Giáo án Hoá học lớp 9 - Tuần học 2

Bài 2: MỘT SỐ OXÍT QUAN TRỌNG.

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - HS hiểu được những TCVL và TCHH của CaO.

 - Biết các ứng dụng của CaO.

 - Biết các PP điều chế CaO trong CN.

2.Kĩ năng.

 Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và giải một số bài toán có liên quan đến CaO cho HS.

 3.Thái độ.

 GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng hoá học gắn với cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, tranh là nung vôi.

 + Hoá chất: CaO, dd HCl, dd H2SO4 loãng, CaCO3, dd Ca(OH)2.

- Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học lớp 9 - Tuần học 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/08/2015 
Tiết thứ 3 	Tuần 2
Bài 1:Tính chất hoá học của oxit.Khái quát về sự phân loại oxit
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
 - HS biết được những tính chất hoá học của oxit bazơ, và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
 - HS hiểu được cơ sở phân loại oxit bazơ là dựa vào TCHH của chúng.
2. Kĩ năng.
 - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng cho HS.
 - Vận dụng được những hiểu biết về TCHH của oxit để giải các BT định tính và định lượng.
3. Thái độ:
 GD thái độ yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút; CuO, CaO, quỳ tím.
Học sinh: Ôn lại bài oxit lớp 8 và đọc trước bài mới.
III. Các bước lên lớp:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài củ. 
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1
Nhớ và nhắc lại khái niệm oxit bazơ và oxit axit?
GV hướng dẫn HS kẻ đôi vở để tiện so sánh.
GV hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm:
- Cho vào mỗi ống nghiệm 1: bột CuO đen.
- Cho vào ống nghiệm 2: mẩu vôi sống.
- Thêm vào mỗi ống nghiệm 2-3 ml nước, lắc nhẹ.
- Dùng ống hút nhỏ vài giọt chất lỏng trong hai ống nghiệm trên ra giấy quỳ tím.
Quan sát và nhận xét hiện tượng?
Từ hiện tượng trên em rút ra kết luận gì? Viết PTPƯ?
Lưu ý: Những oxit bazơ tác dụng được với nước ở điều kiện thường hay gặp là Na2O, K2O, CaO, BaO, Li2O.
GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm:
- Cho vào mỗi ống nghiệm 1: bột CuO đen.
- Cho vào mỗi ống nghiệm 2: bột CaO trắng.
- Nhỏ vào hai ống nghiệm trên 2-3ml dd HCl, lắc nhẹ.
Quan sát và nhận xét hiện tượng?
Qua PƯ trên em rút ra kết luận gì?
GV: Giới thiệu: Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh rằng một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O...) tác dụng với oxit axit tạo muối.
- Yêu cầu HS làm TN giữa P2O5 t/d với nước.
+ Đốt P trong bình oxi.
+ Rót nước vào, lắc cho P2O5 tan.
+ Thử dd bằng quỳ tím.
- Nếu làm TN đối với 1 số oxít khác như: SO2, N2O5
Kết quả sẽ như thế nào?
- Làm TN giữa CO2 với nước vôi trong.
- Xác định chất tham gia, chất tạo thành?
- Viết PTHH của phản ứng.
- Yêu cầu HS rút ra KL về t/chất hóa học của oxit axit.
Hoạt động 2:
Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và dựa vào t/chất hóa học để trả lời câu hỏi:
- T/chất hóa học cơ bản của oxít axít và oxít bazơ là gì?
- Dựa vào t/chất hóa học oxít được chia làm mấy loại?
Trả lời
Các nhóm HS làm thí nghiệm.
- Ống 1 không có hiện tượng gì.
- Ống 2 thấy toả nhiệt.
HS rút ra kết luận.
HS lên viết PTPƯ.
Các nhóm HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Ống nghiệm1: có dd màu xanh xuất hiện.
 - Ống nghiệm 2: tạo dd trong suốt 
HS rút ra kết luận.
- Tiến hành làm TN theo nhóm.
-Nhận xét màu của 
quỳ tím đỏ
- Rút ra KL
- Trả lời: kết quả tương tự.
- Theo dõi, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Chất tham gia: Ca(OH)2, CO2
- Sản phẩm: CaCO3, H2O.
- Viết PTHH
- Rút ra KL chung
- Nghiên cứu sgk trả lời:
- Oxít axít + bazơ
- Oxít bazơ + axit.
- Chia làm 4 loại
I. Tính chất hoá học của oxit
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ.
a. Tác dụng với nước.
CaO + H2O Ca(OH)2
KL:Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ (kiềm).
VD: 
Na2O + H2O 2NaOH
K2O + H2O  2KOH
BaO + H2O  Ba(OH)2
b. Tác dụng với axit.
CuO + 2HCl CuCl2+H2O
CaO + 2HClCaCl2+H2O
KL: Oxit bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước.
c.Tác dụng với oxit axit.
CaO + CO2 CaCO3
