
GV kết luận : Việc khó đến mấy nếu biết đoàn kết thì sẽ làm được.
Nhận xét và kết luận:
GV nhận xét và khen nhóm diễn tiểu phẩm hay
Nhắc nhỡ HS phải biết đoàn kết, hợp tác với nhau trong công việc và nhất là những khi gặp khó khăn.
- Học sinh ổn định
HS được chọn theo vai trong tiểu 
phẩm.
HS chú ý lắng nghe và xem tiểu 
phẩm.
HS thảo luận.
 - HS chú ý lắng nghe nhận xét.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG 1
XEM TRANH ẢNH VỀ BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI
I. Mục tiêu:
- HS biết được tình cảm yêu quí mà Bác Hồ đã dành cho thiếu nhi và ngược lại.
II. Chuẩn bị:
Các ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi.
Câu hỏi thảo luận.
III. Quy mô hoạt động:
Tổ chức theo quy mô lớp.
IV. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định lớp.
Kiểm tra sỉ số học sinh.
 - Dạy nội dung mới.
 1.GV thông báo trước cho HS biết kế hoạch và hoạt động yêu cầu sưu tầm tranh ảnh, trên báo , tập chí, sáchvề 
Bác Hồ với thiếu nhi.
Lưu ý : HS nên nhờ phụ huynh hay ông bà , anh chị giúp đỡ.
 2.HS xem tranh.
- GV mời HS lần lượt giới thiệu về tranhmình đã sưu tầm được về chủ đề : Bác
 Hồ với thiếu nhi.
GV hỏi thêm các em biết gì về nội dung bức tranh đó GV gíơi thiệu thêm tranh khác với HS mà GV sưu tầm được
 3.Thảo luận:
 Sau khi xem tranh xong GV cho HS thảo luận theo nhóm một số câu hỏi.
GV kết luận: Lúc còn sống Bác Hồ rất yêu quí và quan tâm đến các em thiếu nhi. Ngược lại các em cũng yêu quí và biết ơn Bác Hồ.
- Học sinh ổn định
HS ghi nhớ và về sưu tầm.
Cả lớp lần lượt xem tranh.
Cả lớp xem tranh của GV.
 - Lớp chia nhóm thảo luận 
 - Lắng nghe kết luận của GV.
TRƯỜNG TIỂU HỌC A LONG KIẾN
GIÁO VIÊN: HUỲNH CÔNG TY
NGÀY SOẠN: 30/04/2016.
NGÀY DẠY: 16-18/05/2016.
CHỦ ĐỀ THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠ

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_1_hoc_ky_ii_nam_hoc.doc