Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 4

Bài 6: ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT, PHÂN TỬ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học, hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được đơn chất kim loại (có tính chất dẫn điện và nhiệt) và đơn chất phi kim (không dẫn điện và nhiệt).

 - Biết được trong 1 chất (nói chung cả đơn chất và hợp chất) các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.

3. Thái độ:

- GD ý thức chăm chỉ học tập, có ý thức ứng dụng các kiến thức vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh vẽ mô hình mẫu các chất: Cu, O2, H2, H2O, NaCl.

2. Học sinh: Làm và học bài cũ, đọc trước bài mới.

III. Các bước lên lớp.

1.ổn định lớp.

- ổn định lớp.

- Kiểm tra sĩ số.

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/09/2015 
Tiết thứ 7 	Tuần 4
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC(TT)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS hiểu được "nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvc"
- Biết được mỗi đvc = 1/12 khối lượng của nguyên tử C.
- Biết được mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt.
- Biết được khối lượng của nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, ôxi là nguyên tố phổ biến nhất.
2. Kỹ năng:
 Biết dựa vào bảng 1: một số nguyên tố hoá học để:
 + Tìm kí hiệu nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố.
 + Và ngược lại khi biết nguyên tử khối thì xác định được tên và kí hiệu của nguyên tố.
3. Thái độ:
 GD thái độ chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
 - Bảng kí hiệu các nguyên tố hoá học.
 - Phiếu học tập.
2. HS: dụng cụ học tập.
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp.
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài củ:
 Viết tên và kí hiệu hoá học của 20 nguyên tố hoá học ?
3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Cho HS tìm hiểu thông tin sgk (tr18) để biết được khối lượng của nguyên tử tính bằng gam thì số trị quá nhỏ, không tiện sử dụng mà thực tế không cân đo được.
GV: Giáo viên diễn giải thêm về đvc.
VD: Khối lượng của 1 nguyên tử C = 1,9926.10-23 g. Nêu quy ước lấy 1/2 khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đvc.
HS: Tìm hiểu thông tin sgk.
HS: Lắng nghe và ghi bài.
III. Nguyên tử khối 
 - 1 đơn vị C = 1/2 khối lượng của nguyên tử C
 VD: C = 12đvc, H = 1 đvc.
 O = 16 đvc, Ca = 40 đvc.
Hoạt động 2:
GV: Cho HS đọc thí dụ SGK.
GV: Dẫn dắt để HS suy ra định nghĩa về nguyên tử khối. 
GV: Bổ sung và phân tích từ chỗ gán cho nguyên tử C có m = 12 chỉ là hư số nên thường có thể bỏ bớt các chữ đvc sau các số trị của nguyên tử khối.
HS: Đọc thí dụ SGK.
HS: Nêu định nghĩa về nguyên tử khối.
HS: Lắng nghe và ghi bài. 
Định nghĩa: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị C.
Hoạt động 3:
GV: Chỉ ra mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Từ đây biết được tên nguyên tố khi biết nguyên tử khối và ngược lại. 
GV: Hướng dẫn HS tra bảng 1 số nguyên tố hoá học.
GV: Nhận xét. Cho HS hoạt động nhóm làm phiếu học tâp.
GV: Bổ sung và treo đáp án.
HS: Lắng nghe.
HS: Tự tra bảng tìm các nguyên tố N, Cu, Fe, Hg tìm tên và nguyên tử khối .
HS: Hoạt động nhóm và cử đại diện lên dán kết quả. Các nhóm nhận xét chéo nhau.
HS: Tự sửa sai.
BT1:
 Cho nguyên tử khối: 19, 27, 52, 80. Em hãy viết tên và kí hiệu?
4. Củng cố:
	 - Gọi 2 em đọc ghi nhớ SGK (tr19). 
	 - GV hệ thống lại bài.
BT2: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng gấp 14 lần nguyên tử hiđro. Em hãy tra bảng 1 trang 42 cho biết:
- R là nguyên tố nào? 
- Số p và e là bao nhiêu?
- GV cho học sinh làm BT7 SGK.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
	 - Học thuộc ghi nhớ SGK.
	 - Làm bài tập 5 + 6 + 7 + 8 trang 20. 
	 - Đọc trước bài 6. 
IV-Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn: 06/09/2015 
Tiết thứ 8 	Tuần 4 
Bài 6: ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT, PHÂN TỬ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được đơn chất là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học, hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được đơn chất kim loại (có tính chất dẫn điện và nhiệt) và đơn chất phi kim (không dẫn điện và nhiệt).
 - Biết được trong 1 chất (nói chung cả đơn chất và hợp chất) các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau. 
3. Thái độ:
- GD ý thức chăm chỉ học tập, có ý thức ứng dụng các kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh vẽ mô hình mẫu các chất: Cu, O2, H2, H2O, NaCl.
2. Học sinh: Làm và học bài cũ, đọc trước bài mới. 
III. Các bước lên lớp.
1.ổn định lớp.
- ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ:
 Đọc ghi nhớ trang 19 và làm bài 7 trang 20.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:
GV: Chất được cấu tạo từ đâu? Ta có thể nói chất được tạo nên từ nguyên tố hoá học không? Dựa vào đâu người ta phân loại các chất ?
GV: Nhận xét. Cho HS quan sát tranh vẽ sơ đồ 1 số chất. Yêu cầu HS nêu nhận xét? 
Đơn chất đó có cấu tạo giống nhau không?
GV: Bổ sung và chốt lại kiến thức trọng tâm.
HS: Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi. Cử đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác bổ sung.
HS: Quan sát tranh vẽ mô hình các chất: Cu, O2, H2. Nêu nhận xét đặc điểm cấu tạo của đơn chất kim loại và của đơn chất phi kim.
I. Đơn chất 
 1. Đơn chất là gì ?
 VD: khí hiđrô, lưu huỳnh, nhôm.
Định nghĩa: Đơn chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học. 
 Có 2 loại đơn chất :
 - Đơn chất kim loại: Có ánh kim, dẫn điện, và nhiệt 
 - Đơn chất phi kim: Không có tính chất như kim loại (trừ than chì).
 2. Đặc điểm cấu tạo.
 - Đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định.
 - Đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2.
Hoạt động 2:
GV: Nêu ví dụ cho HS nhận xét cấu tạo các nguyên tố trong hợp chất.
GV: Hợp chất được tạo nên từ mấy nguyên tố?
GV: Hợp chất được chia làm mấy loại là những loại nào?
GV: Bổ sung và kết luận. Cho HS quan sát mô hình mẫu các chất: Nước, muối ăn. Gọi HS nhận xét đặc điểm cấu tạo?
GV: Nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất liên kết với nhau như thế nào?
GV: Bổ sung rút ra kết luận.
HS: Nhận xét các ví dụ GV đưa ra.
HS: Tìm hiểu thông tin SGK trả lời.
HS: Quan sát và nhận xét. 
HS: Trả lời. HS khác nhận xét.
II. Hợp chất :
 1. Hợp chất là gì ?
 VD: H2O 2 nguyên tố H, O.
 H2SO4: 3 nguyên tố H, S, O.
 Định nghĩa: Những chất tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên là hợp chất. 
 Có 2 loại hợp chất :
 - Hợp chất vô cơ: Muối ăn, nước. 
 - Hợp chất hữu cơ: Mê tan, đường.
 2. Đặc điểm cấu tạo:
 Nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định.
4. Củng cố: 
	 - Cho HS hoạt động nhóm làm bài 3 (trang 26). Gọi đại diện nhóm lên dán đáp án. GV thống nhất đáp án .
	 - GV hệ thống lại bài.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà..
 	 - Về học thuộc đơn chất và hợp chất.
	 - Làm bài tập 1 + 2 (trang 25).
	 - Về đọc trước phần III – IV.
IV-Rút kinh nghiệm.
Duyệt tuần 4
Ngày 07/09/2015

File đính kèm:

  • docTuần 4.doc
Giáo án liên quan