Giáo án Hóa học 9 tiết 23: Dãy hoạt động hóa học của kim loại (tt)
II. Dãy họat động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
1/ Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải.
2/ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2.
3/ Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit và giải phóng khí H2.
4/ Kim loại đứng trước (Trừ Na, K, ) đẩykim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
Bài 17 - Tiết 23 Tuần: 12 DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI (tt) 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS hiểu: Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. 1.2. Kĩ năng: - HS thực hiện được: Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để giải 1 số bài tập cơ bản. - HS thực hiện thành thạo: Vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch muối. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Giáo dục học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Tính cách: Giáo dục HS phương pháp học tập bộ môn. 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi dãy hoạt động hóa học của kim loại và ghi 1 số bài tập 3.2. Học sinh: Kiến thức. 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số HS. 4.2. Kiểm tra miệng: Lồng vào nội dung tiến trình bài học 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1: Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.(Thời gian: 10’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: + HS biết dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb , (H), Cu, Ag, Au . + HS hiểu: Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Kỹ năng: + Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để giải 1 số bài tập cơ bản. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp. - Phương tiện: Bảng phụ ghi dãy hoạt động hóa học của kim loại. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào? GV: Sử dụng bảng phụ ghi dãy hoạt động hóa học của kim loại và vấn đáp HS: HS: Hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi: GV: Đi từ trái sang phải các kim loại được sắp xếp như thế nào? HS: Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại được sắp xếp giảm dần từ trái sang phải. GV: Kim loại ở vị trí nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường? Cho ví dụ? HS: Kim loại đứng trước Mg. VD: Na, K, GV: Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dd axit giải phóng khí H2? Cho ví dụ? HS: Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học. VD: Fe, Mg, GV: Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối? Cho ví dụ? HS: Các kim loại đứng trước (Trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau khỏi dung dịch muối. VD: Mg đẩy được Al ra khỏi dd muối nhôm II. Dãy họat động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào? 1/ Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải. 2/ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2. 3/ Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit và giải phóng khí H2. 4/ Kim loại đứng trước (Trừ Na, K, ) đẩykim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. HOẠT ĐỘNG 2: Bài tập vận dụng (Thời gian: 30’) (1) Mục tiêu: - Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Kĩ năng: HS vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để giải 1 số bài tập cơ bản. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm nhỏ. - Phương tiện: Bảng phụ ghi bài tập (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bài tập vận dụng. Bước 1: HS hoạt động cá nhân làm các bài tập sau: (5’) 1/ Bài tập 1: dd ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dd CuSO4? Giải thích và viết PTHH A. Fe; B. Zn; C. Cu; D. Mg 2/ Bài tập 2: (Chọn 1 câu trả lời đúng) Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dd HCl, X và Y không tan trong dd HCl, Z đẩy được T trong dd muối T, X đẩy được Y trong dd muối Y. Thứ tự hoạt động của kim loại tăng dần như sau: T, Z, X, Y Z, T, X, Y Y, X, T, Z Z, T, Y, X 3/ Bài tập 3: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dd HCl dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí hidro (đkc). Hãy xác định kim loại M? Bước 2: HS hoạt động theo nhóm nhỏ làm bài tập sau: (5’) 4/ Bài tập 4: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đkc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu? GV: Yêu cầu đại điện 1 nhóm mang kết quả lên, cho các nhóm còn lại nhận xét. GV: Nhận xét, kết luận. HS: Điều chỉnh, sửa chữa kết quả theo kết luận của GV * Bài tập vận dụng: 1/ Bài tập 1: B Vì Zn đẩy được Cu ra khỏi dd CuSO4, Cu kết tủa trong dd mới → Làm sạch dd ZnSO4 PTHH: Zn + CuSO4 → Cu↓ + ZnSO4 2/ Bài tập 2: C 3/ Bài tập 3: M + 2HCl MCl2 + H2 Kim loại M có khối lượng mol là MM n (mol) n Do: n = n (PTHH) Nên: M Vậy: Kim loại M có hóa trị II và có khối lượng mol 24 chính là Mg 4/ Bài tập 4: Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 n Do: n (PTHH) Nên: mZn = 0,1 x 65 = 6,5 (g) %Zn = %Cu = 100 – 61,9 = 38,1% 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1. Tổng kết (củng cố, rút gọn kiến thức): - GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt ý nghĩa dãy hoạt động hóc học của kim loại bằng sơ đồ tư duy. - HS lên bảng trình bày sơ đồ tư duy Ý NGHĨA DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI 5.2. Hướng dẫn học tập (hướng dẫn HS tự học ở nhà) * Đối với bài học tiết này: - Học bài. - Làm bài tập: 5/54SGK. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem trước bài “Nhôm”. Chú ý các PTHH về tính chất hoá học của nhôm. 6. PHỤ LỤC: SGK, SGV
File đính kèm:
- Bai_17_Day_hoat_dong_hoa_hoc_cua_kim_loai_20150725_113656.doc