Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 41: Độ tan của một chất trong nước - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thu Hà

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động (5’)

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

Câu 1: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?

A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.

B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng.

C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng.

D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Câu 2:Khi hoà tan 100ml rượu êtylic vào 50ml nước thỡ:

A. Rượu là chất tan và nước là dung môi.

B. Nước là chất tan và rượu là dung môi.

C. Nước và rượu đều là chất tan.

D. Nước và rượu đều là dung môi.

- GV: yêu cầu HS chấm chéo bài nhau, GV thu bài của 2 HS cho điểm.

Câu 1: D.

Câu 2: A.

Vào bài(1 phút) Các em đã biết các chất khác nhau có khả năng hòa tan trong các chất khác nhau, ở điều kiện khác nhau khả năng hòa tan cũng khác nhau. Ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài hôm nay.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

 

docx5 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 41: Độ tan của một chất trong nước - Năm học 2019-2020 - Đỗ Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
12/5/2020
Dạy
Ngày
21/5/2020
Tiết theo PPCT
53
Lớp
8A5 
8A6
 Bài 41. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- HS biết: Bằng thực nghiệm, nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước. Biết những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của 1 chất trong nước.
- HS hiểu: khái niệm độ tan của một chất trong nước.
- HS vận dụng: đọc được độ tan (gần đúng) của các chất ở bài tập có biểu đồ.
b. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng: tra bảng tính tan để xác định được chất tan, chất không tan, chất ít tan trong nước.
- Rèn kĩ năng: Thực hiện 1 số thí nghiệm đơn giản thử tính tan của 1 vài chất rắn, lỏng, khí cụ thể. Tính được độ tan của 1 vài chất rắn ở những nhiêt độ xác định theo các số liệu thực nghiệm.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS
a. Các phẩm chất: HS trung thực, tự tin.
b. Các năng lực chung: 
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực sáng tạo.
c. Các năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Dụng cụ và hóa chất: 8 cốc thuỷ tinh, 4 phễu thuỷ tinh, 8 ống nghiệm, 4 kẹp gỗ, 8 tấm kính, 4 đèn cồn, H2O, NaCl, CaCO3.
 - Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Đọc trước nội dung bài mới. Tìm hiểu các vấn đề thực tế liên quan đến nội dung bài học.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động (5’)
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 
Câu 1: Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?
A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất rắn và chất lỏng.
B. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất khí và chất lỏng.
C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của hai chất lỏng.
D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
Câu 2:Khi hoà tan 100ml rượu êtylic vào 50ml nước thỡ:
A. Rượu là chất tan và nước là dung môi.
B. Nước là chất tan và rượu là dung môi.
C. Nước và rượu đều là chất tan.
D. Nước và rượu đều là dung môi.
- GV: yêu cầu HS chấm chéo bài nhau, GV thu bài của 2 HS cho điểm.
Câu 1: D.
Câu 2: A.
Vào bài(1 phút) Các em đã biết các chất khác nhau có khả năng hòa tan trong các chất khác nhau, ở điều kiện khác nhau khả năng hòa tan cũng khác nhau. Ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài hôm nay.
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Chất tan và chất không tan (15’)
Mục tiêu: HS phát triển năng lực tự học và tự chủ; năng lực giao tiếp và hợp tác.
Phương thức tổ chức hoạt động:
-Phương pháp tổ chức: Dạy học nhóm.
-Kĩ thuật tổ chức dạy học: chia nhóm, giao nhiệm vụ, động não, lược đồ tư duy.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Các nhóm HS làm thí nghiệm.
Các bước tiến hành thí nghiệm.
Lấy 2 ống nghiệm sạch cho vào mỗi ống khoảng 2ml nước cất.
ống 1: Cho vào 1 mẫu canxicacbonat
ống 2: Cho vào 1 thìa muối ăn
Lắc mạnh 2 ống nghiệm, lọc lấy nước lọc. Nhỏ vài giọt nước lọc trên tấm kính sạch, làm bay hơi nước từ từ cho đến hết.
