Giáo án Hoạt động giáo dục âm nhạc - Đỗ Thị Tình - Chủ đề: Nghề nghiệp

1) Kiến thức:

-Trẻ nhận ra và hiểu được nội dung các bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt, Anh nông dân và cây rau, Gánh gánh gồng gồng” qua giai điệu lời ca.

-Trẻ biết nghề nghiệp của bố mẹ và một số nghề trong xã hội thông qua các bài hát như: nghề xây dựng, nghề dệt, nghề nông nghiệp, nghề giáo viên.

2)Kỹ năng:

-Trẻ hát đúng giai điệukết hợp vận động nhịp nhàng và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt, Anh nông dân và cây rau, Gánh gánh gồng gồng”.

-Trẻ bước đầu biết cách biểu diễn.

-Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.

-Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và biết kết hợp biểu diễn cùng cô và bạn bài nghe hát: “Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 20508 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục âm nhạc - Đỗ Thị Tình - Chủ đề: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THẠCH THẤT
TRƯỜNG MẦM NON CẨM YÊN
**************&**************
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
-Chủ đề: Nghề Nghiệp
-Loại tiết: Biểu diễn
-Nội dung: +Biểu diễn các bài hát trong chủ đề:
“Cháu yêu cô thợ dệt, Anh nông dân và cây rau, Gánh 
 gánh gồng gồng”
	 +Nghe hát: Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ
 + Trò chơi: Vận động theo nhạc
-Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ
-Ngày dạy: 13/01/2012
-Người dạy: Đỗ Thị Tình
Năm học: 2011 – 2012
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
 -Chủ đề: Nghề Nghiệp
 -Loại tiết: Biểu diễn
 -Nội dung: +Biểu diễn các bài hát trong chủ đề:
 “Cháu yêu cô thợ dệt, Anh nông dân và cây rau,
 Gánh gánh gồng gồng”
 +Nghe hát: Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ
 + Trò chơi:
 -Đối tượng: Trẻ mẫu giáo nhỡ
 -Ngày dạy: 13/01/2012
 -Người dạy: Đỗ Thị Tình
I. Mục đích – yêu cầu:
1) Kiến thức:
-Trẻ nhận ra và hiểu được nội dung các bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt, Anh nông dân và cây rau, Gánh gánh gồng gồng” qua giai điệu lời ca.
-Trẻ biết nghề nghiệp của bố mẹ và một số nghề trong xã hội thông qua các bài hát như: nghề xây dựng, nghề dệt, nghề nông nghiệp, nghề giáo viên.
2)Kỹ năng:
-Trẻ hát đúng giai điệukết hợp vận động nhịp nhàng và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt, Anh nông dân và cây rau, Gánh gánh gồng gồng”.
-Trẻ bước đầu biết cách biểu diễn.
-Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc.
-Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và biết kết hợp biểu diễn cùng cô và bạn bài nghe hát: “Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ”.
3)Thái độ:
-Trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia biểu diễn.
-Trẻ hứng thú và thể hiện sự hồn nhiên trong khi tham gia các hoạt động.
II.Chuẩn bị:
*Đồ dùng của cô:
-Ti vi, đầu đĩa, băng có ghi các bài hát.
-Đàn ocsgan.
-Đồ dùng dụng cụ biểu diễn: Xắc xô, phách tre, trống cơm, đàn ghi ta bằng bìa.
-Trang phục biểu diễn bài: “Gánh gánh gồng gồng”.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
-Cô giới thiệu chương trình: “Bé vui ca hát”.
-Cô giới thiệu khách.
-Cô bật ti vi bài hát: “Cháu yêu cô chú công nhân”.
-Bài hát nói về ai?
-Chú công nhân làm nghề gì?
-Cô công nhân làm nghề gì?
-Các con có biết bài hát gì ca ngợi cô thợ dệt?
2.Nội dung chính:
a.Biểu diễn một số bài hát trong chủ đề:
*Biểu diễn bài hát: “Cháu yêu cô thợ dệt”- (Thu Hiền). 
-Cô bật nhạc bài: “Cháu yêu cô thợ dệt” và minh họa theo lời ca.
-Cô giới thiệu để trẻ lên biểu diễn theo yêu cầu của cô.
-Cô hỏi trẻ nghề nghiệp của bố mẹ.
*Biểu diễn bài hát: “Anh nông dân và cây rau”.
-Cô cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài hát: “Anh nông dân và cây rau”.
-Hỏi trẻ đoạn nhạc đó là giai điệu của bài hát gì?
-Cô giới thiệu tên bài hát.
-Cho cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu chậm.
-Mời trẻ lên biểu diễn.
*Biểu diễn bài hát: “Gánh gánh gồng gồng”.
-Ở trong chương trình cô còn dạy các con bài đồng dao gì?
-Bây giờ chúng mình cùng đọc bài đồng dao này nhé
-Cô gõ trống.
-Bài đồng dao: “Gánh gánh gồng gồng” còn được nhạc sỹ phổ nhạc rất hay đấy.
-Bây giờ cô mời một nhóm bạn lên hát.
b.Trò chơi: “Vận động theo nhạc”.
*Cách chơi: Khi cô mở 1 bản nhạc nhanh hoặc chậm nhẹ nhàng, các bé hãy lắng nghe và vận động theo bản nhạc đó. Khi nhạc dừng các bé phải đứng im và giữ nguyên tư thế. Khi có nhạc các bé lại tiếp tục vận động. Nếu bạn nào không dừng đúng nhạc sẽ bị phạm luật.
-Cho trẻ chơi 2-3 lần.
c.Nghe hát: “Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ”
 Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên
-Các bé chơi giỏi cô thưởng cho các bé bài hát: “Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ” nhạc và lời: Nguyễn văn Hiên.
-Cô hát lần 1 kết hợp nhạc.
-Cô giảng nội dung bài hát: bài hát ca ngợi nghề cô giáo mầm non hàng ngày cô chăm sóc dạy dỗ các con như mẹ hiền đấy.
-Bây giờ các con hãy lắng nghe nghệ sỹ hát bài hát này nhé.
-Cô mở băng hát.
3. Kết Thúc:
-Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
-Trẻ đứng xung quanh cô.
-Trẻ chào
-Trẻ hát
-Nói về chú công nhân và cô thợ dệt ạ.
-Chú công nhân làm nghề xây dựng.
-Cô công nhân dệt may áo mới.
-Bài cháu yêu cô thợ dệt ạ.
-Trẻ hát và minh họa theo lời ca.
-1 nhóm trẻ lên hát và minh họa.
-2 bạn hát, 4 bạn múa minh họa.
-Trẻ kể.
-Trẻ nghe đoạn nhạc.
-Bài: Anh nông dân và cây rau ạ.
-Cả lớp hát và vận động bài: “Anh nông dân và cây rau”.
-Mỗi nhóm 5-6 trẻ lên biểu diễn.
-Nhóm 1: Hát và vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm.
-Nhóm 2: 1 trẻ hát, 5 trẻ vận động theo lời bài hát .
-Gánh gánh gồng gồng ạ.
-Trẻ xúm bên cô và đọc.
-Cả lớp hát và gõ đệm.
-3 trẻ hát, 4 trẻ vận động theo nhịp.
-Cả lớp hát 5 trẻ múa minh họa.
-Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi.
-Trẻ chơi cùng cô.
-Trẻ lắng nghe cô hát.
-Trẻ lắng nghe
-Cả lớp hát vận động theo ý thích.
-Trẻ chào khách.

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac tiet bieu dien.doc
Giáo án liên quan