Giáo án Hóa học 9 - Học kỳ I

+ Bước 1: Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.

- Lần lượt lấy ở mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím. Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh là dung dịch KOH và Ba(OH)2 <Nhóm I>. Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ là dung dịch HCl, H2SO4 <nhóm II>. Nếu quỳ tím không chuyển màu là KCl

+ Bước 2: lần lượt lấy các dung dịch ở nhóm I nhỏ vào các ống nghiệm có chứa dung dịch ở nhóm

doc102 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
- Tính chất hoá học của bazơ, muối.
- Một số bazơ, muối quan trọng.
- Phân bón hoá học.
- Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
V.Rút kinh nghiệm
..............................................................
..............................................................
...................................................................
..................................................................
Duyệt tuần 10
Giỏ Rai, ngày… thỏng…năm…
Tổ trưởng
 Lờ Thị Thu Hương
Ngày soạn:11/10/2013
Tuần 11 Tiết 21: Kiểm tra 1 tiết	 
I.Chuẩn kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức: 
Học sinh nhớ lại và hệ thống hoá kiến thức về:
- Tính chất hoá học của bazơ, muối. 
- Một số bazơ, muối quan trọng.
- Phân bón hoá học.
- Mối quan hệ giữa các loại hoá chất vô cơ. 
2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học và kỹ năng giải bài toán hoá học.
3. Thái độ:
	Có thái độ nghiêm túc trong bài kiểm tra. 
II. chuẩn bị:
GV: 	Đề kiểm tra + giấy kiểm tra 
HS: 	Ôn tập kiến thức từ tiết 11 đến tiết 18
III. bài kiểm tra :
1. Thiết lập ma trận đề:
Kiến thức, kĩ năng cơ bản, cụ thể
Mức độ kiến thức, kỹ năng
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. phân biệt axit,ba zơ
4
(2đ)
(2đ)
20%
2. Tính chất hóa học của a xít 
1(0,5đ)
1
(0,5)
(0,5đ)
5%
3. tính chất hoá học của muối
3
(1,5đ)
2
(1đ)
1 (4đ)
2.5
 25%
4.nhận biết muối 
1(0,5đ)
1
(1,5đ)
1,5
15%
5. Tính nồng độ mol 
1
(1,5đ)
1,5
15%
6. tính khối lượng, thành phần phần trăm 
2
(2đ)
2
 20%
Tổng
3(1,5 đ)
6(3 đ)
1(0,5đ)
4 (5đ)
10 (100%)
2. Đề kiểm tra( tham khảo)
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Em hãy khoanh tròn trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Tính chất hóa học của Bazơ tan:
A. Làm đổi màu chất chỉ thị	B. Tác dụng với oxit, axit, với muối
C. Bị nhiệt phân hủy	D. Đáp án (a + b) đúng
Câu 2: sản phẩm của phản ứng phân hủy Mg(OH)2 bởi nhiệt là:
A. MgO và H2O	C. Mg và H2O
B. MgO và H2	D. Mg, H2 và O2
Câu 3: Có thể dùng dung dịch NaOH để phân biệt được 2 muối nào có trong các cặp chất sau:
A. dd CuCl2 và dd NaCl	B. dd KNO3 và dd Ba(NO3)2
C. dd Na2SO4 và dd K2SO4	D. Na2CO3 và dd K2CO3
Câu 4: Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt được dung dịch NaOH và dung dịch Ca(OH)2:
A. dung dịch HCl 	C. Khí CO2
B. dung dịch CuCl2	D. Tất cả các đáp án trên 
Câu 5: Tính chất hóa học của muối:
A. Phản ứng thế với kim loại	
C. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao
B. Phản ứng trao đổi chất với axit, với muối, với Bazơ	
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Cho các chất: Ca, Ca(OH)2 , CaCO3 , CaO dãy biến đổi nào sau đây có thể thực hiện được:
ACa CaCO3 Ca(OH)2 Ca B. CaCO3 Ca(OH)2 Ca CaO
C. Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 D. CaCO3 Ca CaO Ca(OH)2
Câu 7: Phân đạm có phần trăn N cao nhất:
A. NH4NO3	C. CO(NH2)2
B. (NH4)2 SO4	 D. KNO3
Câu 8: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ có kết tủa:
A. dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl 	 
 B. dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4
C. dung dịch NaCl và dung dịch KNO3	 
D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4
II. Phần tự luận: (6 điểm) 
X
Câu 9: (2 điểm )Cho sơ đồ biến hóa:
Y
 Z
A. X, Y, Z phù hợp với dãy nào sau đây.
a. CuO, Cu, CuCl2	b. Ca(OH)2 , CaO, Ca
c. Ca, CaCO3, Ca(OH)2	 	d. CaCl2, CaO, CaCO3
B. Viết PTHH thực hiện sơ đồ biến hóa phù hợp.
Câu 10: (4 điểm) Biết 5 gam hỗn hợp muối là Na2CO3 và Na2SO4 tác dụng vừa đủ với m g dung dịch HCl 14,6% thu được 224ml khí.
a. Viết PTHH.	
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính m
d. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
(Na = 23, C = 12, O = 16, S = 32, H = 1, Cl = 35,5)
3. Đáp án và biểu điểm:
A. Phần Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
d
a
a
C
d
c
c
b
B. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 9: (2 điểm)
Đáp án
Biểu điểm
to
A. a. CuO, Cu, CuCl2
0,5 điểm
B. PTHH: CuO + H2 Cu + H2O (1)
0,5 điểm
CuO + 2HCl -> CuCl2 + H2O (2)
0,5 điểm
Cu + FeCl2 -> CuCl2 + Fe (3)
Lưu ý: Mỗi PTHH viết đúng 0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 10: (4 điểm)
Đáp án
Biểu điểm
a
PTHH: Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + H2O + CO2
0,5 điểm
b
= 
0,5 điểm
Theo PTHH: nHCl = nNaCl = 2 . = 2 . 0,01
 = 0,02 (mol)
nNa2CO3 = = 0,01 (mol)
-> mNa2CO3 = 0,01 . 106 = 1,06 (g)
C% (Na2CO3) = 
0,5 điểm
C% (Na2SO4) = 100% - 21,2% = 78,8%
O,5 điểm 
c
mHCl = 0,02 . 36,5 = 0,73 (g)
0,5 điểm
-> Khối lượng dung dịch HCl 14,6% là:
m = 
1 điểm
d
mNaCl = 0,02 . 58,5 = 1,17 (g)
0,5 điểm
mNa2SO4 = 5 – 1,06 = 3,9 (g)
0,5 điểm
Tuần 11
Ngày soạn: 11 /10/2013	 
Tiết 22: Tính chất vật lí của kim loại
I.Chuẩn kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức: HS biết:
 - Một số tính chất vậi lí của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất. 
2. Kỹ năng: 
- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí
- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại.
3. Thái độ: 
Có hứng thú học tập bộ môn
II. chuẩn bị:
GV: 	Yêu cầu mỗi nhóm HS chuẩn bị:
- Một đoạn dây thép dài 20cm.
- Đèn cồn, bao diêm.
- 1 đèn điện để bàn
- 1 đoạn dây nhôm
- 1 mẩu than gỗ.
- 1 chiếc búa đinh.
- Một số đồ vật khác: cái kim, ca nhôm, giấy gói bánh kẹo.
HS: 	 Ôn bài cũ, nghiên cứu nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Vào bài: Xung quanh ta có nhiều đồ vật, máy móc làm bằng kim loại. Kim loại có những tính chất vật lí và ứng dụng gì trong đời sống, sản xuất?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Nội dung của bài gồm 4 phần:
Phần 1: Tính dẻo
Phần 2: Tính dẫn điện
Phần 3: Tính dẫn nhiệt
Phần 4: ánh kim
Hoạt động 1: (10')
I. Tính dẻo
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm:
- Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm
- Dùng búa đập vào mẩu than 
 quan sát và nhận xét
HS nhóm tiến hành làm thí nghiệm.
GV: Gọi HS nêu hiện tượng, giải thích và kết luận.
HS: - Hiện tượng: Than chì vỡ vụn, dây nhôm bị dát mỏng
- Giải thích: Dây nhôm bị dát mỏng là do kim loại có tính dẻo, còn than chì vỡ vụn là do than không có tính dẻo.
* Kết luận: Kim loại có tính dẻo. 
GV: Chuẩn xác kiến thức như bên.
Kết luận: Kim loại có tính dẻo.
Hoạt động 2: (10')
II. Tính dẫn điện
HS: quan sát,nhận xét
- Hiện tượng : Đèn sáng
GV: Trong thực tế dây dẫn điện thường làm bằng những kim loại nào?
HS: Trong thực tế dây dẫn thường làm bằng nhôm, đồng, ...
GV: Các kim loại khác có tính dẫn điện không?
HS: Các kim loại khác có tính dẫn điện (Nhưng khả năng dẫn điện của các kim loại thường khác nhau).
GV: Gọi HS nêu kết luận:
HS: Trả lời như bên.
GV bổ sung: Kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau. kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al, Fe ... Do có tính dẫn điện, một số kim loại được sử dụng để làm dây điện (Cu, Al, ...)
- Chú ý: Không nên sử dụng dây trần hoặc dây điện đã bị hỏng để tránh điện giật…
Kết luận: Kim loại có tính dẫn điện
Hoạt động 3: (10')
III. Tính dẫn nhiệt
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm: Đốt nóng 1 đầu đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn nhận xét hiện tượng và giải thích. 
HS :Tiến hành thí nghiệm.
- Hiên tượng: Phần dây thép không tiếp xúc với ngọn lửa bị nóng lên. Đó là do kim loại có tính dẫn nhiệt.
GV: Làm thí nghiệm với dây Cu, Al, : ta cũng thấy hiện tượng tương tự Gọi 1 HS nêu kết luận.
HS: Trả lời như bên.
GV bổ sung thêm thông tin: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau, kim loại dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.
- Do có tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác nên nhôm, thép không bị gỉ (inox) được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
Kết luận: Kim loại có tính dẫn nhiệt.
Hoạt động 4: (10')
IV. ánh kim
GV thuyết trình: Quan sát các đồ trang sức bằng bạc, vàng, ... ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp... Các kim loại khác cũng có vẻ sáng tượng tự.
HS: Liên hệ thực tế
GV: Gọi HS nêu nhận xét
HS: Trả lời như bên.
GV bổ sung: Nhờ tính chất này, kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí khác.
GV: Gọi 1 HS đọc phần “Em có biết”.
HS: Đọc phần “Em có biết”.
 Kết luận: Kim loại có ánh kim
4. Củng cố: (4')
Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất vật lí của kim loại và nêu ứng dụng của các tính chất vật lí đó.
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Làm bài tập 1,2,3,4,5 (SGK. T48)
- Nghiên cứu nội dung bài mới: Tính chất hoá học của kim loại
6. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................
.................................................................................................
Duyệt tuần 11
Giá Rai, ngày… tháng… năm 20…
Tổ trưởng
 Lê Thị Thu Hương
Tuần 12
Ngày soạn: 18 /10/2013	 
Tiết 23: Tính chất hóa học của kim loại
I.Chuẩn kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức: 
	HS biết được các tính chất hoá học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối.
2. Kỹ năng: 
- Biết rút ra tính chất hoá học của kim loại bằng cách:
+ Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 8 và chương II lớp 9.
