Giáo án Hóa học Lớp 8 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

HS biết được:

- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.

- Nguyên tử khối: Khái niệm, đơn vị và cách so sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác (hạn chế ở 20 nguyên tố đầu).

2. Về kĩ năng

- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại.

- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.

3. Trọng tâm

- Khái niệm về nguyên tố hoá học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hoá học.

- Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.

II. Chuẩn bị

- Tranh vẽ % khối lượng nguyên tố, bảng 1/42.

III. Phương pháp

- Đàm thoại - nêu vấn đề - trực quan - thảo luận.

IV. Tiến trình dạy – học

 1. Ổn định lớp : 2’

2. Kiểm tra bài cũ: 6’

? Nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

? Ý nghĩa của kí hiệu hóa học?

 3. Nội dung bài mới

* Đặt vấn đề:1’ Kích thước và cấu tạo của nguyên tử? Khối lượng của nguyên tử? Chuyển ý vào bài mới.

* Phát triển bài

 

doc211 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lệ số mol và số mol chất có trên phương trình hoá học ta tính số mol các chất còn lại được không? Bằng cách nào ?
	Ví dụ 1
	1 mol	®	1 mol
	0,5 mol	®	? mol
	Ví dụ 2
	1 mol	®	2 mol
	0,5 mol	®	? mol
- Có được số mol các chất, nếu đề bài hỏi khối lượng chất trong PTHH ta có thể trả lời được không? Dưạ vào đâu để giải quyết vấn đề này?
	- Vậy là chúng ta đã cùng nhau thiết lập được các bước tiến hành tính theo PTHH.
- GV yêu cầu học sinh đọc lại đến khi quan sát thấy các học sinh trong lớp viết vào tập xong.
Hoạt động 2
	? Bây giờ bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm ?
	Chúng ta cùng thực hiện ví dụ sau :
	 + Ví dụ 1/trang 72
	+ Ví dụ 2/trang 72
	+ Ví dụ 3 : đốt cháy 5,4 g bột nhôm trong khí oxi người ta thu được nhôm oxit (Al2O3). Hãy tính khối lượng nhôm oxit thu được. (Al=27 ; O=16)
	+ Ví dụ 4 : Tính khối lượng vôi tôi Ca(OH)2 thu được khi tôi 560 kg vôi sống CaO. Cho biết phương trình hoá học cuả phản ứng là :
	CaO + H2O ® Ca(OH)2
 (Ca = 40 ; O = 16 ; H = 1)
	- Ví dụ 1, 2 giáo viên hướng dẫn từng giai đoạn và yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện.
Hoạt động 3
	- Yêu cầu các nhóm 1, 2 thảo luận và giải ví dụ 3.
	- Yêu cầu các nhóm 3, 4 thảo luận và giải ví dụ 4.
	Giáo viên quan sát và yêu cầu các nhóm báo kết quả cuả mình, đồng thời yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện.
	Lưu ý
	Khi m (kg) chúng ta cứ để nguyên. Khi tính m ta có đơn vị (kg), chúng ta không cần chuyển đơn vị.
	Sau mỗi phần thực hiện cuả học sinh giáo viên nhấn lại các bước thực hiện như củng cố kiến thức để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Trao đổi thực hiện
- PTHH
- Viết PTHH
- Lập tỉ lệ số mol
- Số mol chất
	? = = 0,5 mol
	? = = 1 mol
	Tìm số mol các chất còn lại trên phương trình hoá học.
- Tính các dữ kiện đề bài hỏi dưạ vào công thức đã học.
- Thực hiện ví dụ 1 và 2 song song nhau.
- Thực hiện ví dụ 3 và 4 song song nhau.
I. Các bước tính theo PTHH
- Viết PTHH
- Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất.
- Dựa vào phương trình hoá học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.
- Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích khí ở đktc.
1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm ?
 Ví dụ 1
	Ghi phần giải trên bảng.
 Ví dụ 2
	Ghi phần giải trên bảng.
Ví dụ 3
	Ghi phần giải trên bảng.
Ví dụ 4
	Ghi phần giải trên bảng.
 4. Củng cố: 4’
 - Cho HS nêu lại các bước tiến hành tính khối lượng chất tham gia hoặc tạo thành theo PTHH.
