Giáo án Hóa học tự chọn 9 tuần 34
PROTEIN VÀ POLIME
I. Môc tiªu:
1. Kiến thức: Giúp hs nắm lại các kiến thức
- Phân biệt protein với các chất khác.
- Rèn luyện cách giải toán tính khối lượng polime thu được theo hiệu suất
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Một số bài tập về protein và polime.
2. Học sinh: Kiến thức về protein và polime.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
Nêu tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ? Viết phương trình phản ứng minh họa.
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI Tuần 34 Ngày soạn: 16/4/2014 Tiết 67, 68 TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ I. Môc tiªu: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm lại các kiến thức - Thực hiện chuỗi chuyển hóa. - Rèn luyện cách giải toán theo PTPƯ phân hủy tạo glucozơ của tinh bột, sau đó lên men tiếp tạo ancol etylic có hiệu suất. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Một số bài tập về tinh bột và xenlulozơ. 2. Học sinh: Kiến thức về tinh bột và xenlulozơ. III. TIẾN TRÌNH: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tính chất hóa học của glucozơ và saccarozơ. Viết phương trình phản ứng minh họa. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG TIẾT 1: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản về tinh bột và xenlulozơ: - Trạng thái tự nhiên? - Tính chất vật lí và tính chất hóa học? - Đặc điểm cấu tạo phân tử? - Ứng dụng? - Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi và nhận xét, bổ sung. I. Kiến thức cần nhớ: - Trạng thái tự nhiên. - Tính chất vật lí. - Tính chất hóa học. - Cấu tạo phân tử. - Ứng dụng. - Gọi 4 HS viết 3 PTHH - Nhận xét và bổ sung. - Hướng dẫn và gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập. a. + Viết PTHH xảy ra. + Dựa vào khối lượng của khoai tính KL của tinh bột. + Theo PTPƯ tính KL của glucozơ. - Nhận xét và bổ sung b. + Viết các PTHH xảy ra. + Tính lượng rượu thực tế và lượng rượu lí thuyết. + Tính hiệu suất phản ứng. TIẾT 2: - Gọi HS viết CTPT của các hợp chất. - Gọi lần lượt 5 học sinh hoàn thành bài tập - Nhận xét và bổ sung - Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập theo hướng dẫn: + Lập dãy chuyển đổi. + Viết PTPƯ. + Tính KL tinh bột + Tính KL glucozơ theo PTPƯ (1) + Tính KL rượu etylic theo PTPƯ (2). + Dựa vào hiệu suất tinh KL rượu etylic thu được. - Nhận xét và bổ sung - Viết PTHH - Một số học sinh nhận xét - Ghi nội dung đúng vào tập - HS sửa bài tập theo hướng dẫn của GV. + Viết PTHH + Tính KL tinh bột + Tính KL glucozơ - Nhận xét và bổ sung. + Viết 2 PTHH. + Tính lượng rượu thực tế và lượng rượu lí thuyết. + Tính hiệu suất. - HS sửa bài tập. - Nhận xét và bổ sung. - Ghi nội dung đúng vào tập - HS lên bảng hoàn thành bài tập 4 + Lập dãy chuyển đổi. + Viết PTPƯ. + Tính KL tinh bột + Tính KL glucozơ theo PTPƯ (1) + Tính KL rượu etylic theo PTPƯ (2). + Dựa vào hiệu suất tinh KL rượu etylic thu được. - Một số học sinh nhận xét - Ghi nội dung đúng vào tập II. Bài tập: 1. Viết các PTHH hoàn thành quá trình chuyển đổi sau: Khí cacbonic →Tinh bột → →Glucozơ → rượu etylic 2. a. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì sẽ thu được bao nhiêu gam glucozơ? b. Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột, bằng phương pháp lên men điều chế được 100 lít rượu etylic tinh khiết có khối lượng riêng là 0,8g/ml. Tính hiệu suất của quá trình điều chế? Đáp án: b. Hiệu suất: 70,43%. 3. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: Tinh bột Saccarozơ→Glucozơ → rượu etylic →Axit axetic → etylaxetat 4. Người ta sản xuất rượu etylic từ tinh bột bằng phương pháp lên men. a. Thành lập dãy chuyển đổi hóa học và viết PTHH cùa các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn nguyên liệu chứa 70% tinh bột. Biết hiệu suất của quá trình sản suất đạt 85%. Đáp án: a. Viết 2 PTPƯ b. 3. Củng cố - Luyện tập: - Nêu tính chất hóa học của tinh bộ và xenlulozơ? - Nhắc lại cách giải toán hiệu suất. 4. Dặn dò: - Xem lại bài tập. - Ôn lại kiến thức về protein và polime. IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: TRƯỜNG TH TIÊN HẢI Tuần 35 Ngày soạn: 23/4/2014 Tiết 69, 70 PROTEIN VÀ POLIME I. Môc tiªu: 1. Kiến thức: Giúp hs nắm lại các kiến thức - Phân biệt protein với các chất khác. - Rèn luyện cách giải toán tính khối lượng polime thu được theo hiệu suất 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Một số bài tập về protein và polime. 2. Học sinh: Kiến thức về protein và polime. III. TIẾN TRÌNH: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ? Viết phương trình phản ứng minh họa. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG TIẾT 1: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản về protein và polime. - Nêu trạng thái thiên nhiên, thành phần nguyên tố, cấu tạo phân tử và tính chất của protein? - Khái niệm, cấu tạo và tính chất của polime. - Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi và nhận xét, bổ sung. I. Kiến thức cần nhớ: - Trạng thái thiên nhiên, thành phần nguyên tố, cấu tạo phân tử và tính chất của protein - Khái niệm, cấu tạo và tính chất của polime. - Nêu tính chất cơ bản của tinh bột, protein và xà phòng. - Gọi học sinh nhận biết các hợp chất. - Nhận xét và bổ sung. - Gọi lần lượt 3 HS phân biệt các chất - Nhận xét và bổ sung. - Gọi học sinh nhận biết các chất. - Viết các PTPƯ xảy ra. - Nhận xét và bổ sung TIẾT 2: - Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập. + Viết PTHH. + Dựa vào PTHH tính toán - Nhận xét và bổ sung - Gọi học sinh hoàn thành bài tập. + Tính phân tử khối của mắc xích và tính hệ số n - Nhận xét và bổ sung - Nêu lại tính chất. - Học sinh hoàn thành bài tập 1 - Một số học sinh nhận xét - Ghi nội dung đúng vào tập - HS sửa bài tập. - Nhận xét và bổ sung. - HS sửa bài tập. - Nhận xét và bổ sung. - Ghi nội dung đúng vào tập - HS lên bảng hoàn thành bài tập 4 - Một số học sinh nhận xét - Ghi nội dung đúng vào tập - HS lên bảng hoàn thành bài tập 5 - Một số học sinh nhận xét - Ghi nội dung đúng vào tập II. Bài tập: 1. Trong 3 ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt từng dd sau: lòng trắng trứng, tinh bột, xà phòng và tinh bột. Bằng cách nào có thể nhận ra mỗi dd đó? Hướng dẫn: - Dùng iot nhận ra tinh bột. - Đun nóng nhận ra lòng trắng trứng. - Còn lại là xà phòng. 2. Làm thế nào để phân biệt: a. Len lông cừu, tơ tằm với len sơi bông, sợi đay. b. Đồ vật làm bằng sừng, đồi mồi với đồ vật bằng nhựa giả sừng, đồi mồi. c. Đồ vật làm bằng da thật với đồ vật giả da. Hướng dẫn: Phân biệt những chất là protein và những chất không phải là protein bằng cách đốt cháy chúng ( cháy có mùi khét là protein) 3. Trong 4 ống nghiệm không có nhãn chứa riêng biệt từng dd: axit axetic, lòng trắng trứng, tinh bột và glucozơ. Hãy trình bày PPHH để nhận biết từng dd. Viết các PTHH Hướng dẫn: - Dùng quì tím nhận ra axit axetic. - Dùng phản ứng tráng gương nhận ra glucozơ. - Dung dd iot nhận ra tinh bột. - Còn lại. 4. Tính khối lượng của polietylen thu được khi tổng hợp 2,8 tấn etilen. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Đáp án: 2,24g 5. Dưới đây là CTCT dạng tổng quát của polime: a. Polientilen PE: (- CH2- CH2 -)n có phân tử khối là 5000 đvC. b. Poli (vinyl clorua) PVC: (-CH2- CH - )n có phân tử khối là Cl 35.000đvC. Hãy xác định hệ số trùng hợp n của mỗi loại polime đã cho? Đáp án: a. n =178 b. n = 560 3. Củng cố - Luyện tập: - Nhắc lại cách xác định hệ số n và cách nhận biết protein. - Tính chất đặc trưng của protein. 4. Dặn dò: - Xem lại bài tập. - Ôn lại kiến thức để ôn tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG: DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TCM HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG
File đính kèm:
- TC 9 chưa.doc