Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 49: Độ tan của một chất trong nước - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (1')

 * Đặt vấn đề. Ở nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan nhiều ít khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về độ tan của một chất.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (37')

* Hoạt động 1. Chất tan và chất không tan (20’)

+ Mục tiêu:

- Học sinh biết được có chất tan và có chất không tan trong nước.

- Biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể.

+ Nhiệm vụ :

 Học sinh làm các thí nghiệm, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu tính tan của các chất trong nước.

Xem bảng tính tan biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể

 + Phương thức thực hiện:

Tiến hành làm 2 thí nghiệm theo nhóm, trả lời câu hỏi phân biệt chất tan và có chất không tan trong nước.

Xem bảng tính tan biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể

+ Sản phẩm: Biết được dấu hiệu nhận biết chất tan và có chất không tan trong nước.

Biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể.

+ Tiến trình thực hiện :

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 49: Độ tan của một chất trong nước - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020 
Lớp 8A3
/ /2020 
Lớp 8A2
/ /2020 
Lớp 8A1
TIẾT 49. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
	- Biết được khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
	- Biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất.
	- Biết liên hệ với đời sống hằng ngày: Độ tan của một chất khí trong nước....
2. Kỹ năng:
	- Tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
	- Thực hiện thí nghiệm đơn giản thử tính tan của một vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể.
	- Tính được độ tan của một vài chất ở nhiệt độ xác định dựa theo các số liệu thực nghiệm.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức học tập và lòng yêu thích bộ môn.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ bộ môn, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Mỗi nhóm:
	- Dụng cụ: 3 cốc thuỷ tinh nhỏ, 1 cốc thủy tinh to, 1đũa thuỷ tinh, 1thìa nhỏ, pipet, 1 phễu lọc; 1 tấm kính, 1đèn cồn
	- Hoá chất: Muối ăn,vài mẩu đá (CaCO3).....
	-Phiếu học tập:
2. Chuẩn bị của học sinh. 
 Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị muối ăn, vài mẩu đá (CaCO3)..... .
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
	1. Các hoạt động đầu giờ
a. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
	2. Nội dung bài học
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. (1')	
	* Đặt vấn đề. Ở nhiệt độ nhất định các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan nhiều ít khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về độ tan của một chất.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (37')
* Hoạt động 1. Chất tan và chất không tan (20’)
+ Mục tiêu:
- Học sinh biết được có chất tan và có chất không tan trong nước.
- Biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể.
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh làm các thí nghiệm, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu tính tan của các chất trong nước.
Xem bảng tính tan biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể
 + Phương thức thực hiện:
Tiến hành làm 2 thí nghiệm theo nhóm, trả lời câu hỏi phân biệt chất tan và có chất không tan trong nước.
Xem bảng tính tan biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể
+ Sản phẩm: Biết được dấu hiệu nhận biết chất tan và có chất không tan trong nước.
Biết được tính tan của một số axit, bazơ, muối cụ thể.
+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV
?
GV
CY
GV
?
GV
Chia lớp thành 3 nhóm lớn, yêu cầu HS làm thí nghiệm 1 và 2
Quan sát hiện tượng xảy ra, Nêu hiện tượng và nhận xét tính tan của từng chất trong nước ? trong 7 phút.
-Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
-Có chất tan ít, có chất tan nhiều trong nước.
HD HS quan sát Bảng tính tan (SGK-156).
Yêu cầu HS hoạt động theo 3 nhóm quan sát bảng tính tan.
- Trong thời gian 3’ vừa quan sát vừa lên bảng viết công thức hóa học của các hợp chất tan được.
+ Nhóm 1 viết CTHH của axit.
+ Nhóm 2. Viết CTHH của bazơ.
+ Nhóm 3. Viết CTHH cảu muối.
Cho biết:
+ Tính tan của Axit, Bazơ ?
+ Những muối của kim loại nào, gốc axit nào đều tan được trong nước ?
+ Những muối nào phần lớn đều không tan ?
I. Chất tan và chất không tan 
1. Thí nghiệm về tính tan của chất
-HS thực nhiện làm thí nghiệm:
TN1: Lấy vài mẩu CaCO3 cho vào nước cất, lắc mạnh. Nhỏ vài giọt nước đó lên tấm kính sạch. Làm cho nước bay hơi hết
