Giáo án Hóa học 9 - Tiết 14,15: Chuyên đề muối

III- Một số muối quan trọng.

1. Muối Natriclorua.

a. Trạng thái tự nhiên.

- Có trong nước biển( 1m3 nước biển hòa tan khoảng 27kg muối natriclorua)

- Có trong lòng đất( muối mỏ).

b. Cách khai thác.

- Cho nước mặn bay hơi từ từ thu được muối kết tinh.

- Khai thác các mỏ muối.

c. Ứng dụng.

- Sơ đồ SGK T35.

 

doc11 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 14,15: Chuyên đề muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/10/2015.
TIẾT 14,15: CHUYÊN ĐỀ MUỐI
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
● Nhận biết
- Tính chất hoá học của muối: Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua(NaCl).
- Nêu được khái niệm phản ứng trao đổi.
● Thông hiểu :
- Viết được các phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của muối.
- Phân biệt được phản ứng trao đổi với các phản ứng khác. Hiểu được điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. 
● Vận dụng :
- Vận dụng giải được bài tập nhận biết, điều chế muối. Xác định tên và CTHH của muối, xác định thành phần mỗi muối trong hỗn hợp.
● Vận dụng cao :
- Vận dụng giải các bài tập tách chất, loại bỏ tạp chất ra khỏi hỗn hợp các muối, bài tập xác định chất dư, và lượng dư; tính nồng độ dung dịch sau phản ứng; Bài tập về tăng giảm khối lượng; Giải thích, vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
2. Kỹ năng.
- Kỹ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh về tính chất hoá học của muối.
- Giải bài tập hóa học.
- Tư duy khoa học và sáng tạo.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm tòi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phám khoa học của con người.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.
4. Định hướng năng lực được hình thành 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính hóa hóa học.
II. Phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác.
- Sử dụng phương tiện trực quan (Mô hình cấu trúc, tranh ảnh, Máy chiếu,..). 
- Sử dụng câu hỏi bài tập.
- Kỹ thuật động não.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, pipet, khay, chậu thuỷ tinh
- Hoá chất: + Dung dịch: AgNO3, CuSO4, KClO3, BaCl2, H2SO4,, NaCl, KNO3, NaOH. 
 + CaCO3, Cu.
- Tranh vẽ ruộng muối , một số ứng dụng của NaCl (SGK).
IV. Tiến trình bài mới.
1. Ổn định tổ chức: 
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
Tên HS vắng mặt
9A
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tính chất hóa học của muối.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
- Giáo viên tạo tình huống: Ở những bài trước ta đã làm quen với một số muối, vậy muối có những tính chất và vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? Sau đó GV cho HS nhắc lại kiến thức về phân loại muối, tính tan của một số muối.
GV: Qua những bài học trước em hãy dự đoán cho biết muối có thể tác dụng được với những loại chất nào? 
GV hướng dẫn HS làm TN:
Ô Nghiệm1: Ngâm một đoạn dây đồng trong dung dịch bạc nitrat. 
Ô Nghiệm2: : Ngâm một đoạn dây bạc trong dung dịch đồng sunfat . 
?Em hãy giải thích tại sao ở ống nghiệm 1 dung dịch ban đầu không màu, sau quá trình phản ứng dung dịch chuyển sang màu xanh? Chất màu xám bám lên dây đồng là gì?
- GV gọi đại diện nhóm lên viết PTHH.
- GV sửa sai cho HS, chốt kiến thức.
GV hướng dẫn HS làm TN:
- Ô Nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch a xit sunfuric vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch 
bariclorua 
- Ô Nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch natriclorua 
- GV yêu cầu đại diện nhóm HS nhận xét hiện tượng quan sát được và giải thích, viết PTHH.
- GV chốt kiến thức.
GV hướng dẫn HS làm TN:
- Ô Nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch natriclorua .
- Ô Nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch natriclorua vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch đồng sunfat.
Chất kết tủa đó có tên và công thức là gì?
- GV chốt kiến thức.
GV hướng dẫn HS làm TN:
- Ô Nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch dung dịch đồng sun fatvào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch natrihidroxit. 
- Ô Nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch natriclorua vào ống nghiệm có sẵn 1 ml canxi hidroxit
- GV chốt kiến thức.
Chúng ta đã biết nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3, CaCO3,.....
- GV yêu cầu HS viết PTHH minh họa.
HS : Nhắc lại kiến thức.
HS dự đoán tính chất của muối.
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét và dự đoán sản phẩm, viết PTPƯ.
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét và dự đoán sản phẩm, viết PTPU.
