Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3: Bài thực hành số 1 - Năm học 2019-2020

Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)

Mục tiêu: Giúp HS tạo sự hứng thú, tò mò tìm hiểu kiến thức khi vào nội chính của bài

B1: HS quan sát GV làm thí nghiệm cho viên kẽm vào dung dịch axit clohdric. Và trả lời các câu hỏi:

- Nêu dụng cụ, hóa chất sử dụng trong thí nghiệm?

- Nhận xét hiện tượng?

- khi thực hiện thí nghiệm cần lưu ý gì?

B2: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu của GV.

B3: HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.

B4: HS nhận xét câu trả lời của nhau, GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển tiếp ý vào bài.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3: Bài thực hành số 1 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Ngày soạn: 20 / 8 / 2019
Ngày dạy:
TIẾT 3: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT- TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản.
- Nắm được một số quy tắc an toàn trong thí nghiệm.
- Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, tìm đọc hiện tượng qua hình vẽ.
- Sử dụng ngôn ngữ hóa học chính xác: Chất, Chất tinh khiết, Hỗn hợp.
- Tiếp tục làm quen với 1 số dụng cụ thí nghiệm và rèn luyện 1 số thao tác thí nghiệm đơn giản.
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
3.Thái độ
- Yêu thích khoa học và môn học
4. Năng lực 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ,thuật ngữ hóa học.
- Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
- Dụng cụ: Hai ống nghiệm, giá, nhiệt kế, một cốc thuỷ tinh 250cc, một cốc thuỷ tinh 100cc, chén sứ, lưới amiăng, kiếng (kính), đèn cồn, phểu, giấy lọc, đũa thủy tinh, thìa lấy hoá chất rắn, bình nước.
2. Học sinh
- Hoá chất: Cát lẫn muối ăn. Nghiên cứu nội dung bài TH
 Hoàn thành bản tường trình thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)
Mục tiêu: Giúp HS tạo sự hứng thú, tò mò tìm hiểu kiến thức khi vào nội chính của bài
B1: HS quan sát GV làm thí nghiệm cho viên kẽm vào dung dịch axit clohdric. Và trả lời các câu hỏi:
- Nêu dụng cụ, hóa chất sử dụng trong thí nghiệm?
- Nhận xét hiện tượng?
- khi thực hiện thí nghiệm cần lưu ý gì?
B2: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu của GV.
B3: HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
B4: HS nhận xét câu trả lời của nhau, GV nhận xét câu trả lời của HS và chuyển tiếp ý vào bài.
HS: Thắc mắc và hỏi dụng cụ, hóa chất chưa biết tên, cách sử dụng chúng như thế nào.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(30 phút)
Mục tiêu: 
-Giúp HS biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm, biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản, nắm được một số quy tắc an 
-Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
2.1 Tìm hiểu một số kĩ năng và thao tác cơ bản trong thí nghiệm.
B1: Yêu cầu HS đọc (SGK trang 154- 155) cách sử dụng một số dụng cụ – hoá chất trong phòng thí nghiệm toàn trong thí nghiệm.
B2: HS làm việc cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV.
B3: HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả của mình.
B4: HS nhận xét bài làm của nhau, sau đó GV nhận xét các câu trả lời của HS.
2.2 Tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm:Tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn.
Mục tiêu: Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
B1: Học sinh làm việc theo nhóm làm thí nghiệm theo từng hướng dẫn sau:
- Cho vào cốc một ít hỗn hợp cát và muối ăn, cho nước vào, dùng đũa khuấy.
- Chuẩn Bị thực hiện thao tác lọc (dùng phểu, giấy lọc) đổ từ từ qua phểu có giấy lọc hỗn hợp nêu trên. Quan sát chất còn lại trên giấy lọc.
- Thực hiện thao tác làm bay hơi phần nước qua lọc. Quan sát.
Trả lời câu hỏi:
Dung dịch trước khi lọc có hiện tượng gì?
Dung dịch sau khi lọc có chất gì?
Chất nào còn lại trên giấy lọc?
Lúc bay hơi hết nước, thu được chất nào?
B2: HS làm việc theo nhóm hoàn thành các yêu cầu của GV.
B3: Đại diện đứng tại chỗ trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình.
B4: Các nhóm nhận xét kết quả làm việc của nhau, sau đó GV nhận xét và chốt kiến thức.
1. Đọc cách sử dụng một số dụng cụ – hoá chất trong phòng thí nghiệm (SGK trang 154- 155
2.Thí nghiệm:Tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn.
- HS tách được cát ra khỏi hỗn hợp đường và cát.
Hoạt động 3: Luyện tập( 7 phút)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức trong bài học cho HS.
B1: Học sinh thu dọn cuối buổi thực hành 
- Đem các dụng cụ đã sử dụng đi rửa (ống nghiệm rửa xong phải úp vào giá).