 5. Hướng dẫn về nhà: 2’
 - Làm bài tập 1, 2 trang 75/SGK.
 - Nghiên cứu nội dung còn lại của bài tính theo PTHH.
 ...........................Hết...........................
Ngày soạn : / / 201
 Tiết 33 TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (tt)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Từ phương trình hoá học và những số liệu cuả bài toán học sinh biết được cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích chất khí các sản phẩm (chất tạo thành).
 2. Về kĩ năng
 - Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học.
3. Trọng tâm
- Từ phương trình hoá học và những số liệu cuả bài toán học sinh biết được cách xác định khối lượng cuả những chất tham gia hoặc khối lượng các sản phẩm (chất tạo thành).
II. Chuẩn bị :- HS : Bảng nhóm , ôn tập các bước lập PTHH và tính theo PTHH.
III. Phương pháp
 - Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy – học
 1. Ổn định lớp : 2’
2. Kiểm tra bài cũ: 6’
 ? Nêu các bước tính theo PTHH ?
 ? Tính khối lượng khí oxi tham gia phản ứng với nhôm tạo thành 20,4g nhôm oxit Al2O3?
3. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: 1’ Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm? Bài học hôm nay sẽ giải quyết vấn đề này.
* Phát triển bài
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
14’
10’
Hoạt động 1
? Nếu bài toán trên (phần kiểm tra bài cũ) yêu cầu tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc thì sẽ làm như thế nào?
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Cho HS nhắc lại các công thức tính V ? n ?
- Cho học sinh đọc và tóm tắt bài tập : 
 Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1g photpho tạo thành điphotphopentaoxit P2O5
Hoạt động 2:
? Từ các bài tập em hãy nêu các bước thực hiện tính thể tích chất khí tham gia hay sản phẩm theo phương trình hóa học ?
- Yêu cầu HS đọc lại các bước sgk.
- HS thảo luận và trả lời.
- Từ số mol oxi tính được ở trên ta đổi ra thể tích dựa vào công thức tính thể tích chất khí ở đktc.
- HS nhận xét:
V = n.22,4 (l)
n = V/22,4 (mol)
- HS đọc đề và tóm tắt :
Biết mP = 3,1g
Chất tham gia : P và O2
Sản phẩm : P2O5
Tìm VO2 ?
Thảo luận nhóm và trình bày :
- Số mol P: n = 3,1/31
 = 0,1(mol)
PTHH : 
 4P + 5O2 à 2P2O5
 4mol 5mol
 0,1mol x mol ?
Số mol O2 cần :
nO2 = x = 0,1.5/4 = 0,125(mol)
Vậy thể tích khí oxi cần :
V = n.22,4 = 0,125.22,4 = 2,8(l)
- HS nêu các bước đã thực hiện.
- HS đọc và ghi nhớ.
II. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và tạo thành 
1. Ví dụ 
- Bài 1
2. Các bước thực hiện 
 Sgk 
4. Củng cố: 6’
 Cho sơ đồ phản ứng : CH4 + O2 à CO2 + H2O
 Đốt cháy hết 1,12 lít khí CH4 trong khí oxi . Hãy tính thể tích (đktc) của oxi phản ứng và khí CO2 tạo thành ?
 GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để làm bài tập theo các bước và chỉ cho các em cách làm nhanh : 
 Viết PTHH : CH4 + 2O2 à CO2 + 2H2O
 Từ PTHH : nO2 = 2 nCH4 à VO2 = 2VCH4 = 2. 1,12 = 2,24(l)
 Và nCO2 = nCH4 à VCO2 = VCH4 = 1,12(l) 
5. Hướng dẫn về nhà: 6’
- Xem lại các bước tính theo PTHH, nắm lại các công thức chuyển đổi.
 - Làm 3 bài tập sgk . Ôn tập các kiến thức đã học , làm lại các bài tập trong chương.
 - Hướng dẫn HS bài 3/75/SGK: + Viết PTPƯ
 + câu a. tính số mol CaO ® số mol CaCO3
 + câu b. tính số mol CaO ® số mol CaCO3 ® khối lượng CaCO3
 + câu c. từ số mol CaCO3 ® số mol CO2 ® thể tích khí CO2 
 + câu d. tính số mol CO2 ® số mol của CaCO3, CaO ® khối lượng của CaCO3 và CaO
 ........................Hết........................
Ngày soạn : / / 201