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét và dự đoán sản phẩm, viết PTPƯ.
- HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét và dự đoán sản phẩm, viết PTPƯ.
I-Tính chất hóa học của muối.
1. Muối tác dụng với kim loại.
- Thí nghiệm:
- Ô Nghiệm 1: Có kim loại màu xám bám trên dây đồng, dung dịch ban đầu không màu chuyển sang màu xanh.
- Ô Nghiệm 2:Không có hiện tượng xảy ra.
- Nhận xét: Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dung dịch bạc nitrat, một phần đồng bị hòa tan tạo ra dung dịch đồng nitrat màu xanh lam.
PTHH:
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 
 - KL: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
2. Muối tác dụng với a xit.
 - Thí nghiệm:
- Hiện tượng:
- Ô Nghiệm 1: Có kết tủa trắng xuất hiện.
- Ô Nghiệm 2:Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: Phản ứng tạo thành barisunfat không tan.
PTHH:
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 œ + 2HCl
KL: Muối có thể tác dụng được với a xit, sản phẩm là muối mới và a xit mới.
3. Muối tác dụng với muối. 
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng:
- Ô Nghiệm1: Có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm..
- Ô Nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: Phản ứng tạo thành bạclorua không tan.
PTHH:
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3 
KL: Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
4. Muối tác dụng với bazơ.
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng:
- Ô Nghiệm 1: Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ 
- Ô Nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhậnxét: Muối CuSO4
tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất không tan màu xanh là Cu(OH)2
PTHH:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
KL:Dung dịch muối có thể tác dụng với dung dịch bazo sinh ra muối mới và bazơ mới.
5. Phản ứng phân hủy muối 
2KClO3 2KCl + 3O2 
CaCO3 CaO + CO2 
Ba(HCO3)2 BaCO3 + CO2 + H2O
Hoạt động 2: Phản ứng trao đổi trong dung dịch.
- GV viết các PTHH lên bảng, yêu cầu HS nhận xét trật tự của thành phần các chất trước và sau phản ứng có gì thay đổi? 
? Phản ứng trao đổi là gì?
GV yêu cầu HS nhận xét: Trạng thái sản phẩm của những phản ứng trao đổi.
- Cho HS rút ra kết luận về đk xảy ra phản ứng trao đổi.
- GV đưa VD về phản ứng trung hòa và yêu cầu HS nhận xét.
- Lưu ý: Phản ứng trung hòa thuộc phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
- HS nhận xét:
- HS trả lời.
- HS nhận xét
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch.
1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối.
CuSO4 +2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
AgNO3 + NaCl → AgCl+ NaNO3 
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4+ CO2+ H2O
- Nhận xét: Các chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra hợp chất mới.
2. Phản ứng trao đổi.
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra hợp chất mới.
3. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
- Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
* Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
Hoạt động 3: Một số muối quan trọng.
- GV yêu cầu HS kể tên những muối được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
- GV giới thiệu hai loại muối. sẽ tìm hiểu.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin trong SGK và qua thực tế . Trình bày những hiểu biết của em về trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối Natriclorua.
 GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và kể các ứng dụng của muối natriclorua.
HS trả lời dựa vào hiểu biết của mình.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
III- Một số muối quan trọng. 
1. Muối Natriclorua.
a. Trạng thái tự nhiên.
- Có trong nước biển( 1m3 nước biển hòa tan khoảng 27kg muối natriclorua)
- Có trong lòng đất( muối mỏ).
b. Cách khai thác.
- Cho nước mặn bay hơi từ từ thu được muối kết tinh.
- Khai thác các mỏ muối.
c. Ứng dụng. 
- Sơ đồ SGK T35.
 	V- KẾT THÚC BÀI HỌC.
1. Củng cố.
* Hãy nêu tính chất hóa học của muối?
* Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng nào sau đây đã xảy ra:
A. Có kết tủa tạo thành.
B. Sắt bị hoà tan một phần, kim loại đồng màu đỏ được sinh ra.
C. Sắt bị hoà tan, không có chất nào được sinh ra.
D. Có kim loại màu đỏ được sinh ra, lá sắt không thay đổi.
Câu 2: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là
A. K2CO3, KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2.	
B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.
C. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3.	
D. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3.
Câu 3: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4 , hiện tượng xảy ra:
A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu
B. Không có hiện tượng .
C. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam
D. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam
Câu 4: Tinh chế dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể cho vào dung dịch:
A. Một lượng dư Fe B. Một lượng dư Ag
C. Một lượng dư Cu D. Một lượng dư Zn
2. Hướng dẫn về nhà :
 Học bài và làm bài tập trong Sgk và bài cô biên soạn.
3. Rút kinh nghiệm chuyên đề.
	.
	.
	.
	.
	.
	.
	.
	.
	.
	.
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Chuyên đề: MUỐI
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH CHUYÊN ĐỀ:
MUỐI (2 Tiết)
Lý do chọn chuyên đề vì trong bài 9 HS biết được tính chất hóa học của muối, ở bài 10 “Một số muối quan trọng” phần muối Kali nitrat đã giảm tải, phần muối Natri clorua HS chỉ nắm được về trạng thái tự nhiên, cách khai thác, ứng dụng. Khi xây dựng chuyên đề “Muối” trong 2 tiết sẽ giúp HS nắm vững kiến thức và hiểu sâu hơn về tính chất hóa học của muối, các điều kiện của phản ứng hóa học từ đó vận dụng giải các bài tập về muối. 
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CẦN HÌNH THÀNH
1. Kiến thức :
- Biết được tính chất hoá học của muối: Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
- Một số tính chất và ứng dụng của natri clorua(NaCl).
- Nêu được khái niệm phản ứng trao đổi.
- Viết được các phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của muối.
- Phân biệt được phản ứng trao đổi với các phản ứng khác. Hiểu được điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. 
- Vận dụng giải được bài tập nhận biết, điều chế muối. Xác định tên và CTHH của muối, xác định thành phần mỗi muối trong hỗn hợp. Giải các bài tập tách chất,loại bỏ tạp chất ra khỏi hỗn hợp các muối, bài tập xác định chất dư, và lượng dư; tính nồng độ dung dịch sau phản ứng; Bài tập về tăng giảm khối lượng; Giải thích, vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
2. Kỹ năng.
- Kỹ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh về tính chất hoá học của muối.
- Giải bài tập hóa học.
- Tư duy khoa học và sáng tạo.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm tòi, khám phá thể giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phám khoa học của con người.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận và nghiêm túc trong khoa học.
4. Định hướng năng lực được hình thành 
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính hóa hóa học.
BƯỚC 3: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nôi dung 1:
Tính chất hóa học của muối.
Tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.
2. Nôi dung 2 :
Phản ứng trao đổi trong dung dịch.
- Nêu được khái niệm phản ứng trao đổi.
- Phân biệt được phản ứng trao đổi với các phản ứng khác. Hiểu được điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. 
3. Nôi dung 3 :
Một số muối quan trọng.
- Natri clorua (Trạng thái tự nhiên, cách khai thác, ứng dụng).
4 .Nội dung 4: 
Luyện tập, làm bài tập có liên quan
BƯỚC 4: XÂY DỰNG MỨC ĐỘ TƯ DUY.
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tính chất hóa học của muối.
- Nêu được tính chất hóa học của muối, lập PTHH minh họa.
- Mô tả và nhận biết hiện tượng xảy ra.
- Viết được các phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của muối 
- Tính lượng chất tham gia PƯ và sản phẩm.
- Giải thích hiện tượng.
- Nhận biết, điều chế muối.
- Xác định tên và CTHH của muối.
- Xác định thành phần mỗi muối trong hỗn hợp.
- Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
- Tách chất,loại bỏ tạp chất ra khỏi hỗn hợp các muối.
- Xác định chất dư, và lượng dư.
- Bài tập về tăng giảm khối lượng.
- Giải thích, vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
Phản ứng trao đổi trong dung dịch.
- Nêu được khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
- Phân biệt được phản ứng trao đổi với các phản ứng khác.
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Một số muối quan trọng.
- Biết được trạng thái tự nhiên, cách khai thác muối NaCl.
- Hiểu được các ứng dụng của muối Natri clorua trong đời sống và sản xuất.
- Giải thích, vận dụng kiến thức trong thực tiễn.
BƯỚC 5: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI BÀI TẬP.
HỆ THỐNG CÂU HỎI
1. Nhận biết :
Câu 1 : Nêu tính chất hóa học của muối và viết PTHH minh họa.
Câu 2 : Các PƯHH sau thuộc loại phản ứng gì?
1. Cu + O2 → CuO
2. Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + NaCl
3. KClO3 → KCl + O2
4. CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 + NaCl
5. CuO + H2 → Cu + H2O
6. HCl + KOH → KCl + H2O
Câu 3: Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Hiện tượng nào sau đây đã xảy ra:
A. Có kết tủa tạo thành.
B. Sắt bị hoà tan một phần, kim loại đồng màu đỏ được sinh ra.
C. Sắt bị hoà tan, không có chất nào được sinh ra.
D. Có kim loại màu đỏ được sinh ra, lá sắt không thay đổi.
Câu 4: Dãy gồm các chất bị phân hủy bởi nhiệt là
A. K2CO3, KHCO3, MgCO3, Ca(HCO3)2.	
B. MgCO3, BaCO3, Ca(HCO3)2, NaHCO3.
C. NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, K2CO3.	
D. Na2CO3, MgCO3, Ca(HCO3)2, BaCO3.
2. Thông hiểu :
Câu 5: Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
A. Fe(NO3)2, H2O B. Fe(NO3)2, AgNO3 dư, H2O
C. Fe(NO3)3, AgNO3 dư, H2O D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)2, AgNO3, H2O
Câu 10: Tinh chế dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể cho vào dung dịch:
A. Một lượng dư Fe B. Một lượng dư Ag
C. Một lượng dư Cu D. Một lượng dư Zn
Câu 6: Khi cho từ từ ( đến dư) dung dịch kiềm vào dung dịch nhôm clorua ta thấy:
A. đầu tiên xuất hiện kết tủa keo và không tan trong kiềm dư
B. đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt.
C. không xuất hiện kết tủa và dung dịch có màu xanh
D. không có hiện tượng nào xảy ra.
Câu 7: Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng:
A. Al, Zn, Fe	B. Mg, Fe, Ag	C. Zn, Pb, Au	D. Na, Mg, Al
Câu 8: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4 , hiện tượng xảy ra:
A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu
B. Không có hiện tượng .
C. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam
D. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam
Câu 9. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
 Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeCl2 
Câu 10: Cho 20,8 gam BaCl2 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
	A. 17,56 gam.	 B. 11,2 gam	
	 C. 23,3 gam.	 D. 5,6 gam 
Câu 11: Cho từ từ đến dư nhôm kim loại vào dung dịch CuCl2. Nêu hiện tượng viết phương trình hóa học xảy ra?
2. Vận dụng thấp :
Câu 12. Có ba lọ mất nhãn chứa chứa các dung dịch: NaCl, BaCl2, K2CO3. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết mỗi muối trên? Viết phương trình minh họa.
Câu 13. Viết PTHH:
a/ Điều chế CuSO4 từ Cu.
b/ Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg; MgO; MgSO4; MgCO3 (các hóa chất và dụng cụ cần thiết coi như đủ).
Câu 14. Hoà tan hoàn toàn 10,6g một muối cacbonat của kim loại (A) hoá trị I bằng dung dịch HCl, thu được 2,24 lit khí (đktc). Xác dịnh tên kim loại A và CTHH của muối. 
Câu 15: Cho 38,2 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào dung dịch HCl dư. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong lấy dư thu được 30 gam kết tủa. Khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là
A. 11 gam và 27,2 gam.	B. 10 gam và 28,2 gam.
C. 10,6 gam và 27,6 gam.	D. 12 gam và 26,2 gam.
Câu 16: Cho 100 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Cu vào dung dịch CuSO4 dư sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được tăng thêm 4 gam so với ban đầu . Vậy % khối lượng của Cu trong hỗn hợp ban đầu là :
A. 32%	B. 28%	C. 72%	D. 100%
Câu 17: a, Dung dịch NaHCO3 có môi trường bazơ yếu, thường được dùng để:
A. làm thuốc tiêu mặn, trung hòa bớt axit trong dạ dày.
B. làm bột nở trong quá trình chế biến một số loại bánh.
C. tẩy vết gỉ sét trên bề mặt kim loại.
D. làm chất tạo gas trong nước ngọt, bia.
b, Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau? 
2. Vận dụng cao :
Câu 18: Có m gam hỗn hợp 2 muối NaI, NaBr. Trong đó NaBr bằng 0,1 m. Hòa tan m gam hỗn hợp vào nước rồi cho Br2 dư vào. Bay hơi dung dịch, thu được muối khan có khối lượng a gam. Tỉ lệ a/m bằng:
A. 0,871 B. 0,781 C. 0,92 D. 0,943 
Câu 19: Có các lọ hóa chất bị mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được:
A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch C. 4 dung dịch D. 5 dung dịch 
Câu 20: Ngâm dây kẽm nặng 65gam trong dung dịch CuSO4 dư , phản ứng xong lấy dây kẽm ra đem rửa sạch , cân lại còn 48.75g . Khối lượng đồng được tạo thành là:
A.65g	B.35g	C.64g	D.16g 
Câu 21. Dung dịch Al(NO3)3 có lẫn tạp chất là Pb(NO3)2 Hãy trình bày phương pháp làm sạch dung dịch trên. Giải thích cách làm và viết phương trình hóa học minh họa. 
Câu 22: Trong nước thải nhà máy có các muối Pb(NO3)2 và Pb(NO3)2 là những chất độc. Hãy nêu phương pháp hóa học xử lí nước thải này trước khi cho chảy vào song ngòi.
Câu 23: Ngâm một lá sắt có khối lượng 50 gam trong 200 gam dung dịch muối sunfat của kim loại M hóa trị II, nồng độ 16%. Sau khi toàn bộ lượng muối sunfat đã tham gia phản ứng, lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 51,6 gam. Xác định công thức hóa học muối sunfat của kim loại M.

File đính kèm:

  • docChuyen_de_Muoi.doc