Giáo án Hóa học bài: Ancol( tiết 2)
Hoạt động 5:
- GV: các ancol có bậc khác nhau bị oxi hoá không hoàn toàn sẽ cho các sản phẩm khác nhau:
+Các chất cxi hóa thường là KMnO4, CrO3, K2Cr2O7, HNO3
+ GV hướng dẫn viết sản phẩm, và nói sản phẩm tạo thành thuộc loại sản phẩm nào?
- GV yêu cầu HS viết PTTQ?
Trường THPT Quang Minh giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan lớp: tiết: giáo sinh : Nguyễn Thị Nhung ngày tháng năm BÀI 40: ANCOL ( Tiết 2 ) I.Mục tiêu bài học 1. Học sinh biết: - Tính chất hóa học đặc trưng của ancol: phảnứng của nhóm –OH, phản ứng tách nước, phản ứng oxi hoá.tính chất riêng của glixerol - Phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol.. 2. Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học - Xác định công thức phân tử , công thức cấu tạo của ancol 3. Thái độ : giúp học sinh có lòng yêu thích bộ môn II. Phương pháp và chuẩn bị 1. Phương pháp - Hoạt động nhóm - Đàm thoại, diễn giải và chứng minh. 2. Chuẩn bị - GV chuẩn bị giáo án điện tử. video thí nghiệm - HS ôn tập kiến thức bài ancol (tiết 1), đọc trước bài ancol (tiết 2 ). III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp học: 2. Kiểm tra bài cũ: giáo viên đưa ra câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu học sinh trả lời Câu 1: công thức chung của dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức mạch hở là gì? A. CnH2n+1OH (n ³ 1) B. CnH2n+1OH (n ³ 2) C. CnH2n+2OH (n ³ 1) D. CnH2n-1OH (n ³ 1) Câu 2: Cho biết tên gọi của ancol sau: A. Butan-1-ol B. Butan-2-ol C. Butanol D. pentan-2-ol 3. Vào bài: 4. Nội dung Hoạt động GV và Hs Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Dự đoán phản ứng có thể có của ancol. GV: Tiết học trước chúng ta đã chỉ ra được định nghĩa về ancol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có chứa nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. GV cho học sinh xem mô hình của metanol, etanol.. GV: Vậy ta có thể viết công thức cấu tạo của ancol có dạng như sau: R – O- H GV hỏi: + So sánh độ âm điện của C và O, O và H? + Liên kết C–O, O –H là liên kết gì? + Phân cực về nguyên tố nào? HS trả lời: - Nguyên tử O mang độ âm điện lớn hơn nguyên tử Cvà H - Liên kết cộng hoá trị phân cực mạnh về phía O. IV/ Tính chất hoá học * Cấu tạo R – O - H - Vì có sự phân cực trong liên kết C – O và liên kết O – H àancol có khả năng thay thế H của nhóm - OH, và thay thế– OH hay phản ứng tách. Hoạt động 2: Phản ứng thế H của nhóm OH. - GV cho HS theo dõi thí nghiệm yêu cầu HS quan sát hiện tượng rượu etylic tác dụng với natri dư, nêu nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ và gọi tên sản phẩm? - GV nhận xét: Phản ứng của nước với Na mãnh liệt hơn so với của ancol, Na phản ứng êm dịu trong ancol. Chú ý: Điều kiện để phản ứng này thành công là C2H5OH phải khan để không dẫn đến sai hiện tượng phản ứng vì nếu trong rượu có chứa nước thì Na sẽ phản ứng với nước trước khi phản ứng với rượu. - GV: cho glixerol tác dụng với Na,yêu cầu HS viết PTHH. - GV: như vậy các