 Tiết 34 BÀI LUYỆN TẬP 4
I. Mục tiêu
 1. HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng:
 - Số mol chất (n) và khối lượng chất (m).
 - Số mol chất khí (n) và thể tích chất khí ở đktc (V).
 - Khối lượng của chất khí (m) và thể tích khí ở đktc (V).
 2. HS biết ý nghĩa về tỉ khối của chất khí. Biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
 3. HS có kĩ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học (mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí) để giải các bài toán hoá học đơn giản tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
II. Chuẩn bị
 - Sơ đồ chuyển đổi giữa m, n, V.
III. Phương pháp
 - Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy- học
 1. Ổn định lớp : 2’
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Nội dung luyện tập
* Đặt vấn đề: 1’ Để củng cố các kiến thức đã học và vận dụng những kiến thức đó để giải bài tập và hiện tượng thực tế, hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập.
* Phát triển bài
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5’
5’
8’
5’
8’
5’
Hoạt động 1
	Các câu sau đây có ý nghĩa như thế nào ?
	+ 1,5 mol H
	+ 2 mol H2
	+ 0,15 mol H2O
Hoạt động 2
	Em hiểu như thế nào về những câu sau :
	+ Khối lượng mol cuả nước là 18 g.
	+ Khối lượng cuả 1,5 mol nước là 22g.
Hoạt động 3
	Em hiểu như thế nào về những câu sau :
 + Thể tích cuả 0,1 mol CO2 khác thể tích cuả 0,1 mol H2 (khộng cùng to , P)
	+ Thể tích cuả 0,1 mol CO2 bằng thể tích cuả 0,1 mol H2 (đo cùng to , P hoặc đo ở đkc)
	+ Thể tích cuả 1 mol CO2 bằng thể tích cuả 1 mol H2 là 22,4 lit (đo ở đkc)’
	+ Khối lượng cuả 1 mol CO2 có bằng khối lượng cuả 1 mol H2 không? Vì sao?
Hoạt động 4
	Các câu sau đây có ý nghĩa như thế nào?
	+ d A / B = 1,5
	+ d A / kk = 1,52
Hoạt động 5
	Cho từng học sinh nêu hướng làm bài 1, 2, 3/trang 79 sách giáo khoa.
Hoạt động 6
	- Nhắc lại các bước giải toán theo phương trình hoá học.
	- Thực hiện bài 4/trang 79.
- Một học sinh trả lời câu hỏi cuả GV.
- 	Một học sinh đọc hiểu mục 1/trang 77 sách giáo khoa.
- Một học sinh trả lời câu hỏi cuả Giáo viên.
- 	Một học sinh đọc hiểu mục 2/trang 77 sách giáo khoa.
- 4 học sinh trả lời câu hỏi cuả Giáo viên.
- 	Một học sinh đọc hiểu mục 3/trang 77 sách giáo khoa.
- Học sinh vẽ sơ đồ trang 78 vào tập.
- Một học sinh trả lời câu hỏi cuả Giáo viên.
- 	Một học sinh đọc hiểu mục 4/trang 78 sách giáo khoa.
- 3 học sinh lên bảng làm bài.
- 4 bước.
	- 1 học sinh nêu hướng làm câu a.
	- 1 học sinh nêu hướng làm câu b.
	- 1 học sinh lên bảng thực hiện.
I. Kiến thức cần nhớ	1. Mol
 2. Khối lượng mol
3. Thể tích mol chất khí.
	+ Sơ đồ chuyển đổi giưã m, n và V.
4. Tỉ khối cuả chất khí
 5. Bài tập
	+ Bài 1 : SO3
	+ Bài 2 : FeSO4
	+ Bài 3 :
	a)-	M = 138 (g)
	b)-	% K = 56,5%
	% C = 8,7%
	% O = 34,8%
 + Bài 4 :
	a) 11,1 (g)
	b) 1,2 (lit)
4. Củng cố:4’
- Hướng dẫn bài 5/trang 79/SGK: 
 + Viết PTPƯ
 + Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol đối với chất khí.
 + Từ VCH4 ® VO2, VCO2
 + Áp dụng công thức tính tỉ khối để so sánh khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí.
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Xem lại các bài tập chương I, II, III để chuẩn bị kiểm tra học kỳ I
*RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
.
Ngày soạn : / / 201
 Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
 - Ôn lại những khái niệm cơ bản ở học kì I : Nguyên tử, nguyên tố, đơn chất, hợp chất, phân tử, mol, khối lượng mol, định luật bảo toàn khối lượng, thể tích mol chất khí, hóa trị....
 - Nắm lại các công thức quan trọng như : chuyển đổi giữa n , m, V....
 - Rèn luyện kĩ năng :
 + Lập công thức hóa học.
 + Tính hóa trị và lập CTHH của hợp chất.
 + Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
 + Áp dụng công thức tỉ khối, định luật bảo toàn khối lượng để tính khối lượng một chất trong PTHH.
 + Biết lập PTHH và lí luận tính theo PTHH.
 + Tính được thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố trong hợp chất.
 + Lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố.
II. Chuẩn bị 
 - Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, làm sẵn ô chữ, bảng phụ.
 - Phần học sinh ôn tập các kiến thức đã học
III. Tiến trình dạy – học 
Ổn định lớp : 1’
Kiểm tra bài cũ : không
Nội dung bài :
15’
27’
2’
Hoạt động 1 : Ôn lại một số khái niệm cơ bản thông qua trò chơi đoán ô chữ
1. Phổ biến luật chơi 
 - Thi theo nhóm
 - Giới thiệu ô chữ : Gồm 6 hàng và 1 cột dọc : là những khái niệm cơ bản của hóa học
1
2
3
4
5
6
1
2
3
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
7
2. Tiến hành chơi đoán ô chữ
a. Ô chữ hàng 1 : gồm 6 chữ cái : đó là đại lượng để so sánh sự nặng hay nhẹ hơn giữa các chất khí.
b. Ô chữ thứ 2 : gồm 3 chữ cái. Đây là lượng chất chứa N hạt vi mô
c. Ô chữ thứ 3 : gồm 7 chữ cái đó là từ chỉ loại đơn chất có tính dẫn điện tốt và có ánh kim
d. Ô chữ thứ 4 : gồm 6 chữ cái : hạt vi mô đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất
e. Ô chữ thứ 5 : gồm 6 chữ cái : khả năng liên kết giữa các nguyên tử hay giữa nguyên tử với một nhóm nguyên tử khác
f. Ô chữ thứ 6 : gồm 7 chữ cái đây là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học
Cuối cùng cho học sinh đoán ô chữ hàng dọc và hoàn thiện bảng ô chữ
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập (cho HS thảo luận nhóm)
Bài 1 : cho Ca hóa trị II và nhóm OH hóa trị I
a. Hãy lập CTHH của hợp chất ?
b. Tính % khối lượng của Ca và O trong hợp chất ?
Bài 2 
a. Xác định chất khí A là gì ? có CTHH ? Biết tỉ khối của khí A đối với hidro bằng 32
b. Tính% khối lượng của mỗi nguyên tố trong A ?
Bài 3 : cho sơ đồ phản ứng :
 Fe + HCl à FeCl2 + H2
Lập PTHH ?
Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử số phân tử giữa các chất trong PTHH trên ?
Nếu 8,4g Fe phản ứng với 10,95g
HCl tạo thành 19,05g FeCl2 và m(g) H2 thì khối lượng H2 tạo thành là bao nhiêu gam ?
Nếu ở đktc thì thể tích H2 là bao nhiêu ?
Hoạt động 3
Dặn dò : Học sinh ôn tập kĩ để kiểm tra học kì.
I. Ôn lại một số khái niệm hóa học cơ bản 
- Tỉ khối
 - Mol
- Kim loại
- Phân tử
- Hoá trị
- Đơn chất
T
Ỉ
K
H
Ố
I
M
O
L
K
I
M
L
O
Ạ
I
P
H
Â
N
T
Ử
H
O
Á
T
R
Ị
Đ
Ơ
N
C
H
Ấ
T
* Ô chữ hàng dọc : HÓA HỌC
II. Bài tập 
Bài 1: cho Ca hóa trị II và nhóm OH hóa trị I
a. Hãy lập CTHH của hợp chất ?
b. Tính % khối lượng của Ca và O trong hợp chất ?
Bài 2 
dA/H2 ==> MA = dA/H2.2 = 32.2= 64
Vậy chất khí A là khí lưu huỳnh đioxit : SO2
b. MSO2 = 32+ 32 = 64(g)
è %S = 100% = 50% và % O = 50%
Bài 3 
1. Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 
2. 1nt : 2pt : 1pt : 1pt
3. Theo định luật BTKL 
 mH2 = mFe + mHCl – mFeCl2
 = 8,4 + 10.95 -19,05 = 0.3(g)
nH2 = 0,3/2 = 0,15(mol)
à VH2 = 0,15.22,4 = 3,36(l)
 Tiết 36 KIỂM TRA HỌC KÌ I
 THEO ĐỀ THI CHUNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HƯƠNG TRÀ
Ngày soạn : 07 / 01 /2012
 CHƯƠNG 4 : OXI – KHÔNG KHÍ
 Tiết 37 Bài 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI
I. Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức
HS biết được:
 - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
