Giáo án Hóa học 9 - Tuần học 13

 Câu 1: Al không tác dụng được với dung dịch nào trong số các dung dịch cho dưới đây : a) KOH b) HNO3 đặc, nguội c) NaCl d) CuSO4

Câu 2: Có dung dịch muối Al2(CO4)3 lẫn tạp chất là CuSO4. Có thể dùng chất nào trong các chất sau đây để làm sạch muối nhôm.

 a) AgNO3 b) Fe c) Al d) HCl

Câu 3: Thể tích khí oxi (đktc) pư vừa đủ với m gam Al là 3,36 lít. Để pư hết m gam Al trên thể tích clo (đktc) tối thiểu cần phải dùng là:

 a) 6,72 l b) 3,36 l c) 2,24 l d) 4,48 l

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần học 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2015 
Tiết thứ 25	Tuần 13
Bài 18: NHÔM
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 HS biết được một số tính chất vật lí của nhôm: nhẹ, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
 - Nắm được tính chất hóa học của nhôm (tính khử): Tác dụng với phikim, axit
 - Biết được ứng dụng của nhôm và hợp kim của nhôm trong thực tế, đồng thời nắm bắt được qui trình sản xuất nhôm
2. Kỹ năng:
 Biết cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng nhôm và hợp kim của nhôm.
3. Thái độ:
 HS biết yêu quý và bảo quản tốt các vật liệu bằng nhôm, cũng như các vật liệu khác
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: 
 + Dụng cụ : đèn cồn, lọ nhỏ nút lỗ, giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ.
 + Hoá chất: dd AgNO3, HCl, CuCl2, NaOH, bột Al, Fe.
- Học sinh: Học bài làm bài tập + Đọc trước bài mới. HS sưu tầm các mẫu vật làm từ nhôm (gói bánh kẹo, dây điện..).
III. Các bước lên lớp.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ. 
 - Nêu TCHH của KL? 
 - Viết dãy HĐHH của KL và cho biết ý nghĩa của nó 
 - BT3 tr.54
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung ghi bảng
 GV : cho các nhóm HS quan sát một số mẩu vật bằng nhôm.
 - Các nhóm HS quan sát , nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lý của kim loại .
 - Đại diện nhóm trình bày . 
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
I. Tính chất vật lí
 - Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim
 - Nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C.
 - DẻoÞ cán mỏng hoặc kéo thành sợi.
 - GV hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm .
 - Các nhóm HS làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
 - Đại diện nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận.
II. Tính chất hóa học
 1. Tác dụng với phi kim ® muối (hoặc oxit)
4Al(r) + 3O2(k) ® 2Al2O3(r)
Chú ý : Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững. Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước.
2Al(r) + 3Cl2(k) ® 2AlCl3(r)
 2. Tác dụng với dd axit
- Nhôm phản ứng với một số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng  giải phóng khí H2.
2Al(r) + 6HCl(dd) ® 2AlCl3(dd) + 3H2(k)
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội và HNO3 đặc, nguội (bị thụ động)
 3. Tác dụng với dd muối
2Al(r) + 3CuCl2(dd) ® 2AlCl3(dd) + 3Cu(r)
Kết luận: Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại họat động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.
 4. Tác dụng với dd kiềm
Chú ý : Không dùng vật liệu bằng nhôm để đựng dung dịch kiềm
 GV : yêu cầu HS đọc thông tin SGK, liên hệ thực tế và trình bày ứng dụng của nhôm.
 HS : đọc thông tin SGK ,liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.
III. Ứng dụng (SGK).
Trình bày nguyên liệu và phương pháp sản xuất nhôm ?
- 1 HS trình bày .
- Các HS khác nhận xét , bổ sung và rút ra kết luận.
 IV.Sản xuất nhôm. 
