Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phạm Thái - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. Lưu huỳnh đi oxit không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau đây:

A) Dùng để sản xuất axit sunfuric. B) Dùng làm chất tẩy trắng.

C) Dùng làm chất diệt nấm mốc. D) Dùng để khử chua đất trồng trọt.

Câu 2. Chất nào trong các chất sau đây nặng hơn không khí

A) CO2 B) H2 C) N2 D) CO

Câu 3. Khí lưu huỳnh đi oxit được tạo thành từ cặp chất nào trong sau đây?

A) K2SO4 và HCl B) Na2SO3 và H2SO4

C) K2CO3 và NaOH D) Fe và HNO3

Câu 4. Kim loại nào trong các kim loại sau đây dẫn điện tốt nhất

A) Al B) Fe C) Cu D) Ag

Câu 5. Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào biểu diễn đúng phản ứng của metan với clo?

A) CH4 + Cl2 ánh sáng CH2Cl2 + Cl2

B) CH4 + Cl2 ánh sáng CH3Cl + HCl

C) CH4 + Cl2 ánh sáng CH3 + HCl

D) CH4 + Cl2 ánh sáng CCl2 + H2

Câu 6. Chất nào trong số các chất sau đây dùng để điều chế rượu etylic

A) CH4 B) C2H4 C) C3H6 D) C2H6

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Hóa học - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Phạm Thái - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO THI VÀO THPT NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn thi: Hóa học
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm 25 câu 03 trang.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: O= 16, Mg = 24, H = 1, S= 32, Fe = 56, Cl = 35,5, Zn = 65, Ca= 40, Al = 27, Cu = 64.
Câu 1. Lưu huỳnh đi oxit không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau đây:
A) Dùng để sản xuất axit sunfuric. B) Dùng làm chất tẩy trắng.
C) Dùng làm chất diệt nấm mốc. D) Dùng để khử chua đất trồng trọt.
Câu 2. Chất nào trong các chất sau đây nặng hơn không khí
A) CO2 B) H2 C) N2 D) CO
Câu 3. Khí lưu huỳnh đi oxit được tạo thành từ cặp chất nào trong sau đây?
A) K2SO4 và HCl B) Na2SO3 và H2SO4
C) K2CO3 và NaOH D) Fe và HNO3
Câu 4. Kim loại nào trong các kim loại sau đây dẫn điện tốt nhất
A) Al B) Fe C) Cu D) Ag
Câu 5. Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào biểu diễn đúng phản ứng của metan với clo?
A) CH4 + Cl2 ánh sáng CH2Cl2 + Cl2 
B) CH4 + Cl2 ánh sáng CH3Cl + HCl 
C) CH4 + Cl2 ánh sáng CH3 + HCl 
D) CH4 + Cl2 ánh sáng CCl2 + H2 
Câu 6. Chất nào trong số các chất sau đây dùng để điều chế rượu etylic 
A) CH4 B) C2H4 C) C3H6 D) C2H6
Câu 7. Dãy các oxit nào trong các dãy sau đây tác dụng được với nước ở điều kiện thường:
A) CaO, CuO, CO2 B) MgO, BaO, SO2
C) Na2O, P2O5, CaO D) P2O5, Al2O3, SO3
Câu 8. Dung dich FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại nào trong các kim loại sau:
A) Ag B) Fe C) Cu D) Zn
Câu 9. Etylen không có tính chất hóa học nào trong các tính chất hóa học sau: 
A) Tác dụng với dung dịch brom
B) Tác dụng với oxi ở điều kiện nhiệt độ cao
C) Phản ứng thế với Clo khi có ánh sáng
D) Các phân tử etylen kết hợp được với nhau (phản ứng trùng hợp)
Câu 10. Phương trình hóa học nào sau đây đúng.:
A) CH3COOH + Na CH3COONa + H2 
B) CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
C) CH3COOH + Na2O CH3COONa + H2 
D) CH3COOH + CuO (CH3COO)2Cu + H2O
Câu 11. Hiện tượng thí nghiệm quan sát được khi khi cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 là:
A) Không có hiện tượng gì xảy ra.
B) Có lớp kim loại màu xám bám ngoài dây đồng, đồng tan dần, dung dịch tạo thành trong suốt.