- Sắp xếp lại hoá cụ hoá chất cho ngay ngắn, làm vệ sinh bàn thí nghiệm.
Hoàn thành bản tường trình sau: 
HS: Rửa dụng cụ và vệ sinh phòng TH
Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành, phiếu được thu ngay sau khi hết tiết.
Tên TN
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Kết luận
Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
B2: HS làm việc theo nhóm hoàn thành các yêu cầu của GV.
B3: Đại diện đứng tại chỗ trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình.
B4: Các nhóm nhận xét kết quả làm việc của nhau, sau đó GV đánh giá cho HS nhận xét cho điểm các nhóm làm thí nghiệm.
Hoạt động 4: vận dụng, tìm tòi mở rộng ( 2 phút)
* Mục tiêu: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng kiến thức về nhà làm, quan sát các kiến thức thực tế tách một số chất đơn giản trong hỗn hợp các chất
B1: HS giải quyết các câu hỏi sau
Câu 1: Làm thế nào để tách vụn sắt ra khỏi vụn đồng.
Câu 2: Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước, làm thế nào có thể tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa.
Câu 3: Có bốn lọ, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: Giấm ăn, nước đường, nước muối, cồn. Làm thế nào có thể nhận biết được chất lỏng trong mỗi lọ?
Câu 4: Có 3 lọ, mỗi lọ đựng riêng biệt một trong những chất sau:
B2: HS làm việc cá nhân, nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV.
B3: HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
B4: HS nhận xét các câu trả lời của nhau, sau đó GV nhận xét câu trả lời của HS.
HS nắm chắc kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp. Dựa vào tính chất vật lý khác nhau giữa các chất để xác định cách tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
IV. Rút kinh nghiệm bài học
..**********************************
TIẾT 4
 Ngày soạn: 20 / 8 / 2019
Ngày dạy:
BÀI 4: NGUYÊN TỬ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo ra mọi chất . Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm. Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất, ghi bằng dấu (-).
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron. Proton (P) có điện tích ghi bằng dấu (+) còn nơtron không mang điện tích.
- Trong 1 nguyên tử: số proton = số electron. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành lớp, nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết. 
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh: Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).
3.Thái độ
Hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú cho HS trong việc học tập bộ môn.
4. Năng lực
 Hình thành cho HS năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, năng lực hoạt động nhóm. 
II. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
- Sơ đồ nguyên tử của: H2 , O2 , Mg, He, N2 , Ne, Si , Ca, 
2. Học sinh
- Xem lại kiến thức vật lý 7, bài 18, Mục: Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Đọc bài 4 SGK / 14,15 . 
III. Tiến trình bài học 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung, yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động (6 phút)
Mục tiêu : Các em đã được biết đến khái niệm nguyên tử trong bài sơ lược nguyên tử sách vật lí lớp 7, hôm nay các em sẽ được biết thêm cấu tạo của nguyên tử như thế nào?
	B1: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm theo từng nhóm bàn để tìm ra những vấn đề các em đã được biết về nguyên tử trong sách vật lý lớp 7.
 Từ đó giáo viên định hướng cho các em nêu lên các câu hỏi cần được trả lời trong bài học như:
 - Tại sao nguyên tử lại trung hòa về điện, trung hòa về điện có nghĩa là gì?
 - Nguyên tử có cấu tạo mấy phần? Là những phần nào?
 - Nguyên tử đã là hạt nhỏ nhất không thể bị chia nhỏ không?
 - Nguyên tử có cấu tạo nên chất không?
 - Nguyên tử có đại diện cho chất không?
 - Khối lượng của nguyên tử được đo như thế nào? 
B2: HS thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của GV.
B3: Cử đại diện của nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả thảo luận.
B4: GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, sau đó GV nhận xét câu trả lời của các nhóm.
Nhớ lại các kiến thức có liên quan đến nguyên tử các em đã học ở các môn học vật lý đẻ trả lời các câu hỏi. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (32 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết được khái niệm nguyên tử, cấu tạo của nguyên tử gồm mấy phần là những phần nào?
- Biết được Cấu tạo cảu hạt nhân nguyên tử? Khái niệm nguyên tử cùng loại? Số Proton trong hạt nhân 
2.1 Tìm hiểu nguyên tử là gì ?
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm cho biết:
? Nguyên tử là gì ?
? Nguyên tử có cấu tạo gồm mấy phần là những phần nào?
? Trong nguyên tử hạt eclectron nằm ở đâu và mang điện tích gì?
? Trong nguyên tử hạt nhân nằm ở đâu và mang điện tích gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, 
Bước 3: Trao đổi thảo luận, đại diện HS báo cáo, GV gọi 1 HS lên bảng ghi nhanh kết quả thực hiện được lên bảng ,
Bước 4 : Một số học sinh khác bổ sung . Trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và tuyên dương những nhóm làm tốt cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất. 
2.2 Tìm hiểu hạt nhân nguyên tử ?
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK thảo luận nhóm cho biết:
? Hạt nhân nguyên tử gồm mấy loại hạt là những loại hạt nào?
? Loại hạt nào mang điện và mang điện tích gì?
? Điện tích của hạt nhân là điện tích của hạt nào.
? Số proton trong nguyên tử 
? Quan sát sơ đồ nguyên tử H2, O2 và Na.g Em có nhận xét gì về số proton và số electron trong nguyên tử ?
? Thế nào là nguyên tử cùng loại.
? Em hãy so sánh khối lượng của 1 hạt electron với khối lượng của 1 hạt proton và hạt nơtron.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, GV quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, đại diện HS báo cáo, GV gọi 1 HS lên bảng ghi nhanh kết quả thực hiện được lên bảng , một số học sinh khác bổ sung trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV chốt lại kiến thức:
Bước 4: Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động: GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
2.3 Tìm hiểu lớp electron
Bước 1: HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi
? Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử H2 , O2 và Na.
gSố lớp electron trong các nguyên tử H2 , O2 và Na lần lượt là bao nhiêu ?
?Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử Na g Số e tối đa ở lớp 1 và lớp 2 là bao nhiêu
- Hoạt động theo nhóm 
Bài tập: Em hãy điền vào ô trống ở bảng sau:
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp e
Số e ngoài cùng
17
3
14
19
*Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm tên nguyên tử.
?Nguyên tử có 17e gVậy số p bằng bao nhiêu
?Tên nguyên tử có 17p là gì 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, GV quan sát và trợ giúp HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận, đại diện HS báo cáo, :
Bước 4: GV gọi 1 HS lên bảng ghi nhanh kết quả thực hiện được lên bảng , một số học sinh khác bổ sung trên cơ sở thảo luận và bổ sung đó GV chốt lại kiến thức, đánh giá kết quả của hoạt động.
I. NGUYÊN TỬ LÀ GÌ ?
- Khái niệm: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
- Cấu tạo nguyên tử gồm:
+ Phần hạt nhân mang điện tích dương. 
+Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron(e) mang điện tích âm.
2.HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
- Hạt nhân nguyên tử tạo bởi các hạt proton và nơtron.
a.Hạt proton
+Kí hiệu: p
+Điện tích: +1
+Khối lượng: 1,6726.10-24g
b.Hạt nơtron
+Kí hiệu: n
+Điện tích: không mang điện.
+Khối lượng: 1,6726.10-24g
-Trong mỗi nguyên tử:
 Số p = số e
Chú ý: 
mnguyên tử . mhạt nhân 
GV thông báo thêm: 
- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại.
Nhận xét: Vì nguyên tử luôn luôn trung hòa về điện nên: 
Số p = số e
 - Khối lượng: proton = nơtron.
- Electron có khối lượng rất bé (bằng 0,0005 lần khối lượng của hạt p)
3. LỚP ELECTRON
- Số e tối đa ở lớp 1: 2e
- Số e tối đa ở lớp 2: 8e
GV thông báo: -Để tạo ra chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau gNhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, cụ thể là lớp e ngoài cùng
Hoạt động 3: Luyện tập: (7 phút)
+ Mục tiêu: 
- Củng cố các kiến thức cho học sinh về khái niệm nguyên tử? cấu tạo của nguyên tử? Giúp học sinh mô tả được cấu tạo của 1 nguyên tử bất kì.
- Giúp học sinh phát triển được các năng lực làm việc cá nhân, làm việc nhóm và tư duy tổng hợp.
Bước 1: HS trả lời nhanh câu hỏi 
 ? Nguyên tử là gì .
 ? Trình bày cấu tạo của nguyên tử .
 ? Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử.
 ? Thế nào là nguyên tử cùng loại.
 ? Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Số p
Số n
Số e
Ng. tử 1
19
20
Ng. tử 2
20
20
Ng. tử 3
19
21
Ng. tử 4
17
18
Ng. tử 5
17
20
Bước 2: HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Học sinh đứng tại chỗ báo cáo kết quả của các nhân.
Bước 4: GV nhận xét các câu trả lời của HS và chốt kiến thức.
HS nắm được các kiến thức vừa học. vân dụng làm bài tập
Phát Diệm, ngày 29 tháng 08 năm 2019
BGH Duyệt

File đính kèm:

  • docBai 3 Bai thuc hanh 1_12754632.doc
Giáo án liên quan