 - Tính chất hoá học của oxi. Oxi là phi kim hoạt động hoá học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: Tác dụng với hầu hết các kim loại ( Fe, Cu ), nhiều phi kim ( S, P ) và hợp chất ( CH4 ). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
 - Sự cần thiết của oxi trong đời sống.
 2. Về kĩ năng	
 - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxi.
 - Viết được các PTHH.	
 - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Trọng tâm
- Tính chất hoá học của oxi.
II. Chuẩn bị
 - Điều chế 06 lọ chưá khí Oxi.
 - Đèn cồn, 02 cây que, 03 mui sắt, 03 quẹt gas.
 - Lưu huỳnh, photpho đỏ, dung dịch KMnO4.
III. Phương pháp
 - Phát vấn, thảo luận, thí nghiệm, thực hành trực quan.
IV. Tiến trình dạy - học
 1. Ổn định lớp : 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: 2’ một nhà Sinh học đã nói: ”Chúng ta có thể nhịn ăn trong vài ngày, song chúng ta không thể nhịn thở trong vài phút”. Quá trình hô hấp của con người và sinh vật phải có khí oxi. Những hiểu biết về oxi giúp chúng ta hiểu biết rất nhiều vấn đề trong đời sống, khoa học và sản xuất. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tính chất của oxi.
* Phát triển bài
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
5’
7’
10’
15
Hoạt động 1
- Các nhóm hãy trình bày những hiểu biết cuả mình về oxi?
	- GV theo dõi và dẫn các ý đúng ghi lên bảng theo sườn bài.
	? Khí oxi là chất ở dạng đơn chất cuả nguyên tố gì?
	? Khí Oxi có nhiều ở đâu?
	? Ở dạng hợp chất nguyên tố oxi có nhiều ở đâu? 
Hoạt động 2
- Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chất ở dạng đơn chất cuả nguyên tố oxi. Đó là khí oxi.
? Muốn tìm hiểu chất ta phải tìm hiểu mấy yếu tố?
- Đầu tiên tìm hiểu tính chất vật lý cuả khí oxi. Cho các nhóm quan sát lọ chứa khí oxi, thảo luận, nhận xét tính chất vật lý cuả khí oxi.
- GV có thể đề nghị HS mở nút lọ khí oxi và dùng bàn tay phẩy nhẹ khí oxi vào mũi để nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc phần I.2.a/trang 81 và trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS đọc phần I.2.b/trang 81 và trả lời câu hỏi.
	? Người ta có thể hoá lỏng khí oxi không? Ở to bao nhiêu? Oxi lỏng có màu gì?
 - Gọi một số HS đọc phần I.3/trang 81 đồng thời GV viết lên bảng.
Hoạt động 3
- GV nêu vấn đề mới để chuyển qua tìm hiểu tính chất hoá học cuả khí oxi.
	Đưa một lọ chứa không khí cho nhóm quan sát và nhận xét màu, mùi, thể và cho nhận xét so sánh với khí oxi như thế nào? Và đó là các lọ chứa không khí, thế thì làm sao ta có thể phân biệt được các lọ khi nãy có chưá khí oxi không hay là không khí?
	Hãy cùng nhau thảo luận, tìm ra phương pháp phân biệt và nêu cách thực hiện.
	GV có thể gợi ý nếu HS không tìm được đáp án : bếp lửa sắp tàn ta làm sao để bếp cháy bùng lên? Chính nhờ vào khí gì?
Kết luận : khí oxi duy trì sự cháy.
Hoạt động 4
Mỗi một chất đều có tính chất đặc trưng riêng, chúng ta cùng tìm hiểu tính chất hoá học cuả khí oxi.
Để biết tính chất hoá học của khí oxi ta lần lượt làm thí nghiệm cho khí oxi tác dụng với :
	+ Lưu huỳnh.
	Cho HS quan sát mẫu lưu huỳnh. Yêu cầu HS đọc phần II.1.a. Thí nghiệm/trang 81.
	Cho 2 HS lên tiến hành thí nghiệm.
	Yêu cầu các nhóm quan sát và nhận xét.
	Nhắc nhở HS khi đốt xong cần lấy mui sắt ra thật nhanh và đậy kín nắp lọ.
	Sản phẩm tạo thành chủ yếu là SO2 và một ít SO3.
	SO2 là chất khí độc có mùi hắc và có tính tẩy màu.
	Các nhóm xác định:
 - Chất phản ứng?
 - Sản phẩm?
 - Các chất ở thể gì?
 - Viết phương trình hoá học xảy ra.
	Yêu cầu HS cho dung dịch KMnO4 vào lọ chưá sản phẩm và nhận xét.
	Tiếp theo ta thực hiện phản ứng khí oxi tác dụng với 