C) Có lớp kim loại màu xám bám ngoài dây đồng, đồng tan dần, dung dịch tạo thành có màu xanh lam.
D) Có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài dây đồng, đồng tan ra, dung dịch tạo thành không có màu.
Câu 12. Dẫn khí etylen đi qua dung dịch brom màu da cam. Hiện tượng quan sát ddược là:
A) Dung dịch brom bị mất màu. B) Dung dịch brom chuyển sang màu xanh
C) Xuất hiện chất kết tủa màu trắng. D) Tạo thành chất lỏng mùi thơm ít tan trong nước.
Câu 13: Các khí CO2, SO2 đều gây ô nhiễm môi trường không khí. Khi làm thí nghiệm để hạn chế các khí đó thoát ra ngoài môi trường không khí, người ta dùng hóa chất rẻ tiền nào sau đây để giữ lại các khí đó.
A) KOH B) CuCl2 C) Na2CO3 D) Ca(OH)2
Câu 14. Muốn pha loãng dung dịch axit sufuric đặc người ta tiến hành như thế nào?
A) Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều.
B) Rót từ từ nước vào lọ đựng dung dịch axit đặc rồi khuấy đều.
C) Rót vừa nước vừa dung dịch axit đặc cùng một lúc vào lọ mới.
D) Không thể pha chế được
Câu 15. Trong thí nghiệm rượu etylic tác dụng với axit axetic xúc tác là axit sunfuric . Chất lỏng trong ống nghiệm B là gì?
A) Natri axetat B) Etyl axetat
C) Chất béo D) Muối của các axit béo
Câu 16. Dùng chất nào sau đây để phân biệt dung dịch glucozơ và saccarozơ.
A) Dung dịch Iốt B) Dung dịch bạc nitrat trong môi trường amoniac
C) Dung dịch axit sunfuric D) Quỳ tím
Câu 17. Cho 11,2 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư. Thể tích khí H2 sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A) 11,2 (lít) B) 22,4 (lít) C) 4,48 (lít) D) 44,8 (lít)
Câu 18. Cho 5,4 gam nhôm vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng nồng độ 0,15 M. nồng độ mol của dung dịch Al2(SO4)3 tạo thành sau phản ứng là bao nhiêu (coi thể tích dung dịch tạo thành sau phản ứng thay đổi không đáng kể).
A) 0,05 M B) 0,15 M C) 0,25 M D) 0,35 M
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 23 gam rượu etylic. thể tích khí CO2 tạo thành sau phản ứng ở đktc là: 
A) 22,4 (lít) B) 4,48 (lít) C) 2,24 (lít) D) 44,8 (lít)
Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Al vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp là:
A) 58,70% B) 20,24% C) 13,85 % D) Đáp án khác
Câu 21. Cho 16,8 gam kim loại M ( có hóa trị II) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí hidro (ở đktc). Kim loại M là:
A) Fe B) Mg C) Pb D) Zn
Câu 22: :Hòa tan hoàn toàn 16,1 gam hỗn hợp CuO và ZnO cần dùng 400 ml dung dịch HCl nồng độ 1M. Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là:
A.16 gam B. 8 gam C.80 gam D.8,1 gam 
Câu 23. Biết rằng 27,4 gam hỗn hợp 2 muối MgCO3 và MgCl2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
A) 15,5 gam B) 20,8 gam C) 18,5 gam D) 28,5 gam 
Câu 24. Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí A(đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, thấy tạo ta 30 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp:
A) 40% và 60% B) 60% và 40% C) 50% và 50% D) 30% và 70%
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ Y cần dùng 2,24 lít O2 (đktc) thì thu được 4,4 gam CO2 và 1,8 gam H2O. Xác định công thức phân tử của Y? Biết MY = 60 gam.
A) C3H8O B) C6H12O6 C) C2H4O2 D) C12H22O11
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
đ/a
D
A
B
D
B
B
C
D
C
Câu 
10
11
12
13
14
15
16
17
18
đ/a
B
C
A
D
A
B
B
C
A
Câu 
19
20
21
22
23
24
25
đ/a
A
C
A
B
D
C
C

File đính kèm:

  • docxde_tham_khao_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc.docx