Giáo án Hóa học 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Bốn

Bài 16 : THỰC HÀNH

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit.

- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng và thao tác thực hành của học sinh.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát hiện tượng và cách viết bản tường trình.

3. Thái độ.

- Rèn luyện tính cẩn trong TN hóa học, tính tiết kiệm hóa chất cũ, kĩ năng quan sát thí nghiệm.

- Tạo thói quen hứng thú môn hóa học cho học sinh.

4. Trọng tâm

- Phản ứng của CaO và P2O5 với nước.

- Nhận biết các dung dịch axit H2SO4 , HCl và muối sunfat

B. CHUẨN BỊ

1) Giáo viên: mỗi nhóm thí nghiệm gồm.

 

doc63 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Văn Bốn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khi tính toán hóa học.
- Tạo thói quen hứng thú môn hóa học cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập, sơ đồ tính chất hóa học của oxit và axit.
2. Học sinh: ôn lại các tính chất của oxit bazơ, oxit axit và axit.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Dạy bài mới.
Nội dung 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1 (TIẾT 1)
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1/ Tính chất hóa học của oxit.
Thí dụ:
(1) CaO + 2HCl CaCl2 + H2O
(2) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
(3) CaO + CO2 CaCO3
(4) CaO + H2O Ca(OH)2
(5) SO3 + H2O H2SO4
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tính chất hóa học của oxit sau (không nhìn SGK).
¦ HS thảo luận hoàn thành sơ đồ tính chất hóa học của oxit axit (5 phút).
GV: gọi nhóm khác nhận xét.
GV: yêu cầu các nhóm chọn chất để viết PTPƯ minh họa cho các chuyển hóa trên.
HS viết PTPƯ.
2/ Tính chất hóa học của axit.
Thí dụ:
(1) H2SO4 + Fe FeSO4 + H2
(2) H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O
(3) H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tính chất hóa học của axit sau:
HS thảo luân và hoàn thành sơ đồ (5 phút).
GV: gọi các nhóm còn lại cho nhận xét.
GV: yêu cầu các nhóm chọn chất viết PTPƯ cho các chuyển hóa trên.
¦HS viết PTPƯ.
*Chú ý: H2SO4 đặc có những tính chất riêng.
- Tác dụng với kim loại không giải phóng khí hiđro.
Cu +2H2SO4đặc CuSO4+SO2+2H2O
- Tính háo nước.
GV: ngoài các tính chất chung của axit, H2SO4 đặc còn có những tính chất riêng nào ?
¦ HS nêu các tính chất riêng của axit H2SO4 đặc.
Hoạt động 2
II. BÀI TẬP
BT1: Cho các chất sau: SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2. Hãy cho biết những chất nào tác dụng đươc với:
a/ Nước.
b/ Axit clohiđric.
c/ Natri hiđroxit.
HS làm bài tập:
a/ Những chất tác dụng được với H2O là: SO2, Na2O, CaO, CO2. Viết PTPƯ.
b/ Những chất tác dụng được với HCl là: CuO, Na2O, CaO,. Viết PTPƯ.
c/ Những chất tác dụng được với NaOH là: SO2, CO2. Viết PTPƯ.
BT3: Khí CO có lần CO2, SO2. Làm thế nào để loại bỏ CO2, SO2 trong bằng hóa chất rẻ tiền nhất
GV: Hãy cho biết CO, CO2 và SO2 thuộc loại những oxit nào ?
®HS: CO (oxit trung tính); CO2, SO2 (oxit axit)
GV: Vậy để loại những oxit axit ra khỏi hh trên ta dùng dd có tính gì ? và chất nào là rẻ nhất ?
®HS: suy nghĩ trả lời và viết PTHH
Bài tập: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:
a) H2SO4, HCl, NaCl	
b) Na2SO4, NaOH, NaCl, HCl
GV: yêu cầu HS lên bảng trình bài cách nhận biết các dung dịch.
BT4: Hoàn thành các chuyển đổi hóa học sau (ghi điều kiện phản ứng, nếu có)
GV: Cho HS thảo luận cách làm (1’) và yêu cầu 2 HS lên bảng viết PTHH.
Bài tập 3: Hòa tan 1,2g Mg bằng 50 ml dung dịch HCl 3M.
a/ Tính thê tích khí thoát ra ở đktc.
c/ Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch sau phản ứng.
GV: yêu cầu HS đọc kĩ để bài.
GV: hướng dẫn HS làm bài tập:
- Tính số mol các chất: Mg và dd HCl.
