Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Trường THCS Sơn Thịnh

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 và 2

MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

Hoạt động 1: Ngày xuân & nét đẹp truyền thống quê hương

I: Mục tiêu giáo dục

Giúp học sinh:

- Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày Tết.

- Tự hào về quê hương, về phong tục tập quán và những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.

II: Nội dung và hình thức hoạt động:

1: Nội dung:

- Những phong tục tập quán , truyền thống văn hoá ngày xuân, ngày Tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca dao tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh, ảnh và các truyện kể mà học sinh được đọc, được nghe.

- Qua những trải nghiệm thực tế mà học sinh được biết.

2: Hình thức

- Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ

 

doc49 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Trường THCS Sơn Thịnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục
Giúp học sinh:
Hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của tháng học tốt, tuần học tốt.
Tự giác và quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo .
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Chương trình hoạt động của lớp trong tháng 11 và tuần cao điểm của tháng.
Cá nhân đăng kí thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp .
Các tổ đăng kí thi đua.
Văn nghệ .
2: Hình thức
Lế đăng kí thi đua.
Hát, kể chuyện, trò chơi.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Bản đăng kí chương trình hành động của lớp.
Bản đăng kí thi đua của tổ, cá nhân.
Một vài tiết mục văn nghệ.
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm lớp họp với cán bộ lớp, xây dựng chương trình hành động của lớp (để phát động phong tào thi đua trước lớp); thống nhất nội dung, kế hoạch hoạt động.
Hướng dẫn học sinh viết đăng kí thi đua (nói rõ việc thực hiện nề nếp học tập, các biện pháp thực hiện, kết quả về văn hoá, về đạo đức, và các hoạt động tập thể.).
Hướng dẫn các tổ trưởng viết bản đăng kí thi đua trên cơ sở thảo luận nhất trí .
Mỗi học sinh và mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ theo chủ đề phân công.
Lớp trưởng viết và trình bày trước lớp chương trình hành động của lớp.
Lớp phó phụ trách học tập điều khiển chương trình chung.
Lớp phó văn nghệ điều khiển văn nghệ.
Tổ, nhóm trang trí lớp. 
IV: Tiến hành hoạt động 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3 Phút
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do nêu chương trình hoạt động, người điều khiển, thư kí
2P
Lớp phó văn nghệ
Hát tập thể: “ Bụi phấn”
 “ Ngày đầu tiên đi học”
20 Phút
Lớp trưởng và tập thể lớp
Một vài cá nhân 
Tổ trưởng
Trình bày chuơng trình hành động chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam. Nêu các chỉ tiêu, biện pháp dể lớp thảo luận: Chỉ tiêu thi đua của cá nhân, của tập thể.
- Lớp trưởng phát động thi đua.
- Đọc bản đăng kí thi đua của mình.
- Đọc bản đăng kí thi đua của tổ.
5 Phút
Giáo viên HĐNGLL
Ghi nhận quyết tâm thi đua và động viên cả lớp thực hiện chương trình hành động của lớp.
15 Phút
Quản ca
Chương trình văn nghệ kết thúc lễ đăng kí tháng học tốt, tuần học tốt.
V: Kết thúc hoạt động
Nhận xét, đánh giá
Tuyên bố kết thúc hoạt động.
------------*****--------------------
Ngày soạn: 15.11.2012
Ngày giảng: 17.11.2012 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 3 :
Nhớ công ơn các thầy giáo cô giáo
I: Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
Hiểu được công lao của các thầy, cô giáo đối với sự trưởng thành của mỗi học sinh.
Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy, cô giáo 
Biết ứng xử lễ phép , chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công ơn các thầy, cô giáo. 
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Công lao của các thầy giáo, cô giáo.
Những kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò.
Những bài hát, bài thơ, câu chuyện cảm động, câu danh ngôn về tình thầy trò và truyền thống tôn sư trọng đạo.
2: Hình thức
Trao đổi tâm tình.
Hát, kể chuyện, trò chơi đố vui thông qua hình thức hái hoa dân chủ.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