+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát, giải thích, khái quát hoá để rút ra tính chất hoá học của kim loại
- Viết PTHH biểu diễn tính chất hoá học của kim loại.
3. Thái độ: 
Có tính tỉ mỉ, cẩn thận, sạch sẽ trong khi làm thí nghiệm.
II. chuẩn bị:
GV: - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, thìa đốt.
- Hoá chất: dd CuSO4, Na, dây kẽm, dây đồng, 1 lọ Cl2 đậy nút kín, dd AlCl3.
HS: 	 Ôn bài cũ, nghiên cứu nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu các tính chất vật lí của kim loại?
3. Bài mới: 
Vào bài: Chúng ta đã biết hơn 80 kim loại khác nhau như nhôm, sắt, magie, Các kim loại này có tính chất hoá học nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Nội dung của bài gồm 3 phần:
Phần 1: Phản ứng của kim loại với phi kim
Phần 2: Phản ứng của kim loại với dd axit
Phần 3: Phản ứng của kim loại với dd muối
Hoạt động 1: (10’)
I. Phản ứng của kim loại với phi kim
GV: Các em đã biết phản ứng của kim loại nào với oxi? Nêu hiện tượng và viết PTHH?
HS: - Phản ứng của kim loại sắt với oxi.
- Sắt trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra nhiều hạt nhỏ màu nâu đen (Fe3O4).
- PTHH như bên.
GV: Nêu một số PƯ của kim loại với oxi mà em biết. Hãy rút ra nhận xét về tác dụng của kim loại với oxi?
HS: Cu, Mg tác dụng với O2 tạo thành CuO, MgO, 
- Nhận xét như bên.
GV: Kim loại phản ứng với các phi kim khác như thế nào?
 Hãy quan sát thí nghiệm của natri với clo, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH.
GV: Biểu diễn thí nghiệm phản ứng của natri với clo: Cho mẩu natri bằng hạt đậu vào muỗng sắt, để muỗng sắt trên ngọn lửa đèn cồn cho natri nóng chảy, đưa nhanh muỗng sắt vào bình đựng khí clo.
HS: - Hiện tượng: Natri nóng chảy trong khí clo tạo thành khói trắng.
- Giải thích: Đó là do natri tác dụng với khí clo tạo thành tinh thể muối natri clorua, có màu trắng.
- PTHH như bên.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về kim loại tác dụng với phi kim khác?
HS: ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt, phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS, 
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về phản ứng của kim loại với phi kim?
HS: Kết luận như bên.
1. Tác dụng với oxi:
to
3Fe + 2O2 Fe3O4 
Hầu hết các kim loại (Trừ Ag, Au, Pt, ...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao tao thành oxit.
2. Tác dụng với phi kim khác:
to
2Na + Cl2 2NaCl
ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
Hoạt động 2: (10’)
II. Phản ứng của kim loại với dd axit
GV: Gọi HS nhắc lại tính chất này (đã học ở bài axit), đồng thời gọi HS viết PTPƯ minh hoạ? 
HS: Trả lời như bên.
GV: - H2SO4 đặc, nóng tác dụng với kim loại không giải phóng hiđro.
- HNO3 tác dụng với kim loại thường không giải phóng hiđro.
Kim loại + dd axit muối + hiđro.
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
Hoạt động 3: (12’)
III. Phản ứng của kim loại với dd muối
GV: Yêu cầu HS nhớ lại thí nghiệm: đồng tác dụng với bạcnitrat, nêu hiện tượng và viết PTHH.
HS: - Hiện tượng: Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng. Dung dịch không màu ban đầu chuyển dần sang màu xanh.
- PTHH như bên.
GV: Cho HS biết: Đồng đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối bạc, đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho dây Zn vào dd CuSO4 quan sát và nêu nhận xét.
HS: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh lam của dung dịch CuSO4 nhạt dần, Zn tan dần.
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ.