- a/ Viết PTPƯ.
- b/ Dựa vào PTPƯ tính số mol khí H2 sinh ra sau đó tính thê tích khí H2 ở đktc.
- c/ Ta biết Vdd = VHCl. Từ PTPƯ số mol chất tan CM các chất trong dung dịch.
GV: yêu cầu HS lên bảng làm bài tập.
Hoạt động 3 (TIẾT 2)
LUYỆN TẬP THÊM
Oxit nào sau đây có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ?
A. SO3.	B. CaO.	
C. Fe2O3.	D. P2O5.
Oxit nào sau đây có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch axit?
A. SiO2.	B. Na2O.
C. Fe2O3.	D. SO3.
Khí O2 có lẫn CO2. Để thu được khí oxi tinh khiết ta dẫn hợp khí qua chất nào sau đây ?
A. dd HCl B. dd Na2SO4
C. dd BaCl2 D. ddCa(OH)2
Cho phản ứng : Ba(OH)2 + Y ® BaSO4 + H2O . Vậy Y là chất nào sau đây:
A. SO3 	B. K2SO3	
C. H2SO3 	D. SO2 
Khí O2 có lẫn khí CO2 và SO2. Để loại bỏ tạp chất, có thể dẫn hỗn hợp khí lội qua dung dịch dư nào sau đây ?
A. HCl.	B. H2SO4.	
C. Ca(OH)2.	D. NaCl.
Có sơ đồ chuyển của phản ứng sau: Na X Y . Chất X, Y trong sơ đồ lần lượt là
A. NaOH, Na2O. B. Na2O, NaOH.
C. NaO, NaOH.	 D. Na2O, Na(OH)2
Cặp chất nào sau đây có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm ?
A. S và O2.	B. Na2SO4 và H2SO4.
C. FeS2 và O2.	D. Na2SO3 và H2SO4
Chất nào sau đây không tác dụng với dd axit HCl và axit H2SO4(l):
A. CuO B. Mg 	
C. Cu D. NaOH.
Phản ứng giữa axit và bazơ thuộc loại phản ứng nào sau đây ?
A. phản ứng thể.	B. phản ứng trung hòa.	
C. phản ứng phân hủy. D. phản ứng hóa hợp.
Axit tương ứng của SO3 và N2O5 lần lượt là:
A. H2SO3 và HNO2.	B. H2SO4 và HNO3.
C. H2SO3 và HNO3.	D. H2SO4 và HNO2.
GV: yêu cầu HS chọn đáp án đúng (có sẵntrong phiếu học tập).
®HS còn lại nhận xét.
BT: Bằng hương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa 1 trong những hóa chất sau:
a) 3 dd: HCl, H2SO4, Na2SO4.
b) 3 dd: H2SO4, NaCl, Na2SO4.
c) 4 dd: NaCl, Na2SO4, HCl, NaOH.
GV: hướng dẫn HS cách nhận biết hóa chất.
a) Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử:
Thuốc thử
HCl
H2SO4
Na2SO4
Quỳ tím
Hóa đỏ
Hóa đỏ
-
Dd BaCl2
Còn lại
¯ trắng
BT: Cho 8,0 gam đồng (II) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng và thể tích của dung dịch H2SO4 phản ứng.
GV: yêu cầu HS lên bảng làm
®HS nhận xét và ghi bài.
BT: Cho x gam kim loại Mg tác dụng vừa hết 200 ml dung dịch HCl 1M. Tính giá trị x và thể tích khí H2 (đktc) thoát ra
GV: yêu cầu HS lên bảng làm
®HS nhận xét và ghi bài.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Làm bài tập 2, 4, 5 SGK trang 21.
- Xem bài thực hành.
Xem lại tính chất hóa học của oxit.
Xem lại tính chất hóa học của axit.
Cách nhận biết muối sunfat.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
----@Hết?-----
Tiết: 12_Tuần: 6.	 Ngày dạy:..././ 2015, lớp 9A
	 Ngày dạy:..// 2015, lớp 9A..
Bài 16 : THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được: 
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit.
- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng và thao tác thực hành của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát hiện tượng và cách viết bản tường trình.
3. Thái độ.
- Rèn luyện tính cẩn trong TN hóa học, tính tiết kiệm hóa chất cũ, kĩ năng quan sát thí nghiệm.
- Tạo thói quen hứng thú môn hóa học cho học sinh.
4. Trọng tâm
- Phản ứng của CaO và P2O5 với nước. 
- Nhận biết các dung dịch axit H2SO4 , HCl và muối sunfat
B. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: mỗi nhóm thí nghiệm gồm. 
Thí nghiệm
Dụng cụ
Hóa chất
- CaO tác dụng với nước
- P2O5 tác dụng với nước
- Nhận biết dd : H2SO4, HCl, Na2SO4
- Ống nghiệm : 4 ống
- Ống hút : 4 ống
- Kẹp gỗ : 1 cái
- Lọ thủy tinh miệng rộng : 1 cái
- dd : H2SO4, HCl, Na2SO4
- P đỏ
- Quỳ tím
- CaO
2) Học sinh: ôn lại các tính chất của oxit, axit.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG.
