Giáo án Hóa học 9 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2007-2008 - Phùng Mạnh Điềm
Bài 13: Luyện tập chơng 1
I. Mục tiêu
- HS biết đợc sự phân loại các hợp chất vô cơ
- HS nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất.Viết đợc những phản ứng hóa học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất
- HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích đợc những hiện tợng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống,sản xuất
II. Chuẩn bị
- Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ
- Sơ đồ về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ (dùng sơ đồ câm)
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra trong quá trình luyện tập
3. Bài giảng
M IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 9 Tiết: 15 Ngày soạn: 22/10/2007 Ngày dạy: Bài 10: một số muối quan trọng I. Mục tiêu - Muối NaCl có ở dạng hoà tan trong nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối. Muối KNO3 hiếm có trong tự nhiên, mà sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp nhân tạo. - Những ứng dụng của NaCl và KNO3 trong đời sống và trong công nghiệp - Vận dụng những tính chất của NaCl và KNO3 trong thực hành và bài tập II. Chuẩn bị - HS tìm hiểuthực tế về những ứng dụng của NaCl và KNO3 - Giáo viên chuẩn bị một số phiếu học tập III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ HS 1: làm bài tập 4 HS 2: Nêu tính chất hoá học của muối 3. Bài giảng Phương pháp Nội dung HĐ: Tìm hiểu về muối NaCl HS nêu trạng thái tự nhiên của NaCl đọc sgk bổ sung cho hoàn chỉnh HS nghiên cứu sgk và nêu cách khai thác muối NaCl Giáo viên bổ sung cho hoàn chỉnh Giáo viên treo sơ đồ ứng dụng của NaCl lên bảng HS căn cứ vào sơ đồ nêu những ứng dụngcủa NaCl HS khác bổ sung HĐ 2: tìm hiểu về muối kalinitrat Giáo viên cho HS quan sát muối kalinitrat sau đó hoà tan vào nước HS phát biểu tính tan trong nước của muối kalinitrat Giáo viên thông báo muối kalinitrat bị phân huỷ ở nhiệt độ cao Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng HS đọc sgk nêu những ứng dụng của kalinitrat trong sản xuất I. Muối Natriclorua (NaCl) 1. Trạng thái tự nhiên NaCl có nhiều trong nước biển. Ngoài ra trong lòng đất cũng chứa một lượng lớn NaCl kết tinh gọi là muối mỏ 2. Cách khai thác - Cho nước mặn bay hơi từ từ thu được muối kết tinh - Khai thác muối mỏ bằng cách đào hầm lấy muối lên sau đó nghiền nhỏ và tinh chế 3. ứng dụng - Bảo quản thực phẩm - Điều chế kim loại Na và phi kim clo - Điều chế muối cacbonnat - Điều chế nước javen, xút... II. Muối Kalinitrat (KNO3) 1. Tính chất - Muối kalinitrat tan nhiều trong nước - Muối kalinitrat bị phân huỷ ở nhiệt độ cao 2KNO3 đ 2KNO2 +O2 Muối kalinitrat có tính oxi hoá mạnh 2. ứng dụng Muối kalinitrat được dùng để: - Chế tạo thuốc nổ đen - Làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng - Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp 4. Củng cố - Tóm tắt ý chính toàn bài - Sử dụng bài tập 1 để củng cố 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài và làm bài tập 2,4,5 sgk - Hướng dẫn làm bài tập 2 + Muối NaCl có thể là sản phẩm phản ứng giữa 2 dd sau: + phản ứng trung hoà HCl bằng dd NaOH + Phản ứng trao đổi giữa muối và axit (Na2CO3 + HCl) ; muối và muối (Na2SO4 + BaCl2); muối và dd bazơ(CuCl2 + NaOH) IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 9 Tiết: 16 Ngày soạn: 22/10/2007 Ngày dạy: Bài 11: phân bón hoá học I. Mục tiêu * HS biết được - Vai trò và ý nghĩa của những nguyên tố hoá