 BaO + CO2 BaCO3
 KL: Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo muối.
2. Tính chất hoá học của oxit axit.
a. Tác dụng với nước. Axit
.P2O5 + 3H2O 2H3PO4
KL: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit.
b. Tác dụng với bazơ Muối và nước
CO2+Ca(OH)2CaCO3+H2O
KL: Oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo muối và nước
c/ T/d với oxít bazơ:Muối
BaO + CO2 BaCO3
II. Khái quát về sự phân loại oxit.
- Oxit bazơ là những oxit t/d với dd axit tạo thành muối và nước.
- Oxit axit là những oxit t/d với dd bazơ tạo thành muối và nước.
- Oxit lưỡng tính là những oxit t/d với dd bazơ và dd axit tạo thành muối và nước.
- Oxit trung tính là những oxit không t/d với axit, bazơ, nước
4.Củng cố:
GV yêu cầu HS giải bài tập 1/6/sgk.
+ T/d với nước: CaO, SO3
+ T/d với dd HCl: CaO, Fe2O3
+ T/d với dd NaOH: SO3
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Về nhà làm bài tập: 1, 3/6/sgk.
Xem trước bài mới: Một số oxít quan trọng.
IV. Rút kinh nghiệm.
Bài 2: MỘT SỐ OXÍT QUAN TRỌNG.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - HS hiểu được những TCVL và TCHH của CaO.
 - Biết các ứng dụng của CaO.
 - Biết các PP điều chế CaO trong CN.
2.Kĩ năng.
 Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và giải một số bài toán có liên quan đến CaO cho HS.
 3.Thái độ. 
 GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng hoá học gắn với cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
+ Dụng cụ: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, tranh là nung vôi.
 + Hoá chất: CaO, dd HCl, dd H2SO4 loãng, CaCO3, dd Ca(OH)2.
Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài mới. 
III. Các bước lên lớp.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài củ.
 - Nêu TCHH của oxit bazơ, viết PTPƯ?
 - BT1 SGK (tr.6)
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV cho HS quan sát mẫu CaO.
Nhận xét TCVL của CaO?
CaO thuộc loại oxit nào?
- Vậy nó có đầy đủ TCHH của một oxit bazơ. Chúng ta cùng tiến hành một số thí nghiệm kiểm chứng TCHH của CaO.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- TN1:
- Cho hai mẩu nhỏ CaO vào ống nghiệm 1 và 2.
 + Nhỏ từ từ nước vào ống nghiệm 1.
 + Nhỏ từ từ dd HCl vào ống nghiệm 2.
Quan sát và nhận xét hiện tượng? Viết PTPƯ?
GV: PƯ của CaO với nước gọi là PƯ tôi vôi.
-Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dd bazơ.
- CaO hút ẩm mạnh nên được dùng làm khô nhiều chất.
GV thuyết trình: Để CaO trong không khí ở nhiệt độ thường, CaO hấp thụ CO2 trong không khí tạo canxi cacbonat.
Em hãy viết PTPƯ?
- Quan sát nhận xét.
- Thuộc loại oxit bazơ.
Nhóm HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
-Toả nhiệt, sinh chất rắn ít tan.
- CaO tan tạo dd trong suốt không màu.
HS viết PTPƯ.
I. Tính chất của canxi oxit.
1. Tính chất vật lý.
- Là chất rắn , màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao 2585oC
2. Tính chất hoá học.
a. Tác dụng với nước.
CaO + H2O Ca(OH)2
b. Tác dụng với axit
CaO+2HCl CaCl2 +H2O
c. Tác dụng với oxit axit
CaO+CO2 CaCO3
 R K R
KL: CaO là một oxit bazơ. 
Hãy nêu ứng dụng của CaO mà em biết?
Trả lời
3. ứng dụng của CaO (SGK)
- Trong thực tế người ta sản xuất CaO từ nguyên liệu nào?
GV: thuyết trình về các PƯ xảy ra trong lò nung vôi.
GV gọi một HS đọc “Em có biết”
- Liên hệ thực tế để trả lời.
- Đọc theo yêu cầu
4. Sản xuất CaO
- Nguyên liệu: đá vôi, C đốt
- PTPƯ: 
C + O2 CO2
CaCO3 CO2 + CaO
4. Cũng cố.
- BT1: Thực hiện dãy biến hoá sau:
 Ca(OH)2
 CaCO3 CaO CaCl2
 Ca(NO3)2
 CaCO3
 - BT2: Trình bày PP nhận biết các chất rắn sau: CaO, P2O5, SiO2
 GV hướng dẫn các bước giải bài nhận biết chất.
- Đánh số thứ tự các lọ hoá chất rồi lấy mẫu thử ra ống nghiệm.
- Rót nước vào, lắc. Chất rắn không tan trong nước là SiO2. Nhúng quỳ tím vào phần dd ở hai ống nghiệm còn lại, quỳ tím hoá đỏ là H3PO4 chất ban đầu là P2O5. Nếu quỳ tím chuyển thành xanh là Ca(OH)2 chất ban đầu là CaO.
CaO + H2O Ca(OH)2 P2O5 + 3H2O 2H3PO4
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - BTVN: 1,2,3,4 SGK
 - Đọc trước bài mới
Duyệt tuần 2
Ngày 17/08/2015
IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTuần 2.doc
Giáo án liên quan