1. Kiển tra phần lí thuyết có liên quan đến nội dung thực hành (5’)
Tính chất hóa học của oxit bazơ.
Tính chất hóa học của oxit axit.
Tính chất hóa học của axit.
 ..
 ...
2. Dạy nội dung dạy mới
Hoạt động của GV
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1 (27’)
II. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1:
- Cho một mẫu CaO vào ống nghiệm sau đó thêm dần từ 1 – 2 ml H2O. Quan sát hiện tượng.
GV: Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quì tím hoặc dung dịch phenolphtalein màu của thuốc thử thay đổi như thế nào ? Vì sao ?
- Kết luận về tính chất hóa học của CaO và viết PTPƯ minh họa.
1/ Tính chất hóa học của oxit. 
a) Thí nghiệm 1: Phản ứng của CaO với nước.
HS: Làm thí nghiệm.
HS: Nhận xét hiện tượng:
- Mẫu CaO nhão ra.
- Phản ứng tỏa nhiệt.
- Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quì tím: giấy quì bị chuyển sang màu xanh. Làm phenolphtalein không màu chuyển thành đỏ (dung dịch bazơ thu được có tính bazơ).
Kết luận: CaO có tính chất hóa học của oxit bazơ.
Phương trình:
CaO + H2O Ca(OH)2
GV:Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và nêu các yêu cầu đối với HS:
- Đốt một ít phopho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi P cháy hết, cho 3 ml H2O vào bình, đậy nút, lắc nhẹ Quan sát hiện tượng.
- Thử dung dịch bằng giấy quì tím, các em hãy nhận xét sự đổi màu của quì tím.
- Kết luận về tính chất hóa học của P2O5. Viết PTPƯ minh họa.
Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước.
HS: Làm thí nghiệm.
- Nhận xét hiện tượng.
P đỏ trong bình tạo thành những hạt nhỏ màu trắng tan được trong nướ tạo thành dung dịch trong suốt.
Nhúng một mẫu giấy quì tím vào dung dịch đó, quì tím hóa đỏ, chứng tỏ dung dịch thu được có tính axit.
Kết luận: P2O5 có tính chất hóa học của oxit axit.
Phương trình:
4P + 5O2 2P2O5
P2O5 + H2O ® 2H3PO4
GV: Hướng dẫn HS cách làm:
- Để nhận biết các dung dịch trên, ta phải biết sự khác nhau về tính chất của các dung dịch đó (GV gọi HS phân loại và gọi tên 3 chất).
- Ta dựa vào tính chất hóa học khác nhau của các loại hợp chất đó để phân biệt chúng: đó là tính chất nào ?
2/ Nhận biết các dung dịch.
Thí nghiệm 3: Có 3 lọ không nhãn đựng 1 trong 3 dung dịch là: H2SO4, HCl, Na2SO4. Hãy tiến hành những thí nghiệm nhận biết các lọ hóa chất đó.
HS: Phân loại và gọi tên.
HCl: axit clohiđric (axit).
H2SO4: axit sunfuric (axit).
Na2SO4: natri sunfat (muối).
HS: Tính khác nhau giúp ta phân biệt các hợp chất là:
- Dung dịch axit làm quì tím hóa đỏ.
- Nêu nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch HCl và H2SO4 thì chỉ có dung dịch H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng.
GV: Gọi một HS nêu cách làm.
HS: Nêu cách làm:
- Ghi số thứ tự 1, 2, 3 cho mỗi lọ đựng dung dịch ban đầu.
Bước 1: Lấy ở mỗi lọ một giọt nhỏ vào mẫu giấy quì tím.
- Nếu quì tím không đổi màu thì lọ số  dựng dung dịch Na2SO4.
- Nếu quì tím đổi sang đỏ, lọ số  và lọ số  dựng dung dịch axit.
Bước 2: Lấy ở mỗi lọ dung dịch chứa axit 1 ml dung dịch cho vào ống nghiệm, nhỏ một giọt BaCl2 vào ống nghiệm.
- Nếu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ ban đầu có số  là dung dịch H2SO4.
- Nếu không có kết tủa thì lọ ban đầu có số  là dung dịch HCl.
GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 3 (sau khi đã chốt lại cách làm).
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả theo mẫu.
- Lọ 1 đựng dung dịch:..
- Lọ 2 đựng dung dịch:..
- Lọ 3 đựng dung dịch:..
HS: Làm thí nghiệm theo 3 theo.
HS: Đại diện báo cáo kết quả thực hành.
Hoạt động 2 (10’)
III. VIẾT BẢNG TƯỜNG TRÌNH
GV: Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong buổi thực hành. Đồng thời xem xét kết quả thực hành của các nhóm.
