Giáo án Hoá học Lớp 9 - Tiết 11 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đặng Vinh

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- HS nắm được những tính chất hoá học của những bazơ NaOH, Ca(OH)2; Chúng có đầy đủ các tínhchất hoá học của 1 dung dịch bazơ. Dẫn ra được những thí nghiệm minh hoạ. Và viết đúng PTPƯ cho mỗi tính chất;

- Những ứng dụng quan trọng của những bazơ này trong đời sống và sản xuất.

- Biết được ý nghĩa của pH đối với dung dịch.

2. Về kĩ năng

- Phương pháp sản xuất NaOH bằng cách điện phân dung dịch NaCl trong công nghiệp, viết được PTPƯ điện phân.

- Vận dụng những tính chất của NaOH, Ca(OH)2 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng.

3. Trọng tâm

- Tính chất hoá học của NaOH.

4.Năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống

II. Chuẩn bị

- Hoá chất: dung dịch HCl, Ca(OH)2 , NaOH, H2SO4l, CuSO4, FeCl3, khí CO2, SO2 giấy pH.

- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, phễu, giấy lọc.

 

doc33 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoá học Lớp 9 - Tiết 11 đến 20 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đặng Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên quan đến SO2, oxit axit
-viết được PTHH cho chuỗi chuyễn hóa
Một số bazơ quan trọng
Bài tập định lượng
Vận dụng các kiến thức về NaOH, Ca(OH)2
để giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu các tính chất hoá học NaOH? Viết các PTPƯ minh hoạ?
3. Nội dung bài mới
Định hướng năng lực, tích hợp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
I, Hoạt động 1: Khởi động (2’)
Ở tiết học trước các em đã được tìm hiểu hợp chất NaOH, hôm nay các em sẽ được nghiên cứu thêm hợp chất Ca(OH)2, xem thử hợp chất này có những tính chất hoá học như thế nào? Và được ứng dụng trong thực tế ra sao? Để hiểu được ta vào bài mới
II, Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
1, Đơn vị kiến thức 1(20’)
- GV vừa giới thiệu vừa làm TN pha chế dung dịch Ca(OH)2.
? Khi cho Ca(OH)2 vào nước ta thu được vôi nước gồm những thành phần nào?
- GV giới thiệu thêm về dung dịch Ca(OH)2.
? Ca(OH)2 được xếp vào loại bazơ nào? Vậy nó có những tính chất hoá học nào?
- GV làm một số TN về Ca(OH)2.
- GV gọi các HS lên bảng viết các PTPƯ.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Từ những hiểu biết về Ca(OH)2 và qua những tính chất hoá học hãy cho biết những ứng dụng của Ca(OH)2.
- GV cho HS đọc ứng ở SGK. Sau đó GV giới thiệu thêm.
2, Đơn vị kiến thức 2 (8’)
? Các em đã gặp những loại chất chỉ thị màu nào?
? Tác dụng của các chất chị thị màu đó?
? GV dùng giấy pH → Axit, bazơ → sự biến đổi màu sắc như thế nào?
? Vậy thang pH là gì?
III, Hoạt động 3( 5)’
 Luyện tập
a. Mục tiêu: Biết sử dụng kiến thức đã học để làm BT.
b. Phương thức: HĐ cá nhân.
c. Các bước tiến hành
-GV giao nhiệm vụ: GV chiếu BT lên màn hình.
-HS tiếp nhận nhiệm vụ: 
 -Học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh báo cáo sản phẩm: HS đứng tại chổ trinh bày.
-Đánh giá sản phẩm của học sinh Các HS khác nhận xét + GV ghi điểm miệng cho HS
- Lắng nghe, quan sát.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Bazơ tan, có đầy đủ tính chất hoá học của dd bazơ.
- Quan sát hiện tượng.
- Lên bảng viết PTPƯ.
- Trình bày ứng dụng của Ca(OH)2.
- Lắng nghe.
- Quỳ tím, giấy pH, dd phenolphthalein.
- Dùng để xác định môi trường của dung dịch.
- Quan sát.
- Thang pH là chất chỉ thị màu dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch.
