Giáo án Hóa học 9 - Tiết 19: Thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối

a/ Nêu cách tiến hành TN? ( thao tác chính)

b/ Cho các nhóm tiến hành TN

(Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng dd CuSO4 đến cuối giờ)

c/ Hiện tượng, PTHH, kết luận

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 19: Thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 
 Ngày soạn: 22/10/2014
 Ngày dạy : 29/10/2014
CHỦ ĐỀ: BAZƠ – MUỐI
Tiết 19
THÖÏC HAØNH TÍNH CHAÁT HOAÙ HOÏC CUÛA BAZÔ VAØ MUOÁI
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:- Khắc sâu những tính chất hoá học của Bazơ và muối.
	2. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hoá học.
. 3. Thái độ :- Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm trong thực
 hành hoá học.
Định hướng các năng lực cần phát triển cho HS
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán,năng lực tự quản lý, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực chuyên biệt làm thí nghiệm, năng lực giao tiếp.
II. PHƯƠNG PHÁP
 PPthí nghiệm hóa học
 Phương pháp hợp tác nhỏ theo nhóm
 PP thuyết trình
III. CHUẨN BỊ:
	GV :- Đ D D H : + Dụng cụ : Ống nghiệm : 12, Ống hút : 24, Đế sứ: 6
 + Hoá chất: dd NaOH, FeCl3, CuSO4, BaCl2, Na2SO4, HCl; Đinh sắt : 6/ loại
 + Điều chế sẵn Cu(OH)2.
	HS: - Kiến thức về Bazơ, muối.
	 - Đọc kĩ cách tiến hành TN, nắm vững các thao tác chính.
 - Kẽ mẫu tường trình thực hành.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp :(1’)
	2. Kiểm tra bài cũ : (2’) kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Lưu ý: khi thực hành TN cần ghi ngay hiện tượng quan sát được vào bảng tường trình, phần giải thích và kết luận sẽ hoàn thiện vào cuối giờ thực hành.
 3. Thực hành:
.	 Ta đã ôn và luyện tập về mối quan hệ giữa các loại HCVC. Để củng cố thêm một số tính chất của Bazơ và muối , hôm nay ta thực hiện tiết thực hành ở bài thực hành thứ hai.
Hoạt động 1: Tính chất hoá học của Bazơ:(11’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
a/ Nêu cách tiến hành TN? ( thao tác chính)
b/ Cho các nhóm tiến hành TN
(Thay ống nghiệm bằng đế sứ)
c/ Hiện tượng, PTHH, kết luận
a/ Nêu cách tiến hành TN? ( thao tác chính)
b/ Cho các nhóm tiến hành TN
(Thay ống nghiệm bằng đế sứ)
c/ Hiện tượng, PTHH, kết luận
a/ Cách tiến hành:
 Nhỏ vài giọt dd NaOH vào 1 ml dd FeCl3, lắc và quan sát.
b/ Thực hiện :
c/ Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
a/ Cách tiến hành :
Nhỏ dd HCl vào Cu(OH)2. Quan sát.
b/ Thực hiện 
c/ Hiện tượng:Cu(OH)2 tan dần tạo dung dịch màu xanh lam.
Thí nghiệm 1: NaOH tác dụng với muối:
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
3NaOH + FeCl3 à Fe(OH)3 + 3NaCl.
-KL: dung dịch bazơ tác dụng dd muối tạo muối mới và bazơ mới.
Thí nghiệm 2: Cu(OH)2 tác dụng dd HCl:
Hiện tượng:Cu(OH)2 tan dần tạo dung dịch màu xanh lam.
Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + H2O.
KL: bazơ tác dụng dd axit tạo muối mới và nước
Hoạt động 2: Tính chất hoá học của muối:(20’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
a/ Nêu cách tiến hành TN? ( thao tác chính)
b/ Cho các nhóm tiến hành TN
(Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng dd CuSO4 đến cuối giờ)
c/ Hiện tượng, PTHH, kết luận
a/ Nêu cách tiến hành TN? ( thao tác chính)
b/ Cho các nhóm tiến hành TN
(Dùng đế sứ)
c/ Hiện tượng, PTHH, kết luận
a/ Nêu cách tiến hành TN? ( thao tác chính)
b/ Cho các nhóm tiến hành TN
(Dùng đế sứ)
Lưu ý: H2SO4 dễ gây bỏng, cần cẩn thận.
c/ Hiện tượng, PTHH, kết luận
a/ Cách tiến hành :
Ngâm đinh sắt sạch trong ống nghiệm chứa dd CuSO4 4-5 phút. 
-Lấy đinh sắt ra, quan sát đinh sắt và màu sắc của dung dịch.
b/ Thực hiện 
c/ Hiện tượng: đinh sắt có màu đỏ do Cu bám vào, dung dịch nhạt màu xanh
a/ Cách tiến hành :
- Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4.
b/ Thực hiện :
c/ Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.
BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaCl
KL: 2dd muối tác dụng với nhau tạo 2 muối mới
a/ Cách tiến hành :
- Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào dd H2SO4 loãng. Quan sát.
b/ Thực hiện :
c/ Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.
Thí nghiệm 3: CuSO4tác dụng với kim loại: 
-Hiện tượng: đinh sắt có màu đỏ do Cu bám vào, dung dịch nhạt màu xanh.
Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu.
-KL: Kim loại tác dụng dd muối tạo muối mới và kim loại mới
Thí nghiệm 4: BaCl2 tác dụng với dd muối
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.
BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaCl
KL: 2dd muối tác dụng với nhau tạo 2 muối mới. 
Thí nghiệm 5: BaCl2 tác dụng với dd axit:
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.
BaCl2 + H2SO4 à BaSO4 + 2HCl
KL: muối tác dụng với dd axit tạo muối mới và axit mới. 
Hoạt động 3: Kết thúc thực hành:(10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Noäi dung
- Cho HS viết tường trình theo mẫu và báo cáo kết quả.
- Yêu cầu HS thu dọn hoá chất, vệ sinh dụng cụ , phòng thực hành.
- Nhận xét giờ thực hành
- Viết tường trình (hoàn thiện phần giải thích, PTHH, kết luận ) và báo cáo kết quả.
- Vệ sinh phòng thực hành
4. Dặn dò (1’):
- Ôn tập tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ, các dạng bài tập đã luyện tập 
- Tiết 20 kiểm tra.
V. Rút kinh nghiệm 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBazomuoi.doc