Hoàn thành phiếu thí nghiệm.
(?) Vậy qua hiện tượng thí nghiệm các em có nhận xét gì khi ta cho các chất vào nước.
GV hướng dẫn HS quan sát bảng tính tan thảo luận và rút ra nhận xét.
Bài tập: Xem bảng tính tan và tìm hiểu:
1. Tính tan của các axít.
2. Tính tan của các bazơ.
3. Những muối của kim loại nào tan trong nước.
4. Những muối của gốc axít nào tan hết trong nước.
5. Những muối nào phần lớn đều không tan.
GV chốt kiến thức.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm. Nêu hiện tượng quan sát được. Nhóm khác bổ sung.
Hs khác nhận xét.
HS: Trả lời. 
HS các nhóm nêu nhận xét.
Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét. 
HS lên bảng viết.
HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
I/ Chất tan và chất không tan.
1, Hầu hết các axit đều tan trong nước (trừ H2SiO3)
2, Phần lớn các bazơ không tan trong nước (trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2 và Ca(OH)2 ít tan)
3, Muối
a, Muối của natri, kali đều tan.
+ Muối natri đều tan.
b, Hầu hết muối clorua, sunfat đều tan.
c, Phần lớn muối cacbonat, muối photphat đều không tan (trừ muối của natri, kali) 
Hoạt động 2: Độ tan của một chất trong nước. (15’)
Mục tiêu: HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Phương thức tổ chức hoạt động
- Phương pháp tổ chức: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật tổ chức dạy học: hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ, động não.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên: Để biểu thị khối lượng chất tan trong 1 khối lượng dung môi, người ta dùng độ tan.
Giáo viên: Nêu định nghĩa độ tan.
Giáo viên: Cho ví dụ.
? Độ tan phụ thuộc vào yếu tố nào?
Yêu cầu học sinh quan sát H.6.5 và H.6.6 SGK.
? Theo các em, khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất khí có tăng không?
HS : Hoạt động theo nhóm . Cử đại diện nhóm lên dán đáp án các nhóm nhận xét chéo nhau. 
Kết luận:
II/ Độ tan của một chất trong nước.
1, Định nghĩa: Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bóo hoà ở nhiệt độ xác định.
Ví dụ: ở 25oC độ tan của đường là 204 gam, của muối ăn là 36 gam
2, Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan.
a, Độ tan của chất rắn tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ.
b, Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất
Bài tập 2: (Bài 1/142/SGK): Đáp án D
Bài tập 3: 
Xác định độ tan của muối Na2CO3 ở 18oC. Biết rằng ở nhiệt độ này hoà tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hoà
Ở 18oC: 
Vậy độ tan của muối Na2CO3 ở 18oC là 21,2 g.
C.Hoạt động luyện tập (5’)
Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Bài tập: 
a, Cho biết độ tan của NaNO3 ở 10oC.
b, Tính khối lượng NaNO3 tan trong 50 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở 100C.
Đáp án
a, Độ tan của NaNO3 ở 10oC là : 80 gam.
b, Vậy 50 gam nước (ở 100C) hoà tan được 40 gam NaNO3.
D.Hoạt động vận dụng (5’)
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Chọn câu đúng khi nói về độ tan.
Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là
A. Số gam chất đó tan trong 100g dung dịch.
B. Số gam chất đó tan trong 100g dung môi.
C. Số gam chất đó tan trong nước tạo ra 100g dung dịch.
D. Số gam chất đó tan trong 100g nước để tạo dung dịch bão hoà.
Câu 2: Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thỡ độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?
A. Tăng. B. Giảm. C. Có thể tăng hoặc giảm. D. Không thay đổi.
Câu 3: Độ tan của NaCl trong nước ở 200C là 36g. Khi mới hoà tan 14g NaCl vào 40g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl nữa để dung dịch bão hoà?
A. 0,3 g. B. 0,4 g. C. 0,6 g. D. 0,8 g. 
E.Hoạt động tìm tòi và mở rộng (5’)
- Khi mở chai nước có ga em thấy có hiện tượng gì? Giải thích?.
- Tại sao trong bể cá cảnh người ta phải sục khí vào nước?
- Học thuộc kiến thức về chất tan và chất không tan trong nước, độ tan của một chất nước, Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của 1 chất trong nước.
Ngµy 13 th¸ng 5 n¨m 2020
Kí duyệt của BGH
Kí duyệt của tổ, nhóm chuyên môn
LƯƠNG THỊ HUYỀN

File đính kèm:

  • docxBai 41 Do tan cua mot chat trong nuoc_12852913.docx