Giáo án Hóa học 9 - Chương 4: Hiđrocacbon

Bài 36

METAN CH4 = 16

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Từ cấu tạo của CH4  khái niệm về liên kết đơn và đặc tính bền của liên kết đơn.

- Tính chất của Metan.

- Ứng dụng của Metan.

2. Kỹ năng:

- Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của Metan.

II. Chuẩn bị:

- Mô hình phân tử Metan.

- Tranh vẽ phản ứng của Metan với Oxi và với Clo.

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

- Phát biểu các đặc điểm cấu tạo phân tử chất hữu cơ.

- Ý nghĩa của công thức cấu tạo?

- Viết CTCT của CH4, C2H6, C3H8.

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Chương 4: Hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 43
Bài 34
KHÁI NIỆM HỢP CHẤT HỮU CƠ
VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức:
-	Học sinh hiểu được như thế nào là hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
-	Biết cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
2.	Kỹ năng:
-	Phân biệt chất hữu cơ với chất vô cơ và các loại chất hữu cơ.
II.	Chuẩn bị:
*	Hóa chất:
Bông gòn, nến, nước vôi trong.
*	Dụng cụ:
Ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
III.	Tiến trình dạy học:
Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung ghi bài
I.	Khái niệm về hợp chất hữu cơ:
-	Các em hãy tìm hiểu xem hợp chất hữu cơ có ở đâu?
	Tìm hiểu SGK ® chất hữu cơ có trong các loại thực phẩm, đồ dùng và trong cơ thể sinh vật.
	1.	Hợp chất hữu cơ có ở đâu? 
	SGK tr.106
	Gv làm thí nghiệm đốt một mẩu bông gòn và yêu cầu Hs quan sát và rút ra nhận xét.
	Hiện tượng: nước vôi trong bị đục.
	Kết luận: khi bông cháy đã sinh ra khí CO2
	2.	Hợp chất hữu cơ là gì?
	Gv thông báo: với các loại hợp chất hữu cơ khác, khi tiến hành thí nghiệm đốt cháy, người ta đều nhận thấy sản phẩm sinh ra đều có khí CO2. 
-	Vậy trong thành phần của hợp chất hữu cơ phải có nguyên tố gì?
-	Có nguyên tố Cacbon.
	Gv lưu ý Hs một số chất chứa C như: CO, CO2, H2CO3, muối Cacbonat, không phải là hợp chất hữu cơ.
	Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa Cacbon, trừ CO, CO2, H2CO3, muối Cacbonat,
	Gv viết công thức của một số hợp chất hữu cơ và yêu cầu Hs nhận xét về thành phần nguyên tố có trong các hợp chất đó.
	Hs nhận xét về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ ® phân loại.
	3.	Phân loại:
	Hiđrocacbon: phân tử chỉ chứa C và H
	Vd: CH4, C2H4, C6H6,
	Dẫn xuất Hiđrocacbon: ngoài C và H, trong phân tử còn chứa các nguyên tố khác.
	Vd: C2H6O, CH5N, CH3Cl, C2H3O2Na
Tìm hiểu khái niệm hóa học hữu cơ
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung ghi bài
II.	Khái niệm Hóa học hữu cơ:
	Gv và Hs đàm thoại về khái niệm hợp chất hữu cơ theo sự gợi ý của SGK.
	Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Khái niệm hợp chất hữu cơ? Phân loại?
-	Làm các bài tập trong SGK.
-	Chuẩn bị bài “Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ”
Tiết: 44
Bài 35
CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức:
-	Học sinh nắm được 3 đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
2.	Kỹ năng:
-	Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản.
-	Phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo.
II.	Chuẩn bị:
-	Bộ phân tử hợp chất hữu cơ.
III.	Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ
-	Thế nào là hợp chất hữu cơ?
-	Hợp chất hữu cơ có mấy loại?
-	Sửa bài tập 5 tr.108
Tìm hiểu về hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung ghi bài
	Gv hỏi lại hóa trị của một số nguyên tố hóa học như C, O, N, H, Cl,