I. Tính chất của Canxi hiđroxit
1. Pha chế dung dịch Canxi hiđroxit
- Hoà tan 1 ít vôi tôi Ca(OH)2 trong nước → chất lỏng màu trắng (vôi nước, vôi sữa) → lọc nước vôi → chất lỏng trong suốt, không màu đó là dung dịch Ca(OH)2.
- Dung dịch Ca(OH)2 bão hoà chỉ chứa 2g Ca(OH)2 trong 1 lít dung dịch.
2. Tính chất hoá học
- Ca(OH)2 có đầy đủ các tính chất hoá học của bazơ tan.
a. Làm đổi màu chất chỉ thị
- Làm quì tím → xanh.
- DD phenolphtalein không màu → hồng
b. Tác dụng với axit → Muối + H2O
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
c. Tác dụng với oxit axit → Muối + H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
3. Ứng dụng: (SGK)
II. Thang pH
- Thang pH là chất chỉ thị màu dùng để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch.
- pH = 7: Dung dịch là trung tính (nước cất, nước muối...)
- pH > 7: Dung dịch có tính bazơ (pH càng lớn thì độ bazơ càng mạnh)
- pH < 7: Dung dịch có tính axit (pH càng nhỏ thì độ axit càng cao)
* Hướng dẫn về nhà (4’)
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập 1, 3, 4 SGK- 30.
- Ôn tập lại tính chất hoá học của Axit, Bazơ. Xem trước bài tính chất hoá học của muối.
Ngày soạn: 9/9/2019
 	 Tiết 14 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI- LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
HS biết được:
- Tính chất hoá học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
2. Về kĩ năng
- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng. 
3. Trọng tâm
- Tính chất hoá học của muối.
- Phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
4.Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
II. Chuẩn bị
- Hoá chất: Các dung dịch NaOH, H2SO4 loãng, CuSO4, AgNO3, NaCl, BaCl2, Fe.
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm các cỡ, đũa thuỷ tinh, phễu, giấy lọc, ống hút.
BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Loại câu hỏi, bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TCHH của muối- Luyện tập
Câu hỏi định tính
- Tính chất hóa học của muối
- Khía niệm phản ứng trao đổi. Điều kiện phản ứng trao đổi xảy ra
- Viết được PTHH cho các tính chất hóa học của muối
- Làm được bài tập nhận biết liên quan đến muối
-viết được PTHH cho chuỗi chuyễn hóa
TCHH của muối- Luyện tập
Bài tập định lượng
Vận dụng các kiến thức về muối
để giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nêu các tính chất hoá học Ca(OH)2? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ?
3. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: * Phát triển bài
Định hướng năng lực, tích hợp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
30’
- Năng lực thực hành hóa học
I, Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Các em đã nghiên cứu các tính chất hoá học của axit, bazơ. Ngoài những tính chất đã tìm hiểu ra thì 2 hợp chất này còn có thêm 1 tính chất nữa là tác dụng với muối. Vậy muối tác dụng với axit, bazơ tạo ra sản phẩm gì? Và còn có tính chất nào khác nữa không? Ta vào bài học mới.
II, Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25’)
- GV cho HS làm TN: Ngâm đinh sắt trong dd CuSO4 → Quan sát hiện tượng? Giải thích vì sao có hiện tượng trên?
? Gọi HS lên bảng viết PTHH.
? Vậy muối tác dụng với KL tạo thành sản phẩm gì?
- GV cho HS làm TN: Cho 1ml dd H2SO4 + dd BaCl2 (1ml)
- Nhận xét hiện tượng xảy ra? Điều đó chứng tỏ gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng viết PTPƯ?
- GV cho HS làm TN: Cho 1ml dd NaCl + 1ml dd AgNO3? có hiện tượng gì xảy ra?
? Điều đó chứng tỏ gì?
