Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 47 : Chủ đề nước - Năm học 2019-2020

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')

 *Đặt vấn đề : Nước có thành phần định lượng và định tính như thế nào ? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (37')

 Hoạt động 1: Thành phần hóa học của nước.

+ Mục tiêu:

 - Biết được thành phần định tính và định lượng của nước.

 + Nhiệm vụ :

 - Học sinh biết được thành phần định tính và định lượng của nước, trả lời các câu hỏi của GV.

+ Phương thức thực hiện:

 Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về: thành phần định tính và định lượng của nước.

 Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.

+ Sản phẩm:

 - Biết được thành phần định tính và định lượng của nước.

 + Tiến trình thực hiện :

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 47 : Chủ đề nước - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2020
Ngày dạy: / /2020 
Lớp 8A3
/ /2020 
Lớp 8A2
/ /2020 
Lớp 8A1
TIẾT 53. CHỦ ĐỀ NƯỚC
I. MỤC TIÊU.
	Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức.
	- Biết được thành phần định tính và định lượng của nước.
	- Nước hoà tan được nhiều chất, phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit (P2O5, SO2)
	- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
2. Kỹ năng.
	- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phân tích tổng hợp nước, rút ra được thành phần của nước.
	- Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit (P2O5, SO2). 
	- Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết dung dịch bazơ, axit .
3. Thái độ.
	- Có ý thức bảo vệ nguồn nước, không làm ô nhiễm nguồn nước.
4. Định hướng hình thành năng lực. 
- Năng lực quan sát, phát hiện và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
	- Bình điện phân, tranh sự tổng hợp nước, các cốc thuỷ tinh.
	- Các cốc thuỷ tinh.
	- Phenolphtalêin, Na, CaO, P(đỏ), giấy quỳ....
2. Chuẩn bị của học sinh. 
	- Tìm hiểu trước về cấu tạo hóa học của nước.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
1. Các hoạt động đầu giờ. (2')
	1.1. Ổn định lớp. - Kiểm tra sĩ số.
	1.2. Kiểm tra bài cũ.	Không kiểm tra.
2. Nội dung bài học.
	A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(1')	
	*Đặt vấn đề : Nước có thành phần định lượng và định tính như thế nào ? Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
	B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: (37')
	Hoạt động 1: Thành phần hóa học của nước.
+ Mục tiêu:
	- Biết được thành phần định tính và định lượng của nước.
	+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh biết được thành phần định tính và định lượng của nước, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
	Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về: thành phần định tính và định lượng của nước.
	Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Biết được thành phần định tính và định lượng của nước..
	+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV
GV
?
?
GV
?K
GV
?
?
?
GV
GV
?
?K
GV
?
GV
?
?
?
?K
?
GV
Thực hiện thí nghiệm như H.50.1 – SGK – 121.
YC HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
Hiện tượng gì xảy ra khi cho dòng điện một chiều đi qua dòng nước.
Cho biết tỉ lệ thể tích giữa hai khí sinh từu hai điện cực.
Làm thế nào để biết khí sinh ra là khí gì ?
Đốt khí sinh ra từ hai điện cực.
Nhận xét khi đốt hai khí sinh ra từ hai điện cực ?
Khi điện phân nước sản phẩm thu được là gì ?
Viết PTHH biểu diên sự phân huỷ nước.
YC HS quan sát thí nghiệm như H.51.1.
Giới thiệu thí nghiệm.
Nhận xét hiện tượng xảy ra khi đốt hỗn hợp hai khí trên bằng tia điện tử.
Làm thế nào để biết khí còn lại là khí gì ?
Dùng que đòm đang cháy đốt khí còn lại.
Nhận xét ?
Như vậy khi đốt cháy hỗn hợp khí khí H2 và O2 tạo thành nước. 
Viết PTHH xảy ra ?
Theo PTHH tính tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố H2 và O2 trong H2O ?
Tính thành phần % các nguyên tố H2 và O2 theo khối lượng có trong H2O .
Từ PTHH em hãy xác định tỉ lệ về thể tích của H2 và O2 tham gia phản ứng ?
Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về thành phần hoá học của nước.
BS: Bằng thực nghiệm người ta đã tìm ra CTHH của nước là H2O.
I. Thành phần hóa học của nước.
1. Sự phân huỷ nước.
- Quan sát thí nghiệm:
- Khi cho dòng điện một chiều đi qua dòng nước, trên bề mặt hai điện cực sinh ra khí.
- Thể tích khí sinh ra từ điện cực âm bằng hai lần thể tích khí sinh ra từ điện cực dương.
- Dùng que đóm đang cháy để thử hai khí sinh ra.
- HS quan sát.
Khí sinh ra từ điện cực dương bùng cháy là khí oxi, khí sinh ra từ điện cực âm cháy mờ là khí hiđro.
- Là khí H2 và khí O2.
- PTHH:
2. Sự tổng hợp nước (16')