GV: Hướng dẫn HS thu hồi hóa chất, rửa ống nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
GV: Yêu cầu HS làm thực hành theo mẫu.
HS: Thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm.
3. Hướng dẫn học sinh để kiểm tra 1 tiết (3’)
Xem lại các dạng bài tập : nhận biết, sơ đồ phản ứng, viết PTHH theo các chất cho trước.
Xem lại một số dạng bài toán.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
----@Hết?-----
Tiết: 13_Tuần: 7.	 Ngày dạy:..././ 2015, lớp 9A
	 Ngày dạy:..// 2015, lớp 9A..
KIỂM TRA VIẾT
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chủ đề 1: Tính chất hóa học của oxit và phân loại oxit (phân loại, điều chế và tách chất).
- Chủ đề 2: Tính chất hóa học của axit và phân loại axit (bài toán tính theo PTHH).
- Chủ đề 3: Tổng hợp hai nội dung trên (phân biệt hóa chất, viết PTHH, bài toán tính theo PTHH).
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học.
- Rèn luyện kĩ năng tính theo phương trình hóa học và phân biệt hóa chất.
3. Thái độ.
- Tạo thói quen hứng thú môn hóa học cho học sinh.
B. MA TRẬN ĐỀ.
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: Tính chất hóa học của oxit và phân loại oxit
Số câu
2
(c 1,2)
1
(c7)
1
(c 3)
4
Số điểm
1,0
2,5
0,5
4,0
Chủ đề 2: Tính chất hóa học của axit và phân loại axit.
Số câu
2
(c 4,5)
2
(c 6,9)
3
Số điểm
1,0
1,0
2,0
Chủ đề 3: Tổng hợp hai nội dung trên
Số câu
1
(c 8,10a)
1
(c 10b,c)
1
Số điểm
2,0
2,0
4,0
Tổng cộng
2,0
4,5
1,0
2,5
10,0
C. ĐỀ KIỂM TRA
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời đúng
Cặp chất nào dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm.
A. dd Na2SO3 và dd H2SO4.	B. dd Na2SO4 và dd HCl.
C. S và O2.	D. dd Na2SO3 và dd Ca(OH)2.
Dựa vào tính chất hóa học, oxit được chia thành mấy loại ?
A. 2 loại.	B. 3 loại.	C. 4 loại.	D. 5 loại.
Cho các oxit: CuO, Na2O, K2O, SO2, Fe2O3, P2O5. Số oxit tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Phản ứng giữa axit và bazơ thuộc loại phản ứng nào sau đây ?
A. Phản ứng thế.	B. Phản ứng hóa hợp.	
C. Phản ứng trung hòa.	D. Phản ứng phân hủy.
Khí nào sinh ra khi cho kim loại Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng ?
A. Khí H2.	B. Khí H2S.	C. Khí SO2.	D. Khí SO3.
Cho 3,25g Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (lấy dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị V là: (Cho Zn = 65)
A. 22,4.	B. 2,24.	C. 11,2.	D. 1,12.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
(2,5 điểm) Có những chất sau: Na2O, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:
a) Nước.	b) axit clohiđric (HCl).	c) Natri hiđroxit (NaOH).
Viết các phương trình hóa học xảy ra.
(1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày các phân biệt 3 dung dịch đựng trong 3 lọ riêng biệt mất nhãn chứa: NaOH, Na2SO4, NaCl.
(0,5 điểm) Có hỗn hợp khí O2 có lẫn khí CO2. Hãy nêu phương pháp làm sạch khí O2. Viết phương trình hóa học.
(2,5 điểm) Cho 12 gam bột CuO tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2SO4
a) Viết phương trình hóa học.	
b) Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
c) Tính nồng độ phần trăm của dd H2SO4 phản ứng.
(Cho biết: Cu = 64, S = 32, O = 16, H = 1)
---------Hết-------
D. HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
B
C
C
D
PHẦN II: TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu
NỘI DUNG
Đáp án
7
2,5đ
a) Tác dụng với nước: Na2O, SO2.
Na2O + H2O ® 2NaOH	
SO2 + H2O ® H2SO3	
0,5
0,5
0,5
b) Tác dụng với HCl: Na2O, Fe2O3.
Na2O + 2HCl ® 2NaCl + H2O	
Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl3 + 3H2O
0,5
0,5
c) Tác dụng với NaOH
SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O
0,5
8
1,5đ
Lấy chất mỗi một ít cho vào ống nghiệm
Thuốc thử
NaOH
Na2SO4
NaCl
Quỳ tím
xanh