- GV có thể lấy thêm TN: BaCl2 + Na2SO4.
? 2 dd muối tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm gì?
- GV hướng dẫn HS làm TN như ở SGK.
? Có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ gì?
- GV nói thêm về phản ứng Ba(OH)2+Na2CO3.
? Muối tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra sản phẩm gì?
- GV giới thiệu 1 số muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Gọi 1 số HS viết các phản ứng đã gặp.
III, Hoạt động 3( 5)’
 Luyện tập
a. Mục tiêu: Biết sử dụng kiến thức đã học để làm BT.
b. Phương thức: HĐ cá nhân.
c. Các bước tiến hành
-GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs làm bt 4sgk.
-HS tiếp nhận nhiệm vụ: 
 -Học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh báo cáo sản phẩm: HS đứng tại chổ trinh bày.
-Đánh giá sản phẩm của học sinh Các HS khác nhận xét + GV ghi điểm miệng cho HS
- Làm TN, quan sát hiện tượng: kim loại màu đỏ bám trên đinh sắt, dung dịch màu xanh lam nhạt dần. Giải thích: sắt đã đẩy đồng ra khỏi dd muối của nó.
- Dự đoán hiện tượng để trả lời: muối mới và kim loại mới.
- Làm thí nghiệm.
- Xuất hiện kết tủa màu trắng.
- Lên bảng viết PTPƯ.
- Làm TN và quan sát hiện tượng xảy ra: có kết tủa trắng.
- Có phản ứng hoá học xảy ra.
- Trả lời.
- Làm TN.
- Xuất hiện kết tủa xanh lơ. Có phản ứng xảy ra.
- Lắng nghe.
- Muối mới + Bazơ mới.
- Lắng nghe.
- Lên bảng viết PTHH.
I. Tính chất hoá học của muối
1. Muối tác dụng với kim loại
- TN: Ngâm đinh sắt + dd CuSO4 → KL màu đỏ, dung dịch màu xanh lam nhạt dần.
- PTPƯ: 
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
* Kết luận: DD Muối + KL → Muối mới + KL mới
2. Muối tác dụng với axit
- TN: Cho dd H2SO4 + dd BaCl2 (1ml)
- PTPƯ: 
BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 + 2HCl
Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
* Kết luận: Muối có thể tác dụng với Axit tạo thành Muối mới và Axit mới
3. Muối tác dụng với muối
- TN: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 + 1ml dd NaCl → kết tủa trắng.
- PTPƯ: 
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
* Kết luận: 2 dd muối tác dụng với nhau → 2 muối mới
4. Muối tác dụng với bazơ
- TN: SGK
- PTPƯ:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
* Kết luận: DD Muối + DD Bazơ → Muối mới + Bazơ mới
 5. Phản ứng phân huỷ muối
to
- 1 số muối ở nhiệt độ cao sẽ bị phân huỷ.
to
2KClO3 → 2KCl + 3O2 
CaCO3 → CaO + CO2 
* Hướng dẫn về nhà (4’)
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập 2, 3, 4, 5 (SGK trang 33). 
- Xem nội dung còn lại của bài học. 
Ngày soạn: 3/10/2019
 Tiết 15 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI - LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
2. Về kĩ năng
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của muối.
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng. 
3. Trọng tâm
- Phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
- Tchh của muối
II. Chuẩn bị
BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Loại câu hỏi, bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TCHH của muối- Luyện tập
Câu hỏi định tính
- Tính chất hóa học của muối
- Khía niệm phản ứng trao đổi. Điều kiện phản ứng trao đổi xảy ra
- Viết được PTHH cho các tính chất hóa học của muối
- Làm được bài tập nhận biết liên quan đến muối
-viết được PTHH cho chuỗi chuyễn hóa
TCHH của muối- Luyện tập
Bài tập định lượng
Vận dụng các kiến thức về muối
để giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Hoàn thành các PTPƯ sau đây?
