Giáo án Hoá học lớp 9 - Tuần học 1

Câu 3: (1đ). Hãy khoanh tròn vào những câu nào mà em cho là đúng:

1. Những chất nào sau đây khi tham gia phản ứng có tham gia phản ứng cộng và phản ứng thế.

a. Etilen.

b. Benzen.

c. Metan.

d. Axetilen.

2. Khi cho khí Metan và khí Clo vào trong ống nghiệm, phản ứng sẽ xảy ra khi:

a. Đun nóng trên đèn cồn.

b. Thêm chất xúc tác Fe.

c. Đặt dưới ánh sáng khuếch tán.

d. Tất cả đều sai.

 

doc7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học lớp 9 - Tuần học 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/08/2015 
Tiết thứ 1 	Tuần 1
Ôn tập hoá học lớp 8
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Học sinh nhớ lại các kiến thức cần thiết quan trọng của hoá học 8 như quy tắc hoá trị, cách lập công thức hoá học hợp chất, các khái niệm oxit, axit, bazơ và muối. Nhớ lại cách tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
 - Nhớ lại các công thức chuyển đổi và cách tính các loại nồng độ dung dịch.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng viết PTPƯ dựa vào kiến thức đã học.
 - Rèn kỹ năng tính toán vận dụng cho các bài tập tổng hợp.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức học tập thực sự ngay từ những ngày đầu năm học.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập.
Học sinh: Ôn lại toàn bộ nội dung trọng tâm của hoá 8.
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
 GV đặt các câu hỏi cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ.
 Nhắc lại quy tắc hoá trị?
Nhắc lại các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối?
 Nhắc lại các công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất, thể tích; tính nồng độ dung dịch, tính tỉ khối?
 Nhắc lại các bước giải bài toán theo công thức và tính theo PTHH?
HS lần lượt trả lời, HS khác nhận xét bổ sung.
I. Những kiến thức cần nhớ
1. Quy tắc hoá trị và cách lập công thức hoá học.
2. Nhắc lại khái niệm oxit, axit, bazơ và muối.
3. Các công thức chuyển đổi cần nhớ:
 n= V= n. 22,4
C%= CM=
dA/B= 
4. Các bước tính theo công thức hoá học và tính theo PTHH.
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS giải các bài tập sau:
BT1: Hoàn thành các PTPƯ sau: 
 to
a. P+O2 ?
 to
b. Fe+O2 ?
c. Zn+? ?+H2
 to
d.?+? H2O
e. Na+? ?+H2
f. P2O5+? H3PO4
 to
g. CuO+? Cu+?
BT2: Hoà tan 28g sắt bằng dd HCl 2M vừa đủ.
Tính thể tích dd HCl cần dùng.
Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
Tính CM dd thu được sau PƯ (coi thể tích dd sau PƯ thay đổi không đáng kể so với thể tích dd HCl đã dùng).
BT này thuộc dạng bài nào?
Các bước để giải bài dạng này như thế nào?
GV: Gọi học sinh giải theo từng bước.
HS nhớ lại các kiến thức có liên quan đến các PTPƯ này gồm 
TCHH của oxi, hidro, nước, cách điều chế hidro, oxi trong PTN và trong công nghiệp.
HS nêu các bước giải sau đó làm từng bước một.
- Bài này thuộc loại bài tính theo PTPƯ có liên quan đến nồng độ dd.
- HS nêu các bước giải bài toán tính theo PTPƯ gồm:
Tính số mol.
Viết PTPƯ.
Tính theo PTPƯ.
Đổi ra đại lượng đầu bài yêu cầu.
II. Luyện tập
BT1
 to
a. 4P+5O2 2P2O5
 to 
b. 3Fe+4O2 Fe3O4
c. Zn+HCl ZnCl2+H2
 to
d.O2+2H2 2H2O
e.2Na+2H2O 2NaOH+H2
f. P2O5+3H2O 2H3PO4
 to
g. CuO+H2 Cu+ H2O
BT2: 
a.
nFe=m/M=2,8/56=0,05
Fe+2HCl FeCl2+H2
1 2 1 1
0,05 x y z
Theo PTPƯ:
n HCl= x=0,1 mol
CM(HCl)=n/V-> 0,1/2=0,05lit.
b.
Theo PTPƯ:
nH2=z=0,05mol
VH2 = 0,05.22,4=1,12lit
c.
DD sau PƯ có FeCl2
nFeCl2=y=0,05mol
Vdd sau PƯ=VddHCl=0,05lit
CM=n/V=0,05/0,05=1M.
4. Củng cố: 
GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã ôn lại. Khẳng định đó là những nội dung cơ bản hoá 8 các em phải nắm được.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- BTVN: Hoà tan m1 gam bột kẽm cần dùng vừa đủ m2 gam dd HCl 14,6%. PƯ kết thúc thu được 0,896lit khí ở đktc.