- Sau khi đốt bằng tia lửa điện, hỗn hợp gồm 4 thể tích khí H2 và O2 chỉ còn một thể tích khí và cột nước dâng cao lên.
 - Dùng que đóm đang cháy để thử khí còn lại.
- HS quan sát.
- Que đóm bùng cháy, chúng tỏ đó là khí oxi.
- PTHH:
 2H2 + O2 2H2O
 - Tỉ lệ khối lượng của H2 và O2 trong nước:
 4 : 32 = 1: 8
- Thành phần theo khối lượng của H và O trong nước là:
- Tỉ lệ về thể tích của H2 và O2 tham gia phản ứng: 2: 1
3. Kết luận (3')
 - Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là hiđrô và oxi.
- CTHH của nước là: H2O
	Hoạt động 2: Tính chất của nước.
+ Mục tiêu:
	- Nước hoà tan được nhiều chất, phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit (P2O5, SO2)
	- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
	+ Nhiệm vụ :
	- Học sinh biết được nước hoà tan được nhiều chất, phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit (P2O5, SO2). Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Phương thức thực hiện:
	Cá nhân HS dựa vào thông tin SGK trả lời các câu hỏi của giáo viên về: 
	- Nước hoà tan được nhiều chất, phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit (P2O5, SO2)
	- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
	Theo nhóm trả lời các câu hỏi của GV.
+ Sản phẩm:
	- Biết được nước hoà tan được nhiều chất, phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại (Na, Ca), oxit bazơ (CaO, Na2O), oxit axit (P2O5, SO2). Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
	+ Tiến trình thực hiện : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV
?
?K
?
?
GV
GV
GV
?
GV
?
GV
GV
GV
?
?
?
GV
GV
GV
?
GV
?
?
?
GV
Cho HS quan sát một cốc nước.
Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi vị của nước ?
Tại sao lớp nước dày có màu xanh da trời ?
Dựa vào kiến thức vật lí đã học chi biết nhiệt độ sôi và nhiệt độ hoá rắn của nước ?
Nước có thể hòa tan được những chất nào ?
Nước có thể hòa tan được cồn, chất rắn, .....
Cho HS thực hiện thí nghiệm như H.5.12.
Chú ý an toàn trong TN: Lượng Na bằng hạt đậu xanh.
Hiện tượng xảy ra ?
Nếu cô cặn dd sau phản ứng ta thu được chất rắn, đó là NaOH. 
Viết PTHH xảy ra ?
Ngoài ra nước cũng có thể tác dụng với K, Ca ở nhiệt độ thường.
Cho HS thực hiện nghiệm theo nhóm: Thả một cục CaO vào nước.
Chú ý an toàn trong TN: Lượng CaO bằng hạt ngô.
Hiện tượng ?
Khi nhúng mẩu giấy quỳ vào dung dịch mới tạo thành có hiện tượng gì ?
Viết PTHH xảy ra.
Tương tự: Nước cũng tác dụng được với Na2O; K2O tạo thành NaOH và KOH. Các chất tạo thành là Bazơ, Bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
Cho HS thực hiện thí nghiệm.
Cho trước vào bình tam giác có một ít nước một màu quỳ tím.
Hiện tượng xảy ra.
Tiếp tục thí nghiệm: Đốt photpho đỏ đưa nhanh vào bình, đậy kín khí cháy, rồi lắc cho khí tan hết.
Hiện tượng ?
Chứng tỏ điều gì ?
Viết PTHH xảy ra.
Nước cũng tác dụng với SO2; CO2; N2O5..... tạo ra axit.
II. Tính chất của nước: 
1. Tính chất vật lí.
- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi và không vị.
- Lớp nước dày thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh. 
.- Sôi ở nhịêt độ 1000C và hoá rắn ở 00C.
- Nước có thể hòa tan được rất nhiều chất ( Cồn, muối, đường, )
2. Tính chất hoá học.
a. Tác dụng với kim loại:
- HS thực hiện thí nghiệm.
- Na phản ứng với nước, nóng chảy tạo thành giọt co tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Na tan dần, có khí H2 bay ra, phản ứng toả nhiều nhiệt.
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
b. Tác dụng với một số oxit bazơ
- HS thực hiện nghiệm theo nhóm: Thả một cục CaO vào nước. 
- Hơi nước bốc lên, CaO rắn chuyển thành chất nhão - vôi tôi - Ca(OH)2. Phản ứng toả nhiều nhiệt.
- Quỳ tím chuyển thành màu xanh.
 CaO + H2O Ca(OH)2
c. Tác dụng với một số oxit axit
- Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Không có hiện tượng gì.
- Quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
- Có axit do phản ứng: 
4P + 5O2 2P2O5 và P2O5 đã tác dụng với nước.
 3H2O + P2O5 2H3PO4
III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước (Học sinh tự nghiên cứu SGK)
	C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(8')
	Bài tập 1:
	(1) Hai nguyên tố,(2) Oxi, (3) Hiđrô,(4) Kim loại,(5) Oxit axit.
	Bài tập 3:
	 2H2 + O2 2H2O
	2.22,4 l 22,4 l 2.18 g
 	 x(l) y(l) 1,8 g
	- Thể tích khí H2 cần dùng để tạo ra 1,8gam nước là:
	- Thể tích khí O2 cần dùng để tạo ra 1,8gam nước là:
	Bài tập 5 (SGK-125)
	Phản ứng tạo ra bazơ:
	+ H2O + K2O 2KOH
	+ H2O + Na2O 2NaOH
	Phản ứng tạo ra axit:
	+ H2O + SO3 H2SO4
	+ H2O + CO2 H2CO3
	aNhận biết dd Axit và Bazơ bằng quỳ tím.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1')
	- Về nhà học bài và làm thêm bài tập 6 (SGK – 125)
	- Tìm hiểu trước bài 39.

File đính kèm:

  • docTiết 46- Chủ đề nước (T1).doc
Giáo án liên quan