- Sưu tầm, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, bài hát, bài thơ về tình cảm thầy trò, những gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, những kỉ niệm sâu sắc của mình về tình cảm thầy trò.
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm hội ý với cán bộ lớp để thống nhất chương trình, hình thức, kế hoạch hoạt động và phân công 
+ Người điều khiển chương trình
+ Tổ, nhóm trang trí lớp.
IV: Tiến hành hoạt động 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3 Phút
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do nêu chương trình hoạt động, người điều khiển thư kí
2 Phút
Lớp phó văn nghệ
Hát tập thể: “ Ngày đầu tiên đi học”
30 Phút
Người điều khiển chương trình
Tập thể lớp
 Nêu yêu cầu và thể lệ sinh hoạt:
Yêu cầu mọi người xung phong và lần lượt lên hái hoa.
Các bạn bổ sung hoặc tranh luận
Người điều khiển kết luận và nêu đáp án.
10 Phút
Giáo viên HĐNGLL
Kể chuyện về một kỷ niệm sâu sắc về tình thầy trò ( kể về các thầy cô giáo đã dạy mình trước đây, giờ đây mình quay trở lại trường cũ gặp lại các thầy cô giáo)
V: Kết thúc hoạt động
Cảm ơn , chúc sức khoẻ các thầy ,ô giáo 
Nhắc các bạn học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy cô giáo.
Hoạt động 4 :
Chúc mừng các thầy cô giáo
I: Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
Hiểu được mục đích, ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11
Kính trọng , biết ơn các thầy giáo, cô giáo và tôn vinh Nhà giáo.
Có những hành động cụ thể thể hiến sự biết ơn các thầy cô giáo và thực hiện tốt yêu cầu giáo dục của nhà trường.
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11
Chúc mừng và tặng hoa các thầy cô giáo 
Tâm sự về tình cảm thầy trò
Văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
2: Hình thức
Chúc mừng, tặng hoa, tâm sự, ca hát, kể chuyện giao lưu vui vẻ thân mật giữa giáo viên và học sinh.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Hướng dẫn cả lớp sưu tầm, học hát, ngâm thơ, kể chuyện về chủ đề công ơn các thầy, cô giáo và tình cảm thầy trò.
Mỗi học sinh chuẩn bị những kỉ niệm của mình với thầy cô giáo hoặc câu hỏi để chuẩn bị giao lưu với thầy, cô giáo.
Lớp trưởng chuẩn bị lời chào mừng.
Phối hợp với chi hội cha mẹ học sinh chuẩn bị ý kiến chào mừng.
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp, Ban phụ huynh học sinh lớp tiến hành gặp mặt.
Thống nhất thời gian và địa điểm buổi gặp mặt
Thống nhất chương trình hoạt động
Cử người mời đại biểu
Người điều khiển chương trình.
Phân công trang trí
Chuẩn bị văn nghệ.
IV: Tiến hành hoạt động 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3 Phút
Lớp trưởng
- Tuyên bố lí do 
- Nêu chương trình và giới thiệu đại biểu
2 Phút
Lớp phó văn nghệ
Hát tập thể: “ Hành khúc tới trường”
35 Phút
Lớp trưởng
Đại diện học sinh
Đại diện cha mẹ học sinh
Giáo viên và học sinh
Đọc lời chào mừng
Tặng hoa các thầy, cô giáo nếu có
Đọc lời chúc mừng
Phát biểu ý kiến
Giao lưu và liên hoan văn nghệ.
Giới thiệu các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị 
5 Phút
Tập thể học sinh
Tiết mục tập thể
V: Kết thúc hoạt động
Cảm ơn , chúc sức khoẻ và chúc mừng các thầy, cô giáo nhận ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Cảm ơn các bậc phụ huynh đã cùng lớp tổ chức tốt các hoạt dộng chào mừng ngày Nhà giáo Việt nam.
Chúc các bạn vui, khoẻ, tiếp tục học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy, cô giáo.
---------------*****--------------------
 Kiểm tra chéo tháng 11
Ngày soạn: 06.12.2012
Ngày giảng: 08.12.2012 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 1 : Hội vui học tập
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
Ôn tập củng cố , bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp , cùng trao đổi kinh nghiệm và phương pháp học tập tốt.
Gây hứng thú học tập
Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo rèn luyện
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Câu hỏi ôn tập một số môn ( có lựa chọn, súc tích và thiết thực)
Các bài toán vui, các câu đố
Trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập ôn tập
2: Hình thức
Thi trả lời các câu hỏi, câu đố, hái hoa dân chủ, trò chơi ngôn ngữ