TN2: Lấy khoảng 20 gam muối NaCl cho vào nước cất, lắc mạnh. Nhỏ vài giọt nước đó lên tấm kính sạch. Làm cho nước bay hơi hết
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: sau khi nước bay hơi hết trên tấm kính không để lại dấu vết gì.
- Nhận xét: CaCO3 không tan trong nước.
*Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng: sau khi nước bay hơi hết trên tấm kính có vết mờ.
- Nhận xét: NaCl tan trong nước.
a KL: Có chất tan và có chất không tan trong nước.
2. Tính tan của một số Axít. Bazơ, muối trong nước.
- HS thực hiện trò chơi theo nhóm, cử các đại diện lên bảng viết CTHH của hợp chất theo YC.
- Hầu hết axit tan được trong nước
(Trừ Axit Silicxic : H2 SiO3)
- Phần lớn các Bazơ không tan trong nước (trừ KOH, NaOH,...)
- Những muối gốc kim loại (Na, K, Ca và gốc axit (Nitrat) đều tan, muối Clorua, muối Sunfát đều tan. Phần lớn muối Cacbonat không tan.
- Khối lượng chất tan đó trong nước ở 250C để tạo thành dung dich bão hòa.
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định.
- Độ tan kí hiệu là: S.
VD: 
Hoạt động 2. Độ tan của một chất trong nước (17’)
+ Mục tiêu:
- Biết được khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
	- Biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất.
	- Biết liên hệ với đời sống hằng ngày: Độ tan của một chất khí trong nước....
+ Nhiệm vụ :
 Học sinh đọc thông tin, tìm hiểu qua bảng số liệu để trả lời các câu hỏi về độ tan, các yếu tố ảnh hưởng tới độ tan
 + Phương thức thực hiện:
Học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin, quan sát bảng số liệu, trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ Sản phẩm: - Biết được khái niệm về độ tan theo khối lượng hoặc thể tích.
	- Biết các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn, chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất.
+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV
?
GV
?
?
?
GV
?
GV
?K
?K
?
GV
?
GV
?K
Dung dịch bão hòa là dung dich không thể hòa tan thêm được chất tan nữa. Vậy khối lượng chất tan có trong dung dịch bão hòa đó gọi là gì.
Để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi Khối lượng chất tan đó được gọi là gì ? 
Yêu cầu HS đọc SGK 
Vd : Ở 250C: độ tan của:
+ Đường là: 240g.
+ Muối ăn lá: 36g.
+ AgNO3 222g
Các con số 240, 36, 222 cho em biết thông tin gì ?
Độ tan là gì ? Ký hiệu ntn ?
Độ tan của một chất rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
YC HS quan sát H.6.5.
Khi nhiệt độ tăng, nhận xét về độ tan của chất rắn ?
Giới thiệu:
Chất
Độ tan (g/100g H2O)
00C
200C
500C
1000C
NaNO3
74
88
114
182
KCl
27,4
34,0
42,6
57,6
Li2CO3
1,5
1,3
1,1
0,70
Qua bảng trên em có nhận xét gì ?
Liên hệ ?
Độ tan của chất khí phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Giới thiệu: Ngoài ra độ tan của chất khí tăng khi áp suất của chất khí trên mặt chất lỏng tăng.
Em hãy lấy VD về độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào áp suất.
BS:
Chất
Độ tan
3,5 atm
1 atm
CO2
0,077g
0,022g
Liên hệ ?
II. Độ tan của một chất trong nước 
1. Định nghĩa:
- Độ tan.
- Khối lượng chất tan đó trong nước ở 250C để tạo thành dung dich bão hòa
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định.
- Độ tan kí hiệu là: S.
VD: 
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan 
a. Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ:
- Đa số các chất rắn khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng
 VD: NaNO3 ; KBr ; KNO3...
- Đối với một số ít chất rắn: Khi nhiệt độ tăng thì độ tan giảm
 VD: Na2SO4 
- TL.
- Pha cà phê vào nước lạnh lâu tan hơn.
b. Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất.
- Khi nhịêt độ tăng thì độ tan của các chất khí giảm
- Độ tan của chất khí tăng khi áp suất của chất khí trên bề mặt chất lỏng tăng
VD: Nước uống có ga (CO2 tan vào trong nước uống).
- Bảo quản nước ngọt, bia 
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(7')
1.Trong các chất sau: MgCl2 ; Na2CO3 ; KCl ; Ca(OH)2......Chất nào tan, chất nào ít tan và chất nào không tan trong nước ?
2. Yêu cầu HS làm các bài tập 1 – 4.
	Bài tập 1: D
	Bài tập 2: C
	Bài tập 3: A
	Bài tập 4:
Độ tan
NaNO3
KBr
KNO3
NH4Cl
NaCl
Na2SO4
100C
80
60
20
30
35
60
600C
130
95
110
70
38
45
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1')
	- Về nhà làm thêm các bài tập SGK.
- HD bài tập 5:
 Ở 180C.
 - Cứ 250g H2O 53g Na2CO3
 - Vậy 100g → x (g)
	- Nghiên cứu trước bài: "Nồng độ dung dịch"
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thời gian:
Kiến thức:
Phương pháp:

File đính kèm:

  • docTiết 49-Độ tan của một chất trong nước.doc
Giáo án liên quan