a. Zn(r) + CuSO4(dd) → b. CuSO4(dd) + H2SO4(dd) → 
	b. AgNO3(dd) + NaCl(dd) → 	d. CuSO4(dd) + NaOH(dd) →
	e. KClO3(r) → 
3. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: * Phát triển bài
Định hướng năng lực, tích hợp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
I, Hoạt động 1: Khởi động ((5’)
Ở bài học trước các em đã biết những tính chất hoá học của muối. Bài học hôm nay các em sẽ được nghiên cứu về phản ứng trao đổi và luyện tập tính chất hóa học của muối.
II, Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15’)
1, Đơn vị kiến thức 1(15’)
- GV cho HS nhận xét các phản ứng ở tính chất hoá học giữa muối với bazơ, axit, và muối?
- Trong các phản ứng trên ta có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các chất tham gia và sản phẩm tạo thành?
? Những phản ứng trên gọi là gì?
? Nhận xét các sản phẩm tạo thành có gì đặc biệt?
- GV giới thiệu cho HS: phản ứng giữa axit và bazơ còn gọi là phản ứng trung hoà cũng là phản ứng trao đổi và luôn xảy ra
III, Luyện tập (20’)
- GV cho hs thảo luận nhóm làm bài tập 2, 3, 4 sgk/33
- Gv gọi hs lên bảng làm bài tập đồng thời chấm vở một số học sinh
- Gv gọi hs nhận xét, bổ sung bài làm của các hs lên bảng
- gv chốt kiến thức
- Nhận xét.
- Có sự trao đổi các thành phần với nhau tạo ra những hợp chất mới.
- Phản ứng trao đổi.
- Có chất không tan hoặc chất kết tủa.
- HS thảo luận nhóm làm bài tập
BT2: - dùng BaCl2 nhận biết CuSO4
BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2
- dùng AgNO3 nhận biết NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
- Còn lại là AgNO3
Bt3: 
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 +2 NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Cu(NO3)2
BT4:
Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3 +2 NaNO3
Pb(NO3)2 + 2NaCl→ PbCl2 +2 NaNO3
Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 +2 NaNO3
BaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + BaCO3
BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
1. Nhận xét về các phản ứng hoá học của muối
- Các phản ứng trong dd của muối và axit, bazơ và muối xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau tạo ra những hợp chất mới.
2. Phản ứng trao đổi 
 Sgk 
3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
- Phản ứng trao đổi trong dd của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí
III. Luyện tập
1. Bài tập 2/sgk
- dùng BaCl2 nhận biết CuSO4
BaCl2 + CuSO4 → BaSO4 + CuCl2
- dùng AgNO3 nhận biết NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
- Còn lại là AgNO3
2. Bài tập 3/sgk
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 +2 NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2
CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Cu(NO3)2
3. Bài tập 4/sgk
Pb(NO3)2 + Na2CO3 → PbCO3 +2 NaNO3
Pb(NO3)2 + 2NaCl→ PbCl2 +2 NaNO3
Pb(NO3)2 + Na2SO4 → PbSO4 +2 NaNO3
BaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + BaCO3
BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4
* Hướng dẫn về nhà (4’)
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập 5 (SGK- 36).
- Chuẩn bị: Tìm hiểu một số loại phân bón hoá học đã được sử dụng ở địa phương và vai trò của chúng đối với cây trồng.
Ngày soạn: 3/10/2019
 	 Tiết 16 MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
 PHÂN BÓN HOÁ HỌC
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
HS biết được 
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl)
2. Về kĩ năng
- Nhận biết được một số phân bón hóa học thông dụng
- Vận dụng những tính chất của NaCl trong thực hành và giải các bài tập. 
3. Trọng tâm
- Một số muối được làm phân bón hoá học.
4.Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
II. Chuẩn bị
- Mẫu 1 số loại phân bón có trong SGK và phân loại (Phân bón đơn, kép, vi lượng....).
- Sưu tầm mẫu các loại phân bón, CTHH của chúng và được dùng ở địa phương.
BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Loại câu hỏi, bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Một số muối quan trọng- Phân bón hóa học
Câu hỏi định tính
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl)
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng
- Biết được một số phân bón hóa học thông dụng
- Vận dụng những tính chất của NaCl trong thực hành
Một số muối quan trọng- Phân bón hóa học
Bài tập định lượng
Vận dụng những tính chất của NaCl trong thực hànhmuối
để giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho sơ đồ PƯ: A + B → C + NaCl? Hãy lấy 2 ví dụ về PƯ trên?
3. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: 
.
* Phát triển bài
Định hương năng lực, tích hợp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
 I, Hoạt động 1: Khởi động (5’)
Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hoá học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S, K, Ca, Mg...)
? Vậy những nguyên tố hoá học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hoá học)
? Vậy phân bón hoá học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để biết được ta vào bài mới
II, Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1, Đơn vị kiến thức 1(10’)
- Các em hãy cho biết muối NaCl ta dùng ở nhà có ở đâu trong thiên nhiên?
- GV giới thiệu thành phần của nước biển.
- GV giới thiệu sự hình thành của mỏ muối.
? Ở địa phương (vùng Triệu An, Triệu Lăng) người ta khai thác muối bằng cách nào?
- GV giới thiệu cách khai thác muối mỏ.
? Dựa vào những kiến thức đã học và qua thực tế hãy cho biết những ứng dụng NaCl?
- GV treo bảng sơ đồ ứng dụng NaCl lên bảng cho HS tìm hiểu. 
2, Đơn vị kiến thức 2 (15’)
- GV giới thiệu phân bón đơn.
- GV giới thiệu thêm 1 số phân mà HS chưa biết.
? Trong đạm urê tỷ lệ nguyên tố N chiếm bao nhiêu %? (GV hướng dẫn HS cách tính toán để xác định %).
? Phân bón kép là gì? Kể 1 số phân bón kép?
- GV giới thiệu cách tạo ra phân NPK.
- GV giới thiệu phân bón vi lượng.
- GV cho HS đọc ứng dụng của phân bón vi lượng ở Sgk.
- Ở gia đình em ngoài dùng phân bón hóa học có thể dùng những chất gì để bón cho cây?
- Một số phân bón hóa học khi sử dụng có thể gây hại cho môi trường đất cũng như môi trường sống của con người
 GV: Có thể sử dụng một số chất tự nhiên để cải tạo đất trồng, làm phân bón, tránh việc dụng các hợp chất hóa học
III, Hoạt động 3: Luyện tập (5’) 
a. Mục tiêu: Biết sử dụng kiến thức đã học để làm BT.
b. Phương thức: HĐ cá nhân.
c. Các bước tiến hành
-GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu hs làm bài tập 1, 2sgk/39
-HS tiếp nhận nhiệm vụ: 
 -Học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh báo cáo sản phẩm: HS đứng tại chổ trinh bày.
-Đánh giá sản phẩm của học sinh Các HS khác nhận xét + GV ghi điểm miệng cho HS
- Trong nước biển và trong long đất.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Cho nước mặn bay hơi từ từ, thu được muối kết tinh.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Tính toán để trả lời.
- Là phân bón có chứa hai hoặc cả ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. Ví dụ: KNO3, (NH4)2HPO4.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Đọc.