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Các câu hỏi, câu đố, các bài toán vui và các câu hỏi phụ có liên quan
Đáp án của các câu hỏi, câu đố trên.
Thang điểm và cách thức thi
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm đề nghị với giáo viên bộ môn có liên quan giúp đỡ chuẩn bị các câu hỏi, câu đố, bài toán vui
Học sinh suy nghĩ tìm hướng giải quyết
Phân công học sinh khá giỏi chuẩn bị trình bày kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt của mình.
Cử ban giám khảo 
Mời giáo viên bộ môn làm cố vấn
Phân công nguời dẫn chương trình, trang trí, chuẩn bị cây hoa, chuẩn bị tặng phẩm
IV: Tiến hành hoạt dộng 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
5 phút
Lớp phó văn nghệ
Hát tập thể
5 phút
Ngời dẫn chương trình
Tuyên bố lí do nêu chương trình, giới thiệu ban cố vấn và giới thiệu ban giám khảo
30 phút
Người dẫn chương trình
Học sinh tham gia
Ban cố vấn
Học sinh học giỏi
Nêu thể lệ cuộc thi, cách chấm điểm, cách thức tham gia trò chơi
Trả lời câu hỏi theo đội
Những câu khó nhờ sự giúp đỡ của ban cố vấn.
Trình bày phương pháp học tập cho hiệu quả của bản thân
5 phút
Ban giám khảo
Giáo viên HĐNGLL
Công bố kết quả cuộc thi
Tổng kết
V: Kết thúc hoạt động
Giáo viên chúc mừng tổ đạt kết quả tốt
Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của lớp
Hoạt động 2 : Truyền thống cách mạng quê hương
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
Hiểu biết những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ xây dựng quê hương mình.
Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu Tổ quốc
Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Những truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương
Những thành tựu trong xây dựng đổi mới của thủ đô Hà Nội
Những bài báo, bài ca, bài thơ viết về Hà Nội
2: Hình thức
Sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu về “ Truyền thống cách mạng quê hương em”
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Những tư liệu sưu tầm được về truyền thống cách mạng ở quê hương em
Phấn, bảng, giấy màu trang trí
Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Thủ Đô
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động hướng dẫn học sinh sưu tầm , tìm hiếu sách báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống Thủ Đô văn minh, thanh lịch
Phân công các tổ trưởng tập hợp tư liệu, các tổ thành viên trình bày kết quả từng mặt về thành tựu, truyền thống cách mạng quê hương
Phân công người điều khiển chương trình
Phân công tổ nhóm tramg trí
Cử người mời đại biểu
Chuẩn bị văn nghệ
IV: Tiến hành hoạt dộng 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3 phút
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do nêu chương tình và giới thiệu đại biểu
2 phút
Lớp phó văn nghệ
Hát tập thể bài: Màu áo chú bộ đội (Nguyễn văn Tý)
25 phút
Người dẫn chương trình mời các đại diện tổ nhóm
Các nhóm khác bổ sung
- Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương
- Các kết quả và thành tích đạt được trong việc lao động sản xuất, bảo vệ an ninh, xây dựng quê hương
- Người dẫn chương trình gợi mở động viên các học sinh trong lớp bổ sung
15 phút
Tập thể học sinh
Tiết mục văn nghệ tập thể hay trò chơi đố chữ
Đơn ca, song ca, tốp ca
V: Kết thúc hoạt động
Giáo viên nhận xét kêt quả hoạt động
Cảm ơn đại biểu và tuyên bố lí do kết thúc hoạt động.
Ngày soạn: 20.12.2012
Ngày giảng: 22.12.2012 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 3: Nghe nói chuyện về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 
và Ngày Quốc phòng toàn dân
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biết ơn, tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng toàn dân
Rèn luyện kĩ năng trình bày: biết lắng nghe, biết phân tích, tổng hợp và chọn lọc thông tin.
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Nội dung và ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Các chặng đường lịch sử vẻ vang của quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
2: Hình thức hoạt động
Nghe nói chuyện 
Hỏi và trao đổi
Văn nghệ
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
Bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan.
Phấn, bảng trang trí, tiêu đề.
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên dạy HĐNGLL nêu chủ đề hoạt động, yêu cầu học sinh tìm đọc trước các tư liệu về truyền thống quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
Mời Ban chỉ huy quân sự Huyện Văn Chấn tới nói chuyện.
Phân công người dẫn chương trình, trang trí, chuẩn bị cây, hoa, tặng phẩm.
IV: Tiến hành hoạt dộng 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
5 Phút
Dẫn chương trình VN
Các tiết mục văn nghệ của HS toàn trường
5 Phút
Người dẫn chương trình
Tuyên bố lí do nêu chương trình, giới thiệu báo cáo viên nói chuyện với các em học sinh.
25 Phút
Báo cáo viên
- Nói chuyện với học sinh về quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Học sinh hỏi thêm để hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng của quân dội nhân dân Việt Nam.
10 Phút
Người dẫn chương trình
Mời một số học sinh đại diện phát biểu ý kiến về nội dung và cảm nghĩ của mình sau buổi nói chuyện.
V: Kết thúc hoạt động
Giáo viên phát biểu ý kiến
Nhận xét tinh thần thái độ tham gia nghe cuộc nói chuyện
Hoạt động 4: Hát về anh bộ đội cụ hồ
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
Biết và hiểu thêm về các bài hát về anh bộ đội cụ Hồ, về truyền thống cách mạng của quê hương , đất nước. Qua đó động viên phong trào văn nghệ của trường.
Thêm tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.
Bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Những bài hát, bài thơ về anh bộ đội, về quê hương đất nước do học sinh sưu tầm hoặc sáng tác.
 + Màu áo chú bộ đội – Nguyễn Văn Tý
 + Qua miền Tây Bắc – Nguyễn Thành
 + Chiến thắng Điện Biên - Đỗ Nhuận
 + Ca ngợi Tổ quốc – Hoàng Vân
Những chặng đường lịch sử vẻ vang của quân đội và lực lượng vũ trang nói chung.
2: Hình thức
Biểu diễn văn nghệ của lớp.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị theo tổ nhóm, cá nhân.
Bản giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ đã xây dựng dùng cho người điều khiển chương trình
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ (2 đến 3 tiết mục văn nghệ mỗi tổ)
Đội văn nghệ của lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và làm hạt nhân cho chương trình biểu diễn của lớp
Xây dựng chương trình hoạt động
Các tổ nhóm có kế hoạch luyện tập.
Người điều khiển chương trình
Phân công trang trí
IV: Tiến hành hoạt dộng 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3 Phút
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do nêu chương trình và giới thiệu đại biểu
2 Phút
Dẫn chương trình
Hát tập thể
35 Phút
Người điều khiển chương trình mời đội văn nghệ
Đội văn nghệ biểu diễn các bài hát , đọc thơ
Song ca
Đơn ca
Tốp ca
Tặng hoa các tiết mục văn nghệ đã biểu diễn
5 Phút
Tập thể học sinh
Tiết mục tập thể
V: Kết thúc hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét kết quả hoạt động, khuyến khích động viên các hoạt động văn nghệ tập thể của lớp.
 Kiểm tra chéo tháng 12
Ngày soạn: 24.1.2013
Ngày giảng: 26.1.2013 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 và 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Hoạt động 1: Ngày xuân & nét đẹp truyền thống quê hương
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của quê hương, của dân tộc ngày xuân, ngày Tết.
Tự hào về quê hương, về phong tục tập quán và những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương.
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Những phong tục tập quán , truyền thống văn hoá ngày xuân, ngày Tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca dao tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh, ảnh và các truyện kể mà học sinh được đọc, được nghe.
Qua những trải nghiệm thực tế mà học sinh được biết.
2: Hình thức
- Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Các tư liệu sưu tầm được
Các bài viết từ thực tế và từ các chuyện được nghe kể có liên quan đến chủ đề hoạt động.
Phấn, bảng, giấy màu trang trí.
Phần thưởng cho tổ đạt số điểm cao
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu tư liệu từ các nguồn khác nhau: sách báo, ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa tranh, ảnh..
