Giáo án Hóa học 9 tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn:

1. Ô nguyên tố:

- Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, ký hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 tiết 39: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN 
 CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Bài 31 – Tiết 39 
Tuần 21 
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức:	
* HS biết: 
- Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh họa. 
* HS hiểu: 
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh họa.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: - Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII , chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kì và nhóm 
1.3. Thái độ:
- Thói quen: GD HS yêu thích môn học. 
- Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học 
3.2. Học sinh: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: (3đ) Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất: 
A. Đá vôi, đất sét, thủy tinh.
B. Đồ gốm, thủy tinh, xi măng.
C. Hidrocacbon, thạch anh, thủy tinh.
D. Thạch anh, đất sét, đồ gốm.
Câu 2: (7đ) Tính thể tích khí CO2 tạo thành (đkc) để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có 980g H2SO4 tác dụng hết với dd NaHCO3? 
Đáp án: 
Câu 1: B (3đ)
Câu 2: H2SO4 + 2 NaHCO3 Na2CO3 + 2CO2 + H2O (2đ)
n= = 10 (mol) (1đ)
n= 20 (mol) (2đ)
 V= 20 22,4 = 448 (lit) (2đ)
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (Thời gian: 10’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. Lấy ví dụ minh họa 
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: 
- Phương pháp: Vấn đáp
- Phương tiện: Bảng tuần hoàn các NTHH
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK để nắm sơ lược về bảng tuần hoàn.
GV: cách sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
HS: Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
GV: Có khoảng bao nhiêu nguyên tố hoá học trong bảng?
HS: Có trên 100 nguyên tố hoá học.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Bảng tuần hoàn có trên 100 nguyên tố hoá học và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
HOẠT ĐỘNG 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn (Thời gian: 20’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức: Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh họa 
- Kỹ năng: Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I và VII , chu kì 2, 3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, về chu kì và nhóm 
 (2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ
- Phương tiện: Bảng tuần hoàn các NTHH
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Cấu tạo bảng tuần hoàn.
GV: Trong bảng tuần hoàn có khoảng hơn 100 nguyên tố. Mỗi nguyên tố chiếm 1 ô, vậy ô nguyên tố cho biết các thông tin gì về nguyên tố đó? 
GV: Quan sát ô số 12 biết được thông tin gì về nguyên tố?
HS: Ô 12 cho biết: Số hiệu nguyên tử là 12, tên nguyên tố là Magiê, ký hiệu hoá học của nguyên tố là Mg, nguyên tử khối là 24.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và cho biết thông tin về ô số 11, 17, 26, 56? (4 nhóm thực hiện mỗi nhóm 1 ô riêng). Thời gian 3’
GV: Cho đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
GV: Chót lại kiến thức đúng.
GV: Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin gì về nguyên tố?
HS: Số hiệu nguyên tử bằng số điện tích hạt nhân, bằng số electron trong nguyên tử và bằng số thứ tự.
GV: Chốt lại kiến thức.
GV: Giới thiệu 7 chu kỳ của bảng tuần hoàn, trong đó chu kỳ 7 chưa hoàn chỉnh.
- Chu kỳ 1, 2, 3 là chu kỳ nhỏ. Chu kỳ 4, 5, 6, 7 là chu kỳ lớn.
GV: Giới thiệu 8 nhóm của bảng tuần hoàn.
Hướng nghiệp: 
Nghiên cứu tổng hợp về sản xuất pheromone ứng dụng làm thuốc diệt côn trùng không gay hại môi trường: Các nhà khoa học viện công nghệ đã tổng hợp thành công mồi nhử pheromone và thiết kế các loại bay cho các côn trùng hại rau màu, cây ăn quả như: Pheromon và bay bắt sâu tơ (Plutella xylostella); Bẫy bắt sâu khoang (Spodoptera litura); Bẫy bắt ruồi hại dưa leo, bầu bí, mướp (Bactrocera cucurbitae); Pheromon côn trùng hại dừa (kiến vương, đuông dừa); sâu đục vỏ trái, sâu đen khoang trắng (Brithys crinii) hại cây thuốc Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium). Các thou nghiệm trên đồng ruộng trên các pheromone cho thấy hiệu quả phòng trừ sâu hại rất cao
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn:
1. Ô nguyên tố:
- Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, ký hiệu hoá học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử. Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2. Chu kỳ: 
- Có 7 chu kỳ được xếp thành 7 hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
+ Chu kỳ nhỏ: 1, 2, 3.
+ Chu kỳ lớn: 4, 5, 6, 7.
3. Nhóm:
- Có 8 nhóm được xếp thành 8 cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1. Tổng kết: 
1/ Bảng tuần hoàn có những đơn vị cấu tạo nào?
- Gồm 3 đơn vị cấu tạo: Ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm.
2/ Bài tập 3/101 SGK.
Với H2O: 
2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2­ 2K + 2H2O ® 2KOH + H2­
Với O2: 
 4Na + O2 2Na2O 4K + O2 2K2O
Với Cl2: 
 2Na + Cl2 2NaCl 2K + Cl2 2KCl
5.2. Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học tiết này:
- Học bài, làm bài tập 1, 4/101 SGK.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị phần tiếp theo.
6. PHỤ LỤC: SGK, SGV

File đính kèm:

  • docBai_31_So_luoc_ve_bang_tuan_hoan_cac_nguyen_to_hoa_hoc_20150725_113454.doc
Giáo án liên quan