	Nhớ lại hóa trị của một số nguyên tố.
I.	Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ:
	Gv thông báo: trong hóa hữu cơ, người ta biểu diễn hóa trị của các nguyên tử bằng những nét gạch xung quanh nguyên tử đó.
	Hs sẽ biểu diễn hóa trị một số nguyên tử theo yêu cầu của Gv.
	1.	Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử:
	Gv lưu ý học sinh, trong liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ, các nguyên tử sẽ liên kết theo đúng hóa trị của nó, không thiếu, không thừa.
	Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị: C là IV, H là I, O là II,
Tìm hiểu về mạch Cacbon
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung ghi bài
	Yêu cầu Hs viết cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản như CH4, CH3Cl, CH4O,
	Hs viết các công thức cấu tạo của một số hợp chất.
	Hướng dẫn cách viết cấu tạo của hợp chất có nhiều C: Nếu có nhiều nguyên tử Cacbon trong hợp chất, trước hết các nguyên tử C sẽ liên kết với nhau, rồi mới liên kết với các nguyên tử còn lại.
	Yêu cầu Hs viết cấu tạo một số chất: C2H6, C3H8, C4H10
	Viết cấu tạo
	Gv hướng dẫn Hs với các hợp chất có nhiều C (từ 4C trở lên) thì các nguyên tử C còn có thể liên kết với nhau tạo thành dạng mạch nhánh.
	Gv hướng dẫn cách viết một số công thức dạng mạch vòng.
	2.	Mạch Cacbon:
	Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành ba dạng mạch Cacbon: mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
Tìm hiểu về trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung ghi bài
	Yêu cầu Hs viết công thức cấu tạo của C2H6O.
	Viết cấu tạo.
	Có thể di chuyển vị trí của O nhu thế nào để vẫn đảm bảo hóa trị của các nguyên tử?
	Suy nghĩ, tìm vị trí thích hợp của O
	Hai hợp chất vừa mới viết có giống nhau hay không?
	3.	Trật tự liên kết giữa các nguyên tử:
	Gv thông báo khi công thức cấu tạo của một chất thay đổi thì chất đã biến đổi thành chất khác, cho dù chúng có cùng công thức phân tử.
	Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Tìm hiểu về công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung ghi bài
	Những công thức biểu diễn các hợp chất mà chúng ta viết vừa rồi được gọi là công thức cấu tạo của các hợp chất ấy.
II.	Công thức cấu tạo:
	Vậy chúng ta hiểu công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ là gì?
	Trả lời
	Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
	Gv hướng dẫn Hs cách viết công thức cấu tạo dạng thu gọn.
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Những đặc điểm cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.
-	Cách viết công thức cấu tạo của một hợp chất?
-	Chuẩn bị bài “Metan”
Tiết: 45
Bài 36
METAN CH4 = 16
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức:
-	Từ cấu tạo của CH4 ® khái niệm về liên kết đơn và đặc tính bền của liên kết đơn.
-	Tính chất của Metan.
-	Ứng dụng của Metan.
2.	Kỹ năng:
-	Viết được các phương trình hóa học minh họa cho tính chất của Metan.
II.	Chuẩn bị:
-	Mô hình phân tử Metan.
-	Tranh vẽ phản ứng của Metan với Oxi và với Clo.
III.	Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ
-	Phát biểu các đặc điểm cấu tạo phân tử chất hữu cơ.
-	Ý nghĩa của công thức cấu tạo?
-	Viết CTCT của CH4, C2H6, C3H8.
Tím hiểu tính chất Vật lý của Metan
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
-	Hãy nêu những nơi có nhiều khí Metan?
	Gv thông báo về việc hình thành Metan trong tự nhiên là do sự phân hủy xác động thực vật ® Hs hiểu vì sao Metan có trong những nguồn vừa nêu.
-	Tìm hiểu SGK ® trạng thái metan trong tự nhiên.
I.	Trạng thái tự nhiên – Tính chất Vật lý:
	Metan có nhiều trong mỏ dầu, mỏ khí đốt, mỏ than, trong bùn ao,
	Cho Hs quan sát lọ chứa khí Metan đã thu sẵn ® t/c Vật lý của Metan
	Quan sát lọ chứa khí, tìm hiểu về tính chất của metan.
	Metan là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Tìm hiểu cấu tạo phân tử của Metan
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Yêu cầu Hs lắp mô hình phân tử của Metan.
	Lắp ráp mô hình phân tử Metan.
II.	Cấu tạo phân tử:
	Yêu cầu Hs quan sát và phát biểu về đặc điểm cấu tạo của Metan.
	Nhận xét về cấu tạo của Metan
Phân tử Metan có bốn liên kết đơn C–H (bền)
Tìm hiểu tính chất hóa học của Metan
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ 4.5 và nhận xét về sản phẩm sinh ra khi Metan cháy.
	Quan sát hình vẽ, nhận xét: Metan cháy sinh ra khí CO2 và hơi nước.
III.	Tính chất hóa học:
1.	Tác dụng với Oxi:
	Gv lưu ý nếu tỉ lệ CH4 và O2 theo đúng tỉ lệ 1:2 về thể tích thì hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh.
	Hỗn hợp CH4 và O2 trộn theo tỉ lệ 1:2 về thể tích là hỗn hợp nổ mạnh.
2.	Tác dụng với Clo:
	Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ 4.6 và dùng mô hình để mô tả phản ứng giữa CH4 và Cl2. Yêu cầu Hs nhận xét.
	Hs quan sát, nhận xét: một nguyên tử H trong CH4 đã bị thay thế bởi nguyên tử Cl.
	Thông báo: phản ứng giữa CH4 và Cl2 được gọi là phản ứng thế, đó là phản ứng đặc trưng của liên kết đơn.
Ứng dụng của Metan
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Hãy nêu các ứng dụng của Metan
	Tìm hiểu SGK và tính chất của Metan ® ứng dụng.
IV.	Ứng dụng:
Làm nhiên liệu trong công nghiệp và đời sống.
Làm nguyên liệu sản xuất bột than, khí H2,
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Cấu tạo phân tử của Mêtan?
-	Các tính chất hóa học của Mêtan?
-	Học bài, làm bài tập tr.116
-	Chuẩn bị bài Etilen.
Tiết: 46
Bài 37
ETILEN C2H4 = 28
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức:
-	Nắm được cấu tạo của Etilen.
-	Biết đặc điểm của liên kết đôi và đặc điểm của nó.
-	Phản ứng đặc trưng của liên kết đôi là phản ứng cộng.
2.	Kỹ năng:
-	Viết được các phương trình hóa học của Etilen.
II.	Chuẩn bị:
-	Mô hình phân tử Etilen.
-	Rượu etilic, H2SO4 đặc, dung dịch Brom.
-	Ống nghiệm (4 ống) ống dẫn khí (vuốt nhọn + chữ L) đèn cồn, giá sắt, kẹp.
III.	Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ
-	Tính chất Vật lý và cấu tạo của Metan?
-	Tính chất hóa học của Metan?
Tìm hiểu tính chất vật lý của Etilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Cho Hs quan sát lọ khí Etilen ® T/c Vật lý
	Quan sát ® Khí không màu, không mùi
I.	Tính chất Vật lý:
	Ngoài ra, Etilen còn có những tính chất vật lý khác: ít tan, nhẹ hơn không khí.
	Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí
Cấu tạo phân tử Etilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Cho Hs quan sát cấu tạo của C2H6, so sánh với C2H4
	Dư hai Cacbon.
II.	Cấu tạo phân tử:
	Vậy phải bỏ đi 2H, nhưng khi bỏ đi 2H thì các nguyên tử C lại không đảm bảo về hóa trị.
Do đó, hai hóa trị còn dư của C tạm thời liên kết lại với nhau tạo nên liên kết thứ 2 giữa hai cacbon.
	Hs viết cấu tạo của C2H4 dựa theo mô hình phân tử.
	Phân tử Etilen có một liên kết đôi C=C, trong đó có một liên kết kém bền.
Tính chất hóa học của Etilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Yêu cầu Hs dự đoán tính chất cháy được của Etilen.
	Etilen có khả năng cháy được vì là Hiđrocacbon.
III.	Tính chất Hóa học:
	Gv làm thí nghiệm điều chế khí Etilen và đốt cháy.
	Quan sát ® nhận xét: Etilen cháy với ngọn lửa sáng.
1. Tác dụng với Oxi:
	Gv làm thí nghiệm cho etilen đi qua dung dịch Brom.
	Quan sát ® dung dịch Brom bị mất màu.
2. Tác dụng với dung dịch Brom:
	Gv cho Hs ghi hiện tượng và lưu ý: hiện tượng này dùng để nhận biết khí Etilen.
	Hiện tượng: etilen làm mất màu dung dịch Brom.
3.Phản ứng trùng hợp:
	Giới thiệu phản ứng trùng hợp: phản ứng xảy ra giữa các phân tử có liên kết kém bền với nhau.
Các ứng dụng của Etilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
IV.	Ứng dụng:
	Dựa vào sơ đồ tr.118, hãy nêu các ứng dụng của etilen.
	Tìm hiểu các ứng dụng của etilen.
	Kích thích trái cây mau chín.
	Dùng để điều chế rượu etilic, axit axetic, nhựa PE (poly etilen).
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Đặc điểm cấu tạo của Etilen.
-	Tính chất hóa học của Etilen. Phản ứng đặc trưng.
-	So sánh tính chất hóa học của Metan và Etilen.
-	Làm BT số 3 SGK/70
-	Học bài và làm bài SGK.
-	Chuẩn bị bài Axetilen.
Tiết: 47
Bài 38
AXETILEN C2H2 = 26
I.	Mục tiêu:
1.	Kiến thức:
-	Công thức cấu tạo, tính chất của Axetilen.
-	Khái niệm và đặc điểm của liên kết ba.
-	Một số ứng dụng quan trọng của Axetilen.
2.	Kỹ năng:
-	Viết phản ứng.
-	Dự đoán tính chất dựa vào thành phần và cấu tạo phân tử.
II.	Chuẩn bị:
-	Ống nghiệm, nút có ống dẫn khí (nhọn, chữ L), giá ống nghiệm.
-	CaC2, dung dịch Brom.
III.	Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ
-	Tính chất vật lý của Etilen?
-	Cấu tạo Etilen? Hóa tính? Phản ứng đặc trưng?
Tính chất Vật lý của Axrtilen
Hoạt động Gv
Họat động Hs
Nội dung
	Gv yêu cầu Hs trình bày những tính chất vật lý của Axetilen.
	Tìm hiểu, trình bày tính chất vật lý của Axetilen.
I.	Tính chất Vật lý:
	Chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
Cấu tạo phân tử Axetilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Dùng mô hình phân tử, đàm thoại với Hs ® cấu tạo phân tử Axetilen.
	Quan sát mô hình ® cấu tạo.
II.	Cấu tạo phân tử:
H–CºC–H	Phân tử Axetilen có liên kết ba, trong đó có hai liên kết kém bề, dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.
Tính chất Hóa học của Axetilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Yêu cầu Hs dự đoán về tính chất hóa học của Axetilen.
	Dự đoán: cháy, cộng với dung dịch Brom.
III.	Tính chất Hóa học:
	Gv làm thí nghiệm đốt cháy Axetilen
	Hs quan sát, nhận xét: axetilen cháy sáng.
	1.	Tác dụng với Oxi:
	Gv hướng dẫn Hs cách cân bằng.
2C2H2	+5O2 ® 4CO2 + 2H2O
	Gv tiếp tục làm thí nghiệm cho Axetilen đi qua dung dịch Brom.
	Hs quan sát: dung dịch Brom bị mất màu.
	2.	Tá dụng với dung dịch Brom:
Hiện tượng: Axetilen làm mất màu dung dịch Brom.
Các ứng dụng của Axetilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Hãy nêu một số ứng dụng của Axetilen?
	Tìm hiểu các ứng dụng của Axetilen.
IV.	Ứng dụng:
	Gv giải thích về một số ứng dụng.
-	Làm nhiên liệu.
-	Nguyên liệu để sản xuất nhựa PVC, cao su, axit axetic,
Cách điều chế Axetilen
Hoạt động Gv
Hoạt động Hs
Nội dung
	Giới thiệu những hóa chất vừa sử dụng để điều chế Axetilen trong hai phản ứng minh họa trong bài.
V.	Điều chế:
CaC2 + 2H2O ® C2H2 + 	 Ca(OH)2
	Giới thiệu thêm cách điều chế Axetilen từ Metan.
IV.	Củng cố – Dặn dò:
-	Đặc điểm cấu tạo Axetilen?
-	Tính chất hóa học của Axetilen?
-	Ứng dụng?
-	Làm bài tập SGK.
-	Ôn tập từ đầu chương tới hết bài Axetilen, chuẩn bị Kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • docgiáo án 9 chương hidrocacbon.doc
Giáo án liên quan