Giáo án Hóa học 9 tiết 67: Thực hành tính chất của gluxit
Tiến hành thí nghiệm.
Thí nghiệm 1:
- Cho vài giọt dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, cho tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào (không được lắc mạnh), rồi đun nóng nhẹ trên đèn cồn (hoặc ngâm vào cốc nước nóng khoảng 2 phút).
- Có thể cho thêm 1 - 2 giọt NaOH vào hỗn hợp dung dịch AgNO3 /NH3 tạo môi trường kiềm phản ứng sẽ dể hơn.
- Nhóm HS quan sát và nhận xét, nêu hiện
tượng và viết PTHH.
Thí nghiệm 2
- GV nêu: có 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và tinh bột (loãng) đựng trong 3 lọ mất nhãn, em hãy trình bày cách phân biệt.
THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA GLUXIT Bài 55 – Tiết 67 Tuần 37 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: * HS biết: - Phản ứng tráng gương của glucozơ * HS hiểu: - Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột 1.2. Kĩ năng: - Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương - Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ , saccarozơ và hồ tinh bột - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng . - Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - Viết phương trình HH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện 1.3. Thái độ: - Thói quen: Tính cẩn thận và biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong và sau giờ thực hành. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Phản ứng tráng bạc. - Phân biệt glucozơ, saccarozơ và tinh bột 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, dung dịch: glucozơ, NaOH, AgNO3, NH3, Iốt 3.2. Học sinh: Học bài và làm các bài tập về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Tiến hành thí nghiệm. (Thời gian: 30’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: - Phản ứng tráng gương của glucozơ - Phân biệt glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột Kỹ năng: - Thực hiện thành thạo phản ứng tráng gương - Lập sơ đồ nhận biết 3 dung dịch glucozơ , saccarozơ và hồ tinh bột - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Hoạt động nhóm - Phương tiện: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, dung dịch: glucozơ, NaOH, AgNO3, NH3, Iốt (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm 1: - Cho vài giọt dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, cho tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào (không được lắc mạnh), rồi đun nóng nhẹ trên đèn cồn (hoặc ngâm vào cốc nước nóng khoảng 2 phút). - Có thể cho thêm 1 - 2 giọt NaOH vào hỗn hợp dung dịch AgNO3 /NH3 tạo môi trường kiềm phản ứng sẽ dể hơn. - Nhóm HS quan sát và nhận xét, nêu hiện tượng và viết PTHH. Thí nghiệm 2 - GV nêu: có 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và tinh bột (loãng) đựng trong 3 lọ mất nhãn, em hãy trình bày cách phân biệt. - GV hướng dẫn HS hình thành sơ đồ - GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành nhận biết - HS nêu, sau đó tiến hành làm thí nghiệm - HS nhóm trình bày - HS nhóm khác nhận xét bổ sung I. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3. - Hiện tượng: Có lớp Ag mỏng tạo ra trên thành ống nghiệm. C6H12O6+Ag2O C6H12O7 + 2Ag. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ và tinh bột. Dung dịch glucozơ, saccarozơ,tinh bột. Iôt(xanh) Hồ tinh bột Glucozơ, saccarozơ Dùng dung dịch AgNO3 /NH3 Có PU tráng gương K có phản ứng Glucozơ Saccarozơ - Đánh số thứ tự 3 lọ. - Lấy 1 ít ở mỗi lọ cho vào 3 ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch Iốt, lọ nào chuyển sang màu xanh thì đó là lọ hồ tinh bột. - Lấy 2 lọ còn lại cho dung dịch AgNO3/NH3 vào, đun nóng nhẹ từng ống nghiệm (hoặc ngâm vào cốc nước nóng), sau 2 - 3 phút, nếu lọ nào xảy ra phản ứng tráng bạc thì đó là lọ glucozơ. HOẠT ĐỘNG 2: Viết tường trình. (Thời gian: 5’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: - Kỹ năng: Trình bày bài làm nhận biết các dung dịch nêu trên - viết phương trình HH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Hoạt động cá nhân - Phương tiện: (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 4: Viết tường trình - HS tự viết bản tường trình theo các thí nghiệm vừa thực hiện xong, GV theo dõi, nhắc nhở các em khi thắc mắc. III. Viết bản tường trình: - HS viết bản tường trình vào vở như mẫu đã hướng dẫn 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết: 5.2. Hướng dẫn học tập: 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV
File đính kèm:
- Bai_55_Thuc_hanh_Tinh_chat_cua_gluxit_20150725_113308.doc