Phân công các tổ trưởng đôn đốc các tổ viên sưu tầm, tập hợp trang trí, trưng bày.
Các tổ cử đại diện báo cáo kết quả sưu tầm , tìm hiểu
Cử ban giám khảo xây dựng thang điểm và thống nhất cách chấm điểm
Phân vị trí các tổ trưng bày sản phẩm sưu tầm
Phân công trang trí
Chuẩn bị văn nghệ.
IV: Tiến hành hoạt dộng 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3Phút
Lớp trưởng
Hát tập thể: “ Em là mầm non của Đảng”
2Phút
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do nêu chương trình và giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo lên làm việc
25Phút
Người điều khiển chương trình
Ban giám khảo
Đại diện mỗi tổ
Ban giám khảo
Hướng dẫn các tổ nhóm khẩn chương trưng bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong khoảng thời gian cho trước.
Chấm điểm theo các tiêu chí: nhiều thông tin, có tính mĩ quan, tính khoa học
Giới thiệu một cách khái quát kết quả sưu tầm về số lượng, nội dung , minh họa một vài nội dung cụ thể ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh, ảnh
Chấm điểm công khai
15Phút
Tập thể học sinh
Tiết mục văn nghệ tạo không khí vui tười, sôi nổi cho hoạt động của lớp
V: Kết thúc hoạt động
- Công bố tổng số điểm các tổ đạt được và mời giáo viên chủ nhiệm phát thưởng và nhận xét.
Hoạt động 2: Gương sáng đảng viên
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú.
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương
Gương sáng Đảng viên ưu tú
2: Hình thức
Nghe nói chuyện và thảo luận
Học sinh có thể sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu được.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
Các tư liệu về những đảng viên ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng ở quê hương 
Các câu hỏi thảo luận:
+ Những truyền thống nổi bật của quê hương?
+ Bạn học tập được gì ở tấm gương đảng viên?
2: Tổ chức hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho học sinh về nội dung, hình thức hoạt động của cuộc nói chuyện hay kể chuyện về đảng viên ưu tú của địa phương .
Yêu cầu học sinh đều tham gia thảo luận sau khi nghe nói chuyện
Dự kiến mời báo cáo viên
Thống nhất chương trình hoạt động
Cử người mời đại biểu
Người điều khiển chương trình
Phân công trang trí
Chuẩn bị văn nghệ
IV: Tiến hành hoạt dộng 
THỜI GIAN
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
5Phút
Dẫn chương trình
Hát bài hát: “ Đảng dã cho ta một mùa xuân”
2Phút
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do nêu chương trình và giới thiệu đại biểu, giới thiệu báo cáo viên.
33Phút
Báo cáo viên
Học sinh điều khiển 
Học sinh trong lớp thảo luận
Nói chuyện về tình hình địa phương, về truyền thống cách mạng và các đảng viên ưu tú.
Mời các bạn học sinh trong lớp phát biểu ý kiến
Thảo luận
Giao lưu và liên hoan văn nghệ hát nối, liên khúc về Đảng
5Phút
Tập thể học sinh
Tiết mục tập thể kết thúc chương tình
V: Kết thúc hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến, tổng kết buổi nghe nói chuyện và cảm ơn các báo cáo viên.
Động viên học sinh học tập, phấn đấu học tập các gương sáng Đảng viên.
*****************************************
 Kiểm tra chéo tháng 1
Ngày soạn: 21.02.2013
Ngày giảng: 23.02.2013 
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 và 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Hoạt động 3: Chúng em ca hát mừng đảng, mừng xuân
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
Phát huy khả năng văn nghệ của lớp; củng cố cho học sinh niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc.
Động viên học sinh phấn khởi học sinh lạc quan học tập tốt, rèn luyện tốt
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
Những bài hát, bài thơ, điệu múa ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
2: Hình thức
Thi văn nghệ giữa các tổ
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
Các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
Em nào có thể sử dụng một loại nhạc cụ nào có thể mang tới lớp để thi.
Các câu hỏi thi
+ Hát thi giữa hai đội hát các bài hát về mùa xuân
+ Đọc bài thơ có các từ Đảng hay mùa xuân.
+ Giải ô chữ Mừng Đảng, mừng xuân.
Bản quy ước về thang điểm cho ban giám khảo.
Phần thưởng.
2: Tổ chức hoạt động
Giáo 

File đính kèm:

  • docgiao_an_HDNGLL.doc