- rác ủ hoai, tro
I. Muối natriclorua (NaCl)
1. Trạng thái tự nhiên
- Trong nước biển thành phần chủ yếu là NaCl. (1m3 nước biển chứa 27 kg NaCl, 5 kg MgCl2, 1 kg CaSO4 và một số muối khác).
- Muối NaCl còn có trong các mỏ muối.
2. Cách khai thác
- Cho nước biển (mặn) bay hơi từ từ → Muối kết tinh.
- Đào hầm, đào giếng sâu qua các lớp đất đá → Đem muối mỏ nghiền nhỏ → Tinh chế để có muối sạch.
3. Ứng dụng
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.
- Sản xuất thuỷ tinh, xà phòng, chất tẩy, diệt trùng, công nghiệp giấy, thuốc diệt cỏ, trừ sâu, sản xuất chất dẻo P.V.C, bơ nhân tạo.
- Làm nhiên liệu.
- Sản xuất hoá chất: NaHCO3, Na2CO3, NaOH, HCl....
II. Những phân bón hoá học thường dùng
1. Phân bón đơn
- Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K.
a. Phân đạm: Gồm Urê CO(NH2)2 chứa 46%N, Amoninitrat NH4NO3 chứa 35%N, Amonisunfat (NH4)2SO4 chứa 21%N.
b. Phân lân: Gồm Photphat tự nhiên: (chưa qua chế biến) → thành phần chính Ca3(PO4)2
- Supephotphat: (qua chế biến) → thành phần chính Ca3(H2PO4)2
c. Phân kali: Gồm Kali clorua (KCl) và Kalisunfat (K2SO4)→ dễ tan trong nước.
2. Phân bón kép
- Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K.
- Trộn tỷ lệ lựa chọn thích hợp giữa đạm, lân, kali → NPK.
- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hoá học: KNO3, (NH4)2HPO4
3. Phân bón vi lượng
- Phân bón có chứa 1 số nguyên tố hoá học B, Zn, Mn...dưới dạng hợp chất.
* Hướng dẫn về nhà (4’)
- Học bài cũ.
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK-36) 3 (SGK- 39).
- Chuẩn bị: Ôn tập lại toàn bộ tính chất hoá học của Oxit, Axit, Bazơ, Muối.
Ngày soạn: 5/10/2019
 Tiết 17 THỰC HÀNH
 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- HS khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của bazơ, muối.
2. Về kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hoá học, giải bài tập thực hành hoá học, kĩ năng làm TN hoá học với lượng nhỏ hoá chất.
3. Trọng tâm:
- TCHH của bazơ
- TCHH của muối
4.Năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống
II. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết trong PTN: Ống nghiệm, cốc, giá TN, đũa, giấy ráp, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: H2O, các dd H2SO4, HCl, Na2SO4, BaCl2, CuSO4, FeCl3, NaOH, Fe, Al.
III. Tiến trình dạy – học
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (không kt)
3. Nội dung bài mới
* Phát triển bài
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
5’
10’
15’
Hoạt đông 1
- Gv kiểm tra dụng cụ, hóa chất, chia nhóm thực hành. Kiểm tra lại kiến thức của hs trước khi tiến hành TN
- GV lưu ý học sinh tiến hành thí nghiệm cẩn thận, hóa chất sau khi sử dụng thu hồi lại không thải xuống bồn nước có thể gây ô nhiễm môi trường
Hoạt động 2
- Năng lực thực hành hóa học
* GV hướng dẫn HS các nhóm làm thí
nghiệm1:
- Lấy khoảng 1-2ml dung dịch FeCl3 cho vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa FeCl3.
 Quan sát hiện tượng. Viết PTHH
* GV hướng dẫn HS các nhóm làm thí
nghiệm 2: 
Lấy khoảng 2ml dd CuSO4 cho vào ống nghiệm, cho từ từ dd NaOH vào, rồi lắc nhẹ. Khi kết tủa màu xanh lơ lắng xuống đáy ống nghiệm gạn phần dung dịch giữ lại phần kết tủa Cu(OH)2 ở đáy ống nghiệm. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ vài giọt dd HCl vào ống nghiệm, lắc nhẹ, quan sát hiện

File đính kèm:

  • docGiao an hoa 9 tu tiet 11 den tiet 20_12689225.doc
Giáo án liên quan