học đối với đời sống của thực vật - Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùngvà công thức hoá học của mỗi loại phân bón - Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật - Tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại II. Chuẩn bị: - Cho HS sưu tầm các loại phân bón, công thức hoá học của chúng được dùng ở địa phương và gia đình - Giáo viên chuẩn bị một số mẫu phân bón có trong sgk và phân loại. (phân bón đơn, phân bón kép, phân vi lượng) III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ HS 1: Làm bài tập 4 HS 2: Nêu tính chất và ứng dụng của muối NaCl 3. Bài giảng Phương pháp Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu thành phần của thực vật HS tìm hiểu SGK vài phút. ? Nêu thành phần của thực vật? HS phát biểu GV nhận xét bổ xung. HS đọc sgk ? Nêu vai trò các nguyên tố hoá học đối với thành phần của thực vật? HS phát biểu Giáo viên hướng dẫn, bổ sung HS viết phản ứng quang hợp ? Các nguyên tố N, P, K, S có vai trò gì đối với đời sống của thực vật? HS tìm hiểu sgk và nêu cụ thể vai trò của từng nguyên tố. ? Các nguyên tố Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng có vai trò gì đối với thực vật? HS nghiên cứu sgk và nêu vai trò của các nguyên tố trên HĐ 2: Tìm hiểu các loại phân bón hoá học thường dùng HS quan sát một số mẫu phân bón thường dùng. GV giới thiệu cho HS một số phân đạm thường dùng và thành phần phần trăm của nguyên tố N chứa trong đó GV giới thiệu một số phân lân và công thức hoá học của mỗi loại GV giới thiệu một số phân kali thường dùng và tính chất của nó ? Phân bón kép là phân bón như thế nào? Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các loại phân bón kép. ? Cách tạo ra phân bón kép? Giáo viên giới thiệu phân bón vi lượng và sự cần thiết của phân bón vi lượng đối với đời sống của cây trồng I. Những nhu cầu của cây trồng 1. Thành phần của thực vật - Nước chiếm tỉ lệ lớn: khoảng 90%. Các chất khô còn lại 10%, trong đó 99% là các nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S. 1% các nguyên tố vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Fe 2. Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với thành phần của thực vật - Các nguyên tố C, H, O, là những nguyên tố cơ bản tạo nên hợp chất gluxit. Phản ứng quang hợp: nCO2 + mH2O đ Cn(H2O)m + nO2 - Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh - Nguyên tố P: kích thícHSự phát triển của bộ rễ thực vật - Nguyên tố K: Tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt - Nguyên tố S: cần để tổng hợp nên protein - Các nguyên tố Ca và Mg cần để sinh sản chất diệp lục - Những nguyên tố vi lượng: cần thiết cho sự phát triển của thực vật II. Những phân bón hoá học thường dùng 1. Phân bón đơn a. Phân đạm: một số phân đạm thường dùng là: ure CO(NH2)2 chứa 46%N, amoni nitrat NH4NO3 chứa 35% N, amoni sunfat (NH4)2SO4 chứa 21% N b. Phân lân: - Phốt phát tự nhiên: Ca3(PO4)2 - Supephotphat: Ca(H2PO4)2 c. Phân kali Các loại phân K thường dùng là: KCl và K2SO4 đều dễ tan trong nước 2. Phân bón kép - Có chứa 2 hoặc cả 3 nguyên tố N, P, K. - Tạo phân bón kép bằng cách: + Trộn các phân bón đơn với nhau theo tỉ lệ thích hợp + Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hoá học 3. Phân bón vi lượng Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hoá học dưới dạng hợp chất cần thiết cho cây trồng như hợp chất của Bo, Kẽm... 4. Củng cố - Tóm tắt ý chính toàn bài - Sử dụng bài tập 1 để củng cố 5. Hướng dẫn học ở nhà - Học bài và làm bài tập về