Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 10

BÀI THỰC HÀNH 3

DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

 I.Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

-Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:

- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.

- Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.

 2. Kĩ năng:

 - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.

¬- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

- Viết tường trình hoá học.

 3. Thái độ:

 Giáo dục HS tính cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm, từ đó HS yêu thích môn học và có thái độ học tập nghiêm túc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoá học 8 - Tuần học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2015 
Tiết thứ 19 	Tuần 10
 Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tt) 
MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
 HS biết được:
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác.
- Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra
Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng
hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm.
Thái độ:
 HS có thái độ nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên : 
Hóa chất
Dụng cụ
-Pđỏ hoặc than, Zn, đinh sắt.
-Ống nghiệm 
-DD BaCl2 , CuSO4 
-Đèn cồn, diêm
-DD Na2SO4 hoặc H2SO4
-Muôi sắt
-DD HCl , NaOH
-Kẹp gỗ
Học sinh: 
 -Học bài.
 -Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 50
 -Đọc tiếp III và IV bài 13 SGK / 49,50
 III. Các bước lên lớp.
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài củ.
 - Thế nào là phản ứng hóa học 
 - Làm bài tập 4 SGK/ 51
 - Trình bày bản chất của phản ứng hóa học
 3. Nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra.
Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm: Cho viên Zn và dung dịch HCl.
gYêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra.
 Qua thí nghiệm trên, các em thấy:   - Muốn phản ứng hóa học xảy ra nhất thiết phải có cac điều kiện gì ?
 -GV giảng giải: bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn và yêu cầu HS lấy ví dụ và hỏi:
 - Các chất sẽ không bốc cháy.
 - GV hướng dẫn HS đốt than trong không khí gYêu cầu HS nhận xét ?
 -Thuyết trình lại quá trình làm rượu. gMuốn chuyển hóa từ tinh bột sang rượu phải cần có điều kiện gì ?
 -“Men” đóng vai trò là chất xúc tác. Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn, nhưng không biến đổi khi phản ứng kết thúc.
 -Theo em khi nào phản ứng hóa học xảy ra 
 -Hoạt động theo nhóm, làm thí nghiệm: cho viên Zn và dung dịch HCl.
gXuất hiện bọt khí ; Viên Zn nhỏ dần.
 -Ví dụ: đường cát dễ tan hơn so với đường phèn. Vì đường cát có diện tích tiếp xúc nhiều hơn đường phèn.
 -Nếu để 1 ít P đỏ hoặc than trong không khí, các chất có tự bốc cháy không.
 -Làm thí nghiệm gKết luận: 1 số phản ứng hóa học muốn xảy ra phải được đun nóng đến t0 thích hợp.
III.KHI NÀO PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA ? 
 -Các chất tham gia phải tiếp xúc với nhau.
 -Một số phản ứng cần có nhiệt độ và chất xúc tác.
-Muốn chuyển hóa từ tinh bột sang rượu phải cần có men.
gCó những phản ứng muốn xảy ra cần có mặt của chất xúc tác.
Hoạt động 2:Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
 - Yêu cầu HS quan sát cac chất: dd BaCl2,dd CuSO4,dd Na2SO4, dd NaOH. 
 - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
b1:Có chất không tan màu trắng tạo thành.
b2:Có chất không tan màu xanh lam tạo thành.
 -Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành, có tính chất khác chất phản ứng để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra hay không.
 -Dựa vào: màu sắc, trạng thái, tính tan, 
 -Cuối cng GV nhận xt, kết luận
 - Quan sát nhận biết các chất trước phản ứng.
 - Làm thí nghiệm:
b1: Cho 1 giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4.
b2: Nhỏ vài giọt dd CuSO4 vào dd NaOH.
 - Yêu cầu HS quan sát rút ra kết luận.
 - Qua các thí nghiệm vừa làm và thí nghiệm dd HCl, các em hãy cho biết: làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra 
 - Dựa vào dấu hiệu nào để biết được có chất mới xuất hiện.
Ngoài ra, sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu để xảy ra phản ứng hóa học. yêu cầu HS cho ví dụ.
 -Ví dụ: nến cháy, đốt gỗ, 
IV. LÀM THẾ NÀO NHẬN BIẾT CÓ PHẢN ỨNG HÓA HỌC XẢY RA?
 Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
 4.Củng cố:
 - Khi nào phản ứng hóa học xảy ra.
 - Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra.