HS: Viết PTPƯ như bên.
GV: Yêu cầu HS làm tiếp thí nghiệm: Cho Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3 quan sát và nhận xét.
HS: Không có hiện tượng gì Không có phản ứng xảy ra
+ Nhận xét: Cu không đẩy được Al ra khỏi dung dịch AlCl3. Ta nói Cu hoạt động yếu hơn Al.
GV: Zn đẩy được Cu ra khỏi hợp chất. Ta nói Zn hoạt động hoá học mạnh hơn Cu. Vậy chỉ có kim loại hoạt động mạnh hơn mới đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
GV: Gọi HS nêu kết luận.
HS: Kết luận như bên.
1. Phản ứng của đồng với dung dịch bạcnitrat:
Cu +2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
2. Phản ứng của kẽm với dd đồng (II) sunfat:
 Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu
Kết luận: Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (Trừ Ba, Na, Ca, K) có thể đẩy được kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới.
4. Củng cố: (7')	
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Hoàn thành các phản ứng sau:
a/ Al + AgNO3 ? + ?
b/ ? + CuSO4 FeSO4 + ?
c/ Mg + ? ? + Ag
d/ Al + CuSO4 ? + ?
e/ Zn + S ?
f/ ? + ? MgO
g/ ? + Cl2 AlCl3
* Bài tập:
a/ Al + 3AgNO3 Al(NO3)3 + Ag
b/ Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
c/ Mg + 2AgNO3 Mg(NO3)2 + 2Ag
d/ 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu
e/ Zn + S ZnS
f/ 2Mg + O2 2MgO
g/ 2Al+ 3Cl2 2AlCl3
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Ôn bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK. Trang 51).
- HS khá giỏi làm bài tập 7 (SGK. Trang 51).
(Gợi ý: Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag 
Theo PTHH:
 Cứ 1 mol Cu tác dụng với 2 mol AgNO3 thì khối lượng tăng 152 g
 x mol .......................................... 1,52 g
 x = 0,02 (mol) AgNO3.
 CM(AgNO3) = = 1 (M) )
6. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................
.................................................................................................
.................................................................................................
Tuần 12
Ngày soạn: 18/10/2013	
Tiết 24: Dãy hoạt động hoá học của kim loại 
I.Chuẩn kiến thức kĩ năng:
1. Kiến thức: 
 - HS biết dãy hoạt động hoá học của kim loại.
 - HS hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
 2. Kỹ năng: 
- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động mạnh, yếu và cách sắp xếp theo từng cặp. Từ đó rút ra cách sắp xếp của dãy.
- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại từ các thí nghiệm và phản ứng đã biết.
- Viết được PTHH chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
- Bước đầu vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với các chất khác có xảy ra hay không?
3. Thái độ: 
Có hứng thú học tập bộ môn.
II. chuẩn bị:
GV: - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, 
 - Hoá chất: Na, đinh sắt, dây đồng, dây bạc, dd CuSO4, dd FeSO4, dd AgNO3, dd HCl, H2O, phenol phtalein.
HS: 	 Ôn bài cũ, nghiên cứu nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
HS1: Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại. Viết PTPƯ minh hoạ?
	HS2: 1 HS làm bài tập 4 (SGK. Trang 51).
3. Bài mới: 
Vào bài: Mức độ hoạt động hoá học khác nhau của các kim loại được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với chất khác hay không? Dãy hoạt động hoá học của kim loại sẽ giúp em trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Nội dung của bài gồm 2 phần:
Phần 1: Dãy hoạt động hoá học của kim loại xảy ra khi nào?
Phần 2: Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 1: (18’)
I. Dãy hoạt động hoá học của kim loại xảy ra khi nào?
GV: Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 1:
 - Cho 1 chiếc đinh sắt vào ống nghiệm 1 có chứa 2 ml dung dịch CuSO4.
