Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 11

Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Học sinh biết:

 - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.

 - Các bước lập phương trình hoá học.

 - Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số

phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.

 2. Kĩ năng:

 - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.

 - Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.

 3. Thái độ:

 - Học sinh có hứng thú với môn học và yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên : Tranh vẽ hình 2.5 SGK/ 48

 2. Học sinh:

 - Đọc SGK / 55,56

 - Xem lại cách viết phương trình chữ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2015 
Tiết thứ 21 	Tuần 11
 Bài 15: DỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 HS hiểu được: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.
2.Kĩ năng:
 - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học.
 - Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
 - Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
3. Thái độ:
 Phát huy được tính tũ mũ,úc sỏng tạo của học sinh từ đó học sinh có hứng thú với môn học hơn.
II.Chuẩn bị:
 -Dụng cụ: Cân , 2cốc thủy tinh.
 -Hóa chất: dd BaCl2 , Na2SO4
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài củ,
 - Tìm PTK CaCO3; NaCl ?.
.3. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1: Làm thí nghiệm
 - GV biểu diễn thí nghiêm SGK/ 53
 - Trước và sau phản ứng kim cân ở vị trí nào?
 - Viết phương trình phản ứng bằng chử của thí nghiệm trên.
 -Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của sản phẩm và chất tham gia.
 - HS quan sát và nhận xét
 - 1 HS trả lời câu hỏi.
 - 1HS lên bảng viết sơ đồ phản ứng bằng chữ.
 - Các HS khác nhận xét, bổ sung
1.Thí nghiệm; 
 - Đặt 2 cốc như hình vẽ 2.7 trang 53. Sau đó quan sát hiện tượng trên cân trước và sau phản ứng xảy ra.
 - Phương trình phản ứng:
Bariclorua+NatrisufatBarisunfat
+Natriclorua
Hoạt động 2: Định luật bảo toàn khối lượng .
 - GV yêu cầu HS phát biểu định luật bảo toàn khối lượng ?
 - Định luật bảo toàn khối lượng do những nhà bác học nào tìm ra?
 - Vì sao tổng khối lượng của các chất được bảo toàn?
 ( Vì trong phản ứng hóa học số nguyên tử của các nguyên tố không thay đổi).
 - HS trả lời câu hỏi.
 - Các HS khác nhận xét,bổ sung và rút ra kết luận.
.
2. Định luật: 
 Trong 1 phản ứng hóa học tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia.
 - phương trình chữ:
A + B g C + D
-Biểu thức:
m A + mB = mC + mD 
 Hoạt động 3: Vận dụng
-Dựa vào nội dung của định luật, ta sẽ tính được khối lượng của 1 chất còn lại nếu biết khối lượng của những chất kia.
Hướng dẫn:
+Viết phương trình chữ 
+Viết biểu thức ĐL BTKL đối với phản ứng trên
+Thay các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bài tập 2:
a. Phương trình chữ:
	t0	
Đá vôi g canxioxit + khí cacbonic
b.Theo ĐL BTKL ta có:
m Đá vôi = m canxioxit + m khí cacbonic
g m Đá vôi = 112 + 88 = 200 kg
-Thảo luận theo nhóm để giải bài tập 
Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí, thu được 7,1 g Điphotphopentaoxit (P2O5).
a.Viết phương trình chữ của phản ứng.
b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng.
a.Phương trình chữ:
	t0	
photpho+oxigđiphotphopentaoxit
b.Theo ĐL BTKL ta có:
m photpho + m oxi = m điphotphopentaoxit
g3,1 + m oxi = 7,1
g m oxi = 7,1 - 3,1 = 4 g 
Bài tập 2: Nung đá vôi ( CaCO3) người ta thu được 112 kg Canxioxit ( CaO) và 88 kg khí Cacbonic.
a. Hãy viết phương trình chữ.
b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng.
-Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên sửa bài tập , các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố
 - GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
 - Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Viết biểu thức.
 - Giải thích định luật.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Về nhà học bài.
 - Làm bài tập 2,3 SGK/ 54
 - Đọc bài 16 SGK/ 55,56
IV.Rút Kinh Nghiệm.
Ngày soạn: 25/10/2015 
Tiết thứ 22 	Tuần 11
Bài 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 Học sinh biết:
 - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học.
 - Các bước lập phương trình hoá học.
 - Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số
phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
 2. Kĩ năng:
 - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm.
 - Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể.
 3. Thái độ:
 - Học sinh có hứng thú với môn học và yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên : Tranh vẽ hình 2.5 SGK/ 48
 2. Học sinh: 
 - Đọc SGK / 55,56
 - Xem lại cách viết phương trình chữ.
 III. Các bước lên lớp:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Phát biểu ĐL BTKL?
 - Nung hoàn toàn 100Kg Cacbonat canxi ( CaCO3 ). Thì tạo thành bao nhiêu Kg Canxioxit ( CaO) và bao nhiêu Kg khí Cacbonic ( CO2 )
3. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập phương trình hóa học
 -Dựa vào phương trình chữ của bài tập 3 SGK/ 54 yêu cầu HS viết CTHH của các chất có trong phương trình phản ứng 
(Biết rằng magieoxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố: Magie và Oxi )
 -Theo ĐL BTKL thì số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi. gEm hãy cho biết số nguyên tử oxi ở 2 vế phương trình là bao nhiêu ?
gVậy ta phải đặt hệ số 2 trước MgO để số nguyên tử Oxi ở 2 vế bằng nhau.
-Hãy cho biết số nguyên tử Mg ở 2 vế phương trình lúc này thay đổi như thế nào ?
gTheo em ta phải làm gì để số nguyên tử Mg ở 2 vế phương trình bằng nhau ?
-Hướng dẫn HS viết phương trình hóa học, phân biệt hệ số và chỉ số.
-Yêu cầu HS quan sát hình 2.5 SGK/ 48, lập phương trình hóa học giữa Hiđro và Oxi theo các bước sau:
+Viết phương trình chữ.
+Viết công thức của các chất có trong phản ứng.
+Cân bằng phương trình.
-Theo em phương trình hóa học là gì ?
-Phương trình chữ:
Magie + Oxi g Magieoxit
-CTHH của Magieoxit là: MgO
-Sơ đồ của phản ứng:
Mg + O2 4 MgO
-Số nguyên tử oxi:
+ Ở vế phải : 1 oxi
+ Ở vế trái : 2 oxi
-Số nguyên tử Mg:
+ Ở vế phải : 2 Magiê
+ Ở vế trái : 1 Magiê
-Phải đặt hệ số 2 trước Mg
-Phương trình hóa học của phản ứng:
 2Mg + O2 g 2MgO
-Quan sát và viết phương trình theo các bước:
 Hiđro + Oxi g Nước
 H2 + O2 4 H2O
2H2 + O2 g 2H2O
Kết luận:
Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. 
I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 
1. PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC: 
Dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước lập phương trình hóa học
Hướng dẫn HS chia đôi vở làm 2 cột:
Các bước lập phương trình hóa họcBài tập cụ thể
-Qua các ví dụ trên các nhóm hãy thảo luận và cho 
Các bước lập phương trình hóa họcBài tập cụ thể
b1: Viết sơ đồ phản ứng.
-biết: Để lập được phương trình hóa học chúng ta phải tiến hành mấy bước ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài tập 1: Photpho bị đốt cháy trong không khí thu được hợp chất P2O5 (Điphotphopentaoxit)
Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng trên ?
Hướng dẫn:
? Hãy đọc CTHH của các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng trên
?Yêu cầu các nhóm lập phương trình hóa học.
*Chú ý HS: Dựa vào nguyên tử có số lẻ và nhiều làm điểm xuất phát để cân bằng.
-Yêu cầu HS làm bài luyện tập 2:
Cho sơ đồ các phản ứng sau:
a. Fe + Cl2 4 FeCl3 
b. SO2 + O2 4 SO3 
c. Na2SO4+ BaCl24 NaCl+ BaSO4
d. Al2O3+H2SO44 Al2(SO4)3+H2O
Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng trên ?
-Hướng dẫn HS cân bằng với nhóm nguyên tử : =SO4
b2:Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
b3: Viết phương trình hóa học.	
-Chất tham gia: P và O2 
-Sản phẩm: P2O5 
b1: Sơ đồ của phản ứng:
P + O2 4 P2O5
b2: Cân bằng số nguyên tử:
+Thêm hệ số 2 trước P2O5 
P + O2 4 2P2O5 
+Thêm hệ số 5 trước O2 và hễ số 4 trước P.
4P + 5O2 4 2P2O5 
b3: Viết phương trình hóa học:
4P + 5O2 4 2P2O5 
-Hoạt động nhóm:
Bài tập 2:
a. 2Fe + 3Cl2 g 2FeCl3 
b. 2SO2 + O2 g 2SO3 
c.Na2SO4 + BaCl2g 2NaCl+ BaSO4
d. Al2O3+3H2SO4gAl2(SO4)3 + 3H2O
2. CÁC BƯỚC LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC:
b1: Viết sơ đồ phản ứng
b2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố.
b3: Viết phương trình hóa học.
4. Cũng cố.
 - Hãy nêu các bước lập phương trình hóa học
 - Cân bằng phương trình hóa học sau:
 FeCl3 + NaOH 4 Fe(OH)3 + NaCl
 5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Về nhà học bài.
 - Làm bài tập 2,3,4,5,6,7 SGK/ 57,58 (Chỉ làm phần lập phương trình hóa học của phản ứng)
 IV. Rút Kinh Nghiệm:
Duyệt tuần 11
Ngày 26/10/2015

File đính kèm:

  • docTuần 11.doc
Giáo án liên quan