	+ Photpho
	Cho HS quan sát mẫu Photpho đỏ.
	Tương tự khi dạy phần S, GV thực hiện thí nghiệm không đốt P ngoài không khí mà đưa ngay vào lọ oxi. Yêu cầu HS nhận xét.
	Sau đó đốt P ngoài không khí rồi đưa vào lọ chưá O2. Yêu cầu các nhóm quan sát và nhận xét. (2 HS thực hiện thí nghiệm này)
 - Chất phản ứng?
 - Sản phẩm?
 - Các chất ở thể gì?
 - Viết phương trình hoá học xảy ra.
 Ngoài S, P, khí oxi có thể tác dụng với các phi kim khác như C, H2. Sản phẩm lần lượt là CO2, H2O với điều kiện phải cung cấp một lượng nhiệt. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
? Vậy oxi là nguyên tố có hoá trị bao nhiêu?
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất, chiếm 49,4 %.
- Lên bảng viết KHHH, CTHH, NTK, PTK của oxi.
- Nguyên tố oxi.
- Không khí.
- Trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người.
- Tính chất vật lý và tính chất hoá học.
- Quan sát, thảo luận, đại diện HS đứng lên trả lời về nhận xét cuả nhóm:
- Trạng thái.
- Màu.
- Mùi.
- Được.
- Ở - 183 oC.
- Màu xanh nhạt.
- Tàn đóm
- Bùng cháy
- Khí Oxi
- S cháy trong không khí.
- S cháy trong O2.
- So sánh hiện tương cháy cuả S trong 2 trượng hợp trên.
- S và O2
- SO2
to
- S - rắn, O2, SO2 – khí
 S + O2 ® SO2
- P và O2
- P2O5
- P rắn, O2 khí, P2O5 rắn
4P + 5O2 ® 2P2O5
C	+ O2 ® CO2
2H2 + O2 ®	 2H2O
- Hoá trị II	
 + KHHH : O
	+ NTK : 16
	+ CTHH : O2
	+ PTK : 32
I. Tính chất vật lý
- Thể khí, không màu, không mùi.
- Tan ít trong nước.
- Nặng hơn không khí
- Khí oxi hoá lỏng ở 
-183oC. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
II. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với phi kim
a. Với lưu huỳnh
	Tạo thành Lưu huỳnh đioxit (SO2).
	to
S + O2 ® SO2
	 b. Với Photpho
	Tạo thành điphotpho pentaoxit.
to 
to 
	to 
to 
4P + 5O2 ® 2P2O5
 4. Củng cố: 3’
 - Trả lời bài tập 6/trang 84.
 5. Hướng dẫn về nhà: 2’
 - Học bài , làm các bài tập sgk/84. Nghiên cứu tiếp phần 2-3 trang 86 sgk.
 Ngày soạn : 11/ 01 /2012
 Tiết 38 Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (tt)
I. Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức
HS biết được:
 - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
 - Tính chất hoá học của oxi. Oxi là phi kim hoạt động hoá học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: Tác dụng với hầu hết các kim loại, nhiều phi kim và hợp chất. Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
 - Sự cần thiết oxi trong đời sống.
 2. Về kĩ năng
 - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, S, P, C và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxi.
 - Viết được các PTHH.
 - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Trọng tâm
- Tính chất hoá học của oxi.
II. Chuẩn bị
 - Điều chế 04 lọ chưá khí Oxi.
 - Đèn cồn, dây sắt, quẹt gas, que diêm.
 - Hai bảng phụ dùng để củng cố cả bài 24.
III. Phương pháp
 - Phát vấn, thảo luận, thí nghiệm, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình dạy - học
 1. Kiểm tra bài cũ
 ? Trình bày phương pháp phân biệt khí oxi, không khí.
 2. Nội dung bài mới
* Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta tìm hiểu một phần về tính chất hoá học của oxi. Hôm nay chúng ta tìm hiểu hoàn tất tính chất hoá học cuả oxi.
* Phát triển bài
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
- Các kim loại để lâu ngoài không khí chúng sẽ ra sao ?
	- Có phản ứng hoá học xảy ra không?
	- Phản ứng hoá học này xảy ra do đâu? Các nhóm hãy thảo luận và cho biết ch

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12728318.doc
Giáo án liên quan