nhà số 2,3 sgk - Hướng dẫn làm bài tập 2 + Đun nóng với dd kiềm có mùi khai là NH4 NO3 + Tác dụng với dd Ca(OH)2 tạo ra kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2 + Chất còn lại là phân bón KCl IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 10 Tiết: 17 Ngày soạn: 27/10/2007 Ngày dạy: Bài 12: mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ I. Mục tiêu - Biết được mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau và viết được phương trình hoá học biểu diễn cho sự biến đổi hoá học - Vân dụng những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống - Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm bài tập hoá học, thực hiện những thí nghiệm hóa học biến đổi giữa các hợp chất. II. Chuẩn bị - Bảng phụ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ - Một số phiếu học tập cho HS III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ HS 1: Làm bài tập 1 HS 2: Nêu những loại phân bón hoá học thường dùng 3. Bài giảng Phương pháp Nội dung HĐ1: Xác lập mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ ? Nêu các hợp chất vô cơ đã học Giáo viên viết các hợp chất vô cơ lên bảng ? Tìm ra mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ? GV hệ thống bằng sơ đồ. HĐ 2: Viết các phản ứng hóa học minh họa cho các mối quan hệ đã xác lập HS các nhóm tiến hành viết các phương trình hóa học cho các mối quan hệ Đại diện HS 2 nhóm lên bảng viết phương trình hóa học của phản ứng HS khác nhận xét bổ sung Giáo viên nhận xét các lỗi cần sửa HĐ 3: Luyện tập một số bài tập GV đưa ra bảng phụ có ghi đề bài tập 1 SGK. HS tiến hành làm bài tập theo nhóm Đại diện HS lên bảng trình bày HS nhóm khác nhận xét. Giáo viên hướng dẫn HS trình bày bài tập 1 HS tìm hiểu đề bài tập 2. HS làm bài tập 2 theo nhóm 2 HS. GV khắc sâu điều kiện PƯ GV nêu đề bài tập 4 trên bảng phụ. HS hoạt động cá nhân làm bài tập. ? Bài tập có mấy yêu cầu? HS1: lên bảng trình bày sơ đồ dãy biến hóa của mình. HS2: Viết PTHH. HS khác nhận xét GV lưu ý có thể có nhiều cách làm khác nhau. I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ II. Những phản ứng hoá học minh hoạ CuO + 2HCl đ CuCl2 + H2O CO2 + 2NaOH đ Na2CO3 + H2O K2O + H2O đ 2KOH Cu(OH)2 đ CuO + H2O SO2 + H2O đ H2SO3 2NaOH + H2SO4đ Na2SO4 + 2H2O CuSO4 + 2NaOH đ Cu(OH)2 + Na2SO4 AgNO3 + HCl đ AgCl + HNO3 H2SO4 + ZnO đ ZnSO4 + H2O III. Bài tập 1. Bài tập 1: Hướng dẫn: - Thuốc thử B: dd HCl Chất tác dụng với dd HCl tạo ra bọt khí, chất đó là Na2CO3 - Không nên dùng thuốc tử D: dd AgNO3 vì hiện tượng quan sát được không rõ rệt: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan 2. Bài tập 2: hướng dẫn: 3. Bài tập 4: Hướng dẫn: Dãy biến hóa các chất đã cho có thể là: Na đ Na2O đ NaOH đ Na2CO3 đ Na2SO4 đ NaCl Na + O2 đ Na2O Na2O + H2O đ 2NaOH 2NaOH + CO2 đ Na2CO3 + H2O Na2CO3+H2SO4 đ Na2SO4 + H2O +CO2ư Na2SO4 + BaCl2 đ 2NaCl + BaSO4¯ 4. Củng cố - Tóm tắt ý chính toàn bài - Hướng dẫn HS làm bài tập 3 5. Hướng dẫn học ở nhà - HS học bài và làm bài tập 3 - HS ôn tập lại kiến thức về các hợp chất vô cơ và tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 10 Tiết: 18 Ngày soạn: 27/10/2007 Ngày dạy: Bài 13: Luyện tập chương 1 I. Mục tiêu - HS biết được sự phân loại các hợp chất vô cơ - HS nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất.Viết được những phản ứng hóa học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất - HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích được những hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống,sản