- Nguyên liệu chính :quặng bô xit( thành phần chủ yếu của nhôm)
- Các bước tiến hành:
Quặng bôxit được làm sạch tạp chấtÞ điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit trong bể điện phân thu được nhôm và oxi.
2Al2O3 4Al+ 3O2 
4. Củng cố: 
 Câu 1: Al không tác dụng được với dung dịch nào trong số các dung dịch cho dưới đây :                a) KOH b) HNO3 đặc, nguội c) NaCl d) CuSO4
Câu 2: Có dung dịch muối Al2(CO4)3 lẫn tạp chất là CuSO4. Có thể dùng chất nào trong các chất sau đây để làm sạch muối nhôm.
	 a) AgNO3 b) Fe c) Al d) HCl
Câu 3: Thể tích khí oxi (đktc) pư vừa đủ với m gam Al là 3,36 lít. Để pư hết m gam Al trên thể tích clo (đktc) tối thiểu cần phải dùng là:
	 a) 6,72 l b) 3,36 l c) 2,24 l d) 4,48 l
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - BTVN: 1-6 tr.58 SGK
 - Đọc trước bài mới.
IV. Rút Kinh Nghiệm.
Ngày soạn: 01/11/2015 
Tiết thứ 26	Tuần 13
Bài 19: SẮT
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Biết dự đoán TCVL và TCHH của sắt. Biết liên hệ tính chất của sắt và vị trí của nó trong dãy HĐHH
 - Biết dùng TN và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra, dự đoán và kết luận về TCHH của Fe.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng viết PTPƯ minh hoạ TCHH của Fe: Tác dụng với PK, dd axit, dd muối của KL kém hoạt động hơn trong dãy HĐHH.
 3. Thái độ:
 GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
 II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
+ Dụng cụ : Bình thuỷ tinh miệng rộng, đèn cồn, kẹp gỗ.
+ Hoá chất: Dây sắt hình lò xo, bình khí clo thu sẵn.
Học sinh: Học bài làm bài tập + Đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp.
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu các TCHH của Al? Viết các PTPƯ minh hoạ?
 - BT 6 tr.58
 3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tính chất vật lý của sắt
 GV cho HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:
 - Sắt có những TCVL nào?
HS liên hệ thực tế để trả lời.
I.Tính chất vật lý của sắt.
(SGK)
Hoạt động 2: Tính chất hoá học của sắt.
 GV: giới thiệu sắt có TCHH của một KL.
 - Em hãy dự đoán các TCHH của Fe và viết các PTPƯ minh họa?
 GV: Làm thí nghiệm biểu diễn: Cho dây sắt quấn hình lò xo đã nung nóng đỏ cho vào lọ đựng khí clo.
 - Quan sát và nhận xét hiện tượng?
 GV thuyết trình: ở nhiệt độ cao Fe phản ứng với nhiều PK khác như S, Br2 tạo thành muối sắt FeS, FeBr3.
 * Lưu ý: Sắt không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
HS dựa vào TCHH của KL và vị trí của Fe trong dãy HĐHH để dự đoán TCHH của Fe.
HS theo dõi thí nghiệm GV tiến hành.
- Sắt cháy sáng chói tạo khói nâu đỏ.
II. Tính chất hoá học của sắt.
1. Tác dụng với phi kim.
 - Tác dụng với oxi:
 to
3Fe+2O2 Fe3O4
 r k r
 - Tác dụng với clo:
 to 
2Fe+3Cl2 2FeCl3
 r k r
2. Tác dụng với dd axit.
 Fe+H2SO4 FeSO4+H2
 R dd dd k
 Fe+2HCl FeCl2+H2
 R dd dd k
3. Tác dụng với dd muối.
 Fe+CuSO4 FeSO4+Cu
 Fe+2AgNO3 Fe(NO3)2+Cu
KL: Sắt có những TCHH của KL.
4.Củng cố:
 - BT1: Viết các PTPƯ biểu diễn các chuyển đổi hoá học sau:
Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeO	Fe
 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe
 - BT2: Cho m gam bột sắt dư vào 20ml dd CuSO4 1M. Phản ứng kết thúc được dd A và 4,08g chất rắn B.
 a. Tính m.
 b. Tính CM của dd A (giả thiết thể tích A thay đổi không đáng kể ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Về nhà học bài.
 - Làm các bài tập còn lại.
 - Xem trước bài mới.
IV. Rút kinh nghiệm.
Duyệt tuần 13
Ngày 02/11/2015

File đính kèm:

  • docTuần 13.doc
Giáo án liên quan