Giáo án Hóa học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại,những nguyên tử có cung p trong hạt nhân nguyên tử.

 - Biết được ký hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.

1.2. Kỹ năng: Biết cách ghi và nhớ được ký hiệu của những nguyên tố đã biết trong bài 4,5.

 1.3.Thái độ: HS biết cách tính được nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đ.v.c.

2. CHUẨN BỊ

2.1. Giáo viên: Tranh SGK, Nội dung bảng phụ

2.2. Học sinh: HS học kỹ bài nguyên tử

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.1. Ổn định tổ chức

3.2. Kiểm tra miệng (5p)

Câu 1. Nguyên tử là những hạt như thế nào?

Câu 2. proton và electoncó đặc điểm gì?

3.3. Tiến trình dạy học

 

doc86 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Học kỳ I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Rèn kỹ năng thực hành phát hiện dấu hiệu.
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS biết cách nhận biết các dấu hiện PƯHH xãy ra
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Bảng phụ. Hoá chất: HCl, Zn, Fe, CuSO4 và các dụng cụ
2.2. Học sinh: xem trước bài mới
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra miệng (5p)
Câu 1. Phản ứng hoá học là gì? Cho ví dụ?
Câu 2. Khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra? Nêu diễn biến phản ứng hoá học?
 3.3. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Làm thế nào để nhận biết được có phản ứng hoá học xảy ra (22p)
GV: nhắc lại các thí nghiệm đã tiến hành ở tiết 18.
HS: nhắc lại hiện tượng , sự biến đổi màu sắc, tính chất của chất trước và sau phản ứng.
GV: hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Cho dây sắt (Hoặc kẽm) vào dung dịch CuSO4.
HS: làm thí nghiệm.
- HS quan sát hiện tượng xảy ra.
- Nêu kết luận
GV: hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
- Hs làm thí nghiệm : cho Zn vào dung dich HCl.
? Vậy dấu hiệu gì giúp cho ta nhận biết có phản ứng hoá học xẩy ra.
- Học sinh rút ra kết luận 
- Hs phân tích hiện tượng nến cháy.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
1. Làm thế nào để nhận biết được có phản ứng hoá học xảy ra:
- Nung hỗn hợp bột Fe và S tạo ra FeS.
- Dấu hiệu: Có chất mới sinh ra. FeS có tính chất khác với Fe, S.
* Cho dây sắt và dung dịch CuSO4:
- Hiện tượng: Có một lớp kim loại màu đỏ bám vào ngoài dây sắt đó là Cu.
* Cho Zn tác dụng với HCl : có hiện tượng sủi bọt khí.
*Kết luận: Dựa vào các dấu hiệu: có chất mới xuất hiện:
- tính chất khác tính chất của chất tham gia phản ứng.
- Màu sắc, thể dạng biến đổi .
- Sự toả nhiệt, phát sáng 
Hoạt động 2: Vận dụng (15p)
 HS1 làm bài trên bảng phụ.
- Hs 2 bổ sung.
- Hs giải thích vì sao có hiện tượng sủi bọt khí.
? Chỉ ra dấu hiệu biết được phản ứng hoá học xẩy ra.
- Hs ghi phương trình chữ.
GV: giải thích sự tạo thành khí CO2
-Gọi hs lên bảng làm.
-Cả lớp làm bài tập vào vở.
-Hs nhận xét bổ sung bài 
2.Vận dụng: 
*Bài tập2.
*Bài tập 5.
Zn đã tác dụng với HCl.
Canxi cacbonat + axit clohydric® Canxi clorua + Khí cacbonic + Nước
*Bài tập 6.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
4.1. Tổng kết 
 - Dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học xãy ra.
 - Hs đọc phần ghi chú
 4.2. Hướng dẫn tự học 
 - Học bài 
 - Đọc phần đọc thêm
 - Bài tập: 1, 4, 6 SGK
Tiết PPCT: 19 Ngày soạn: 02/11/2019
Tuần dạy: 10 Lớp dạy: 8A,B 
BÀI THỰC HÀNH 3
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý với hiện tượng hoá học.
- Nhận biết được dấu hiệu phản ứng hoá học xảy ra.
1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ, hoá chất.
1.3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: 
Dụng cụ đủ cho 5 nhóm thực hành.
 - Hoá chất: KMnO4, Na2SO4, dung dịch Ca(OH)2.
2.2. Học sinh: Xem trước bài mới
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra miệng 
	Câu 1. Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học? Cho ví dụ?
	Câu 2. Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra?
3.3. Tiến trình dạy học
Đặt vấn đề:Trong bài thực hành này giúp ta phân biệt được hiện tượngvật lý và hiện tượng hoá học, dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Ho¹t ®éng1: KiÓm tra t×nh h×nh chuÈn bÞ thÝ nghiÖm vµ lÝ thuyÕt(5p)
GV: KiÓm tra t×nh h×nh chuÈn bÞ dông cô vµ hãa chÊt
GV: Nªu môc tiªu cña buæi thùc hµnh vµ nh÷ng ®iÓm cÇn l­u ý trong bµi thùc hµnh.
Ho¹t ®éng2: TiÕn hµnh thÝ nghiÖm (30p)
GV: H­íng dÉn HS lµm thÝ nghiÖm
HS: Lµm thÝ nghiÖm theo nhãm
Hoà thuốc tím và đun thuốc tím.
- GV HS phân biệt được 2 quá trình: Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2(sgk).
+ ống 1:Đựng H2O.
+ ống 2: Đựng nước vôi trong.
+ Thổi vào 2 ống.
- GV hỏi : Trong hơi thở ra có khí gì? Khi thổi vào 2 ống có hiện tượng gì?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3(sgk).
+ ống 1: Đựng nước.
+ ống 2: Đựng nước vối trong. Nhỏ từ 2 đến 5 giọt dung dịch Na2CO3 vào ống 2.
1.Thí nghiệm 1:
+ ống 1: Chất rắn tan hết.
+ ống 2: Chất rắn không tan hết, lắng xuống.
2.Thí nghiệm 2:
- ống 1:Không có hiện tượng.
- ống 2:Nước vôi bị đục (Có chất rắn tạo thành).
3.Thí nghiệm 3:
+ ống 1: Không có hiện tượng.
+ ống 2: Có phản ứng hoá học xảy ra. Có chất rắn không tan trong nước..
 *Thí nghiệm 1:
KalypemanganatCác chất rắn + oxi.
 *Thí nghiệm 2:
Canxi hydroxit+ Khí cacbonic® Can xi cacbonat + nước.
 Ho¹t ®éng 3 : ViÕt b¶n t­êng tr×nh (7p) 
GV: NhËn xÐt tiÕt thùc hµnh. Cho HS röa dông cô thÝ nghiÖm.
HS viÕt b¶n t­êng tr×nh theo mÉu.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
4.1. Tổng kết 
- GV hướng dẫn HS làm tường trình thực hành.
 - Cho các nhóm HS làm vệ sinh phòng thực hành .
4.2. Hướng dẫn tự học 
 -Về nhà ôn tập các kiến thức đã học ở các bài trươc:Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, hoá trị, phản ứng hoá học, dấu hiệu để phản ứng hoá học xảy ra
 - Đọc bài : Định luật bảo toàn khối lượng.
Tiết PPCT: 20 Ngày soạn: 02/11/2019
Tuần dạy: 10 Lớp dạy: 8A,B 
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG ( t1)
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.
- Học sinh vận dụng định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng .
 1.2. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ cho học sinh.
 1.3. Thái độ: - Giáo dục yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ
	2.1. Giáo viên
- Tranh vẽ 2.5 (sgk- tr 48).
- 2 cốc thuỷ tinh, dung dịch BaCl2, dung dịch Na2SO4.
- Bảng phụ ghi bài tập.
	2.2. Học sinh: Xem trước bài mới
	3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	3.1. Ổn định tổ chức
	3.2. Kiểm tra miệng 
	Câu 1. Dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra? Cho ví dụ?
3.3. Tiến trình dạy học
Đặt vấn đề:Trong phản ứng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng và các chất tạo thành sau phản ứng được bảo toàn hay không? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thí nghiệm(10p)
-GV giới thiệu 2 nhà bác học Lômônô xôp (Nga) và Loavaduye (Pháp).
-GV làm thí nghiệm hình 2.7 (sgk).
+Đặt 2 cốc lên cân (Có 2 dung dịch).
+Đặt cân thăng bằng.
-GV đổ cốc 1 vào cốc 2.
-HS quan sát, nhận xét (Vị trí kim cân)
-HS nhận xét.
1.Thí nghiệm 1:(sgk).
-Sau khi làm thí nghiệm thấy xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
-Kim cân vẫn giữ nguyên vị trí thăng bằng.
*Kết luận: Khối lượng chất tham gia phản ứng bằng khối lượng chất tạo thành sau phản ứng.
Hoạt động2: Định luật (7p)
-Học sinh nêu nhận xét về thí nghiệm trên.
-HS nhắc lại nội dung định luật.
-HS viết phương trình phản ứng bằng chữ.
-GV dùng ký hiệu khối lượng là m 
-HS viết tổng quát.
-GV dùng tranh vẽ hình 2.5 giải thích.
?Bản chất của phản ứng hoá học là gì?
-HS nêu kết luận về khối lượng các chất 
2.Định luật : (sgk)
-Phương trình phản ứng:
BaCl2 + Na2SO4 ® NaCl + BaSO4¯
(A) (B) (C) (D)
*Tổng quát:
 mA + mB = mC + mD
*Trong phản ứng hoá học: Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm phân tử chất này biến đổi thành phân tử chất khác.
-Số nguyên tử không đổi (Bảo toàn) cho nên khối lượng các nguyên tử khôngđổi.
*Kết luận: Tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Hoạt động 3: áp dụng(20p)
*Bài tập 1: (sgk).
-HS áp dụng định luật để giải bài tập.
*Bài tập 2: Nung CaCO3 thu được 112 kg CaO và 88 kg CO2.
a.Viết phương trình chữ.
b.Tính khối lượng của CaCO3.
3.áp dụng:
*Bài tập 1: (sgk).
.P + O2 ® P2O5 
*Bài tập 2:
CaCO3→ CaO+ CO2
mCaCO3= mCaO+ mCO2= 112+ 88=200 (kg)
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
4.1. Tổng kết 
-HS đọc phần ghi nhớ.
-Nêu định luật và giải thích.
 4.2. Hướng dẫn tự học 
 - Học bài. Làm bài tập: 1,2,3 (Tr 54- sgk).
Tiết PPCT: 21 Ngày soạn: 10/11/2019
Tuần dạy: 11 Lớp dạy: 8A,B 
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC( t1)
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được phương trình hoá học dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và các sản phẩm với các hệ số thích hợp.
- Biết cách lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm giới hạn bởi những phản ứng thông thường .
 1.2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng viết phương trình hoá học.
 1.3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận.
2. CHUẨN BỊ
	2.1. Giáo viên
- Tranh vẽ 2.5 (sgk- tr 48). Bảng phụ.
	2.2. Học sinh: Xem trước bài mới
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra miệng (5p)
	Câu 1. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng các chất? Viết biểu thức tổng quát.
	Câu 2. 2 HS làm bài tập 2,3 (sgk- 54).
3.3. Tiến trình dạy học
Đặt vấn đề:Theo định luật bảo toàn khối lượng số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng đươc giữ nguyên (Tức là bằng nhau).Dựa vào đây và công thức hoá học ta lập được phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Lập phương trình hoá học (10p)
- GV hướng dẫn học sinh : Dựa vào phương trình chữ:
* Bài tập 3: HS viết công thức hoá học các chất trong phản ứng (Biết rằng:Ma giê oxit gồm: Mg và O).
- GV: Theo định luật bảo toàn khối lượng: Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi.
- HS nêu số nguyên tử oxi ở 2 vế phương trình.
- GV hướng dẫn HS thêm hệ số 2 trước MgO.
- GV dẫn dắt để HS làm cho số nguyên tử Mg ở 2 vế phương trình cân bằng nhau.
- HS phân biệt số 2 trước Mg và số 2 tử phẩn tử O2.
- GV treo tranh 2.5 (sgk).
- Hs lập phương trình hoá học giữa Hydro, oxi theo các bước:
+ Viết phương trình chữ.
+ Viết công thức hoá học các chất trước và sau phản ứng.
+ Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố 
- GV lưu ý cho HS viết chỉ số, hệ số.
- GV chuyển qua giới thiệu kênh hình ở sgk.
1. Lập phương trình hoá học:
a. Phương trình hoá học:
* Phương trình chữ:
Ma giê + oxi ® Magiê oxit.
* Viết công thức hoá học các chất trong phản ứng:
Mg + O2 ® MgO
2Mg + O2® 2MgO
*Ví dụ: Lập phương trình hoá học:
- Hydro + oxi ® Nước.
 H2 + O2 ® H2O
 2H2 + O2 ®2 H2O
Hoạt động 2: Các bước lập phương trình hoá học (20p)
- Qua 2 ví dụ trên HS rút ra các bước lập phương trình hoá học.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm .
- GV cho bài tập1 (Bảng phụ).
* Đốt cháy P trong Oxi thu được P2O5.
- HS làm : Gọi 2 HS đọc phản ứng hoá học.
* Bài tập 2: (GV dùng bảng phụ).
 Fe + Cl2 FeCl3
 SO2 + O2 SO3
Al2O3 + H2SO4 ® Al2(SO4)3 + H2O
- GV hướng dẫn HS cân bằng phương trình hoá học.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
2.Các bước lập phương trình hoá học:
 (SGK).
*Bài tập 1:
4P + 5O2 2P2O5
* Bài tập 2:
 2Fe + 3Cl2 2 FeCl3
 2SO2 + O2 2SO3
Al2O3 + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2O
Hoạt động3: Luyện tập (7p)
- GV phát cho mỗi nhóm học sinh 1 bảng có nội dung sau:
Al + Cl2 ?
Al + ? ® Al2O3.
Al(OH)3 ? + H2O
- GV phát bìa và phổ biến luật chơi.
- GV tổng kết trò chơi, chấm điểm nhận xét.
3. Luyện tập củng cố:
2Al +3 Cl2 2AlCl3
4Al + 3O2® 2Al2O3.
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
4.1. Tổng kết:- HS nhắc lại nội dung chính của bài- HS đọc phần ghi nhớ.
4.2. Hướng dẫn tự học 
 - Học bài. Làm bài tập: 2,3,5,7, (sgk- 57,58).
Tiết PPCT: 22 Ngày soạn: 10/11/2019
Tuần dạy: 11 Lớp dạy: 8A,B
PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC( t2)
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được ý nghĩa phương trình hoá học.
- Biết xác định tỷ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng.
 1.2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập phương trình hoá học.
 1.3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận.
2. CHUẨN BỊ
	2.1. Giáo viên: -Tranh vẽ 2.5 (sgk- tr 48). Bảng phụ.
	2.2. Học sinh: Xem trước bài mới
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra miệng (5p)
	Câu 1. Nêu các bước lập phương trình hoá học? Làm bài tập 2 (sgk). 
3.3. Tiến trình dạy học 
.Đặt vấn đề: Theo định luật bảo toàn khối lượng số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng đươc giữ nguyên (Tức là bằng nhau).Dựa vào đây và công thức hoá học ta lập được phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học.ý nghĩa của phương trình hoá học, vận dụng vào giải các bài tập tính phân tử khối.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động1: ý nghĩa của phương trình hoá học (10p)
- HS cho ví dụ về phản ứng hoá học.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời: Nhìn vào phương trình hoá học cho ta biết điều gì?
- HS nêu ý kiến của nhóm .
- GV tổng kết lại.
- HS viết phương trình phản ứng hoá học. Cho biết tỷ lệ số nguyên tử, phân tử 
- GV yêu cấuH làm bài tập 4.
1.ý nghĩa của phương trình hoá học:
Ví dụ: 2H2 + O2 2H2O
- Biết tỷ lệ chất tham gia và chất tạo thành sau phản ứng.
- Tỷ lệ số phân tử các chất .
* Ví dụ: Bài tập 2 (sgk).
* 4Na + O2 ® 2Na2O
*P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
 1 3 2
Hoạt động 2: áp dụng (27p)
*Bài tập 1: Lập phương trình hoá học.Cho biết tỷ lệ số nguyên tử , phân tử các cặp chất (Tuỳ chọn).trong phản ứng.
*Bài tập 2: Đốt cháy khí Mê tan trong không khí thu được CO2 và H2O.
- HS viết phương trình phản ứng.
- GV lưu ý cách viết hệ số cách tính số nguyên tử các nguyên tố .
- HS làm bài tập 6,7 (sgk).
? Vậy em hiểu như thế nào về phương trình hoá học.
2.áp dụng:
*2Fe + 3Cl2® 2FeCl3
*CH4 +2O2 CO2 + 2H2O
*Lưu ý: 
-Hệ số viết trước công thức hoá học các chất (Cao bằng chữ cái in hoa).
- Nếu hệ số là 1 thì không ghi
*Ghi nhớ: Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học. Có 3 bước lập phương trình hoá học .
- Ý nghĩa của phương trình hoá học.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
4.1. Tổng kết 
- Nêu các bước lập phương trình hoá học?
- Ý nghĩa của phương trình hoá học.
4.2. Hướng dẫn tự học 
 - Ôn tập toàn chương . Bài tập: 5,6,7 (sgk).
Tiết PPCT:23 Ngày soạn: 17/11/2019
Tuần dạy: 12 Lớp dạy: 8AB 
BÀI LUYỆN TẬP 3
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: -Học sinh củng cố khái niệm về hiện tượng vật lý. Hiện tượng hoá học, phương trình hoá học
- Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào giải các bài tập.
- Làm quen với bài tập xác định nguyên tố hoá học.
- Biết xác định tỷ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng.
1.2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập phương trình hoá học.
1.3. Thái độ: giáo dục học sinh ôn lại những kiến thức củ.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:bảng phụ
2.2. Học sinh: Xem trước bài mới
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra miệng (5p)
Câu 1. Nêu các bước lập phương trình hoá học? Cho ví dụ?
Câu 2. Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học? 
3.3. Tiến trình dạy học
.Đặt vấn đề: Nhằm cũng cố lại kiến thức của chương II
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ: (7p)
- GV treo bảng có một số phản ứng hoá học biểu diễn bằng các phương trình hoá học.
- HS nêu chất tham gia, chất tạo thành. Cân bằng phương trình hoá học.
- HS nêu cách lập phương trình hoá học 
- Ý nghĩa của phương trình hoá học.
1.Kiến thức cần nhớ:
*Ví dụ: N2 + 3H2 2NH3
*Cách lập phương trình hoá học:3 bước.
Hoạt động 2: Vận dụng (30p)
*Bài tập: Viết phương trình hoá học biểu diễn các quá trình biến đổi sau:
a.Cho kẽm vào dung dịch HCl thu được ZnCl2 và H2.
b. Nhúng dây nhôm vào dung dịch CuCl2 tạo thành Cu và AlCl3.
c. Đốt Fe trong oxi thu được Fe3O4.
*Bài tập 2: (sgk).
- HS đọc đề.
- Thảo luận, chọn phương án đúng.
*Bài tập 3 (sgk): (Ghi ở bảng phụ).
 Nung 84 kg MgCO3 thu được m gam MgO và 44 kg CO2.
a.Lập phương trình hoá học.
b.Tính m của MgO.
-HS làm bài tập.
-GV hướng dẫn
2.Vận dụng:
a. Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2­
b. Al + CuCl2 ® AlCl3 + Cu¯
c. 3Fe + 2O2 Fe3O4 
*Bài tập 2: Đáp án D đúng.
Vì: Trong phản ứng hoá học phân tử biến đổi, còn nguyên tử giữ nguyên.
Nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
*Bài tập 3:
 Giải:
a. MgCO3MgO + CO2­
b.Theo định luật bảo toàn khối lượng:
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
4.1. Tổng kết 
- Các bước lập phương trình hoá học.
 -Ý nghĩa của phương trình hoá học.
4.2. Hướng dẫn tự học 
 - Ôn tập lại các kiến thức trong chương. Bài tập về nhà: 5,6,7 (sgk).
Tiết PPCT: 24 Ngày soạn: 10/11/2019 Ngày kiểm tra: 20/11/2019
Tuần dạy: 12 Lớp dạy: 8AB 
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: HÓA HỌC 8
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức: -Học sinh nắm kiến thức trong chương một cách có hệ thống có phương pháp làm bài tốt. Vận dụng kiến thức để giải các bài tập .
1.2. Kỹ năng: Rèn ý thức tự giác trong khi làm bài.
1.3. Thái độ : giáo dục cách làm bài.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên: Gv foto mỗi Hs 1 đề
2.2. Học sinh: kiến thức
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.1. Ổn định tổ chức
3.2. Kiểm tra miệng 
3.3. Tiến trình dạy học 
MA TRẬN
 Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao hơn
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sự biến đổi chất 
.
Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
2
0.5đ
 (5%)
2
0.5đ
5%
Phản ứng hóa học 
Nhận biết phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử ).
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
1
0.25đ 
(2.5%)
1
0.25đ
2.5%
Định luật bảo toàn khối lượng
Hiểu và giải thích được định luật bảo toàn khối lượng
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
1
0.25đ
(2.5%)
1
0.25đ
(2.5%)
1
 3đ
(30%)
3
3.5đ
35%
Phương trình hóa học
Chỉ ra phương trình hóa học viết đúng, viết sai
Cân bằng phương trình hóa học, cho biết tỉ lệ nguyên tử, phân tử các chất trong PTHH
Hãy chọn hệ số và CTHH thích hợp để hoàn thành PTHH
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
2
0.5đ
(5%)
1
0.25đ
(2.5%)
1
4đ
(40%)
1
1đ
(10%)
5
5.75đ
57.5%
Tổng số câu
Tổng số điểm 
Tổng tỉ lệ 
1
0.25đ
(2.5%)
5
1.25đ
(12.5%)
2
0.5đ
(5%)
2
7đ
(70%)
1
1đ
(10%)
11
10đ
100%
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm(2 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng nhất
 Câu 1: Trong các hiện tượng sau,hiện tượng nào là hiện tượng vật lí :
 A. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu B. Đun quá lửa mỡ sẽ khét
 C. Sự kết tinh của muối ăn D. Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ
Câu 2: Trong phản ứng hóa học :
 A. Liên kết giữa các phân tử thay đổi 
 B. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi
 C. Liên kết giữa nguyên tử và phân tử thay đổi 
 D. Liên kết giữa các nguyên tử, phân tử không thay đổi
Câu 3. Cho các phương trình hóa học sau:
 (1) H2 + O2 → H2O (2) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
 (3) 2NaOH + FeCl3 → 2NaCl + Fe(OH)3 (4) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Những phương trình hóa học viết đúng là:
 A. (1), (3) B. (2), (4) C. (1), (4) D. (3), (4).
Câu 4. Phương trình nào sau đây viết sai ?
 A. 2H2 + O2 → 2 H2O 	 B. 4Al + 3O2 → 2Al2O3 
 C. 4K + O2 → 2K2O	 D. Cu + O2 → CuO
Câu 5. Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng hoá học ?
 A. Cồn để trong lọ bị bay hơi	 B. Hơi nước ngưng tụ 
 B. Thuỷ tinh nóng chảy 	 D. Giấy bị cháy
Câu 6. Một bình cầu trong đó đựng bột Mg và không khí được đậy nút kín .Đun nóng bình cầu một thời gian cho phản ứng hoá học xảy ra. Hỏi khối lượng bình thay đổi như thế nào ?
 A. Tăng 	 B. Giảm 	 C. Không thay đổi 	 D. Không thể biết được 
Câu 7: Cho phương trình hóa học sau : 4P + 5O2 à 2P2O5 .
 Tỉ lệ số nguyên tử P với số phân tử của O2 và P2O5 lần lượt là
 A. 4:5:2 B. 2:5:4 C. 5:4:2 D. 4:2:5
Câu 8: Nếu phản ứng giữa chất N và M tạo ra chất P và Q thì công thức về khối lượng được viết như sau
 A. mN = mM +mQ + mP B. mN + mM = mP + mQ
 C. mP = mM + mQ + mN D. mQ = mN + mM + mP
 II Tự luận (8điểm )
 Câu 1. ( 4 điểm ) Lập phương trình hoá học của mỗi phản ứng sau :
a. Na + O2 	 	Na2O 	 b. Cu + AgNO3	→ Cu(NO3)2 + Ag
c. Al + HCl → AlCl3 + H2 d. Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O 
 e. Al + O2 Al2O3 f. Cu + 02 CuO
g. Al(0H)3 Al203 + H20 h.Ca(0H)2 + FeCl3 CaCl2 + Fe(0H)3 
 Câu 2. (3điểm )Cho 65g kim loại Kẽm tác dụng với Axit Clohidric ( HCl) thu được 136g muối kẽm Clorua ( ZnCl2 ) và 2g khí hidro (H2 ). 
 a. Lập phương trình hóa học của phản ứng.
 b. Tính khối lượng axit clohidric đã dùng.
 c. Viết công thức về khối lượng của các chất có trong phương trình trên.
 d. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử ,số phân tử giữa các chất trong phản ứng
 Câu 3. (1 điểm ) Chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp đặt vào chỗ chấm hỏi trong phương trình hoá học sau: . 
 a. Al + ? → Al2O3
 	 b. .... + FeCl2 → Fe(OH)2 + ..
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12768519.doc