- Cho 1 mẩu dây Cu vào ống nghiệm 2 có chứa 2 ml dung dịch FeSO4.
- PTHH và kết luận như bên.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2:
- Cho 1 mẩu dây Cu vào ống nghiệm 1 đựng 2 ml dung dịch AgNO3.
- Cho 1 mẩu dây Ag vào ống nghiệm 2 đựng 2 ml dung dịch CuSO4 
HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTPƯ và kết luận 
- PTHH và kết luận như bên.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3: 
- Cho 1 chiếc đinh vào ống nghiệm 1 có chứa 2 ml dung dịch HCl
- Cho 1 mẩu dây Cu vào ống nghiệm 2 có chứa 2 ml dung dịch HCl
HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét, viết PTPƯ và kết luận. 
- PTHH và kết luận như bên.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1:
- Cho 1 mẩu Na vào cốc đựng nước có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein.
- Cho 1 chiếc đinh vào cốc nước số 2 cũng nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTHH, kết luận.
- Viết PTPƯ minh hoạ như bên.
- Kết luận như bên.
GV: Từ các thí nghiệm 1, 2, 3, 4, em hãy sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học?
HS: Na, Fe, H, Cu, Ag
GV: Qua nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học.(như bên).
1. Thí nghiệm 1
HS: Nêu hiện tượng, nhận xét, viết PTPƯ và kết luận.
- Hiện tượng: 
+ ở ống nghiệm 1: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt.
 + ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: 
+ ở ống nghiệm 1: Fe đẩy Cu ra khỏi dung dịch CuSO4
+ ở ống nghiệm 2: Cu không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeSO4
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
Cu + FeSO4 không phản ứng
 Kết luận: Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu. Ta xếp Fe đứng trước Cu (Fe, Cu)
2. Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng: 
+ ở ống nghiệm 1: Có chất rắn màu xám bám vào dây Cu.
 + ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: Cu đẩy được Ag ra khỏi dung dịch AgNO3.
Cur + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag
2Ag + Cu(NO3)2 không phản ứng
Kết luận: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag. Ta xếp Cu đứng trước Ag (Cu, Ag)
3. Thí nghiệm 3:
- Hiện tượng: 
+ ở ống nghiệm 1: Có bọt khí thoát ra
 + ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: Fe đẩy được H ra khỏi dung dịch HCl còn Cu không đẩy được H ra khỏi dung dịch HCl 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Cu + HCl không phản ứng
 Kết luận: Fe hoạt động hoá học mạnh hơn H và H hoạt động hoá học mạnh hơn Cu. Ta xếp Fe đứng trước H và H đứng trước Cu (Fe, H, Cu)
4.Thí nghiệm 4
- Hiện tượng:
+ ở cốc 1: Na chạy nhanh trên mặt nước, có khí thoát ra, dung dịch có màu đỏ.
+ ở cốc 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: Na phản ứng với nước sinh ra bazơ nên làm phenol phtalein không màu đổi sang màu đỏ.
2Na + H2Ol 2NaOH + H2 
Fe + H2O không phản ứng.
 Kết luận: Na hoạt đông hoá học mạnh hơn sắt, người ta xếp Na đứng trước Fe (Na, Fe).
Kết luận
Dãy hoạt động hoá học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au
Hoạt động 2: (9’)
II. Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
GV: Từ các thí nghiệm xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại, yêu cầu HS nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi:
- Các kim loại được sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hoá học?
- Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
- Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dd axit giải phóng khí hiđro?
- Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối?
HS: Thảo luận nhóm, rút ra kết luận về ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. (như bên)
K
Na
Mg
Al
Zn
Fe
Pb
(H)
Cu
Ag
Au
Độ hoạt động của các kim loại giảm dần
Phản ứng với nước ở to thường tạo thành kiềm và giải phóng H2
Phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng khí H2
Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
- Mức độ hoạt động hoá học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.
- Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng hiđro

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 9 HKI.doc