xuất II. Chuẩn bị - Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ - Sơ đồ về tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ (dùng sơ đồ câm) III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình luyện tập 3. Bài giảng Phương pháp Nội dung HĐ 1: Phân loại các hợp chất vô cơ ? Đã học những loại hợp chất vô cơ nào? ? Nêu thí dụ về công thức các loại hợp chất vô cơ? HS lấy thí dụ và ôn tập về các loại hợp chất vô cơ. HĐ 2:Ôn tập các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ Giáo viên đưa ra sơ đồ bảng tính chất hóa học (bảng câm) HS lên bảng điền mũi tên và các chất tham gia phản ứng HS khác nhận xét viết phương trình hóa học của phản ứng theo tính chất hóa học vừa xác lập HĐ 3: Luyện tập GV nêu đề bài tập 2 ttrên bảng phụ. ? Đề bài yêu cầu gì? HS các nhóm tiến hành làm bài tập Đại diện HS 2 nhóm lên bảng làm bài tập 2 rồi phân tích ý mình đã chọn. GV chính xác hóa và khắc sâu về tính chất hóa học, hiện tượng. HS tiến hành làm bài tập 3 theo cá nhân làm theo từng ý 2HS lên bảng viết phương trình hóa học của phản ứng Giáo viên phân tích, gợi ý ý b ? Tính số mol NaOH đã dùng và số mol NaOH tham gia phản ứng? HS tính toán và kết luận được NaOH đã dùng dư ? Tính toán số mol CuO sau khi nung và khối lượng CuO thu được? HS trình bày trên bảng. ? Trong nước lọc có những chất nào? HS nghiên cứu trả lời. ? Tính khối lượng mỗi chất? HS tính khối lượng NaOH dư và khối lượng muối NaCl trong nước lọc. GV chính xác hóa và khắc sâu dạng toán dư và cách làm bài toán dư. I. Phân loại các hợp chất vô cơ 1. Oxit: - Oxit bazơ : CuO, Na2O, CaO,... - Oxit axit : CO2, SO2,... 2. Bazơ - Bazơ tan: NaOH, Ba(OH)2,... - Bazơ không tan: Zn(OH)2, Fe(OH)3,... 3. Axit - Axit có oxi: H2SO4, HNO3,... - Axit không có oxi: HCl, HBr,... 4. Muối - Muối axit: NaHSO4, KH2PO4,... - Muối trung hòa: NaCl, BaSO4,... II. Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ III. Bài tập 1. Bài tập 2: NaOH có tác dụng với dd HCl nhưng không giải phóng khí. Để có khí bay ra làm đục nước vôi thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với dd HCl sinh ra khí CO2. Hợp chất X phải là muối cacbonat Na2CO3, muối này được tạo thành do NaOH đã tác dụng được cacbon đioxit CO2 trong không khí 2. Bài tập 3: a. Phương trình phản ứng: CuCl2+2NaOH đ Cu(OH)2 + 2NaCl (1) Cu(OH)2 CuO + H2O (2) b. Khối lượng CuO thu được sau khi nung - Số mol NaOH đã dùng: nNaOH = 20: 40 = 0,5 (mol) - Số mol NaOH đã tham gia phản ứng: nNaOH = 2 = 0,2x 2 = 0,4 (mol) => số mol NaOH đã dùng là dư - Số mol CuO sinh ra sau khi nung Theo 1 và 2: = 0,4 (mol) Khối lương CuO thu được: mCuO = 80 x0,2 = 16(g) c. Khối lượng các chất trong nước lọc Trong nước lọc có hòa tan 2 chất là NaOH dư vàNaCl sinh ra trong phản ứng (1): - Khối lượng NaOH dư: + Số mol NaOH trong dd: nNaOH = 0,5 – 0,4 = 0,1 (mol) + Khối lượng là: mNaOH = 40 x0,1 = 4(g) - Khối lượng NaCl trong nước lọc: + Theo 1 số mol NaCl sinh ra là: 2x 0,2 = 0,4 (mol) +Khối lượng là:58,5 x 0,4 = 23,4 (g) 4. Củng cố - Tóm tắt ý chính toàn bài - Nhận xét cách làm bài tập của các nhóm và rút kinh nghiệm 5. Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp - Làm bài tập về nhà số 1 - Chuẩn bị bài thực hành IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 11 Tiết: 19 Ngày soạn: 16/11/2007 Ngày dạy: Bài 14: thực hành tính chất hóa học của bazơ và muối I. Mục tiêu - Khắc sâu những kiến thức đã học về bazơ và muối - Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hóa học - Giáo dục tính cẩn thận tiết kiệm... trong học tập và thực hành hóa học II. Chuẩn bị - Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, giấy ráp - Hóa chất: các dd: NaOH, FeCl3, NaOH, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4 loãng III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung thực hành của HS 3. Bài giảng Phương pháp Nội dung HĐ 1: Thực hành về tính chất hoá học của bazơ HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm cho NaOH tác dụng với muối FeCl3 Giáo viên hướng dẫn HS quan sát hiện tượng thí nghiệm HS viết phương trình hoá học của phản ứng. Giải thích hiện tượng xảy ra HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm 2 Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit Giáo viên nhắc nhở HS NaOH là hoá chất dễ ăn mòn da, giấy vải, lưu ý HS các thao tác thí nghiệm HS quan sát hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học để giải thích HĐ 2: Thí nghiệm về tính chất hoá học của muối Giáo viên hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm: đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn HS quan sát hiện tương thí nghiệm và viết phương trình hoá học của phản ứng Giáo viên hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm Bari clorua tác dụng với muối HS quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng Giáo viên hướng dẫn HS tiến hành làm thí nghiệm: Bari clorua tác dụng với axit Giáo viên lưu ý HS thí nghiệm với axit H2SO4 HS quan sát hiện tượng của thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng 1. Tính chất hóa học của bazơ a. Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối - Lấy khoảng 1-2 ml dd FeCl3 vào ống nghiệm, nhỏ từ từ vài giọt dd NaOH vào - Hiện tượng: Tạo kết tủa màu nâu đỏ - Phương trình hóa học: 3NaOH + FeCl3 đ3NaCl + Fe(OH)3 b. Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit - Lấy khoảng 2 ml dd CuSO4 vào ống nghiệm, cho từ từ dd NaOH vào ống nghiệm, lắc nhẹ. Gạn kết tủa rồi nhỏ vài giọt dd HCl vào, lắc nhẹ - Hiện tượng: tạo kết tủa xanh, kết tủa tan khi nhỏ dd HCl vào - Phương trình hóa học: CuSO4+ NaOH đ Cu(OH)2+ Na2SO4 Cu(OH)2 + 2HCl đ CuCl2 +2H2O 2. Tính chất hóa học của muối a. Thí nghiệm 3: đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại - Làm sạch đinHSắt bằng giấy ráp rồi cho vào ống nghiệm có chứa 1-2 ml dd CuSO4 - Hiện tượng: có lớp đồng bám trên đinHSắt - Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu b. Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối - Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 –2 ml dd Na2SO4 - Hiện tượng: tạo kết tủa trắng - Phương trình hóa học: BaCl2 + Na2SO4 đ BaSO4 +2NaCl c. Thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit - Lấy 1 – 2 ml dd H2SO4 loãng vào ống nghiệm, nhỏ 1 – 2 giọt dd BaCl2 vào - Hiện tượng: tạo kết tủa trắng - Phương trình hóa học: H2SO4 + BaCl2 đ BaSO4 + 2HCl 4. Củng cố - Hướng dẫn HS thu hồi hóa chất, rửa ống nghiệm, thu dọn dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học. - Yêu cầu HS làm tường trình thí nghiệm theo mẫu Tên thí nghiệm Hiện tượng Giải thích Phương trình hóa học 5. Hướng dẫn học ở nhà Ôn tập giờ sau kiểm tra IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 11 Tiết: 20 Ngày soạn: 16/11/2007 Ngày dạy: kiểm tra 1 tiết I. Mục tiêu - Nhằm kiểm tra trình độ nắm vững kiến thức của học sinh về oxit,axit,bazơ,muối.Trọng tâm là tính chất hoá học,và diều chế các hợp chất này.Ngoài ra còn liên quan đến công thức hoá học. - Rèn luyện kỹ năng viết phương trình,nhận biết,biết được điều kiện sảy ra phản ứng trao đổi,rèn luyện tư duy su luận để giải bài tập định lượng. - Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong bài kiểm tra II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu tài liệu, ra đề, in đề. - HS: Học bài, giấy bút, máy tính. III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV nhắc nhở ý thức làm bài kiểm tra. 3. Bài giảng * Đề bài Phần trắc nghiệm: (3 điểm) * Dùng bút chì tô đậm vào ô tròn đứng trước đáp án đúng trong các câu sau. Câu1: Các chất nào sau đây là bazơ: A) NaOH; BaO; KOH; Ca(OH)2 C) KOH, Cu(OH)2; Ca(OH)2 B) Ba(OH)2; MgCl2; Al(OH)3 D) HCl; H2SO4, HNO3 Câu2: Các chất nào sau đây tan trong nước: A) CuCl2; H2SO4; AgNO3 C) PbSO4; NaOH; K2SO3 B) S; NaNO3; KCl D) HBr; H2SiO3; K2CO3 Câu3: Để phân biệt dd Na2SO4và Na2CO3 ta dùng thuốc thử nào? A) Dung dịch BaCl2 C) Dung dịch Pb(NO3)2 B) Dung dịch HCl D) Khí CO2 Câu 4: Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng hoá học A) CuCl2 và Na2SO4 C) BaCO3 và Cu(OH)2 B) HCl và BaSO4 D) Ca(OH)2 và K2CO3 Câu 5: Axit H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây: A) Ag; CuO, KOH, Na2CO3 C) Mg, PbCl2, Al(OH)3; CuO B) Al, Fe3O4, Cu(OH)2; K2SO4 D) Na; P2O5, Mg(OH)2, CaSO3 Câu 6: Để nhận biết các chất rắn: BaCl2; Na2SO4; Ba(OH)2; NaOH cần ít nhất mấy hoá chất: A) 1 C) 2 B) 3 D) 4 Phần tự luận: (7 điểm) Bài 1: Nêu hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau: a) Cho cái đinh sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. b) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch H2SO4 loãng. c) Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NaOH sau đó thêm dung dịch axit HCl dư. Bài 2: Viết phương trình thực hiện chuyển đổi hoá học sau Cu đ CuO đ CuCl2 đ Cu(NO3)2 đ Cu(OH)2 đ CuO đ Cu Bài 3: Hòa tan 25,9g hỗn hợp hai muối khan gồm NaCl và Na2SO4 vào nước thì thu được 200g dung dịch A. Cho dung dịch A vào dung dịch Ba(OH)2 20% vừa đủ, thấy xuất hiện 23,3g kết tủa, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch B. a) Viết các phương trình hóa học. b) Tính khối lượng mỗi muối khan trong hỗn hợp ban đầu. c) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch B Đáp án và biểu điểm Phần trắc nghiệm: 3 điểm, mỗi ý đúng cho 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C A B D C C Phần tự luận: 7 điểm Bài 1: 1,5 điểm, mỗi câu dúng cho 0,5 điểm. a) Đinh sắt bị hòa tan một phần, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch nhạt màu dần: PTHH: Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu¯ b) Xuất hiện kết tủa trắng PTHH: BaCl2 + H2SO4 đ BaSO4¯ + 2HCl c) Dung dịch chuyển màu hồng sau đó trở lại không màu PTHH: HCl + NaOH đ NaCl + H2O Bài 2: 2 điểm, mỗi phương trình đúng cho 0,25 điểm. Cu + O2 CuO CuO + HCl đ CuCl2 + H2O CuCl + AgNO3 đ AgCl¯ + Cu(NO3)2 Cu(NO3)2 + NaOH đ Cu(OH)2 + NaNO3 Cu(OH)2 CuO + H2O CuO + H2 Cu + H2O Bài 3: 3, 5 điểm a) 0,5 điểm PTHH Na2SO4 + Ba(OH)2 đ BaSO4¯ + NaOH b) 1,5 điểm: Số gam NaCl: 11,7g; Số gam Na2SO4: 14,2g c) 1,5 điểm: C% NaCl = 4,46%; C%NaOH = 3,05% 4. Củng cố GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn Xem trước phần kim loại IV. Rút kinh nghiệm Chương II. Kim loại Tuần: 12 Tiết: 21 Ngày soạn: 15/11/2007 Ngày dạy: Bài 15: tính chất vật lí chung của kim loại I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS biết một số tính chất vật lí của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim -
File đính kèm:
- Giao_an_hoa_9_hoc_ki_I.doc