a. Tính m1, m2.
b. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được sau PƯ
(Hướng dẫn: m dd sau PƯ=mZn+mddHCl – mH2 bay đi; Đáp số m1=2,6g m2=20g C%=24,16%)
Đọc trước bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 16/08/2014 
Tiết thứ 2 	Tuần 1
 Ôn tập hoá học lớp 8
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - HS hiểu được những tính chất hóa học của oxít bazơ, oxít axít và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
 - HS hiểu được cơ sở khoa học để phân loại oxít bazơ và oxít axít là dựa vào những tính chất hóa học của chúng.
 - Vận dụng được những tính chất hóa học của oxít để giải các bài tập định tính và định lượng.
2. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng tính toán vận dụng cho các bài tập tổng hợp.
3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức học tập thực sự ngay từ những ngày đầu năm học.
II. Chuẩn bị
 - Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2, P2O5.
 - Hóa chất: CuO, CaO, CO2, CaCO3, Pđỏ, ddHCl, ddCa(OH)2.
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ
3. Nội dung bài mới. 
Hoạt động 1: Oxít bazơ có những tính chất hóa học nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Gọi HS giải thích các kí hiệu.
Oxit
Axit
Muối
Bazơ
- Yêu cầu HS nhắc lại qui tắc và biểu thức qui tắc húa trị của hợp chất 2 nguyên tố.
- Nhắc lại công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất.
- Yêu cầu HS giải thích các kí hiệu.
- Hãy nêu các bước giải bài toán tính theo PTHH
- Lắng nghe và ghi chép
- Nhắc lại cấu trúc, nội dung chính của chương trìnhcủa lớp 8.
- Hệ thống lại các nội dung chính đã học lớp 8
- Công thức chung của 4 loại hợp chất vô cơ.
- Công thức chung:
Oxit: RxOy
Axit: HxA
Bazơ: M(OH)x
Muối: MxAy
- Qui tắc húa trị: AxBy
	a.x = b.y
n = m = n.M M = 
V = n. 22,4 n = 
- 4 bước giải bài toán tính theo PTHH:
+ Viết PTHH của phản ứng.
+ Chuyển đổi KL, thể tích ra số mol.
+ Tính số mol chất t/gia và s/phẩm.
+ Chuyển đổi số mol ra KL hay thể tích
Hoạt động 2: Bài tập
Bài tập 1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi: C(IV) và O(II).
Bài tập 2: Hoàn thành các PTHH sau:
1/ P + O2 ?
2/ Fe + O2 ?
3/ Zn + HCl ? + H2
4/ ? + ? H2O
5/ 2Na + ? ? + H2
Bài tập 3: Tính % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất NH4NO3.
Bài tập 4: Hòa tan 2,8g sắt bằng dd HCl 2M vừa đủ.
Tính thể tích dd HCl cần dùng.
Tính thể tích H2 (đktc)
Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng. Biết thể tích của dd thu được thay đổi không đáng kể.
-Hs suy nghĩ và làm bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài tập.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
Giải bài tập 1 vào vở:
 IV II
- CT chung CxOy
- Ta cú: x.IV = y.II
 	 = = = 
 	x = 1 ; y = 2.
- CTHH của hợp chất: CO2
Giải bài tập 2:
1/ 4P + 5O2 2P2O5
2/ 3Fe + 2O2 Fe3O4
3/ Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
4/ 2H2 + O2 2H2O
5/ 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Giải bài tập 3:
- KL mol của NH4NO3:
M = 14 + 1.4 + 14 + 16.3 = 80(g)
- Thành phần %:
%N = x 100 = 35%
%H = x 100 = 5%
%O = 100% - (35% + 5%) = 60%
Giải bài tập 4:
PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2
1) nFe ==0,05(mol).
nHCl = 2nFe = 2 x 0,05 = 0,1(mol).
NH2 = nFe = nFeCl2 = 0,05(mol).
VHCl = = 0,05(l).
2) Thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc:
VH2 = 0,05 x 22,4 = 1,12(l).
3) Nồng độ mol của dd sau phản ứng:
CM = = 1M.
4. Củng cố.
Ôn tập các khái niệm: Oxít, phân biệt được KL, PK để phân biệt 2 loại oxít.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 Xem trước bài: Tính chất hóa học của oxít, phân loại.
IV. Rút kinh nghiệm.
Duyệt tuần 1
Ngày 10/08/2015

File đính kèm:

  • docTuần 1.doc
Giáo án liên quan