Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2009-2010 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1(1,5đ): Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:

a, Cho dung dịch NaOH từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3.

b, Cho mẩu Na vào dung dịch FeCl2, sau đó để một thời gian trong không khí.

Câu 2(2đ): Tìm các chất A,B,C thích hợp và viết phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau ( Biết A,B, C là các hợp chất của sắt, A là loại hợp chất khác B, C và MC>MB).

 A Fe B

 C

Câu 3(1,5đ): Hãy nhận biết 4 lọ đựng 4 dung dịch riêng biệt sau mà không được sử dụng một hoá chất nào khác: Na2SO4, BaCl2, NaHCO3, NaCl.

Câu4(2,5đ): Hấp thụ hết 6,72 lit CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 2M phản ứng kết thúc được dung dịch A .

a, Muối nào được tạo ra, với khối lượng bao nhiêu?

b, Tiếp tục cho thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Câu5(2,5đ). Khử hoàn toàn 32g oxit kim loại có công thức M2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, Lấy toàn bộ chất rắn thu được sau khi khử thấy phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl cô cạn thu được 50,8 gam muối khan.

a, Xác định tên oxit kim loại.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

( Al=27, Cu=64, Fe=56 , Ba= 137, Na=23, C= 12, O=16, H= 1, Cl=35,5, S=32 )

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2009-2010 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện kinh môn
phòng giáo dục và đào tạo
Đề thi chọn học sinh giỏi Huyện 
Môn :Hoá học lớp 9
Năm học 2009 – 2010
Thời gian: 120 phút (không kể giao đề)
Câu 1(1,5đ): Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:
a, Cho dung dịch NaOH từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3.
b, Cho mẩu Na vào dung dịch FeCl2, sau đó để một thời gian trong không khí.
Câu 2(2đ): Tìm các chất A,B,C thích hợp và viết phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau ( Biết A,B, C là các hợp chất của sắt, A là loại hợp chất khác B, C và MC>MB).
 A Fe B
 C
Câu 3(1,5đ): Hãy nhận biết 4 lọ đựng 4 dung dịch riêng biệt sau mà không được sử dụng một hoá chất nào khác: Na2SO4, BaCl2, NaHCO3, NaCl.
Câu4(2,5đ): Hấp thụ hết 6,72 lit CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 2M phản ứng kết thúc được dung dịch A .
a, Muối nào được tạo ra, với khối lượng bao nhiêu?
b, tiếp tục cho thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu5(2,5đ). Khử hoàn toàn 32g oxit kim loại có công thức M2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, Lấy toàn bộ chất rắn thu được sau khi khử thấy phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl cô cạn thu được 50,8 gam muối khan.
a, Xác định tên oxit kim loại.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
( Al=27, Cu=64, Fe=56 , Ba= 137, Na=23, C= 12, O=16, H= 1, Cl=35,5, S=32 )
Đáp án và biểu điểm
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1(1,5)
 a, Cho dung dịch NaOH từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3.
Thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.
3NaOH + AlCl3 Al(OH)3(keo trắng) + 3NaCl
 kết tủa này tăng dần đạt cực đại rồi tan ra.
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
b, Cho mẩu Na vào dung dịch FeCl2 :.
Mẩu Na tan ra có khí không màu bay lên
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Xuất hiện kết tủa trắng xanh , 
 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2(Trắng xanh) + 2NaCl
 sau đó để một thời gian trong không khí kết tủa trắng xanh chuyển sang màu nâu đỏ.
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)
Câu2: (2đ)
A: Fe3O4, B: FeCl2, C: FeCl3.
PTHH: (1) Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2
 (2) 3Fe + 2O2 Fe3O4
 (3) Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 (4) FeCl2 + Mg MgCl2 + Fe
 (5) 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
 (6) 2FeCl3 + Fe 3FeCl2
 (7) Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
 (8) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Câu3: (1,5đ)
*Lấy mẫu thử các dung dich, đun nóng.
+ Có khí không màu , không mùi bay lên dd NaHCO3
 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
+ Không hiện tượng là 3 dd còn lại.
*Cho dd thu được khi đun nóng NaHCO3 (dd Na2CO3)
vào mẫu thử 3 dd còn lại.
 + Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dd BaCl2
 BaCl2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaCl
 + Không hiện tượng là 2 dd còn lại.
*Cho dd BaCl2 vào mẫu thử 2dd còn lại
 + Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng là dd Na2SO4
 BaCl2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaCl
+ Không hiện tượng là dd NaCl.
Câu 4:(2,5)
a, nCO2 = = 0,3(mol)
nNaOH= 0,2.0,2= 0,4 (mol)
= à 1 .
PTHH : 2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
 NaOH + CO2 NaHCO3 
 Gọi nNa2CO3= x(mol) , nNa2CO3= y(mol 
theo bài và theo PTHH có HPT 
-à x= 0,1(mol) mNa2CO3 = 0,1. 106= 10,6(g)
 y= 0,2(mol) mNaHCO3 = 0,2.84= 16,8(g)
b, PTHH Ba(OH)2 + Na2CO3 BaCO3 + 2NaOH
 Ba(OH)2 + 2 NaHCO3 BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Theo PTTH(1), (2) nBaCO3 = nNa2CO3 + nNaHCO3= 0,2 (mol) à mBaCO3 = 0,2.197= 39,4(g).
câu5(2,5đ)
PTHH M2O3 + 3CO 2 M + 3CO2
 2M + 2xHCl 2MClx + xH2
Gọi nM2O3= a(mol) mM2O3= (2M+ 48) a = 32 (1)
theo PTHH nMClx = 2a(mol) (M+ 35,5x).a= 50,8 (2)
 chia (1) cho (2) ta được: M= 60,4x - 64,8
lập bảng ta có
 x 1 2 3
 M -4,4(loại) 56 116,4(loại) 
Vậy oxit: Fe2O3: sắt (III) oxit.
b. nFe2O3 = à nHCl = 0,4 (mol)
à CMHCl = = 0,8(M)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Hs viết đúng mỗi PTHH (0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
(0,25)
 (0,25)
(0,25)
 0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
1
0,5
Chú ý : HS làm cách khác đúng vẫn tính điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc