Giáo án Hóa học 9 bài 43: Lưu huỳnh

III. ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH

 90% lượng lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuric.

 10% còn lại dùng để lưu hóa cao su, chát dẻo ebonit, được phẩm

IV. SẢN XUẤT LƯU HUỲNH

1. Khai thác lưu huỳnh

 Phương pháp Frasch: sử dụng hệ thống thiết bị siêu nóng (170oC) vào mỏ lưu huỳnh dể lưu huỳnh nóng chảy.

 

docx8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 bài 43: Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Bài 43: LƯU HUỲNH
Lớp 	Tiết 	
Ngày 	tháng	 năm 2014
Giáo viên hướng dẫn: cô Quách Bích Dung
Giáo sinh thực tập: Nguyễn Minh Trí
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Biết được tính chất vật lý của lưu huỳnh.
Biết được những ứng dụng thiết thực cũng như quá trình sản xuất lưu huỳnh.
Hiểu được lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Kỹ năng
Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
Tình cảm, thái độ
Học sinh có niềm đam mê đối với môn hóa học.
Hình thành ở học sinh niềm tin là hóa học phục vụ cuộc sống.
Trọng tâm bài học
Tính chất hóa học của lưu huỳnh.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Sách giáo khoa.
Dụng cụ và hóa chất: ống nghiệm, bột lưu huỳnh, đèn cồn
Hình ảnh mô tả cấu tạo tinh thể và tính chất vật lý của luu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà; dược phẩm dung dich lưu huỳnh 5%.
Học sinh.
Ôn bài cũ, đọc trước bài mới.
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp thuyết trình.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp hoạt động nhóm.
Phương pháp trực quan.
NỘI DUNG BÀI GIẢNG VÀ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tổ chức ổn định lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên (GV) yêu cầu học sinh (HS) lấy giấy ra để kiểm tra trong 5 phút. 
GV thu bài và sửa bài kiểm tra.
Hoạt động 3: Vào bài
Hơn 1400, từ cuối thời thượng cổ cho đến hết thời kỳ giả kim thuật, con người vẫn tin rằng lưu huỳnh là một nguyên tố quan trọng cấu tạo nên mọi kim loại. Đây là một nguyên tố phổ biến, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức lí thú, thiết thực về nguyên tố này.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lý của lưu huỳnh
GV giới thiệu cho học sinh về 2 dạng thù hình của lưu huỳnh là lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lới các câu hỏi sau:
So sánh khối lượng riêng và nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà.
Cho biết khoảng nhiệt độ bền của mỗi dạng thù hình. Ở nhiệt độ nào thì lưu huỳnh tà phương sẽ biến thành lưu huỳnh đơn tà?
HS trả lời dựa vào bảng trong SGK.
GV tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh: cho vào ống nghiệm một ít bột lưu huỳnh rồi đun.
Sau khi tiến hành thí nghiệm, GV yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1 theo nhóm.
GV chỉnh sửa bài của nhóm nhanh nhất và cộng điểm nếu đúng.
Hoạt động 5: Nghiên cứu tính chất hóa học của lưu huỳnh.
GV yêu cầu học sinh viết cấu hình electron của S (Z=16) và cho biết số electron của lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản cũng như các trạng thái kích thích .
HS viết cấu hình electron và nhận xét: 1s22s22p63s23p4
Ở trạng thái cơ bản lưu huỳnh có 2 electron độc thân ở trạng thái kích thích nó có 4 hoặc 6 electron độc thân.
GV gọi HS xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong các hợp chất HgS, SO2, SF6.
HS trả lời: -2; +4; +6.
GV dẫn dắt; lưu huỳnh đơn chất có số oxi hóa là 0 có thể giảm xuống -2 ® thể hiện tính oxi hóa; hoặc tăng lên +4, +6 thể hiện tính khử.
Vậy tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh là tính khử và tính oxi hóa.
Chúng ta sẽ tìm hiểu khi tác dụng với chất nào thì lưu huỳnh thể hiện tính khử, với chất nào thì nó thể hiện tính oxi hóa.
GV liên hệ thực tế: Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, người ta thường dùng lưu huỳnh để thu gom thủy ngân rơi vãi. Hành động này dựa vào phương trình trên đây
GV đặt câu hỏi: Cho biết sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong những phản ứng trên.
GV đặt câu hỏi: Trong các phản ứng trên lưu huỳnh thể hiện tính gì? Tại sao?
HS trả lời.
GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu học tập số 2. Các nhóm có số thứ tự lẻ làm bài 1, các nhóm còn lại làm bài 2. Các nhóm làm bài trong vòng 5 phút; 2 nhóm làm nhanh nhất sẽ được sửa tại lớp và cộng điểm khi làm đúng.
HS làm bài trên giấy A0 mà GV đã chuẩn bị; GV sửa bài trước lớp.
GV dẫn dắt: Khi tác dụng với kim loại và hidro, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa. Vậy khi tác dụng với phi kim thì lưu huỳnh thể hiện tính gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
GV đặt câu hỏi: Cho biết sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong những phản ứng trên.
GV đặt câu hỏi: Trong các phản ứng trên lưu huỳnh thể hiện tính gì? Tại sao?
HS trả lời.
Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng của lưu huỳnh.
GV yêu cầu học sinh phát biểu một số ứng dụng của lưu huỳnh trong đời sống.
Hoạt động 7: Tìm hiểu quá trình khai thác và sản xuất lưu huỳnh 
GV yêu cầu học sinh tự đọc SGK phần khai thác lưu huỳnh và cho biết tên của phương pháp được sử dụng là gì?
GV đặt câu hỏi: 
Những hợp chất nào được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất lưu huỳnh? Cho biết những lợi ích khi sử dụng những hợp chất này.
Hoạt động 8: Củng cố
GV phát phiếu học tập số 3 để học sinh làm theo nhóm trong vòng 5 phút sau đó sửa cho học sinh.
Hoạt động 9: Dặn dò.
Học bài, làm các bài 2;3;4 trong SGK trang 172.
Xem trước bài 44.
BÀI 43
LƯU HUỲNH
TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA LƯU HUỲNH
Hai dạng thù hình của lưu huỳnh 
Lưu huỳnh tà phương Sa và lưu huỳnh đơn tà Sb là hai dạng thù hình của nhau.
Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể cũng như một số tính chất vật lý nhưng tính chất hóa học thì giống nhau.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh.
Nhiệt độ
Trạng thái
Màu sắc
Cấu tạo phân tử
< 113oC
rắn
vàng
S8, mạch vòng Sα, Sβ
119oC
lỏng
vàng
S8, mạch vòng linh động
187oC
quánh nhớt
nâu đỏ
vòng S8àchuỗi S8à Sn
445oC
hơi
da cam
các phân tử nhỏ
1400oC
hơi
da cam
S2
1700oC
hơi
da cam
nguyên tử S
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA LƯU HUỲNH.
Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro
+3-2
to
Khi lưu huỳnh tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra muối sunfua.
2Al + 3S ® Al2S3.
+1-2
Khi lưu huỳnh tác dụng với hidro tạo ra khí hidrosunfua.
H2 + S ® H2S.
+2-2
Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ngay ở nhiệt độ thường
Hg + S ® HgS.
Þ Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của lưu huỳnh giảm từ 0 xuống -2; S thể hiện tính oxi hóa.
Lưu huỳnh tác dụng với phi kim
Lưu huỳnh tác dụng với một số phi kim ở nhiệt độ thích hợp
S + O2 ® SO2.
S + 3F2 ® SF6.
Þ Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của lưu huỳnh tăng từ 0 lên +4 hoặc +6; S thể hiện tính khử.
ỨNG DỤNG CỦA LƯU HUỲNH
90% lượng lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuric.
10% còn lại dùng để lưu hóa cao su, chát dẻo ebonit, được phẩm
SẢN XUẤT LƯU HUỲNH
Khai thác lưu huỳnh
Phương pháp Frasch: sử dụng hệ thống thiết bị siêu nóng (170oC) vào mỏ lưu huỳnh dể lưu huỳnh nóng chảy. 
Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất
Từ H2S trong khí tự nhiên: đốt H2S trong điều kiện thiếu oxi.
2H2S + O2 ® 2S + 2H2O.
Dùng H2S khử SO2:
2H2S + SO2 ® 3S + 2H2O.
Nhận xét của GVHD
TP.HCM, Ngàytháng 2 năm 2014
Quách Bích Dung
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ
+H2O2
+Ag
UV
MnO2
(D)
H2O2 (A) (B) (C) Ag
Biết (D) làm hồ tinh bột hóa xanh
ĐÁP ÁN
2H2O2 O2 + 2H2O
3O2 2O3
2Ag + O3 Ag2O + O2
H2O2 + Ag2O 2Ag + H2O + O2
H2O2 + 2KI I2 + 2KOH
2KI + O3 + H2O I2 + KOH + O2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành bảng sau
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của lưu huỳnh
to
Trạng thái
Màu sắc
Cấu tạo phân tử
< 113oC
119oC
187oC
445oC
1400oC
1700oC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 1
Đun nóng hỗn hợp chứa 0,65g bột kẽm và 0,224g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín, không có không khí. Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng.
Bài 2
Cho 1,1g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh. Tính thành phần phần trăm của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Các phát biểu sau là đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của lưu huỳnh là 3s23p6.
Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Lưu huỳnh thể hiện tính khử khi tác dụng với nhôm.
Tất cả các kim loại đều tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao.
Lượng rất lớn lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuhidric.

File đính kèm:

  • docxLuu_huynh_20150726_102748.docx