Giáo án Hóa học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Liên

A.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Học sinh ôn tập các kiến thức cơ bản như: Tính chất của oxi , ứng dụng và điều chế oxi , Khái niệm về oxit và sự phân loại oxit , Khái niệm về phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy , Thành phần của không khí.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH, kỹ năng phân biệt các loại phản ứng hóa học

- Tiếp tục củng cố các bài tập tính theo PTHH.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu môn học.

4. PTNL : sử dụng ngôn ngữ , tính toán

B.Phương pháp: Hỏi đáp, , vận dụng.

C.Phương tiện: HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản trong chương.

D.Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định:

 II. Bài cũ:

 III. Bài mới:

*Đặt vấn đề: Nội dung bài học ngày hôm nay giúp các em củng cố những kiến thức đã học trong chương như: những tính chất và điều chế khí oxi, thành phần của không khí, định nghĩa về sự phân loại oxit, sự oxihóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân huỷ.

 

doc95 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020 - Đặng Thị Liên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gk.
* PTHH:
 CaO + H2O Ca(OH)2.
- Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hóa hợp với nước thuộc loại bazơ. Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
c. Tác dụng với oxit axit:
* Thí nghiệm: 
 Sgk.
* Nhận xét: Sgk.
* PTHH:
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4.
- Hợp chất tạo ra do nước tác dụng với a xit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
III. Vai trò của nước trong dời sống và sản xuất:
 Sgk.
IV. Củng cố
1. Có 3 lọ đựng các Hóa chất sau: H2O, dung dịch HCl, dung dịch NaOH bị mất nhãn, trình bày phương pháp Hóa học để nhận biết các Hóa chất trên.
2. Tím mNaOH cần lấy cho vào H2O để thu được 16g dung dịch NaOH
V. Dặn dò: - Làm các bài tập còn lại ở Sgk trang 125.
 Ngày soạn: 14/3./2019
Tiết 54: AXIT – BAZƠ – MUỐI
A.Mục tiêu: 
. 1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu và biết cách phân loại axít , bazơ theo thành phần hóa học và tên gọi.
- Phân tử axít gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc a xít, các nguyên tử H này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại để tạo ra phân tử muối
- Phân tử bazơ gồm có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm (OH)
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc và viết công thức hóa học của axít.
- PTNL : sử dụng ngôn ngữ, tính toán
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
Phương pháp: Nếu vấn đề, đàm thoại.
C.Phương tiện: 
 - GV : Bảng phụ : Tên axit, công thức, thành phần, gốc...của một số axit thường gặp.
 - Học sinh: Ôn lại bài 26 “Oxit”, bài 33 “ Điều chế hiđro – p/ư thế”, bài 10 “Hóa trị”.
D.Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định:
 II. Bài cũ: 
1. Nêu TCHH của nước. Viết PTHH minh hoạ.
2. Nêu khái niệm oxit, công thức chung của oxit, có mấy loại oxit? Cho VD minh hoạ mỗi loại.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1.Hoạt động1:
- GV cho HS lấy một vài VD về các axit.
- Yêu cầu HS nhận xét về thành phần phân tử và thử nêu ra định nghĩa axit.
- GV cho các HS khác nhận xét, bổ sung.
Đồng thời GV cHóat lại định nghĩa trong Sgk.
- GV giới thiệu CTHH của axit. Yêu cầu HS lập nội dung vào bảng 1.
I. Axit:
1. Khái niệm:
a. Trả lời câu hỏi: Sgk.
b. Nhận xét: 
- VD: HCl, H2S, H2SO4 , HNO3, H2CO3, H3PO4.
- TPPT: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (- Cl, =S, =SO4, -NO3...)
c. Kết luận: 
* Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Tên axit
CTHH
Thành phần
Hóa trị của gốc axit
Số nguyên tử H
Gốc axit
Axit clohiđric
Axit nitric
Axit sunfuric
Axit cacbonic
Axit photphoric
- HS nhận xét về số nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
- GV thông báo: Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro.
- Yêu cầu HS rút ra CTHH của axit.
- Từ các VD trên yêu cầu HS dựa vào thành phần, phân loại axit.
- GV hướng dẫn cách gọi tên.
+ Axit không có oxi. 
+ Axit có oxi. 
- Yêu cầu HS đọc tên 1 số axit thường gặp.
.Hoạt động2: Luyện tập
GV cho HS hoạt động nhóm 
Cho các axit sau :HCl, H2S, H2SO4, HNO3, HBr, HI, HF, H3PO4, H2CO3.
Em hãy gọi tên và phân loại các axit trên.
2. Công thức hóa học :
- Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc 
axit.
Công thức chung: HnA.
Trong đó: - H: là nguyên tử hiđro.
 - A: là gốc axit.
3. Phân loại:
- 2 loại: 
+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF...
+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3...
4. Tên gọi:
a. Axit không có oxi : 
 Tên axit : Axit + tên phi kim + hiđric.
VD : - HCl : Axit clohiđric.
 - H2S : Axit sunfuhiđric.
b. Axit có oxi: 
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
 Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.
VD : - HNO3 : Axit nitric.
 - H2SO4 : Axit sunfuric.
* Axit có ít nguyên tử oxi :
 Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.
VD : - H2SO3 : Axit sunfurơ.
 Hoạt động3 : Tìm hiểu về bazơ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV cho HS kể tên, nêu ra CTHH của của một số bazơ mà các em biết.
- GV cho HS điền nội dung vào bảng dưới đây.
II. Bazơ :
1. Khái niệm:
a. Trả lời câu hỏi: Sgk.
b. Nhận xét: 
- VD : NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3...
Tên bazơ
CTHH
Thành phần
Hóa trị của kim loại.
Nguyên tử K.Loại.
Số nhóm OH
Natri hiđroxit.
Kali hiđroxit.
Canxi hiđroxit.
Sắt (III) hiđroxit.
- GV cho HS nhận xét về thành phần phân tử của bazơ và thử nêu ra định nghĩa của bazơ.
- HS rút ra CTHH của bazơ.
- GV thông báo : Do nhóm – OH có hóa trị I nên kim loại có hóa trị bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm – OH.
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên.
- GV chia các bazơ theo tính tan và yêu cầu HS lấy VD minh hoạ.
Hoạt động2: Luyện tập
GV cho HS hoạt động nhóm 
- TPPT: Có một nguyên tử kim loại và 1 hay nhiều nhóm – OH.
c. Kết luận: 
* Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH)
2. Công thức hóa học :
- Gồm nguyên tử KL và một hay nhiều nhóm 
 - OH.
Công thức chung: M(OH)n
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
 - A: là nhóm hiđroxit.
3. Tên gọi:
 Tên bazơ : Tên KL (kèm theo hóa trị nếu KL có nhiều hóa trị) + hiđroxit. 
VD : NaOH : Natri hiđroxit.
 Fe(OH)3 : Sắt (III) hiđroxit.
4. Phân loại: 
- 2 loại: 
* Bazơ tan trong nước : NaOH, KOH...
* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2...
 - GV cho HS hoàn thành bảng sau:
Nguyên tố
Công thức ôxít tương ứng
CTHH của bazơ tương ứng
Tên gọi bazơ
Phân loại
Bazơ tan 
* Bazơ không tan 
Na
K
Mg
Ca
Zn
Ba
IV. Củng cố : GV nhắc lại nội dung chính của bài
V. Dặn dò: - Làm các bài tập ở Sgk trang 130.
 - Đọc trước mục Muối
---------------------------------------------
 Ngày soạn: 20 /3./ 2019
 Tiết 55 : AXIT – BAZƠ – MUỐI 
A.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm, tên gọi và cách phân loại muối.
2. Kỹ năng: Viết CTHH khi biết tên chất và ngược lại
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và yêu thích môn học
B.Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại.
C.Phương tiện: 
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: Ôn tập kĩ công thức, tên gọi của oxit- bazơ, muối.
D.Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định:
 II. Bài cũ: 
1. Viết công thức chung của oxit, bazơ, axit.
2. HS chữa bài tập 2, 4 Sgk.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1.Hoạt động1:
- GV cho HS viết một số công thức muối đã biết.
- Yêu cầu HS nhận xét về thành phần phân tử và thử nêu ra định nghĩa về muối.
- GV cho các HS khác nhận xét, bổ sung.
Đồng thời GV nhắc lại định nghĩa trong Sgk.
- GV giới thiệu CTHH của muối. Lấy VD minh hoạ.
- GV trình bày phân loại muối.
- GV hướng dẫn HS cách gọi tên muối
I. Muối:
1. Khái niệm:
a. Trả lời câu hỏi: 
 Sgk.
b. Nhận xét: 
- VD: NaCl, CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3...
- TPPT: Có nguyên tử kim loại và gốc axit.
c. Kết luận: 
* Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
2. Công thức hóa học tổng quát :
- Gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hiđroxit.
 MxAy.
Trong đó: - M: là nguyên tử kim loại.
 - A : là gốc axit.
VD : Na2CO3 . NaHCO3.
Gốc axit : = CO3 - HCO3.
3. Phân loại: 2 loại: 
* Muối trung hòa: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 VD : CuSO4, Na2CO3, CaCO3, NaNO3...
* Muối axit: Là muối mà trong đó gốc a xit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
 VD: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2...
4.Tên gọi:
 * Muối trung hòa: Tên KL (kèm theo hóa trị ) + tên gốc axit. 
VD : - Na2SO4 : Natri sunfat.
 - Na2SO3 : Natri sunfit.
 - ZnCl2 : Kẽm clorua.
* Muối axit :( tiếp đầu ngữ) tên KL + ( tiếp đầu ngữ) hydro + tên gốc axit. 
VD : NaHCO3 : Natrihydrocacbonnat
 NaHSO4 : Natrihydrosunphat
NaH2PO4 : Natriđi hydrophotphat
Na2HPO4: ĐiNatrihydrophotphat
IV. Củng cố : Kiểm tra 15/
Câu 1( 4đ ): Em hãy viết công thức hóa học của các muối có tên sau đây rồi phân loại chúng:
Natri cacbonát, Kali sunfát, Bari clorua, Magiê phốtphát, Canxi nitrát, Natri hyđrôphốtphát, Natri đihyđrô phốtphát, Bari hyđrô cacbonát.
Câu 2( 6 đ ) : Cho 13 gam kẽm phản ứng với dung dịch axit clohyđric sau phản ứng thu được 25 g kẽmclorua và khí hyđrô . Tính hiệu suất phản ứng .
V. Dặn dò: 
 - Học bài và làm bài tập. Ôn lại các định nghĩa, cách gọi tên, phân loại 
oxit, axit, bazơ, muối.
 - Ôn tập kiến thức tính chất hóa học của nước, chuẩn bị cho giờ sau thực hành.
-------------------------------
 Ngày soạn: 27 /3 / 2019
 Tiết 56: BÀI THỰC HÀNH 6
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC.
A.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Học sinh được củng cố về kiến thức: tính chất hóa học của nước
- Học sinh được củng cố về các biện pháp đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng làm thí nghiệm
- PTNL : thực hành thí nghiệm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức và yêu thích môn học
B.Phương pháp: Thực hành, quan sát.
C.Phương tiện: 
 - Dụng cụ: Chậu thủy tinh, cốc thủy tinh, bát sứ, lọ thủy tinh có nút, nút cao su có muổng sắt, đũa thủy tinh.
 - Hóa chất : Na, CaO, P, quì tím (hoặc phenolphtalein)
D.Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định:
 II. Bài cũ: 1. Nêu các tính chất hóa học của nước.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành.
.Hoạt động 1: Thử tính chất hóa học của nước
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1.
* Thí nghiệm: 
+ Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào một cốc nước (hoặc cho mẫu giấy quỳ tím vào).
+ Dùng kẹp sắt kẹp miếng natri (nhỏ bằng hạt đỗ) cho vào cốc nước.
- Yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét. Viết PTHH.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2.
* Thí nghiệm: 
+ Cho một mẫu nhỏ vôi sống (bằng hạt ngô) vào bát sứ.
+ Rót một ít nước vào vôi sống. Cho 1-2 giọt dung dịch phemolphtalein vào dung dịch nước vôi.
- Yêu cầu các nhóm làm và nêu nhận xét. Viết PTHH.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3.
* Thí nghiệm: 
+ Đốt P trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh P đang cháy vào lọ thủy tinh.
+ Khi P ngừng cháy, rót một ít nước vào lọ, lắc nhẹ.
+ Cho một mẫu quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành.
- Yêu cầu các nhóm làm và nêu nhận xét. Viết PTHH.
.Hoạt động 2: 
- Học sinh viết tường trình thí nghiệm.
I. Tiến hành thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri.
a. Cách làm: Sgk.
b. Hiện tượng:
- Miếng natri chạy tròn trên mặt nước.
- Có khí thoát ra.
- Quỳ tím chuyển sang màu xanh.
c. Phương trình hóa học :
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 Phản ứng của natri với nước tạo thành dung dịch bazơ.
2. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO.
a. Cách làm:Sgk.
b. Hiện tượng:
- Mẫu vôi sống nhão ra.
- Dung dịch phenolphtalein đang từ không màu chuyển sang màu hồng.
- Phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
c. Phương trình hóa học :
 CaO + H2O Ca(OH)2.
 Phản ứng của vôi sống với nước tạo thành bazơ.
3. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit.
a. Cách làm: Sgk.
b. Hiện tượng:
- Photpho cháy sinh ra khói màu trắng.
- Miếng giấy quỳ tím chuyển tành màu đỏ.
c. Phương trình hóa học :
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4.
 Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước tạo thành dung dịch axit.
II. Tường trình:
- Học sinh viết tường trình theo mẫu sẵn có.
IV. Củng cố: - GV nhắc lại các TCHH của nước.
V. Dặn dò: - Nhận xét giờ thực hành. 
 - Học sinh vệ sinh phòng học, dụng cụ TH .
--------------------------------------
 Ngày soạn: 29/ 3/ 2019
 Tiết 57: BÀI LUYỆN TẬP 7.
A.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Củng cố và hệ thống lại các kiến thức và khái niệm hóa học về thành phần hóa học của nước, tính chất vật lý và tính chất hóa học của nước.
- Học sinh hiểu và biết về định nghĩa CTTQ, tên gọi và phân loại được 4 hợp chất vô cô
- Học sinh viết được CTHH của 4 hợp chất vô cô khi biết tên gọi và ngược lại
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập tổng hợp
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng làm bài tập tính theo PTHH
- PTNL : sử dụng ngôn ngữ hóa học , năng lực tính toán .
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và yêu thích môn học
B.Phương pháp: Đàm thoại, giải bài tập.
C.Phương tiện: 
 - Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
 - Học sinh : Ôn tập kĩ TCHH của nước, công thức, tên gọi của oxit, bazơ, muối.
D.Tiến trình lên lớp:
 I. Ổn định:
 II. Bài cũ: 
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1.Hoạt động1:
- GV cho HS trình bày về thành phần hóa học của nước và các tính chất hóa học của nước.
 Cho HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS hoạt động nhóm trình bày bảng tổng kết về định nghĩa, công thức, cách gọi tên và phân loại các axit- bazơ- muối.
 GV gọi đại diện các nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2.Hoạt động2:
- GV phân công nhóm HS làm các bài tập 1, 2, 3 hoặc 4. Sau đó lần lượt trình bày trước lớp để các HS trong lớp đối chiếu, sửa chữa.
 GV uốn nắn những sai sót điển hình.
- Yêu cầu HS lập PTHH. Chỉ ra chất sản phẩm, xác định loại chất.
- Yêu cầu HS nhắc lại Hóa trị của các gốc axit.
- GV hướng dẫn HS cách giải.
+ Đặt CT chung.
+ Tìm khối lượng của kim loại và khối lượng oxi trong 1mol oxit.
+ Rút ra số mol nguyên tử kim loại và oxi trong hợp chất oxit.
+ Lập CTHH.
- GV chỉ định 1HS lên bảng chữa bài tập 5 Sgk.
 Các HS còn lại làm bài tập 6 ,7 vào giấy nháp. GV chấm điểm 1 số HS.
I. Kiến thức cần nhớ:
- .HS trình bày 
II. Bài tâp:
* Bài tập 1 : Trang 131.
a. PTHH :
 2K + 2H2O 2KOH + H2
 Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2
b. Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
* Bài tập 2 : Trang 132.
+ a, b, c: HS lập PTHH.
+ d, e:
- Chất sản phẩm ở a (NaOH, KOH) là bazơ kiềm.
- Chất sản phẩm ở b (H2SO3, H2SO4, HNO3 ) là axit.
- Chất sản phẩm ở c(NaCl, Al2(SO4)3 ) là muối.
* Bài tập 3: Trang 132.
- Đồng(II) clorua : CuCl2.
- Kẽm sunfat : ZnSO4.
- Sắt(III) sunfat : Fe2(SO4)3.
- Magie hiđrocacbonat: Mg(HCO3)2.
- Canxi photphat : Ca3(PO4)2.
- Natri hiđrophotphat : NaH2PO4.
* Bài tập 4: Trang 132.
- Đặt CTHH của oxit kim loại là MxOy.
- Khối lượng kim loại trong một mol oxit là:
- Khối lượng oxi có trong 1mol oxit đó là:
 160 – 112 = 48 (g)
Ta có: 
 M = 56. M là kim loại Fe.
 CTHH của oxit: Fe2O3, đó là sắt (III) oxit.
* Bài tập 5: Trang 132.
- HS làm ở bảng.
Bài 6: Hãy trình bày phương pháp nhận biết các chất sau : Ca(OH)2 , Na2SO4 và HNO3.
Giải : 
- Trích mẫu thử.
- Cho quỳ tím vào mỗi mẫu thử trên.
+ Nếu lọ nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh là Ca(OH)2 .
+ Nếu lọ nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ là HNO3.
+ Lọ còn lại là Na2SO4 .
Bài 7: Hãy trình bày phương pháp nhận biết các chất sau : BaO , NaCl và P2O5 .
Giải : 
- Trích mẫu thử.
- Hòa tan các mẫu thử trên vào nước thì BaO , và P2O5 phản ứng với nước còn NaCl không phản ứng với nước .
Các PTHH :
BaO + H2O à Ba(OH)2 
P2O5 +3 H2O à 2H3PO4 
- Cho quỳ tím vào mỗi mẫu thử trên.
+ Nếu lọ nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh là Ba(OH)2 .
+ Nếu lọ nào làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ là H3PO4 .
+ Lọ còn lại là NaCl.
IV. Củng cố: 
 BT 1: Cho các chất sau đây: HCl, Na2O, SO3, P2O5, Fe3O4, MgCl2, Na2SO4, NaHCO3 Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp.
BT 2: Em hãy hoàn thành bảng sau đây:
Ôxít bazơ
Bazơ tương ứng
Ôxít xít
Axít tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của Bazơ và gốc axít
K2O
HNO3
Ca(OH)2
CO2
Al2O3
SO3
BaO
H3PO4
V. Dặn dò: Yêu cầu HS ôn tập kiến thức trong chương, chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 1 tiết.
	 ------------------------------------------------
 Ngày soạn: 2 / 04/ 2019
 Tiết 58 : KIỂM TRA 1 TIẾT 
A.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: 
1.Kiến thức:
- Đo được mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng kiến thức của học sinh sau khi học xong các chương V.
- Từ đó học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình, điều chỉnh PP học tập.
- GV đánh giá khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo của HS. GV đánh giá, phân hóa được học sinh.
- GV biết được khả năng tiếp thu của HS, điều chỉnh PP dạy học cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả dạy - học cao hơn.
- Nội dung kiến thức ở chương 5. Hiđro – Nước.
 + Chủ đề 1: Hiđro
+ Chủ đề 2: Nước
+ Chủ đề 3: Axit – bazơ – muối
2. Kỹ năng:
- HS vận dụng được các kiến thức về Hiđro, nước, axit – bazơ – muối vào tính khối lượng, thể tích, PTHH 
- Rèn kỹ năng làm bài cẩn thận, trình bày khoa học.
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực thực hành, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính tích cực tự giác.
- Giáo dục ý thức nghiêm túc trong kiểm tra.
B.HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
C.THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thiết lập ma trận nhận thức :
BẢNG TÍNH SỐ ĐIỂM/SỐ CÂU Ở CÁC CẤP ĐỘ CỦA MỖI CHỦ ĐỀ
Tổng số điểm/số câu:
10/5
Hệ số H:
0.8
TT
Chủ đề
Thời lượng dạy học 
theo PPCT
Số tiết 
LT
quy đổi
Số điểm/
Số câu
 của CĐ
Số điểm/số câu ở các mức độ
Tổng 
số tiết
Số tiết
 lí thuyết
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Vận
dụng
cao
1
CHỦ ĐỀ 1: Hiđro
5
4
3.2
3.00
0
2,0
0
1,0
CHỦ ĐỀ 2: Nước
3
3
2.4
4.00
1,0
0
3,0
0
2
CHỦ ĐỀ 3: Axit – bazơ – muối
4
3
2.4
3.00
2,0
1,0
0
0
CỘNG
12
10
8
10
3,0
3,0
3,0
1,0
Tỷ lệ %
30
30
30
10
2. Thiết lập ma trận :
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Cộng
Chủ đề 1 
Hiđro
(5 tiết)
4.0đ
Viết được PTHH về TCHH của Hiđro
Giải bài tập so sánh
về thể tích khí hydro
Số câu: 
Số điểm: 
1 câu 
2,0 đ
1 câu 
1,0 đ
2 câu 
3,0 đ
Chủ đề 2
Nước
(3 tiết)
3.0đ
Nêu được thành phần hóa học của nước.
- Phân biệt được nước cất, nước khoáng;
- Giải thích được hiện tượng thực tiễn liên quan đến nước.
Số câu: 
Số điểm: 
1 câu 
1,0 đ
1 câu 
3,0 đ
2 câu 
4,0 đ
Chủ đề 3
Axit – bazơ – muối
(5 tiết)
3.0đ
Gọi tên được axit; bazơ; muối.
Nhận biết 
các chất Axit – Bazơ - Muối
Số câu:
Số điểm:
1 câu 
2,0 đ
1 câu 
1,0 đ
2 câu 
3,0 đ
Tổng số câu
Số điểm...% 
1 câu 
3,0 đ
2 câu 
3,0 đ
1 câu 
3,0 đ
1 câu 
1,0 đ
6 câu 
10,0 đ
D. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN :
Đề 8 A :
Câu 1 : (2 điểm) Cho các chất sau : O2, FeO , CuO , Cl2 , Những chất nào tác dụng được với Hydro . Viết các PTHH minh họa . 
Câu 2 : (1 điểm) . Nêu thành phần hóa học của nước
Câu 3 : (2 điểm) Cho các chất sau : HCl, NaOH, Na2SO4 , Fe(OH)3, MgCl2, NaHSO4, Na2HPO4 , HNO3 , Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp và gọi tên chúng.
Câu 4 : (1 điểm) Cho m g các kim loại Fe , Mg , Al tác dụng với axit sunphuric thì kim loại nào cho nhiều khí hydro nhất . 
Câu 5 : (2 điểm) Hãy trình bày phương pháp nhận biết các chất sau : Ca(OH)2 , Na2SO4 và HNO3.
Câu 6 : (2 điểm)
a . Làm thế nào phân biệt 2 cốc mất nhãn đựng riêng biệt: nước cất, nước khoáng (lấy từ núi đá vôi)
 b. Vì sao nước khoáng lấy từ núi đá vôi khi đun sôi lại có cặn trắng ở đáy ấm.
Đề 8 B :
Câu 1 : (2 điểm) Cho các chất sau :O2, Fe2O3 , ZnO , Cl2 , Những chất nào tác dụng được với Hydro . Viết các PTHH minh họa . 
Câu 2 : (1 điểm) . Nêu thành phần hóa học của nước
Câu 3 : (2 điểm) Cho các chất sau : H2S, NaOH, NaCl , Fe(OH)2, MgSO4, NaHSO4, Na2HPO4 , HNO3 , Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp và gọi tên chúng.
Câu 4 : (1 điểm) Cho m g các kim loại Fe , Mg , Al tác dụng với axit sunphuric thì kim loại nào cho nhiều khí hydro nhất . 
Câu 5 : (2 điểm) Hãy trình bày phương pháp nhận biết các chất sau : Ba(OH)2 , NaCl và H3PO4 .
Câu 6 : (2 điểm)
a . Làm thế nào phân biệt 2 cốc mất nhãn đựng riêng biệt: nước cất, nước khoáng (lấy từ núi đá vôi)
 b. Vì sao nước khoáng lấy từ núi đá vôi khi đun sôi lại có cặn trắng ở đáy ấm.
E. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM : 
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
8A :
Tất cả các chất trên đều tác dụng với H2
O2 +2 H2 à2 H2O
 FeO + H2 à Fe + H2O
 CuO + H2 à Cu + H2O
 Cl2 + H2 à 2 HCl
0,5
0,5
0,5
0,5
8B :
Tất cả các chất trên đều tác dụng với H2
O2 +2 H2 à2 H2O
Cl2 + H2 à 2 HCl
Fe2O3 + 3 H2 à 2 Fe + 3H2O
 ZnO + H2 à Zn + H2O
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Thành phần hóa học của nước:
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. Chúng đó học hợp với nhau theo :
+ Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.
+ Tỉ lệ khối lượng: 1 phần H2 và 8 phần oxi.
0,5
0,25
0,25
3
CTHH
Phân loại
Gọi tên
HCl,
Axit
Axit clohydric
NaOH
Bazơ
Natrihydroxit
Na2SO4 
Muối
Natri sunphat
Fe(OH)3
Bazơ
 Sắt (III )hydroxit
MgCl2
Muối
Magieclorua
NaHSO4
Muối
Natrihydrosunphat
Na2HPO4 
Muối
ĐiNatrihydrophốtphát
HNO3
Axit
Axit nitric
8B
8A
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
CTHH
Phân loại
Gọi tên
H2S
Axit
Axit sunph

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12707712.doc