ancol no mạch hở(đơn chức,đa chức) đều có khả năng tác dụng với Naà tức là khả năng thay thế H của nhóm -OH với Na - GV yêu cầu HS viết PTTQ của ancol với Na 1/ Phản ứng thế H của nhóm OH a) Tính chất chung của ancol + HT: Mẩu Na tan ra và có khí bay lên + PTPƯ: VD1: 2C2H5OH +2Na à2C2H5ONa +H2↑ Natri etylat + VD2: C3H5(OH)3 + 3Na àC3H5(ONa)3 + Natriglixerat 3/2 H2↑ PTTQ: CnH2n + 1– OH + Na à CnH2n+1ONa + 1/2 H2 Hoạt động 3:Tính chất đặc trưng của glixerol. - GV cho HS theo dõi thí nghiệm của Cu(OH)2 với rượu etylic và glixerol trên máy chiếu, yêu cầu HS quan sát hiện tượng thí nghiệm và nhận xét, viết PTPƯ. - HS nhận xét: +TN1: Không có hiện tượng + TN2: Cu(OH)2 tan ra tạo dung dịch màu xanh lam - GV giải thích và đưa phản ứng giữa glixerol và Cu(OH)2: + Do sự tương tác của các nhóm OH liền kề nhau - GV nhấn mạnh: đây là phản ứng để phân biệt ancol đa chức với ancol đơn chức. b) Tính chất đặc trưng của glixerol 2C3H5(OH)3+Cu(OH)2®[C3H5(OH)2O]2Cu+2H2O Hoạt động 4: Phản ứng thế nhóm OH. - GV yêu cầu HS viết ptpư của ancol etylic với HBr?à Viết PTTQ của ancol với axit HX GV lưu ý học sinh: Khả năng phản ứng của ancol với HX biến thiên theo thứ tự: HI >HBr >HCl - GV yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm trang 183 SGK và lên bảng viết PTPƯ của thí nghiệm.. GV: chú ý cho học sinh điều kiện của phản ứng. GV :nếu tách hỗn hợp 2 ancol CH3OH, C2H5OH à hỗn hợp mấy ete? PTPƯ(nháp)? - Yêu cầu HS khái quát thành PTTQ - GV hướng dẫn HS viết PTPƯ tách H2O ancol etylic - GV nhấn mạnh cho HS về điều kiện phản ứng :so sánh điều kiện 2 phản ứng tách cho HS (nhiệt độ) -GV chú ý: Phản ứng tách nước của ancol tuân theo quy tắc Zaixep - GV yêu cầu HS xác định sản phẩm tách của butan- 2-ol Chú ý: Thực tế ancol bậc 3 tách nước trong điều kiện t0 = 600C, ancol bậc 2 thì chỉ cần đến 1000C là có thể tách nước. - GV yêu cầu HS viết PTTQ phản ứng tách nước tạo anken của ancol no đơn chức, mạch hở. 2.Phản ứng thế nhóm OH a, Phản ứng với axit vô cơ VD: C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O Etylbromua PTTQ: CnH2n+1OH + HX → CnH2n+1X + H2O b.Phản ứng với ancol Phản ứng giữa n ancol khác nhau tạo ra 3.Phản ứng tách nước. -VD1: -VD2: bậc1 bậc2 CH3 –CH –CH2 –CH3 OH CH3 – CH= CH– CH3+ H2O H2SO4,đ but-2-en (sp chính) 1700C CH2=CH–CH2–CH3 +H2O but-1-en (sp phụ) PTTQ: H2SO4,đ CnH2n+1OH CnH2n + H2O (n≥2) 180oC Hoạt động 5: - GV: các ancol có bậc khác nhau bị oxi hoá không hoàn toàn sẽ cho các sản phẩm khác nhau: +Các chất cxi hóa thường là KMnO4, CrO3, K2Cr2O7, HNO3 + GV hướng dẫn viết sản phẩm, và nói sản phẩm tạo thành thuộc loại sản phẩm nào? - GV yêu cầu HS viết PTTQ? GV yêu cầu HS viết PTTQ? - GV nhận xét: phản ứng oxi hóa hoàn toàn của ancol cũng giống như của các chất hữu cơ khác và yêu cầu HS rút ra phản ứng đốt cháy tổng quát của ancol no, đơn chức - Nhận xét tỉ lệ nCO2 và n H2O 4. Phản ứng oxi hóa a. Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn [O] * Ancol bậc I → anđehit - VD1: to CH3CH2OH + CuO CH3CHO+ Cu + H2O Anđehit axetic - PTTQ: to RCH2OH + CuO RCHO + Cu + H2O [O] * Ancol bậc II → xeton - VD2: to CH3CH(OH)CH3 + CuO CH3CCH3 + Cu+ H2O O Axeton - PTTQ: to R-CH-R’ + CuO R-C-R’ OH O + Cu +H2O (R,R’- gốc hidrocacbon) - Ancol bậc III rất khó bị oxi hoá mà bị gãy mạch cacbon.Ancol bậc III không phản ứng b) PƯ oxi hoá hoàn toàn PTTQ: to CnH2n+1OH + 3n/2O2 nCO2+ (n+1)H2O - NX: n H2O >nCO2 * Chú ý: + Khi đốt cháy rượu mà có n H2O >nCO2à đó là rượu no, mạch hở CnH2n+2 – x (OH)x hay CnH2n+2Ox (đk: n ≥x≥1) + nancol = n H2O – nCO2 Hoạt động 6: - GV: các em đã học ankenàphản ứng nào có thể tổng hợp được rượu từ anken? àtổng hợp ancol etylic từ anken tương ứng? - GV yêu cầu HS lên viết sơ đồ điều chế glixerol từ propilen. - GV hỏi HS các em có biết cách nấu rượu trong đời sống hàng ngày như thế nào không? - GV giới thiệu cách nấu rượu trong đời sống, dẫn dắt phản ứng lên men tinh bột và cho HS tham khảo hình ảnh (nếu có), từ đó HS sẽ thấy được các phản ứng điều chế gần gũi hơn, dễ nhớ hơn - GV cho HS xem các hình ảnh SGK và hỏi ứng dụng của etenol? +.Nhiên liệu hoặc phụ gia xăng dầu: *Etanol có thể sử dụng như nhiên liệu (thông thường trộn lẫn với xăng) và dùng trong các quy trình công nghiệp khác *Hỗn hợp xăng (90%) và cồn etanol (10% thường thu được bằng cách lên men nông sản) hoặc xăng dầu (97%) và methanol hoặc rượu. * Etanol được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh vì điểm đóng băng thấp của nó. +.Đồ uống có cồn : - Etanol là thành phần chính của đồ uống có cồn, khi uống, ethanol chuyển hóa như 1 năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng + Dược phẩm : * Cồn Etanol được sử dụng trong y tế và chống vi khuẩn * Dung dịch chứa 70% ethanol chủ yếu được sử dụng như chất tẩy uế. Nó là hiệu quả trong việc chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus,nhưng không hiểu quả trong việc chống lại các bào tử vi khuẩn. *Về mặt y dược, etanol là thuốc ngủ, mặc dù nó ít độc hại hơn so với các rượu khác, cái chết thường xảy ra nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá khoảng 5%. *Có thể giảm thị lực, bất tỉnh sẽ xảy ra ở nồng độ thấp hơn. V. Điều chế và ứng dụng 1. Điều chế a)Phương Pháp tổng hợp * Tổng hợp ancol etylic H2SO4, loãng,300oC CH2=CH2 + H2O CH3-CH2-OH * Tổng hợp Glixerol từ propilen Cl2 CH2=CH2 -CH3 CH2=CH –CH _ 450oC Cl Cl2 + H2O CH2-CH - CH2 Cl Cl NaOH CH2 –CH –CH2 OH OH OH Glixerol b) Phương pháp sinh hoá 2. Ứng dụng a. Ứng dụng của etanol - Nhiên liệu động cơ - Dung môi - Rượu uống - Mỹ phẩm, phẩm nhuộm - Dược phẩm b. Ứng dụng của metanol - Làm dung môi - Làm nguyên liệu tổng hợp - Chú ý:Metanol rất độc() Hoạt động 7: Củng cố bài học - GV tổng kết (nhấn mạnh cho HS về pư thế và tách nước của ancol đặc biệt chú ý điều kiện, và pư phân biệt ancol đa chức và ancol đơn chức, pư oxi hoá và 1 số ứng dụng.) - GV giao bài tập về nhà và đặt câu hỏi: + Tại sao lại có ngộ độc rượu? Yêu cầu HS đọc tài liệu +SGK Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
File đính kèm:
- ancol_tiet_2_20150726_121224.docx