không đổi màu
Không đổi màu
BaCl2
¯ trắng
Còn lại
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2NaCl
0,25
0,5
0,5
0,25
9
0,5đ
Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí CO2 bị giữ lại khí thoát ra là O2.
PTHH: Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3¯ + H2O
0,25
0,25
10
2,5đ
a) nCuO = 12 : 80 = 0,15 mol
0,5
PTHH: CuO + H2SO4 ® CuSO4 + H2O
0,5
 mol: 0,15 ® 0,15 ® 0,15
0,25
b) mCuSO4 = 0,15.160 = 24 (g)
0,5
c) mH2SO4 = 0,15*98 = 14,7 g
0,5
C% ddH2SO4= (14,7 : 200)*100% = 29,4 %
0,25
*Chú ý: - Học sinh làm cách khác đúng, khoa học cho hưởng trọn số điểm.
 - Phương trình hóa học không cân bằng hoặc cân bằng sai trừ ½ số điểm.
-------------Hết------------
RÚT KINH NGHIỆM
----@Hết?-----
Tiết: 14_Tuần: 7.	 Ngày dạy:..././ 2015, lớp 9A
	 Ngày dạy:..// 2015, lớp 9A..
Bài 7: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết được:
- Những tính chất hóa học chung của bazơ và viết PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.
- HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hóa học để giải thích hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để biết cụ thể bazơ nào tan và bazơ nào không tan.
- Quan sát thí nghiệm va rút ra tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- HS vận dụng những tính chất của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng.
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím, dung dịch phenolphtalein.
3. Thái độ.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi tính toán hóa học.
- Tạo thói quen hứng thú môn hóa học cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Thí nghiệm
Dụng cụ
Hóa chất
- dd NaOH t/d quỳ tím
- dd NaOH t/d phenolphtalein
- Nhiệt phân Cu(OH)2
- Ống nghiệm: 2 ống
- Chén sứ: 1 cái
- Đèn cồn: 1 cái
- Giá nung: 1 cái
- Ống hút : 4 cái
- Giấy lọc, phễu 
- dd NaOH loãng
- dd CuSO4
- Giấy quỳ tím
2. Học sinh: chuẩn bị kiến thức về bazơ.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Sửa kiểm tra 1 tiết (10’)
2. Dạy nội dung bài mới
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1 (5’)
1. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI CHẤT CHỈ THỊ MÀU
Dung dịch bazơ (kiềm) đổi mầu chất chỉ thị:
+ Quỳ tím chuyển sang xanh.
+ Phenolphtalein không màu chuyển sang hồng.
GV: làm thí nghiệm cho HS quan sát và nhận xét
®HS nhận xét:
GV: dựa vào tính chất này, ta có thể phân biệt dung dịch bazơ với các dung dịch khác.
Bài tập 1: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong các dung dịch sau: Ba(OH)2, H2SO4, HCl.
Hãy trình bày cách phân biệt 3 lọ trên chỉ dùng quì tím.
GV: gợi ý cho HS làm.
Hoạt động 2(5’)
2. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI OXIT AXIT
Dd bazơ(kiềm)+oxit axitMuối+ H2O
Thí dụ:
3Ca(OH)2 + P2O5 Ca3(PO4)2 + 3H2O
2NaOH + SO2 Na2SO3 + H2O
GV: gợi ý cho HS nhớ lại tính chất này (ở bài oxit) và yêu cầu HS chọn chất để viết PTPƯ.
¦HS nêu tính chất và viết PTPƯ.
GV: gọi HS nhắc lại các dung dịch bazơ thường gặp và ghi lên đề mục.
Hoạt động 3 (5’)
3. TÁC DỤNG CỦA BAZƠ VỚI AXIT.(Phản ứng trung hòa)
Bazơ + axit Muối + H2O
KOH + HCl KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HNO3 Cu(NO3)2 + 2H2O
GV: gợi ý cho HS nhắc lại tính chất này học ở bài axit.
¦HS nhắc lại: bazơ tan và không tan tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
GV: yêu cầu HS viết PTPƯ minh họa cho tính chất này.
GV: yêu cầu HS nhắc lại phản ứng giữa axit và bazơ còn gọi là phản ứng gì ? GV ghi lên đề mục.
Hoạt động 4 (5’)
4. BAZƠ KHÔNG TAN BỊ NHIỆT PHÂN HỦY 
Thí dụ:
Cu(OH)2 CuO + H2O
2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
 Bazơ không tan oxit + H2O
GV: làm thí nghiệm cho HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
¦ HS nêu hiện tượng:
- Chất rắn ban đầu màu xanh lam.
- Sau khi đun chất rắn có màu đen (CuO).
¦HS kết luận: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
GV: yêu cầu HS viết PTPƯ minh họa.
GV giới thiệu thêm: 1 tính chất của bazơ nửa cho HS nghe.
Hoạt động 5 (3’)
5. TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI DUNG DỊC MUỐI
Thí dụ
CuSO4 + 2NaOH ® Cu(OH)2¯ + Na2SO4
FeCl3 + 3KOH ® Fe(OH)3¯ + 3KCl
GV: Giới thiệu cho HS và viết PTHH
Hoạt động 6 (10’)
LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Bài tập 1: Bẳng PP hóa học hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa 3 dd riêng biệt: NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2
HS: lên bảng làm bài tập
Bài tập 2: Nhiệt phân hoàn toàn 19,8 gam Cu(OH)2.
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng CuO tạo thành sau phản ứng.
c) Để hòa tan hết CuO trên cần bao nhiêu lít dd HCl 2M.
HS: lên bảng làm bài tập
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
- Làm bài tập 2, 3, 4, 5 SGK trang 25.
- Xem bài 8 phần A và trả lời các câu hỏi.
NaOH có có mang đầy đủ tính chất chung của một bazơ không. Viết PTPƯ minh họa ?
Hãy nêu phương pháp sản xuất NaOH.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tiết: 15_Tuần: 8.	 Ngày dạy:..././ 2015, lớp 9A
	 Ngày dạy:..// 2015, lớp 9A..
Bài 8: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG
A. NATRI HIĐROXIT (NaOH)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết các tính chất vật lí, tính chất hóa học của NaOH. Viết được cac PTPƯ minh họa cho các tính chất hóa học của NaOH.
- Biết phương pháp sản xuất NaOH trong công nghiệp.
2. Kĩ năng
- Tra bảng tính tan để biết cụ thể bazơ nào tan và bazơ nào không tan.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất của NaOH, Ca(OH)2.
- Rèn luyện kĩ năng làm các bài tập định tính và định lượng của bộ môn.
- Tính khối lượng hoặc thể tích NaOH hoặc Ca(OH)2 tham gia phản ứng.
3. Thái độ.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi tính toán hóa học.
- Tạo thói quen hứng thú môn hóa học cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: chuẩn bị một số thí nghiệm.
- Dung dịch NaOH với quì tím và phenolphtalein.
- Tranh vẽ: “sơ đồ điện phân dung dịch NaCl”, “Các ứng dụng của NaOH”.
2. Học sinh: củng cố lại tính chất hóa học của bazơ.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra bài cũ (10’)
Hãy nêu tính chất hóa học của bazơ. Viết PTPƯ minh họa ?
Cho HS chữa bài tập 2 SGK trang 25.
...................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
2. Dạy nội dung bài mới
Nội dung
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1 (4’)
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh,

File đính kèm:

  • docBai_12_Moi_quan_he_giua_cac_loai_hop_chat_vo_co.doc