 -Yêu cầu HS làm bài tập 5,6 SGK/ 51.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 -GV yêu cầu HS chuẩn bị tiết thực hành: mỗi tổ chuẩn bị: 1 chậu nước, que đóm, nước vôi trong.
 -Làm bài tập 13.2 và 13.6 sách bài tập /16,17
IV.Rút Kinh Nghiệm:
Ngày soạn: 18/10/2015 
Tiết thứ 20 	Tuần 10
BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
 I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
-Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: 
- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
- Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.
 2. Kĩ năng:
 - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình hoá học.
 3. Thái độ:
 Giáo dục HS tính cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm, từ đó HS yêu thích môn học và có thái độ học tập nghiêm túc.
 II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên : 
Hóa chất
Dụng cụ
-Dung dịch Ca(OH)2 
-Ống nghiệm và giá ống nghiệm.
-Dung dịch Na2CO3 
-Đèn cồn,diêm, kẹp ống nghiệm.
-Thuốc tím ( KMnO4 )
-Ống hút, nút cao su có ống dẫn.
-Que đóm, bình nước.
Học sinh: 
 -Mỗi tổ chuẩn bị: 1 chậu nước, que đóm, nước vôi trong.
 -Đọc SGK/ 52 
 -Kẻ bản tường trình vào vở:
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất
Hiện tượng
Phương trình chữ
01
02
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài củ:
 - Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học 
 - Trình bày dấu hiệu để biết có phản ứng hóa học xảy ra
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thực hành
 GV nêu mục tiêu của bài thực hành.
 - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 và trả lời câu hỏi:
 - Tại sao tàn đóm đỏ có khả năng 
bùng cháy
 - Tại sao thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, ta lại tiếp tục đun
(Gợi ý: Tiếp tục đun để thử phản ứng đã xảy ra hoàn toàn chưa)
 - Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì ? Vì sao ta lại ngừng đun
 - HS làm thí nghiệm 1 theo nhóm.
 -Thảo luận để trả lời các câu hỏi.
 -Ghi lại kết quả quan sát được vào giấy nháp.
 -Kết quả:Ống nghiệm 1Ống nghiệm 2
Hiện tượngChất rắn tan, dd màu tím. Chất không tan hết.
Hiện tượng vật lí X X
Hiện tượng hóa học X
-Phương trình chữ:
Kali pemanganat	Kali manganat + manganđioxit +oxi
a.Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat)
 Lấy một lượng
 ( Khoảng 0,5 g) thuốc tím đem chia thành 3 phần.
 - Bỏ một phần vào nước đựng trong ống nghiệm(1), lắc cho tan ( cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).
 - Bỏ 2 phần vào ống nghiệm 2 rồi nun nóng. đưa que đóm còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì 
Kết luận: Thuốc tím khi bị đun nóng sinh ra các chất rắn:Kalimanganat, Manganđioxit và Khí oxi.
 -Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ?
 - Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra ? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học ? 
 - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi:
 - Trong hơi thở của chúng ta có khí gì 
 - Theo em ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra ? Vì sao 
 - Nước vôi trong bị vẩn đục do có chất rắn không tan được tạo thành là 
canxicacbonat. g Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ?
 -Khi đổ dd natricacbonat vào ống nghiệm 2 đựng canxihiđroxit tạo thành canxicacbonat và natrihiđroxit.
g Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ? 
†Vậy qua các thí nghiệm trên các em đã được củng cố về những kiến thức nào
-Làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng và ghi vào giấy nháp.
a. Ống nghiệm 1: 
 Không có hiện tượng.
b. Ống nghiệm 2: 
 Nước  vôi trong bị vẩn đục
Canxihiđroxit + khí cacbonic g 
 canxicacbonat + nước
b.Ống nghiệm 1
Ống nghiệm 2
Không có hiện tượng	Nước vôi trong bị vẩn đục
Canxihiđroxit + natricacbonat g 
Canxicacbonat + natrihiđroxit
- HS làm bản tường trình theo mẫu đã chuẩn bị sẵn.
- HS dọn dụng cụ và làm vệ sinh khu vực thí nghiệm.
tiếp tục đun. Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan hết. Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.
*Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxihiđroxit (nước vôi trong )
 - Dùng hơi thở thổi vào trong ống nghiệm có đựng sẳn canxihđroxit. Quan sát nhận xét
 - Đổ dung dịch natrihiđroxit vào trong ống nghiệm đựng nước và trong ống nghiệm đựng nước vôi trong. Quan sát nhận xét.
4. Nhận xét:
 - GV nhận xét ý thức học tập của HS trong tiết thực hành.
 - Hướng dẫn HS dọn dẹp vệ sinh và thu dọn dụng cụ thí nghiệm.
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
 - Đọc bài 15 SGK / 53,54
 - Tìm hiểu trước bài “Định luật bảo toàn khối lượng”
IV. Rút Kinh Nghiệm:
 Duyệt tuần 10
Ngày 19/10/2015

File đính kèm:

  • docTuần 10.doc